Tả Truyện epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 22 Trận Đánh Giữa Tần Và Sở Ở Vùng Tất
uyên Công thập nhị niên (năm 597 trước công nguyên)
Tuyên Công năm thứ mười một, nước Trịnh và nước Tấn liên kết với nhau tại Thần Lăng (phía tây nam huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay). Mùa xuân Tuyên Công năm thứ mười hai Sở Trang Vương cầm quân bao vây đô thành nước Trịnh (huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam ngày nay).
Sau khi bao vây 17 ngày, người Trịnh bói quẻ hỏi về việc cầu hòa với nước Sở, kết quả không lấy gì làm kiết tường cho lắm. Thế là người nước Trịnh khóc lóc cần khấn tại miếu tổ, biểu thị quyết tâm quyết tử (cầu tổ tông phù hộ) khiến binh phòng thủ công sự trên mặt thành cũng đều rơi lệ.
Khi Trang Vương cầm đầu quân đội rút về phía sau, người Trịnh vội vàng tu bổ tường thành, Sở Trang Vương lại đem quân đến bao vây. Quân Sở bao vây suốt ba tháng mới đánh chiếm được đô thành nước Trịnh. Quân Sở từ Hoàng môn đánh vào, chiếm cứ đường lớn thông đi các ngả. Trịnh Tương Công cởi áo, để vai trần tay dắt một con dê ra nghênh tiếp Sở Trang Vương và nói: “Ta không được ông trời phù hộ, không thể phục vụ tốt cho Sở quân, xúc phạm đến Sở quân, khiến Sở quân tức giận làm liên lụy đến đất nước. Đây là tội lỗi của ta, ta đâu dám không vâng lời! Cho dù bắt ta làm tù binh đến Giang Nam cư ngụ tại vùng hoang vu bên bờ biển, ta cũng chấp nhập. Nếu chia cắt nước Trịnh cho chư hầu, khiến nhân dân nước Trịnh thần thiếp nô tỳ, ta cũng phải nghe theo. Nếu như Người còn nghĩ đến tình hữu hảo giữa chúng ta từ trước, chịu cầu phúc cho con cháu của Lịch Vương, Tuyên Vương, Trịnh quốc Hằng Công, Tuyên Công... không tiêu diệt đất nước của họ, làm cho nước Trịnh ngang hàng với địa vị của cửu huyện, có dịp phụng sự Sở Vương, thì đó là đại ân đại đức của Người, cũng là tâm nguyện của ta, ta không dám có một nguyện vọng viển vông nào khác, chỉ xin nói với Người những lời xuất phát tự đáy lòng. Tất cả, tất cả xin Người định đoạt”.
Những người xung quanh Sở Trang Vương nói: “Không thể thỏa mãn yêu cầu của ông ta. Đã lấy được đất nước của người ta, thì không thể nào tha tội!” Sở Trang Vương nói: “Quốc quân của nước Trịnh có thể đặt mình dưới người khác, nhất định được sự tín nhiệm của nhân dân ông ta, cũng có thể sai khiến nhân dân của ông ta! Làm sao lại có thể có dã tâm quá đáng đối với nước Trịnh?” Quân Sở lui về phía sau 30 dặm và đồng ý giảng hòa với nước Trịnh.
Đại phu nước Sở Phàn đi sứ sang nước Trịnh ký kết minh ước, nước Trịnh phái công tử Khứ Tật đến nước Sở làm con tin.
Mùa Hạ. Tháng sáu. Quân đội Tấn chuẩn bị giải cứu nước Trịnh. Tuần Lâm Phụ soái lĩnh trung quân, Tiên Hộc làm trung quân tá. Sĩ Huệ soái lĩnh thượng quân, Khước Khác làm thượng quân tả, Triệu Sóc soái lĩnh hạ quân, Loan Thư làm hạ quân tả, Triệu Quát, Triệu Anh làm trung quân đại phu, Củng Sóc, Hàn Xuyên làm thượng quân đại phu. Tuần Thủ, Triệu Đồng làm hạ quân đại phu, Hàn Khuyết làm tư mã.
Quân Tấn đến bờ sông Hoàng Hà nghe nói nước Trịnh đã giảng hòa với nước Sở. Tuần Lâm Phụ định quay trở về, bèn nói: “Cứu Trịnh không còn kịp nữa, chi bằng quay trở về, nếu như bây giờ đuổi đến nước Trịnh thì chỉ làm mệt nhân dân và tốn công của mà thôi. Thế thì làm gì? Đợi quân Sở đem quân về nước, chúng ta lại dấy binh hành động, cũng không lấy gì làm muộn” Sĩ Huệ cũng nói: “Ý kiến hay! Ta nghe nói dụng binh phải xem xét thời cơ mà hành động. Ân đức hình phạt, chính trị, điển lễ không thay đổi thì không thể thù địch với họ được, cũng không thể đi đánh một đất nước như vậy. Người nước Sở đánh người nước Trịnh là bởi vì phẫn nộ việc nước Trịnh ăn ở hai lòng đối với nước Sở, ngược lại thương hại người dân nước Trịnh thẽ thọt khúm núm. Lúc nước Trịnh bội phản minh ước, nước Sở liền cử quân đội đi đánh. Sau khi nước Trịnh nhận tội, nước Sở lại tha tội cho nước Trịnh. Như vậy đã gây dựng nên ân đức và hình phạt của nước Sở. Đánh kẻ phản nghịch là thể hiện hình phạt của một quốc gia, dùng biện pháp mềm mỏng mà đối xử với một nước đã nhận tội, đó là biểu hiện ân đức của một quốc gia. Ân đức và hình