Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Gót Sắt
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương XXIV Cơn Ác Mộng
Đ
êm hôm trước, trên chuyến tàu "Thế kỉ hai mươi", tôi không lúc nào chợp mắt. Cũng vì thế và vì mệt cho nên tôi ngủ thiếp đi. Lần thứ nhất tôi thức giấc thì trời đã về đêm. Garthwaite không về. Tôi đã mất cái đồng hồ cho nên chẳng còn biết giờ giấc là gì nữa. Tôi nằm nhắm mắt nghe những tiếng nổ ì ầm ở đằng xa. Cảnh địa ngục khủng khiếp vẫn diễn ra. Tôi rón rén đi ra ngoài cửa hàng. Những đám cháy lớn phản chiếu trên trời khiến phố xá sáng rực lên không khác gì ban ngày. Người ta có thể đọc rõ mồn một những hàng chữ in nhỏ nhất. Tiếng lựu đạn ùng oàng và tiếng liên thanh giòn giã từ những dãy nhà xa vọng lại, và xa hơn nữa, có một loạt tiếng nổ lớn. Tôi khe khẽ trở về, nằm trên đống chăn, ngủ lại.
Lần sau tôi thức giấc, một thứ ánh sáng vàng vọt chiếu vào tận chỗ tôi nằm. Lúc đó đã là bình minh của ngày thứ hai. Tôi đi ra ngoài cửa hàng. Một bức màn khói có những tia sáng mờ nhạt xuyên qua phủ kín bầu trời. Bên kia đường, một kẻ nô lệ khốn khổ đang đi thất thểu. Anh ta tay ôm chặt lấy mạng sườn và để lại phía sau một vệt máu dài. Anh nhìn ngang, nhìn ngửa bằng đôi mắt đầy lo âu, sợ hãi. Một lần anh nhìn qua phố và nhìn thẳng vào tôi. và trên mặt anh hiện lên cái vẻ sợ sệt âm thầm của một con vật bị thương và bị săn đuổi. Anh nhìn thấy tôi nhưng giữa chúng tôi không có một sợi dây thông cảm nào, và về phía anh, ít nhất anh cũng chẳng có cảm tình gì với tôi. Anh cúi lom khom xuống và cứ thế lê chân đi. Anh không thể chờ ai giúp mình trong cái thế giới này. Anh là một kẻ nô lệ trong cuộc săn nô lệ đại quy mô, do bọn chủ đang tiến hành. Tất cả cái mà anh có thể hi vọng được, tất cả cái mà anh tìm kiếm chỉ là một cái lỗ để chui vào trốn như một con vật. Tiếng lanh canh đột ngột của một chiếc xe cứu thương đi ở tận góc phố làm anh giật mình. Xe cứu thương không phải là để cho những kẻ như anh ta. Vết đau khiến anh rú lên, và anh vội vã chạy vào nấp trong một xó cửa. Một phút sau, anh ta lại thất thểu bước đi.
Tôi quay trở lại đống chăn chờ Garthwaite một tiếng đồng hồ. Đầu tôi vẫn chưa hết nhức. Trái lại nó càng nhức thêm. Tôi phải hết sức cố gắng mới mở được mắt để nhìn những vật xung quanh. Và cứ mở mắt nhìn cái gì là tôi thấy nhức không thể tả được. Mạch máu trong óc tôi chạy giần giật. Người tôi nhược hẳn đi. Tôi lảo đảo chui qua chỗ cửa sổ bị phá, tụt xuống dưới phố. Phó thác mình cho bản năng và may rủi, tôi tìm cách trốn ra khỏi cái lò sát sinh khủng khiếp này và liền sau đó, tôi đã qua một cơn ác mộng. Những điều tôi nhớ được trong những giờ phút tiếp sau đó đúng là những điều người ta nhớ được trong một cơn ác mộng. Nhiều biến cố đã in sâu vào óc tôi, nhưng giữa những hình ảnh không phai mờ tôi bị ngất đi. Những lúc ấy có những việc gì xảy ra, tôi không biết mà cũng chẳng bao giờ tôi biết.
