Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tâm Trạng Hồng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tiếng Sáo Tiêu Đờn Của Ngô-Kiều Tân
B
ình có nhà cửa hẳn hòi, nhưng cả ngày phải đi rểu ngoài phố, hoặc ẩn náu trong các nếp nhà lá ở xóm lao động, hoặc nằm ngủ trong các rạp chiếu bóng.
Ấy, chàng phải trốn hai thứ người, thứ nào cũng đáng sợ cả.
Hạng thứ nhứt là chủ nợ, cố nhiên.
Hạng thứ nhì là thư ký tòa soạn các báo.
Chẳng chàng viết văn, muốn đủ tiền ăn cơm phải vay mượn lung tung để rồi không bao giờ trả được.
Thị trường đông đúc thế mà nhà văn không có tiền uống cà-phê thì nghĩ cũng mỉa mai cho cái hạ giới không thay đổi từ ngày ông Ấm Hiếu thiếu rượu bìm bịp.
Chàng sáng tác kinh hồn nhưng bèo cứ không có giá thì biết làm thế nào bây giờ?
Sáng tác bao nhiêu cũng không đủ bán mà bạn hữu thì đông, viết cho anh nầy mà làm ngơ anh kia nào có yên thân được với họ nên mãi rồi chàng phải đi trốn không thôi không biết ăn nói làm sao khi họ đến chơi.
Ừ, họ chỉ đến chơi thôi nhưng mắt họ hỏi: "Ê, sao cả tháng rồi không có tờ nào vậy bồ?"
Lúc đầu chàng trốn sau nhà bếp, nhưng một hôm, một thằng bạn thân nó đánh hơi được hành vi bất lương của chàng, xin phép ra sau đi buồng vệ sinh và nắm được đầu chàng ở đó.
Từ đấy, nó đồn đãi ra, và thằng nào tới nhà chàng cũng đòi nhờ buồng vệ sinh cả. Bị bắt tại trận mấy lần, chàng phải sử dụng kế thứ ba mươi sáu của binh thơ Tôn-Tử.
Chàng tiếp tục sáng tác nơi nhà của một người bà con, ở trong xóm. Tuy nhiên lắm hôm vẫn phải liều mạng ở nhà vì có những bài toán gia chánh nho nhỏ cần phải giải quyết, chẳng hạn ký tên nhận lãnh một bức thư bảo đảm mà chàng trông đợi, hoặc một thằng bé nóng sốt, vợ chàng đòi chàng phải có mặt
"kẻo tủi thân con lắm."
Vậy, hôm ấy chàng nằm nhà, thấp thỏm lo sợ từ sáng đến chiều, mỗi lần nghe ai gõ cửa là trống ngực chàng đánh rầm rầm, và khách vào mà nghe ra không thuộc hai hạng nói trên, chàng mới hú ba hồn bảy vía cho chúng nó trở về trong bụng của chàng.
Chủ nợ xem ra thì ít đáng sợ hơn thư ký tòa soạn. Nợ không có giấy, các chủ nợ sợ chàng bí quá đâm liều nói ngược thì mất tiền toi nên không hề dám có lời lẽ nào mích lòng chàng.
Bọn thư ký tòa soạn thì tay nào cũng làm
cho chàng toát mồ hôi lạnh cả. Những người quen thường không nói gì chớ lũ bạn thân thì khiếp quá. Chúng nó nói bóng nói gió về cái hại của sự lười biếng, dịch ra một câu tục ngữ Pháp: Sự ở không ở nhưng là mẹ của tất cả mọi thói hư tật xấu (L';oisiveté est la mère de tous les vices). Chúng nó giảng về lối làm việc lạc hậu của một số văn sĩ, đợi có hứng mới viết, chớ không chịu theo phương pháp mới là làm việc đều đều vân vân và vân vân...
Khi ngủ trưa thức dậy, chàng nghe nhẹ nhõm mà thấy trời đang mưa, một trận mưa dầm, chỉ lai rai thôi, nhưng sẽ kéo dài tới tối. Trời nầy thì không tội gì mà chủ nợ và nhà báo lại xê dịch cho tốn tiền xích lô.
Chàng càng sung sướng hơn khi chợt thấy lịch treo trên vách ghi ngày ta là mồng năm. Ừ:
"Mồng năm, mười bốn, hăm ba,
Đi chơi cũng lỗ lọ là đi buôn."
