Chương 24 - Cơ Quan Thanh Giám
au khi báo bắt mấy chỗ ở Bắc Ninh, tên Kinh sợ anh em biết chuyện và nghi mình, nên về nhà nằm một dạo. Nhưng mà anh Học cỏn ở ngoài thì ty mật thám chính trị ở đây còn lo ngại. Mà muốn dò anh Học, họ thật chưa tìm được tay nào có thực đủ tư cách làm kẻ nội công. Vì vậy, họ lại cho bắt Kinh, rồi sai đi dò Học. Khi ấy các yếu nhân trong đảng chia ở làm hai nơi, bọn anh Học thì ở về miền Phú Thọ. Bọn các anh Nguyễn Văn Viên, Đoàn Trần Nghiệp, thì theo anh Sơng Khê (Xứ Nhu) ở miền Bắc Ninh, trong làng Cổ Pháp. Việc dự bị khởi nghĩa đương tiến hành gấp. Anh Học đã thảo xong tờ hịch động binh, và anh em các nơi đâu đấy đều chú toàn lực đúc bom, rèn giáo, mác. Kinh ở trong ngục ra, hỏi thăm các đồng chí, mới rõ anh Học mới ở Phú Thọ về nhà anh Khoá Nguyên ở Lạc Đạo. Kinh tìm tới nơi, cũng nói rõ chuyện mình vừa bị bắt. Khi ấy đương hồi lôi thôi, việc bắt vào, thả ra rất thường. Chính anh Phó Đức Chính cũng bị bắt hai lần rồi lại được tha ra. Cho nên đối với Kinh, anh Học chẳng những không nghi, mà còn khen là người sốt sắng! Hôm ấy là 20 tháng Sáu. Từ đó Kinh lại cùng đi làm việc với anh em…
Làm việc với anh em thì ít, nhưng làm việc cho mật thám thì nhiều!
Chẳng những Kinh dám nhặt những tin lặt vặt để bán lấy tiền tiêu. Ngày 2 tháng Tám, Kinh đã dám cả gan báo bắt một cơ quan trọng yếu của anh em, đặt ở số 9 đường Thanh Giám, Hà Nội. Đó là một cơ quan liên lạc và thông tin. Ngoài ra, còn là một nơi để dò biết những tin tức về chính trị, về binh bị của quân địch. Các yếu nhân trong Đảng khi về Hà Nội, thường lấy đó làm nơi bàn việc và trú chân. Việc phá vỡ cơ quan ấy đã tai hại vô ngần. Chúng bắt được anh Viên. anh Viển, anh Giáo Lai và anh Phó Đức Chính. Ngoài ít giấy tờ lặt vặt ra, chúng lấy mất năm trăm đồng ở trong túi anh Lai, và trăm rưởi đồng trong bao tượng của chị Nguyễn Thị Thuyết. Chị này không biết cơ quan đã bại lộ, nên buổi chiều hôm ấy còn lò rò tìm đến. Đương ngơ ngác trông vào căn nhà vô chủ thì bị tên thám tử đứng gác ra bắt giải đi. May mà anh Học, anh Song Khê, cô Giang cùng một nữ đồng chí nữa hôm trước vừa mới đi Na Sầm xong. Chậm một ngày có thể mắc lưới cả! Mà chỉ vì một bàn tay phản trắc! Cũng do bàn tay ấy mà chiều ngày 16 tháng 9, có việc khám nhà anh Nguyễn Tấn Lộc ở Cổ Pháp. Nhưng anh Lộc đã cùng anh Học xuôi buổi sớm. Ngày 18, hai anh dã ở Phát Diệm rồi!
Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống Nguyễn Thái Học (1902-1930)