phạt của nước Sở đã được xây dựng. Năm ngoái nước Sở tiến quân vào nước Trần, nay lại tiến quân vào nước Trịnh, nhân dân không cảm thấy mệt mỏi. Sở quân cũng không bị phỉ báng. Nên chính trị của họ đã đi vào quĩ đạo. Nước Sở bố trí thế trận xong xuôi, công nông thương nghiệp các ngành các giới làm việc không ngừng. Binh lính trên chiến xa chung sống hòa thuận lại không ai phạm pháp hoặc làm gián điệp. Tôn Thúc Ngao nắm chính trị nước Sở, nghiền ngẫm pháp lệnh, chính điển cổ đại của nước Sở. Quân Sở đánh trận lấy binh xa làm chủ lực. Lúc hành quân, binh sĩ nguyên đi sau binh xa lập tức phân ra hai bên binh xa chuẩn bị sẵn sàng. Tả quân phụ trách bổ sung lực lượng cung cấp lương thảo, xây dựng doanh trại. Lính gác thì trinh sát địch tình, lấy cờ lau kèm ám hiệu, toàn bộ im lặng như tờ. Còn trung quân cân nhắc đại cục, chỉ huy toàn quân. Hậu quân toàn là tinh binh, giành thắng lợi cuối cùng có ý nghĩa quyết định. Bất kể quân đội nhiều hay ít đều hành động theo kỳ ngữ căn cứ vào các loại tô tem có hình chim thú, không đợi chủ soái hạ lệnh, binh sĩ nâng cao tinh thần cảnh giác, có phòng bị trước. Tôn Thúc Ngao quả có tài xây dựng các chế độ. Quân chủ nước Sở sử dụng nhân tài, phàm là những người có tài trong họ thì cất nhắc từ thân tộc của quốc quân, phàm những người có tài năng mà khác họ thì tuyển dụng từ trong cựu thần. Dùng người không để sót người có đức, ban thưởng tước lộc không để sót người có công. Người già cả được ưu đãi, người qua đường được bố thí. Quần áo đồ dùng hàng ngày, căn cứ theo tôn ty địa vị, có chế độ đẳng cấp nhất định. Quí tộc có địa vị cao thường giữ sự tôn nghiêm của họ, người dân có địa vị thấp cũng có những nghi lễ phù hợp với thân phận của họ, không cho phép bất cứ ai tùy ý lăng nhục. Đây quả thật là tuân thủ lễ số, không làm việc trái với lễ nghĩa. Làm việc theo lễ nghĩa, làm sao lại có thể đối địch với một quốc gia như vậy? Nhìn thấy cơ hội có thể tận dụng được bèn đem quân tấn công. Biết khó thắng nổi thì cho quân rút lui, đó là sách lược tốt khi cầm quân đánh trận. Thôn tính những nước nhược tiểu kém phát triển, tấn công những nước chính trị hỗn loạn, đây cũng là nguyên tắc dụng binh tốt. Nếu các người chỉnh đốn quân ngũ vũ khí sẵn sàng, các nước nhược tiểu kém phát triển có nền chính trị hỗn loạn nhiều vô kể, hà tất phải đánh nhau một trận với nước Sở mới hả dạ.
Tả tương trong Trọng Hủy, Thương Thang có câu nói rằng: “Có thể dùng lực lượng mạnh để chiếm lấy đất nước loạn lạc không yên, có thể lấy sức mạnh để làm nhục những nước kém phát triển”. Điều đó có nghĩa là có thể thôn tính các nước nhược tiểu, kém phát triển. Trong thơ chúc rượu cũng có câu: “Quân đội Vũ Vương hùng mạnh, nắm lấy thời cơ đánh chiếm nước mê muội đó”. Đây là nói có thể đánh chiếm những nước có nền chính trị hỗn loạn. Vũ thi có câu nói rằng Vũ Vương “Công tích to lớn, khó ai bì kịp”. Đây có nghĩa là nói làm yên lòng các nước nhược tiểu, tấn công các nước mê muội để xây dựng sự nghiệp là có thể làm được. Tiên Hộc Khê cho rằng như vậy, bèn nói: “Không có thể chỉ cầu mong sự nghiệp công lao mà không từ bất cứ thủ đoạn nào, thừa dịp người khác gặp nguy khốn để thôn tính các nước nhược tiểu. Nước Tấn chúng ta sở dĩ xưng bá là bởi vì quân đội dũng cảm thiện chiến, bởi vì thần dân làm hết trách nhiệm của mình. Ngày nay nước bảo hộ cho chúng ta bị quân Sở chiếm lĩnh, không thể nói là thần dân của chúng ta đã làm tròn trách nhiệm. Có địch mà không truy đuổi thì không thế nói quân đội của chúng ta dũng cảm thiện chiến được. Nếu nước Tấn chúng ta mất đi địa vị bá chủ thì còn mặt mũi nào mà nhìn tổ tông để nói với con cháu, chi bằng chết quách đi cho xong. Huống hồ soái lĩnh quân đội được huấn luyện kỹ lưỡng ra khỏi nước Tấn, mới chỉ nghe nói quân địch lớn mạnh bèn rút quân về nước thì chẳng phải là bậc trượng phu, đấng nam nhi mà chỉ là miếng đậu hũ nát. Ra lệnh cho chúng tôi thống soái quân đội, kết quả mọi hành động của chúng ta không phải là việc mà đấng trượng phu nên làm. Các ông làm được như thế chứ tôi không làm được”. Thế là Tiên Hộc soái lĩnh quân đội của trung quân tả vượt qua Hoàng Hà.
