Hồi 25 - Kế Sách Dương Đông Kích Tây
ọn Vương Thái không ngờ được rằng khi chúng rục rịch điều động binh mã thực hiện âm mưu độc hại thì phía bên kia, Nỗ Nhĩ Cáp Tề sớm đã rõ tin mật. Nỗ nghĩ thầm, vợ chồng bà chị chàng ở thành Cổ Liệt sẽ bị nguy khốn nếu không có quân cứu viện. Hơn nữa, bà Lễ Đôn là bác ruột của chàng lại rất tốt đối với chàng. Rồi chuyện này còn quan ngại đến tiền đồ của họ Áì Thân Giác La không ít. Bởi vậy chàng đành phải ngày đêm chạy về nhà cấp báo.
Được tin này, ông Lễ Đôn là người đầu tiên không giữ được bình tĩnh. Một mặt ông bảo vợ đi bẩm báo với bà nội; một mặt ông dẫn cháu chạy lên đại sảnh đúng giữa lúc các bối lặc đang họp bàn. Tháp Khắc Thế quay đầu lại nhìn thấy Nỗ Nhĩ Cáp Tề, bất giác lửa giận bốc lên, liền nhảy bổ tới, định cho một đao mà giết phứt cho rảnh. Ông Lễ Đôn ngăn lại, đem cái tin động trời kia kể hết cho mọi người nghe. Cử toạ nghe xong, kinh hoàng đến mức không ai thốt ra được lời nào.
Giữa lúc đó, bỗng có tiếng phụ nữ khóc từ sau bức bình phong dội ra. Người đi đầu chẳng phái ai xa lạ mà chính là phi của đô đốc Giác Xương An. Miệng bà kêu lớn nhưng giọng như líu lại.
- Con cháu gái của bà, bà cưng quý biết bao. Thế mà bọn bay không chịu đi cứu nó ư? Thôi được, để bà liều cái mạng già này đi vậy!
Phía sau còn có các bà phúc tấn Nạp Thích; vợ đô đốc Tháp Khắc Thế, cùng bà thứ phi, cả bà phúc tấn Lễ Đôn nữa, các bà đều lệ tràn đầy má, mắt đỏ hoe.
Chưa hết, nối đuôi sau nữa còn có các bà phúc tấn Đức Thái Khô, phúc tấn Lưu Xiển, phúc tấn Sách Tràng A, phúc tấn Sắc Lãng A, phúc tấn Bảo Quý, phúc tấn Ngạch Nhĩ Cổn, phúc tấn Gió Kham, phúc tấn Tháp Sát Thiện Cổ, đi cùng với một đám đông thị nữ. Các bà các cô đứng chật cả phòng, ai cũng nghĩ tới cô cháu gái, than vãn thở dài, hoặc khóc lên thành tiếng, nghe mà thảm sầu.
Chính lúc cử toạ khoanh tay nan giải, bỗng có một khoái mã bay về cáo cấp ngoài cổng phủ.
- Long Hổ tướng quân là Vương Thái, chỉ huy sứ Tô Khắc Tô Hử Hà bộ và Đồ Luân thành chủ là Ni Kham Ngoại Lan, vì muốn báo thù người Kiến Châu giết người Đồ Luân thuở nọ nên cấu kết với nhà Minh là Ninh Viễn Ba Lý Thành Lương tập hợp binh mã hơn một vạn, tiến đánh hai thành Cổ Liệt và Sa Tế. Lý Thành Lương cấp cho Ni Kham Ngoại Lan một cây lệnh kỳ được quyền điều động hai lộ quân Liêu Dương, Quảng Ninh bao vây bốn mặt Sa Tế… Viên phó tướng của Lương đã phá thành và giết mất Chương Kinh A Hợi là thành chủ thành La Tế. Hiện nay quân của Lương hợp với hai cánh quân kia đang đánh phá thành Cổ Liệt. Thành yếu khó giữ e mất trong sớm chiều. Do đó quan Chương Kinh A Thái mới cho tiểu tướng cấp tốc tới đây cầu cứu.
Nói xong, người đó thọc tay vào bọc lấy ra một phong thư cầu cứu của cô cháu gái rõi dâng lên. Đọc xong bức thư, mọi người hoảng hốt lo sợ, gãi tai sờ má mãi mà chẳng tìm được kế sách nào. Ông đô đốc già Giác Xương An lúc đó cũng cuống lên, hối hạ vừa nói vừa giục, y như làm giặc đã chờ ngay phía trước:
- Đóng yên ngựa mau! Đợi ta điểm đủ quân mã, thân ra trận tiền với chúng. Chúng cho ta tuổi già chẳng làm được việc gì ư? Thì ra chúng xem thường ta quá. Ta sẽ đem quân đi! Nếu không chém được đầu chúng, ta sẽ không trở về thành.