Tôi nhớ là đi đến góc phố, tôi vấp phải chân một người đàn ông. Đó là chân cái anh chàng khốn khổ bị săn đuổi vừa kéo lê qua nơi ẩn náu của tôi ban nãy. Tôi còn nhớ như in những bàn tay sần sùi khốn khổ của anh ta lúc anh nằm vật trên đường - những bàn tay giống chân súc vật hơn là tay người, bàn tay đầy những chai và những việc cực nhọc hàng ngày làm cho cong quẹo, không còn ra hình thù gì nữa. Lúc tôi lấy lại thăng bằng và tiếp tục bước đi, tôi nhìn vào tận mắt cái vật ấy và thấy nó vẫn còn sống. Vì đôi mắt đã mất hết trí khôn kia còn nhìn tôi và còn trông thấy tôi.
Tiếp đó là một quãng trống, thật phúc đức quá. Tôi chẳng hiểu gì nữa hết, chẳng nom thấy gì nữa hết, mà chỉ ngã xiêu vẹo chạy đi tìm một chỗ an toàn. Quang cảnh thứ hai tôi nhìn thấy trong cơn ác mộng là một đường phố im lặng như tờ, đầy xác chết. Tôi đến đấy một cách đột ngột y như một người đi ngao du đây đó chợt gặp một dòng sông chảy xiết. Có điều dòng sông trước mặt tôi không chảy. Nó đông lại trong cái chết. Mặt sông trải ra phẳng lì ngập cả đường cái, ngập cả vỉa hè, từng quãng từng quãng bị phá vỡ bởi những đống xác người to nhỏ khác nhau. Tội nghiệp đám dân của vực thẳm bị lùng ráp, những kẻ nô lệ bị săn đuổi. Họ nằm ngổn ngang như một đám thỏ California sau một trận lùa 1. Tôi nhìn lên đầu phố, rồi nhìn xuống cuối phố. Không một cử động, không một tiếng động. Những toà nhà lặng lẽ cao sừng sững nhìn xuống quang cảnh đó bằng những khoang cửa sổ giương thao láo. Và một lần, có mỗi một lần thôi, tôi thấy một cánh tay động đậy. Nó vặn vẹo, co quắp trong cơn ngắc ngoải và cùng lúc ấy một cái đầu bê bết máu ngóc dậy trông vô cùng ghê rợn, líu lưỡi lại nói với tôi một tràng dài, rồi lại gục xuống và thôi không nhúc nhích nữa.
Tôi còn nhớ một phố khác, với hai dãy nhà yên lặng ở hai bên. Tôi nhớ lại nỗi kinh hoàng nó làm cho tôi tỉnh cơn mê khi tôi nhìn thấy đám dân của vực thẳm. Lần này, đám dân đó là một dòng sông đang chảy, đang tiến về phía tôi. Nhưng rồi tôi thấy không có gì mà sợ. Dòng sông chảy chậm chạp, và từ đó vang lên những tiếng rên la, những tiếng nguyền rủa, những tiếng lải nhải của người già, những tiếng thét điên cuồng hung hãn. Trong đám này già có, trẻ có, có người yếu và người ốm, có người không nơi bấu víu và người tuyệt vọng, tóm lại những mảnh tan tác của khu lao động, trôi dạt như sau một trận đắm tàu. Khu lao động lớn ở phía nam thành phố bốc cháy đã đẩy họ đi ra ngoài để chịu cái cảnh địa ngục của những cuộc chiến đấu đường phố, và họ đi đâu, số phận họ ra sao, tôi không biết, mà cũng chẳng bao giờ ai cho tôi biết 2.
Tôi nhớ mang máng rằng tôi đã phá một cái cửa sổ và chui vào trong một cửa hàng để trốn một đám dân ô hợp bị lính càn trong phố. Một lần, một quá bom nổ ngay gần chỗ tôi, trong một phố yên tĩnh, và tôi nhìn thấy đầu phố cuối phố tịnh không thấy một bóng người. Nhưng cái này thì tôi nhớ rất rõ: tức là lúc một phát súng nổ và tôi chợt nhận ra rằng một tên lính ngồi trên ô-tô bắn vào tôi. Phát súng đó trượt. Tôi bèn hét ầm lên, và gào to mật hiệu cho nó nghe thấy. Việc tôi đi lên chiếc ô-tô ấy, tôi chỉ nhớ lờ mờ, mặc dầu có một hình ảnh rất đau đớn khắc sâu vào tâm trí tôi. Tiếng súng do tên lính ngồi cạnh tôi bắn làm tôi mở choàng hai mắt, và tôi trông thấy George Milford từ từ gục xuống hè đường. Tôi quen Milford từ hồi còn ở phố Pell. Mặc dầu Milford đã chúi xuống, tên lính vẫn bắn. Milford gập người lại làm đôi, ngã vật ra, hai tay hai chân dang rộng. Tên lính cười rộ lên và chiếc ô-tô cứ thế phóng đi.