Tuân Thủ nói rằng: “Quân đội của trung quân tả ra đi như thế này dữ nhiều lành ít! Chu dịch có nói như thế này: quẻ “sư” biến thành quẻ “lâm”, từ “địa 三Ξ, thủy =, sư biến thành “địa, trạch =, lâm 三”, từ “thủy ==” thành “trạch =”. Quẻ “sư” ngày mồng sáu nói rằng: “sư xuất dĩ luật, phủ tàng hung” điều này có nghĩa là quân đội xuất phát đi đánh trận cần phải có kỷ luật, nếu không có kỷ luật thì sẽ nguy hiểm. Bất kỳ một việc gì nếu làm tuân theo đạo lý thì sẽ có kết quả tốt, nếu làm ngược đạo lý thì sẽ không có kết quả tốt. Quẻ “sư” biến thành quẻ “lâm” từ “địa, thủy, sư” biến thành “địa, trạch, lâm”, từ “khảm” thành “đoài”. “Khảm” là tượng trưng cho đông người, “đoài” là tượng trưng cho mềm yếu, chính là tượng trưng cho tấm lòng của quần chúng ly tán, lực lượng trở nên mềm yếu. “Khám” cũng là tượng trưng cho sông nước. “Đoài” là tượng trưng cho ao hồ, từ “khảm” biến thành “thủy”, đồng thời cũng tượng trưng cho sông nước dồn tụ thành ao hồ, vốn là sông nước thuận lợi cho việc hành quân, biến thành đầm lầy khó xoay trở. Kỷ luật có nghĩa là mỗi người phải đứng vững ở vị trí của mình, làm hết trách nhiệm, không vượt quá phận sự, làm những việc thuộc phận sự của mình. Làm hỏng kỷ luật là không tốt. Dòng nước chảy từ tràn trề trở nên khô cạn, vì ngưng đọng mà không khai thông nó, cho nên mới gặp nguy hiểm. Làm không trôi chảy gọi là “lâm”, có mệnh lệnh của chủ soái mà không phục tùng, thì còn có việc nào tồi tệ hơn? Việc trung quân tả cầm quân xuất chinh rất phù hợp với tình hình này. Nếu gặp kẻ địch mà bị thất bại thì Tiên Hộc cũng sẽ chịu tai họa. Cho dù ông ta gặp may thoát nạn trở về nước, cũng nhất định sẽ có tội lớn”.
Hàn Quyết nói với Tuần Lâm Phụ: “Tiên Hộc không chú ý đến toàn cục, tốp quân do Tiên Hộc soái lĩnh gặp phải thất bại, thì tội của ông không nhẹ đâu! Ông là nguyên soái quân Tấn, trong quân đội có người không nghe theo mệnh lệnh của ông, đây là tội lỗi của ai? Tội vứt bỏ nước phụ thuộc làm tiêu tan quân đội là rất nặng. Theo tôi cứ ra lệnh tiến công đi! Nếu như đánh trận, mà không thể đánh thắng, mỗi người gánh trên vai một phần trách nhiệm. Để cho một người gánh vác hết mọi tội lỗi, chi bằng để sáu người cùng gánh chịu, chẳng phải là tốt hơn không?” Thế là, tất cả quân đội nước Tấn vượt qua Hoàng Hà, tiến thằng đến chiến trường nước Trịnh.
Quân đội của Sở Trang Vương tiến về phía bắc, đến vùng Duyên (đông huyện Trịnh, tỉnh Hà Nam ngày nay). Đại phu nước Sở là Thẩm Doãn soái lĩnh trung quân, công tử Anh Tề soái lĩnh tả quân, Tử Phản soái lĩnh hữu quân, bọn họ dự định đánh đến bên Hoàng Hà mới gióng trống thu quân, rút lui về nước. Khi quân Sở nghe quân Tấn đã vượt Hoàng Hà, Sở Trang Vương định rút quân về nước, nhưng sủng thần của ông ta là Ngũ Tham hy vọng khai chiến. Lệnh Doãn Tôn Thúc Ngao cũng không muốn tiếp tục đánh nhau với Tấn, bèn nói: “Mấy năm trước chúng ta tiến quân vào nước Trần, năm nay chúng ta tiến quân vào nước Trịnh, quân đội của chúng ta đánh trận không phải là ít, nếu như đánh không thắng, thịt của Ngũ Tham có thể để cho binh lính ăn no không?” Ngũ Tham nói: “Nếu như chúng ta thắng trận, thì Tôn Thúc Ngao là kẻ sĩ vô mưu. Nếu như chúng ta đánh không thắng, thịt của Ngũ Tham này sẽ mang đến nước Tấn, các ông có còn ăn được hay không?” Tôn Thúc Ngao không nghe, hạ lệnh binh xa quay đầu hành quân về phía nam, cũng quay quân kỳ về phía khác. Ngũ Tham vội vàng nói với Trang Vương: “Nguyên soái mới được bổ nhiệm của nước Tấn quá trình chiến đấu ngắn ngủi, uy tín chưa đủ, cho nên mệnh lệnh không được truyền xuống dưới. Trung quân tả Khước Cốc vừa mới được tin dùng lại, vừa không thương xót binh sĩ, vừa không chịu tuân theo mệnh lệnh. Thống soái tam quân thượng, trung, hạ của họ mỗi người một phách, không ai có thể làm chủ được. Dù binh sĩ quân Tấn muốn tuân theo mệnh lệnh, nhưng thống soái tối cao của họ bất lực không khống chế được thuộc hạ, khi các tướng phát ra mệnh lệnh, mạnh ai nấy chạy thì làm sao nói năng với đất nước?” Sở Trang Vương thấy được nỗi nhục nhã của một quốc quân đi trốn tránh một thần tử, thế là bảo với lệnh doãn Tôn Thúc Ngao đổi lại hướng hành quân của binh xa, tiến quân về phía bắc. Quân Sở đóng doanh trại tại vùng Quản (phía bắc huyện Trịnh tỉnh Hà Nam ngày nay) đợi quân Tấn đến.
Quân Tấn đóng quân phòng thủ tại Ngao Sơn, Cao Sơn (vùng phụ cận huyện Quảng Vũ, tỉnh Hà Nam ngày nay, Ngao Sơn cách huyện 15 dặm về phía bắc, Cao Sơn ở phía nam).