Nhiều anh làm báo cũng tin dị đoan số dách thì không thế nào hôm nay họ đến đâu mà lo cho nhọc xác, cho tổn thọ.
Bình nghĩ mà cứ tiếc cho buổi mai đã mất, nằm nhà với vợ con mà không yên trí được để hưởng cảnh đầm ấm gia đình. Nhưng thôi, được cái buổi chiều nầy thì hưởng vớt vát vậy.
Thì ra, chàng nghĩ, lịch Tàu, và những mê tín của nó, cũng lợi đôi khi cho kẻ ẩn thân. Nó là hàng rào vô hình chận ngõ đón truông những ông khách không mong đợi.
Tắm rửa xong, chàng ra buồng ngoài để viết nốt kỳ truyện kiếm hiệp ngày mai cho một nhựt báo, viết mà nhớ lại thuở bé đi học chàng rất sợ ngày nộp bài. Giờ gần hai thứ tóc trên đầu rồi mà cái nạn nộp bài vẫn lẽo đẽo theo chàng, có lẽ nó sẽ theo như vậy đến trọn kiếp.
Thuở bé, đôi khi bí quá, chàng dám liều bỏ học cái bữa nộp bài ấy, còn giờ thì bí đến đâu cũng phải cố cho có để mà nộp. Trốn là trốn bài chưa nhận viết kìa, chớ còn đã nhận rồi, không trốn đi đâu được cả.
Bình ngồi lại bàn, mở ngăn kéo lấy trang chót hôm qua chừa lại để viết nối theo thì chưng
hửng mà thấy trên đó vỏn vẹn có bốn chữ ở hàng đầu.
Thường thì chàng chừa lại rất nhiều, nhưng hôm qua mệt quá, chỉ viết nổi có bốn chữ ấy khi qua trang,
tự hẹn sẽ viết thêm ngay, nhưng rồi quên mất đi công việc qnan trọng đó.
"... thì làm sao mà..."
Vỏn vẹn có bốn chữ! Chàng đã nói gì trước đó và phải nói gì sau đó? Thật là chết một cửa. Cố bóp trán để nhớ xem hôm qua nàng Thùy-Vũ vung kiếm chém tới đâu rồi làm gì nữa để xem bốn chữ ấy liên hệ với ý nào. Bình chịu là không thể nhớ ra.
Chàng còn ngồi thừ ra đó để mà rầu thì bỗng nghe hỏi:
- Đang có hứng à?
Giựt nẩy mình, chàng ngẩng lên thì thấy Ngô-Kiêu-Tân, một thư ký của toà soạn, một thứ người dễ sợ như bịnh dịch hạch.
Thì ra mưa đã tạnh rồi mà chàng không hay. Ngô-Kiều-Tân mặc quân phục nhưng giày đế kếp nên hắn vào mà chàng không dè.
Đó là một nhà văn kiêm họa sĩ và khét tiếng về tài thổi sáo.
Tiếng sáo Ngô-Kiều-Tân không lạ gì với thính giả của đài phát thanh Quốc gia, mục Tiêu Đờn, tiếng sáo hễ vang lên trước khi một bài thi sắp được ngâm thì như là người ta bỗng được đưa về miền quê nào có cao sơn, có lưu thủy, có gió mát trăng thanh, có chim kêu vượn hú:
"Tiếng sáo trong như nước Ngọc Tuyền.
Êm như hơi gió thoảng cung tiên.
Cao như thông vút, buồn như liễu.
Gió lặng mây ngừng ta đứng yên."
Con người tài hoa ấy hôm nay sao lại dễ ghét lạ. Nhưng Bình không dám để tình cảm mình chường mặt ra, cố mừng bạn rối rít.
- Anh đến chơi, hay quá, tôi đang nghĩ đến anh và rủa anh sao không tới.
- Có thật không?
- Sao dám nghi ngờ lòng thành thật của kẻ lương thiện nầy. Chị chín ơi, cho chén trà nóng.
Bình không mời khách sang qua ghế sa-lông ngồi mà để hắn ngồi xuống trước bàn viết của chàng vì chàng vừa nghĩ ra một mưu mẹo rất tài để cho hắn hỏng giò, đã không hỏi bài được lại còn bị mất một thứ của quí.