Việc sau nữa mà tôi biết là tôi đang ngủ mê mệt thì bị một người đàn ông đi đi lại lại bên chỗ tôi nằm đánh thức dậy. Khuôn mặt người đó dài ra, hóp vào và mồ hôi chảy ròng ròng từ trên trán xuống mũi. Hai tay người đó ôm chặt lấy ngực và người đó bước đi thì máu lại rỏ xuống sàn. Người đó mặc đồng phục của bọn lính đánh thuê. Từ bên ngoài, tiếng bom nổ như thấm qua những bức tường kiên cố lọt vào. Tôi đang ở trong một toà nhà lớn và toà nhà này đang mắc đánh nhau với một toà nhà khác.
Một bác sĩ vào để băng bó cho tên lính bị thương và lúc đó tôi biết là hai giờ chiều. Tôi vẫn chưa bớt nhức đầu. Viên bác sĩ bèn ngừng tay một lát cho tôi uống thuốc an thần. Tôi nằm ngủ lại, và tỉnh dậy thấy mình ở trên nóc toà nhà lớn. Trận chiến đấu ở đây đã chấm dứt, và tôi đang xem khinh khí cầu tấn công các pháo đài. Một người đưa tay ra ôm ngang người tôi. Tôi có cảm giác rất tự nhiên rằng đó là Ernest. Tôi chỉ lấy làm lạ rằng tại sao tóc và lông mày anh lại xém đi như thế.
Thật hoàn toàn do may rủi mà chúng tôi gặp nhau trong cái thành phố khủng khiếp này. Trước đó, anh không ngờ một tí nào rằng tôi đã rời New York, và khi đi qua chỗ tôi nằm ngủ, lúc đầu, anh cũng không ngờ lại là tôi. Tôi không thấy thêm về công xã Chicago được bao nhiêu nữa. Sau khi xem khinh khí cầu tấn công, Ernest đưa tôi xuống một phòng ở giữa toà nhà. Tôi nằm đó ngủ suốt buổi chiều và đêm. Sang ngày thứ ba, tôi ở nguyên trong nhà. Đến ngày thứ tư, Ernest được bọn chỉ huy cho nghỉ phép và cấp cho một cái ô-tô. Chúng tôi bèn đi khỏi Chicago.
Tôi đã hết nhức đầu, nhưng mệt nhừ cả thể xác lẫn tinh thần. Tôi ngồi dựa lưng vào Ernest trên ô-tô, lãnh đạm nhìn bọn lính đang tìm cách cho xe chạy ra ngoài thành phố. Cuộc chiến đấu vẫn diễn ra, nhưng chỉ lẻ tẻ ở một vài nơi. Có những chỗ cả một khu phố lọt vào tay các đồng chí, nhưng những khu phố này đều bị những đơn vị rất đông, rất mạnh bao vây trong hàng trăm chiếc bẫy và không tài nào liên lạc được với nhau. Trong khi đó, bọn địch tìm mọi cách để bắt họ ra hàng. Hàng tức là chết, vì chúng có tha ai đâu! Thành thử họ chiến đấu anh dũng đến người cuối cùng 3.
Mỗi lần chúng tôi lại gần những nơi như thế, bọn lính gác đều bắt chúng tôi quay lại và đi vòng. Một lần, chỉ có mỗi một con đường để vượt hai vị trí rất mạnh của các đồng chí, và con đường này băng qua một khu đã cháy trụi nằm giữa hai vị trí đó. Ở cả hai phía, chúng tôi nghe rõ mồn một tiếng chiến tranh gào thét, giữa lúc chiếc ô-tô len lỏi qua những đống gạch vụn còn bốc khói và những bức tường xiêu vẹo. Nhiều lúc, đường đi bị những đống đổ nát cao như núi chắn ngang, và chúng tôi lại bắt buộc phải đi vòng. Chúng tôi như lạc vào trong một trận bát quái và đi rất chậm.