Hoàng Thú nước Trịnh được phái đến nước Tấn, nói với quân Tấn: “Nước Trịnh thuận theo nước Sở đó là kế nhất thời để bảo toàn nước Trịnh. Nước Trịnh quyết không ăn ở hai lòng với nước Tấn, vẫn trước sau như một. Quân Sở thắng trận đâm ra kiêu ngạo, quân đội của họ bây giờ không còn khí thế, thiếu tinh thần cảnh giác. Quân Tấn các ông nên xuất kích trước, quân đội nước Trịnh sẽ hưởng ứng theo, làm như vậy quân Sở tất sẽ thất bại là chuyện hiển nhiên”. Tiên Hộc vội vàng nói: “Đánh đổ nước Sở khôi phục nước Trịnh, là đúng lúc này đây! Nhất định phải đáp ứng thỉnh cầu của nước Trịnh”. Loan Thư nói: “Nước Sở từ khi tiêu diệt nước Dung (huyện Trúc Sơn, tỉnh Hồ Bắc ngày nay) đến nay, quốc quân của họ cai trị nhân dân không ngày nào mà không dạy bảo họ rằng: Nhân dân sống khó khăn, phải hết sức cẩn thận không chừng một lúc nào đó tai họa sẽ ập đến, bất cứ lúc nào cũng phải đề phòng cẩn thận, không được lơi lỏng. Vua Sở cai trị quân đội không ngày nào là không bảo cho họ biết: Thành quả của thắng lợi không thể giữ được lâu dài. Trụ Vương đời Thương có đến hàng trăm lần chiến thắng, kết quả cũng mất nước và không có người nối dõi. Vua Sở kể cho dân Sở nghe tin thần cần cù tiết kiệm của tổ tiên họ là Nhược Ngao, Mạo đi xe thô sơ, bận quần áo rách để mở mang núi rừng, khai phá đồng hoang. Đồng thời còn có châm ngôn “Sinh kế của con người là ở chỗ cần cù tiết kiệm”. Biết cần cù tiết kiệm thì sinh kế sẽ không thiếu thốn. Như vậy không thể nói là họ kiêu ngạo. Đại phu Hồ Yển tùng nói: “Quân đội lên đường đánh trận, lý lẽ chính đáng thì chí chiến đấu tràn trề, không hợp đạo lý thì sĩ khí uể oải”. Ngày nay chúng ta không có đức hạnh, gây oán cho nước Sở, khiến cho nước ta trở nên phi nghĩa, còn nước Sở lại là chính nghĩa. Chúng ta không thể nói tinh thần quân Sở uể oải chán chường. Binh xa của họ chia thành hai “quảng” mỗi “quảng” có 15 binh xa. Mỗi một binh xa có ba quân sĩ và 72 bộ binh. Mỗi “quảng” 15 “thăng” tất cả là 1.125 người. Ngoài ra mỗi “quảng”còn có một trăm người (gọi là một “tốt”) làm quân hậu bị. Mỗi một “tốt” lại có một “thiên” (50 người) và một “lường” (25 người) làm lực lượng dự phòng. Hữu quảng bắt đầu từ lúc gà gáy đã cho xe xuất phát đi mãi đến giữa trưa mới dừng lại, sau đó tả quảng tiếp nhận thay thế, đi tiếp cho đến lúc mặt trời lặn mới thôi. Vệ sĩ xung quanh quốc quân căn cứ vào sự sắp xếp thay nhau trực đêm bảo vệ để đề phòng bất trắc. Điều này cho thấy rằng quân Sở không hề buông lỏng cảnh giới. Tử Lương là hiền nhân của nước Trịnh, Phan Uông là người nước Sở sùng bái. Phan Uông đến nước Trịnh để ký kết mình ước, Tử Lương lại qua nước Sở làm con tin, từ đó quan hệ giữa nước Sở và nước Trịnh thêm mật thiết. Bây giờ Hoàng Thú đến khuyên chúng ta đánh nhau với nước Sở, nếu chúng ta chiến thắng, bọn họ sẽ đến nhờ vả ta, nếu như chúng ta thất bại họ sẽ đến nhờ vả nước Sở. Sứ giả nước Trịnh chẳng qua là thăm dò chúng ta, xem chúng ta phản ứng ra làm sao. Không thể nghe lời của sứ giả nước Trịnh” Triệu Quát, Triệu Đồng nói: “Từ ngày cầm quân đến nay, suốt ngày lùng sục tìm kiếm kẻ địch. Nếu như chúng ta thắng lợi, thì sẽ lấy nước Trịnh làm nước phụ thuộc, còn đợi gì nữa? Nhất định phải nghe theo lời của Tiên Hộc”. Tuần Thủ nói: “Triệu Nguyên, Triệu Quát là những kẻ gây ra tai họa”. Triệu Sóc nói: “Loan Thư nói rất đúng! Thực hiện lời nói của ông ta, nhất định sẽ cầm quyền ở nước Tấn”.
Quan thiếu tế nước Sở đến chỗ quân Tấn nói rằng: “Quốc quân chúng tôi lúc thiếu thời chẳng may gặp phải cảnh ngộ đau buồn khốn khổ, không giỏi về ăn nói. Người thường nghe nói hai vị tiên quân nước Sở là Thành Vương và Mục Vương thường qua lại con đường chinh phạt nước Trịnh này, mục đích là khai hóa nước Trịnh, làm cho nước Trịnh ổn định, đâu dám đắc tội với nước Tấn? Xin các ông chớ dừng chân ở đây lâu”. Sĩ Huệ trả lời rằng: “Trước đây Chu Bình Vương bổ nhiệm Văn Hầu tiên quân của nước Tấn chúng tôi, có nói rằng: “Nước Tấn và nước Trịnh cùng nhau phò trợ Chu Vương thất, không thể bỏ qua mệnh lệnh của vua mà không thèm để ý đến. Bây giờ đây nước Trịnh không tuân theo mệnh lệnh của vua, quốc quân của chúng tôi sai quần thần chúng tôi đến nước Trịnh để dò hỏi, không hề có ý định đánh nhau với quý quốc, làm sao dám coi thường lính gác của các ông đến trinh sát tình hình quân đội của chúng tôi”. Tiên Hộc cảm thấy lời nói của Sĩ Huệ quá nhún nhường, có vẻ nịnh hót, bèn cử sứ giả đuổi theo quan thiếu tế nước Sở đính chính rằng: “Đại diện ngoại giao của chúng tôi đã nói sai. Quốc quân chúng tôi ra lệnh quần thần triệt bỏ hành động của người quý quốc tại nước Trịnh, đồng thời còn ra lệnh cho quần thần không được trốn tránh kẻ địch. Quần thần chúng tôi không có cách nào trốn tránh mệnh lệnh của quốc quân chúng tôi”.