- Tôi có bằng chứng cụ thể là tôi đang mong anh: chẳng thằng bé ở nhà học sáo, vừa mua ngoài chợ một cây nhưng không biết bọn bán sáo họ làm có đúng không, muốn gặp anh để nhờ anh sửa chữa lại giùm nếu cây sáo ấy hỏng.
- Đâu cho xem.
Bình nhảy vào buồng rồi trở ra ngay với ống sáo rẻ tiền trên tay. Ngô-Kiều-Tân xem qua và nói:
- Cũng được.
- Đâu anh cho nghe thử vài bản.
Ngô-Kiều-Tân dạo nầy kiêm luôn thư ký tòa soạn cho một tờ tuần báo văn nghệ. Hắn đến để đòi cái bài mà Bình đã hứa mấy tháng nay rồi trốn biệt dạng. Chàng định lấy sáo để đánh lấp vụ bài vở khó chịu ấy và mong khách khác đến đông đảo, vui câu chuyện, hắn sẽ không đòi nợ được, và luôn tiện sẽ móc túi Tân một món đồ quí giá. Nhưng Ngô-Kiều-Tân lắc đầu:
- Hôm nay đau cổ!
Bình biết hắn chỉ kiếm cớ thôi. Hắn ngấy thổi sáo như anh bán phở ngấy phở, như chàng viết văn mà ngấy viết văn, như tài xế ngấy lái xe v. v...
- Tiếc quá, căn nhà bên cạnh có cô Như-Mai cứ ao ước được nghe chính anh, anh bằng xương bằng thịt thổi sáo.
- Như-Mai, tên đẹp thế?
- Người còn đẹp hơn tên nữa kia chớ và nhứt là rất mê tiếng sáo Ngô-Kiều-Tân.
- Bồ nói sao mà tôi nghe nó ngứa miệng quá. Nhưng không dại.
- Không cho người đẹp nghe, cũng cho cháu ở nhà nghe chớ? Nó mới học sáo, mê chú nó lắm.
Tân mỉm cười rồi đưa sáo lên miệng, không biết vì thằng bé nhỏ hay vì cô Như-Mai, nhưng nhứt định là hắn mắc kế chàng.
Bình nhớ có bắt chợt được nụ cười hóm hỉnh và tinh quái của Tân: lúc đó chàng không hiểu ý nghĩa của nụ cười ấy, nhưng về sau, thua trận, chàng mới biết hắn ta thâm.
Trong khi hắn bắt đầu trổi giọng thì Bình thò tay dưới bàn, húy hoái chuẩn bị chiếc máy ký âm, nhưng chưa thâu.
Tân thổi sáo mê ly thật. Bản "Con thuyền không bến" rủ rê cả dãy phố bu lại trước cửa nhà Bình để thưởng thức.
Bình lén lén đưa lên mặt bàn chiếc máy vi âm che bằng một tờ giấy than đánh máy, rồi khi Tân thổi xong, chàng khen và hỏi:
- Huyền diệu lắm! À, nghe anh vừa sáng tác một câu rao rất độc đáo, cho nghe câu đó có được chăng?
Câu rao hàng đêm của Tân ở đài Phát Thanh đã bị nhiều người bắt chước được, nên hắn nổi dóa chế ra một câu rao lạ lùng mà hắn cam đoan rằng không ai bắt chước nổi.
Tân mỉm cười cái nụ cười hóm hỉnh khi nãy rồi bắt đầu thổi trở lên.
Bình cho máy chạy và nghĩ bụng: "Chiếc băng nhựa nầy đáng giá ngàn vàng đối với mấy thằng toan bắt chước. Cậu đã bị vào tròng rồi cậu đồ ơi và mỗ đã cướp được bí mật nhà nghề của cậu đồ rồi đó."
Bình nghe câu rao ấy bằng hai tai lơ đĩnh vì đinh ninh rằng chàng có băng, muốn nghe bất cứ giờ phút nào lại không được, và nhứt là chàng bận nghĩ kế để kéo dài buổi tấu nhạc nầy hầu xí xóa vụ đòi bài.