Nói xong, chẳng nghe lời ai khuyên giải, ông bước đại ra ngoài phòng. Đô đốc Tháp Khắc Thế thấy cha mình quyết chí như vậy, biết không còn cách gì khuyên can được, đành phải theo chân cha lên đường. Thế nhờ người anh cả là Lễ Đôn trông coi mọi việc rồi chỉ kịp nói lại với vợ con được có mấy tiếng "ta đi đây", tức thì phóng bộ ra cổng, đuối theo cha. Hai cha con ra ngoài thành, giục ngựa tới quân trường, điểm đủ binh mã, rồi rầm rầm rộ rộ kéo tới Cổ Liệt thành. Hôm đó, chung quanh thành Cổ Liệt, người ngựa tụ tập đông như kiến. Phía chính bắc có quân của Phó tướng thành Liêu Dương. Phía chính nam thì quân của Long Hổ tướng quân Vương Thái. Còn phía chính đông có quân của Ni Kham Ngoại Lan. Bốn cánh vây thành, chặt đến nỗi con kiến cũng khó chui lọt. Đô đốc An luôn thúc giục quân mã tiến tới. Khi gặp quân địch, ông hạ lệnh tấn công luôn. Hai bên ác đấu. Nhưng một bên thì đông, một bên thì ít, một bên lại lấy khoẻ để đợi mệt, còn một bên thì mệt lại phải đánh liền cho nên chỉ trong một tiếng đồng hồ, kết quả đã rõ rệt; quân An đại bại, phải rút lui xa ba mươi dặm mới có cơ đóng được doanh trại.
Xương An ngồi trong trướng, âu sầu chẳng vui. Bỗng Tháp Khắc Thế kéo màn bước vào. Thế vừa ngồi xuống ghế vừa nói:
- Cuộc chiến sáng hôm nay ta thua, chỉ tại phụ thân quá liều lĩnh mà ra.
Ông An vội hỏi:
- Thế nào là quá liều lĩnh?
Thế nói tiếp:
- Quân ta có bốn ngàn người ngựa từ xa tới, chưa được lấy một phút để nghỉ ngơi, thế mà phải đánh ngay với giặc. Đó là lấy kẻ mệt đánh người khoẻ, không thua sao được! Quân của giặc bốn lộ đông có hơn vạn, lại là thứ quân đắc thắng, được nghỉ lâu ngày, người khoẻ ngựa mạnh. Đó lại còn là ít đánh đông, đương nhiên là bại rồi. Để có thể thắng giặc, hiện nay đã có kế sách!
Ông An vội hỏi kế sách gì, Thế đáp:
- Ni Kham Ngoại Lan vốn là người của phe ta. Chỉ vì ngày trước, người Kiến Châu ta giết quá nhiều người Đồ Luân cho nên Lan mới có ý muốn báo thù đó thôi. Nghĩ cho cùng thì Lan cũng không phải là không ham một vài toà thành để mở rộng bờ cõi. Bởi vậy ta hãy cho người tới doanh Lan, đưa phong thư mời Lan tới, giảng cho hắn nghe mối giao tình giữa hai nước, xong rồi dâng thành Cổ Liệt cho hắn, tha tính mạng cho vợ chồng Chương Kinh A Thái, đợi khi Lan tiến vào thành liền nổi phục binh bắt giết đi. Quân của Minh triều không còn người dẫn đường ắt chẳng dám tiến. Nhân lúc đó, ta ước hẹn với A Thái trong ứng ngoài hợp, đánh lui quân của Vương Thái, rồi xin Minh triều gia phong cho ta, như thế có phải tuyệt diệu không?
Ông An nghe con nói, gật gật đầu, luôn miệng nói:
- Tuyệt diệu! Tuyệt diệu!
Cuộc bàn luận đáng lý còn dài, bỗng bên ngoài có tin: Đồ Luân thành chủ Ni Kham Ngoại Lan đến cầu kiến, hiện còn đứng ngoài doanh môn.
Thanh Cung Mười Ba Triều Thanh Cung Mười Ba Triều - Hứa Tiếu Thiên Thanh Cung Mười Ba Triều