Sở Thành Vương lại cử sứ giả đến chỗ quân Tấn để cầu hòa. Người Tấn chấp nhận, đồng thời qui định ngày giờ làm lễ ăn thề. Đại phu nước Sở Nhạc Bá đi xe bên trái, Hứa Bá đánh xe, Nhiếp Thúc làm hữu vệ đến trận tiền quân Tấn để khiêu chiến, lại bày ra thế trận giả, biểu thị không muốn cầu hòa. Hứa Bá nói: “Tôi nghe nói rằng đến trước trận tiền quân địch để khiêu chiến, là một người điều khiến quân xa, phải nhanh chóng cho xe tiếp cận trận địa của quân địch, giơ nghiêng quân kỳ để quân kỳ chạm vào thành lũy quân địch rồi sau đó quay trở lại”. Nhạc Bá nói: “Tôi nghe nói đến trước trận tiền quân địch để khiêu chiến, xa tả phải bắn tên, thay người lái xa cầm cương để người lái xe xuống xe sắp xếp lại đội hình ngựa cho chỉnh tề, điều chỉnh lại dây cương rồi quay trở lại”. Nhiếp Thúc nói: “Tôi nghe nói đến trước trận tiền quân địch khiêu chiến, người làm hữu vệ cần phải xông vào thành lũy của quân địch, giết chết một tên địch, cắt tai trái của nó đồng thời bắt cho được một tù binh, rồi quay trở lại”. Ba người này căn cứ vào những điều họ nghe nói về cách thức khiêu khích quân địch, làm thử một lần, sau đó quay trở lại.
Quân Tấn bèn đuổi theo họ, đánh giáp công từ hai bên. Nhạc Bá từ bên trái bắn vào ngựa, từ bên phải bắn vào người. Người đánh giáp công không tiến lên được, kết quả chỉ còn lại một mũi tên. Bỗng nhiên từ phía trước xe xuất hiện một con mi lộc, Nhạc Bá gương cung bắn, liền bắn trúng vào xương sườn của nó. Bao Quý của nước Tấn đang chạy đuổi theo xe của bọn họ, Nhạc Bá lệnh cho Nhiếp Thúc dâng con mi lộc này cho Bao Quý. Lúc dâng mi lộc, Nhiếp Thúc nói rằng: “Hiện nay chưa đến mùa săn bắn, những cầm thú để cống nạp lên trên chưa có, đành mạo muội dùng mi lộc để ủy lạo bộ hạ của ông, gọi là chút lòng thành”. Bao Quý ra lệnh cho những lính Tấn cùng ông ta truy đuổi dừng lại, đồng thời nói rằng: “Xa tá của quân Sở bắn rất chính xác, xa hữu lại biết ăn nói, đều là người quân tử”. Rồi thôi không truy kích nữa.
Ngụy Kì của nước Tấn yêu cầu được làm quan đại phu, nhưng không được, bèn ân hận trong lòng, muốn cho quân Tấn thất bại. Thế là Ngụy Kì yêu cầu được đến trận tiền quân Sở để khiêu chiến, quân Tấn không chịu. Ông ta xin đi sứ sang nước Sở thì được đồng ý. Ông ta bèn đi đến chỗ quân Sở, nhưng ông lại thay mặt quân Tấn để khiêu chiến với quân Sở. Sau đó quay về. Phan Đảng người nước Sở đem quân đuổi theo, đuổi một mạch đến tận Huỳnh Trạch (huyện Quảng Vũ tỉnh Hà Nam ngày nay). Nguy Kì nhìn thấy sáu con mi lộc, liền bắn lấy một con, rồi quay lại dâng cho Phan Đảng và nói rằng: “Ông sắp có hành động quân sự. Người quản lý súc vật e rằng không cung cấp đủ thịt tươi cho quân đội. Tôi mạo muội dâng con mi lộc này cho ông!” Phan Đảng hạ lệnh không đuổi theo Nguy Kì nữa.
Triệu Chiên của nước Tấn yêu cầu làm quan khanh, nhưng không thành công, trong lòng không lấy gì làm vui vẻ, lại thấy vô cùng bực tức khi nhìn thấy không bắt được mấy người Sở đến khiêu khích mà vẫn để cho họ tháo chạy. Vì thế ông ta yêu cầu được đến trận tiền của quân Sở để khiêu chiến, nhưng không được chấp nhận. Ông ta yêu cầu triệu tập đại hội các chư hầu. Được chấp thuận. Ông và Ngụy Kì lần lượt nhận mệnh lệnh đến nước Sở để triệu tập minh hội.
Khước Khắc nói: “Một người bất mãn đã đi rồi! Nếu không tăng cường phòng bị thì nhất định sẽ nếm mùi thất bại”. Tiên Hộc nói: “Người nước Trịnh yêu cầu chúng ta giúp họ đánh giặc, chúng ta lại không dám nghe lời họ. Người nước Sở đến cầu hòa với chúng ta, chúng ta lại không thực hiện cho tốt. Chúng ta xuất quân đánh giặc, ý đồ luôn luôn thay đổi, mệnh lệnh trước sau không thống nhất. Cho dù tăng cường phòng bị trên thực tế cũng không có tác dụng gì!” Sĩ Huệ nói: “Có phòng bị trước vẫn hơn. Nếu như hai người đó khiêu khích hay ly gián sẽ làm cho nước Sở phẫn nộ, nước Sở sẽ thừa cơ đến đánh chúng ta, thì chúng ta sẽ lập tức bị tiêu diệt. Chi bằng cứ phòng bị trước là hơn. Nếu như nước Sở không có ác ý, chúng ta sẽ giải trừ trang bị cùng họ ký minh ước. Việc này sẽ không gây nên một tổn thất nào cho sự kết giao giữa hai nước. Nếu nước Sở không nhận mà quay ra đánh ta, có chuẩn bị trước sẽ không bị thất bại. Huống hồ chư hầu gặp mặt vệ binh không rút lui, đó là vì phải làm nhiệm vụ cảnh giới”. Tiên Hộc không đồng ý với ý kiến của Sĩ Huệ. Sĩ Huệ ra lệnh cho thượng quân đại phu Củng Sóc, Hàn Xuyên soái lĩnh quân đội xuống thuyền ở trước vùng Ngao (tây bắc huyện Quảng Vũ tỉnh Hà Nam ngày nay) cho nên khi trung quân bại trận, họ đã vượt qua Hoàng Hà trước.