Nhưng Tân thổi xong câu rao ấy thì một lần nữa mỉm cười rất tinh quái rồi đứng dậy để đi về ngay mà không thèm đòi hỏi gì cả, đưa tay bắt tay chàng mà không thèm nhìn sơ qua mặt bàn lần nào. Hú vía! chàng bất cẩn, đã để rơi tờ giấy than, lòi chiếc máy vi âm ra.
Bình ngạc nhiên hết sức, tiễn khách ra cửa mà ngẩn ngơ tự hỏi sao có chuyện kỳ lạ đến thế: hắn đến chơi thật à, chỉ đến chơi thôi à? mà lại đi vào chiều mưa dầm?
Dầu sao, sự kiện cũng đã xảy ra như vậy, hắn còn nhiều thì giờ, không bị khách khác quấy rầy mà cứ ra về như thường thì là đến chơi chớ còn gì nữa.
Bình hối hận quá và xấu hổ cho thái độ bỉ ổi của chàng quá. Bạn văn với nhau đến chơi mà chàng không có một câu chuyện văn nghệ gì cho vui người ta, cũng không để người ta được nói gì theo ý thích người ra, cứ quanh quẩn trong mấy hồi trống lấp của chàng, rồi bắt người ta thổi sáo, rồi lại ăn cắp tiếng sáo của người ta.
Chàng thề sẽ bỏ tánh đa nghi từ đây và sẽ luôn luôn nghĩ tốt cho thiên hạ.
Bình bị lương tâm cắn rứt mãi cho đến lúc kiến cắn bụng, ngồi lại bàn ăn mới quên được tội ác của mình.
Thế là một ngày yên ổn đã qua, nhứt nhựt tại gia không xảy ra tai nạn nào đáng kể hết.
Nhưng ngày mai lại, chàng vẫn tái bản cuộc đào ngũ thường xuyên để cho các chủ nợ leo cây và các thư ký tòa soạn "xíu oách" chơi.
Tối lại về nhà, chàng bắt gặp một bức thư ngắn dằn trên bàn. Tuồng chữ là tuồng chữ của con người tài hoa vừa bị chàng xử tệ.
Thư rằng:
Ê bồ!
Xin long trọng báo tin cho bồ hay rằng câu rao mà bồ đã ký âm trộm là câu rao giả, nghĩa là mỗ chỉ thổi câu rao thường đã trình bày trên đài phát thanh từ mấy năm nay thôi.
Lêu lêu mắc cở đấy nhé!
Tánh mỗ hay đùa bọn móc túi chơi cho vui. Có lần
mỗ xin được bóp-phơi cũ, nhét đầy vào đó giấy quảng cáo dầu cù là, bỏ bóp trong túi quần sau rồi chen lấn lên ô-tô-buýt.
Thỉnh thoảng mỗ lại đưa tay ra sau mông để thăm chừng cái bóp no nóc ké ấy và liếc mắt tìm bọn móc túi để sung sướng thưởng thức sự thèm thuồng của chúng. Chúng nó theo riết mỗ như nhân viên phản gián bám sát điệp viên và đến một lúc chộn rộn kia chúng ra tay được.
Ngoài giấy quảng cáo, trong bóp mỗ có để một bức thư lêu lêu mắc cở như thế nầy, để vào nơi sang trọng nhứt trong cái ngăn bằng nhựa trong.
Vậy bồ có muốn được đóng hộp một câu sáo thứ thiệt thì phải nộp ngay một truyện ngắn nội ngày hôm nay rồi mỗ tới thổi cái câu độc đáo và chánh hiệu con nai cho mà thu vào băng.
Bằng không, hãy tạm mãn nguyện với cái câu xoàng xoàng mà bồ đã mất công ăn cắp chiều hôm qua."
Đọc thư xong, Bình phá lên cười, chàng cười sặc sụa, lòng cay không chịu thấu. Thì ra giữa hai người, con cáo già không phải là chàng như chàng đã đinh ninh và tự hào gạt gẫm được một văn hữu.
Chỉ bây giờ, chàng mới hiểu được nụ cười hóm hỉnh và tinh quái của Ngô-Kiều-Tân, chẳng hắn đã trông thấy hành vi bất chánh của chàng và tương kế tựu kế, chính hắn đã cho chàng leo cây.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tâm Trạng Hồng
Bình Nguyên Lộc
Tâm Trạng Hồng - Bình Nguyên Lộc
https://isach.info/story.php?story=tam_trang_hong__binh_nguyen_loc