Phan Đảng đã đuổi theo Ngụy Kì, Triệu Chiên đến tối thì đến được chỗ quân Sở, không một chút sợ hãi ngồi ngay tại trước quân môn, phái bộ hạ của ông ta đi vào chỗ quân Tấn.
Sở Trang Vương làm ba mươi chiếc binh xa, chia làm hai quảng tả và hữu. Hữu quảng thì gà vừa gáy thì xuất phát đến giữa trưa thì dừng lại nghỉ, đồng thời tả quảng vào đúng giữa trưa thì nhận mệnh lệnh xuất trận. Đến tối thì dùng lại nghỉ. Hứa Yên đi xe chủ soái của hữu quảng. Dưỡng Do Cơ làm hữu vệ cho xe chủ soái. Bành Danh điều khiển xe chủ soái của tả quảng. Khuất Đãng là hữu vệ cho xe chủ soái, ngày 14 tháng 6 vua đi xe soái của tả quảng truy đuổi Phan Uông. Phan Uông bỏ xe chạy trốn vào rừng. Khuất Đãng vật nhau với Phan Uông, lấy được áo giáp của ông ta.
Người Tấn sợ Ngụy Kì, Phan Uông khiêu khích ly gián làm cho người Sở phẫn nộ, ra lệnh cho binh xa đang phòng thủ đi đón Ngụy Kì và Phan Uông, biểu thị không đánh nhau nữa. Phan Đãng nhìn thấy bụi bay mù mịt, liền cử người về doanh trại báo cáo: “Quân Tấn đã đến rồi”. Quân Sở sợ quốc quân của họ rơi vào tay của quân Tấn, bèn cử quân đội ra nghênh chiến. Tôn Thúc Ngao nói: “Đánh vào quân Tấn. Thà rằng để cho quân đội chúng ta tiếp cận quân Tấn chứ quyết không để cho quân Tấn tiếp cận chúng ta. Kinh thi đã chẳng phải nói như thế này hay sao? “Nguyên Nhung thập thăng, dĩ tiên khởi hành”. Mười chiến đại xa đi trước mở đường, cần phải hành động trước kẻ địch. Trong quân chí cũng có nói: “tiên nhân hữu đoạt nhân chi tâm”. Khống chế người trước thì có thể tước đoạt ý chí chiến đấu của kẻ địch, tiếp cận được họ!” Thế rồi ra lệnh cho quân đội thần tốc tiến công, binh xa lao lên như bay, bộ binh chạy nhanh về phía trước. Nhân lúc quân Tấn không phòng bị thẳng vào quân Tấn. Chủ soái của quân Tấn là Tuần Lâm Phụ không biết xoay sở ra làm sao, gióng trống ở trung quân mà rằng: “Ai vượt qua Hoàng Hà trước sẽ được thưởng”. Binh lính trung quân, hạ quân giành giật thuyền bè. Người leo được lên thuyền sợ thuyền quá nặng bị chìm, bèn dùng dao chặt vào các ngón tay đang bám vào mạn thuyền. Kết quả là trên thuyền có đến hàng nắm, hàng nắm đầu ngón tay.
Quân Tấn rút lui qua Hoàng Hà. Chỉ có thượng quân do Sĩ Huệ thống soái là không bị thất bại. Đại phu nước Sở là Công Doãn Tề soái lĩnh quân đội cánh phải đuổi theo hạ quân.
Sở Trang Vương phái Đường Giảo và Thái lưu Củ làm đại diện bảo với Đường Huệ Hầu (nước Đường là một nước nhỏ thời Xuân Thu, ở huyện Tùy, tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Sau đó bị Sở tiêu diệt): “Ta không có đức hạnh, lại tham lam, nên đụng phải kẻ địch hùng mạnh. Đây là sai lầm của ta. Nhưng mà nước Sở không thể thắng trận, đó cũng là nỗi nhục của người! Ta mạo muội nhờ vào đại phúc của người để hỗ trợ cho nước Sở ta đánh trận”. Sau đó lệnh cho Phan Đãng soái lĩnh binh xa du kích và 40 binh xa bổ sung, tuân theo lệnh chỉ huy của Đường Huệ Hầu, đảm nhiệm tấn công từ cánh trái, đi truy kích thượng quân của quân Tấn. Khước Kì nói: “Có cần đợi quân Sở đến quyết một trận sống mái với ta không?” Sĩ Huệ nói: “Quân đội nước Sở hiện nay đang là lúc hưng thịnh, nếu như tập trung quân đội quyết chiến một trận với chúng ta, quân đội nước ta nhất định sẽ mất tất cả, chi bằng thu binh trở về, một mặt có thể chia xẻ sự thất bại của các thống soái khác, mặt khác làm giảm bớt thương vong cho binh sĩ. Làm như thế không được hay sao?” Sĩ Huệ lấy thượng quân làm quân bảo vệ phía sau của quân Tấn, rồi lui quân nên không bị thất bại.
Sở Trang Vương nhìn thấy binh xa của hữu quảng, định chuyển sang ngồi ở binh xa hữu quảng, Khuất Đãng liền can ngăn ông ta: “Lúc đầu chúa công ngồi ở binh xa tả quảng, thì phải ngồi cho đến tận cùng, không thể giữa đường đổi ý được”. Từ đó về sau binh xa của nước Sở ra trận, lúc nào binh xa tả quảng cũng đi trước.
Trong quân đội của nước Tấn, có binh xa sụp hầm không tiến lên được. Lính Sở có người dạy bảo lính Tấn rằng phải tháo tấm gỗ chắn ngang trước xe ra. Đi không được bao lâu, ngựa lại cứ chạy vòng quanh, không chịu tiến về phía trước. Lính Sở lại bảo lính Tấn nhổ bỏ quân kỳ, vất quân kỳ lên thành xe. Lúc này ngựa mới chịu tiến lên. Lúc này lính Tấn lại quay đầu lại nói với lính Sở: “Chúng tôi không hay thất bại, thường bỏ chạy như quý quốc, vì thế các anh có kinh nghiệm trong việc làm cho binh xa thoát khỏi nguy hiểm”.
Triệu Chiên đem hai con ngựa tốt của mình cho anh của ông ta và Thúc Phụ, lại dùng ngựa khác thắng vào xe rồi trở về. Trên đường về nước ông ta gặp phải quân địch, không thế trốn tránh được, bèn vứt xe chạy trốn vào rùng. Phùng đại phu nước Tấn và hai người con của ông ta lên xe tháo chạy, sợ con của mình phát hiện ra Triệu Chiên bèn nói với hai người con rằng: “Đùng quay đầu lại nhìn!” Con của ông ta lại quay đầu lại nhìn và nói: “Triệu Chiên đang ở phía sau!” Phùng đại phu rất bực tức với hành động của con mình, lệnh cho chúng xuống xe. Phùng đại phu chỉ vào rừng cây nói: “Sau này ta sẽ tìm xác của chúng mày ở nơi đây!” Rồi đưa dây cương lên ngựa cho Triệu Chiên, thế là Triệu Chiên thoát hiểm. Ngày hôm sau, theo chỗ đánh dấu đi tìm xác hai người con. Cả hai người đều bị dịch giết hại, thi thể chồng lên nhau ở dưới gốc cây.
Đại phu nước Sở là Hùng Phụ Ky bắt Tuần Diêu, con của Tuần Thủ làm tù binh. Tuần Thủ dẫn bộ hạ đi tìm để cứu Tuần Diêu. Ngụy Kỳ điều khiến binh xa. Binh sĩ hạ quân đều nghe lời Ngụy Kỳ. Mỗi lần Tuần Thủ bắn tên, tóm được những mũi tên có chất lượng tốt đều bỏ vào túi đựng tên của Ngụy Kỳ, không nỡ bắn đi. Ngụy Kỳ rất tức giận nói: “Nhà ngươi không đi tìm con, chỉ một mực luyến tiếc mấy cái mũi tên làm bằng dương liễu đó. Dương liễu ở Đống Trạch (huyện Khai Hỷ, tỉnh Sơn Tây bây giờ) nhiều vô kể, ông chọn không xuể, nhặt không hết đâu!”. Tuần Thủ đáp rằng: “Không tóm được con của kẻ địch thì làm sao tìm được con của tôi? Tôi nhất định phải xem xem kẻ địch dùng mũi tên như thế nào, tôi không dễ gì bắn đi những mũi tên tốt, Cho nên, mỗi lần tôi tóm được tên tốt mới bỏ vào túi đụng tên của người”. Tuần Thủ dùng tên tốt bắn vào Liên doãn Tương lão của nước Sở. Bắn trúng. Sau đó dùng xe chở thi thể của Tương lão. Lại bắn trúng Cốc thần Vương tử của Sở, đồng thời bắt Cốc Thần làm tù binh. Đem thi thể của Tương lão và Cốc thần làm tù binh. Đem thi thể của Tương lão và Cốc thần đưa về nước Tấn.
Vào lúc hoàng hôn, quân Sở hạ trại ở Tất (phía đông huyện Trịnh tỉnh Hà Nam ngày nay). Tàn quân của nước Tấn không còn là một đội quân nữa, suốt đêm vượt sông, suốt đêm ầm ĩ.
Ngày 15 tháng 6, Não Trọng của quân Sở đến vùng Tất, rồi lại tiến lên phía trước đóng quân ở phía Tằng Ung (tây bắc huyện Nguyên Vũ, tỉnh Hà Nam ngày nay).
Phan Đãng nói với Sở Trang Vương: “Vì sao chúa công không chôn xác quân Tấn vào một chỗ, chất đất lên bên trên rồi xây một cái lâu đài thật lớn để khoe chiến công của nước Sở? Thần nghe nói rằng chiến thắng kẻ địch, cần phải làm cho con cháu hay biết để chúng không bao giờ quên chiến công của tổ tiên!” Sở Trang Vương nói: “Chỗ. này thì có điều ông không được biết. Chữ “Vũ” là do hai chữ “Chỉ”, “qua” tạo nên. Chấm dứt chiến tranh mới là nghĩa gốc của chứ “Vũ”. Chu Vũ Vương sau khi chiến thắng Thương Trụ Vương, các nhà thơ đã làm thơ ca ngợi ông ta “Cất giấu can qua, cung kiếm xếp lại, chỉ theo đuổi mỹ đức, bình gia trị quốc. Nếu đều làm được như vậy, thiên hạ sẽ thái bình”. Các nhà thơ lại làm thơ về chữ “Vũ”. Đoạn cuối nói rằng: “Sẽ truyền tụng muôn đời thành tích to lớn vĩ đại”. Lại có thơ rằng: “Lễ pháp tiên vương được phát huy rực rỡ, đi dẹp Trụ Vương khiến thiên hạ bình yên, ổn định” Hằng thi có nói: “Làm cho nhiều nước bình yên, ổn định, nhiều lần thu được những chiến công hiển hách”. Các đức của con nhà võ có bảy điều: một là chấm dứt bạo loạn, hai là tiêu diệt chiến tranh, ba là duy trì sự vững mạnh, bốn là củng cố sự nghiệp, năm là an định nhân dân, sáu là hòa mục với lân bang, bảy là tăng thêm của cải. Vì vậy, phải làm cho con cháu không quên sự nghiệp của tổ tiên. Hôm nay chúng ta làm cho nhân dân hai nước thây phơi đầy đồng. Việc này quá tàn bạo. Triển khai quân đội, dùng vũ lực để uy hiếp các nước chư hầu, làm như vậy, chiến tranh khó mà tiêu diệt nổi. Tàn bạo mà không thể chấm dứt chiến tranh, như thế thiên hạ làm sao an bình được? Nước Tấn tuy chiến bại, nhưng vẫn tồn tại, ta làm sao củng cố được sự nghiệp của mình? Những việc mà chúng ta làm ngược lại nguyện vọng của nhân dân quá nhiều, làm sao có thể làm cho nhân dân an định được? Chúng ta không thể thu phục lòng người bằng cái đức, mà còn đi tranh được, hơn với chư hầu thì làm sao sống hòa mục được với các nước láng giềng? Thừa dịp người khác bị nguy khốn mà làm lợi cho mình, thừa dịp người khác loạn lạc mà giữ lấy sự bình yên cho mình, biến thành sự vinh quang của mình. Làm như vậy làm sao có thể tăng thêm của cải được? Cái đức của con nhà võ có bảy điều, chúng ta không có được một điều nào, chúng ta lấy cái gì để giáo dục con cháu? Tốt nhất là chúng ta nên tu sửa miếu thần của tiên quân nước Sở, đem việc chiến thắng nước Tấn chỉ báo cho tiên vương biết mà thôi. Chúng ta quả không có gì để nói về cái đức của nhà võ. Thánh Vương thời xưa thảo phạt những người không tuân theo lệnh vua xâm lược các nước nhỏ bé, giết họ xong dùng đất chôn lấp thi thể, coi đó là kết quả của chính pháp. Thế là xây một tòa lầu có cửa to để trưng bày tội ác của kẻ xấu, coi đó là một hình phạt, nhắc nhở người đời. Ngày nay tìm không ra nước Tấn có tội lỗi gì, hơn nữa nhân dân nước Tấn trung thành với mệnh lệnh của quốc quân họ, hy sinh cả tính mạng. Họ có tội lỗi gì cần đến việc phải xây dựng một tòa lầu có cửa to để trưng bày?”.
Quân Sở cúng tế Hà thần ở phía nam Hoàng Hà, đồng thời xây dựng miếu thần của tiên quân nước Sở, báo cáo với tổ tiên về việc chiến thắng nước Tấn.
Cuộc chiến tranh này, quả thực là bởi vì Thạch Chế, đại phu nước Trịnh đã dụ quân Sở vào thành, chuẩn bị cắt một nửa nước Trịnh dâng cho nước Sở, hy vọng nhận được sự hỗ trợ của nước Sở, ủng hộ việc lập công tử Lỗ Thần làm quốc quân nước Trịnh. Ngày 30 tháng 6, nước Trịnh giết công tử Lỗ Thần và Thạch Chế. Người quân tử bình luận về việc này có nói: “Sử Dật tùng nói: “Không nên nhân lúc người ta loạn lạc mà làm lợi mình, chính là nói những việc như thế này. Bài “tháng tư” trong tiểu nhã của Kinh thi nói: “Những năm tháng loạn lạc, nhân dân khốn khổ, đi về chốn nào mới là đất thánh? Nỗi khốn khổ của nhân dân là tội lỗi của những kẻ thừa dịp người khác loạn lạc mà vụ lợi cho mình”,
Trịnh Tương Công, Hứa Chiêu Công đến nước Sở. Mùa thu, quân Tấn trở về đến nước Tấn. Tuần Lâm Phụ vì bại trận xin chịu tội chết. Tấn Cảnh Công định chấp nhận thỉnh cầu của Tuần Lâm Phụ. Sĩ Trịnh, con vợ bé của Sĩ Hội can ngăn Tấn Cảnh Công rằng: “Không được làm như vậy. Cuộc chiến Thành Bộc năm xưa, quân Tấn thu được ba ngày lương thực của quân Sở, Văn Công còn có vẻ suy tư. Những người xung quanh Văn Công đều nói: “Có việc vui mà sắc mặt u sầu, lẽ nào việc u sầu mặt mày phải vui vẻ hay sao?” Văn Công nói: “Tử Ngọc, lệnh doãn của nước Sở vẫn còn đó, thì không thể nào không lo âu được! Một con thú bị nạn còn biết giẫy giụa lần cuối, huống chi là người chấp chính của một nước?” Mãi đến khi nước Sở giết Tử Ngọc, mọi người mới nhìn thấy Văn Công lộ vẻ phấn khởi. Văn Công nói: “Từ nay không còn ai hại ta nữa”. Cái chết của Tử Ngọc có nghĩa là nước Tấn đạt được một lần thắng lợi, còn nước Sở lại bị một lần thất bại. Từ đó nước Sở không thể nào chấn hưng được, không còn tranh quyền với các chư hầu. Lần thất bại này có lẽ là ông trời cảnh cáo nước Tấn, nếu như giết hại chủ soái Tuần Lâm Phụ cũng có nghĩa là cho thêm nước Sở một lần thắng lợi nữa. Điều đó sẽ làm cho nước Tấn mãi mãi không cường thịnh, mãi mãi không thể nào tranh giành thế mạnh với chư hầu. Lâm Phụ làm việc vì chúa công, lúc ra làm quan nghĩ phải làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ, lúc về nhà thì nghĩ đến việc làm thế nào để sửa chữa sai lầm, là một hảo hán bảo vệ nước nhà, tại sao phải giết chết ông ta? Lần thất bại này của ông ta chỉ giống như là nhật thực, nguyệt thực, tuy tạm thời mất đi ánh sáng, nhưng nào có tổn thất gì đến ánh sáng của mặt trăng, mặt trời?” Tấn Cảnh Công lệnh cho Tuần Lâm Phụ được khôi phục chức cũ.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh Tả Truyện