Khu sát sinh (khu lao động, những nhà máy, tất cả mọi thứ) chỉ còn là những đống hoang tàn lửa thiêu âm ỉ. Tít về phía bên phải, một đám khói lớn giăng kín một góc trời. Đó là thành phố của Pullman, tên lính lái xe bảo chúng tôi. Tên lính này, vào buổi chiều ngày thứ ba, đã từng lái xe đi từ đấy ra, mang theo công văn và tin tức. Theo hắn nói thì mấy trận đánh to nhất đều xảy ra ở đấy, và có nhiều phố không đi lại vì xác chết chất đầy đường.
Ô-tô chúng tôi ngật ngưỡng vòng qua một toà nhà lớn bị phá hoại nặng, để tiến vào khu sát sinh và đến đây thì bị một ngọn sóng thây người chặn lại. Ai trông thấy cũng phải tưởng đó là một ngọn sóng từ dưới biển cuộn lên. Nhìn cảnh tượng đó, chúng tôi hiểu ngay sự việc đã xảy ra. Một đám dân đen đổ xô ra góc đường đã bị liên thanh đặt ở một phố ngang quét. Chính bọn lính đã bị hại. Chắc là một quả bom đã nổ ngay giữa bọn chúng, bởi vì đám dân đen bị chặn lại cho đến khi người chết và người ngắc ngoải chồng chất lên nhau thành một ngọn sóng bạc đầu đã xô một lớp nô lệ còn sống và đầy dũng khí nhào lên phía trước như một lớp bọt biển. Lính tráng và nô lệ nằm la liệt bên nhau, xác tan như xác pháo, trùm cả lên trên đống ô-tô và súng đã biến thành sắt vụn.
Ernest nhảy vội xuống xe. Anh vừa chú ý đến một đôi vai quen thuộc khoác tấm sơ mi vải và một mái tóc bạc cũng quen quen. Lúc đó tôi không nhìn anh. Mãi đến khi anh đã lại ngồi xuống bên tôi và xe đã mở máy phóng đi. anh mới bảo: - Giám mục Morehouse đấy!
Chẳng mấy chốc chúng tôi đã ra đến vùng nông thôn xanh tươi. Tôi quay lại nhìn lần cuối bầu trời mù mịt khói. Một tiếng nổ yếu ớt và xa xôi vọng lại. Tôi úp mặt vào ngực Ernest khóc, xót xa cho sự thất bại của Cách mạng. Anh ôm chặt lấy tôi âu yếm.
- Em ạ, chúng ta chỉ thất bại lần này thôi. Không thất bại mãi đâu. Chúng ta đã học được nhiều kinh nghiệm. Ngày mai, sự nghiệp của chúng ta lại sẽ dấy lên và sẽ rất mạnh, mạnh vì khôn ngoan, vì kỉ luật.
Ô-tô chạy đến một nhà ga. Chúng tôi sẽ đáp tàu về New York. Chúng tôi đang đứng đợi ở sân ga thì có ba đoàn tàu rầm rầm chạy qua, đi về phía tây, phía Chicago. Tàu chật ních những phu phen rách rưới, đám dân của vực thẳm. - Chúng nó mộ đám nô lệ này để đến xây dựng lại Chicago, - Ernest nói. - Em có rõ không, những nô lệ ở Chicago bị giết hết rồi.
--------------------------------
1 Thời ấy dân cư thưa thớt và các loài thú sinh sôi nảy nở rất nhiều, thành một tai vạ. Ở California có tục lùa thỏ. Đến một ngày nhất định, nông dân cả một vùng hợp nhau lại càn một khu và lùa về một nơi đã chuẩn bị rào giậu từ trước hàng vạn con thỏ rừng. Thanh niên trai tráng dùng gậy tầy đập chết thỏ.
2 Khu lao động ở phía Nam cháy vì ngẫu nhiên hay vì bị đạo quân đánh thuê đốt, điều đó là một vấn đề bàn cãi, rất lâu. Nhưng đến nay người ta xác định một cách chắc chắn rằng khu lao động đó đã bị đạo quân đánh thuê đốt theo lệnh của bọn chỉ huy.
3 Nhiều toà nhà cầm cự được trên một tuần lễ và có một toà nhà cầm cự được một ngày. Mỗi toà nhà như vậy phải xung phong vào chiếm như chiếm một pháo đài. Bọn lính đánh thuê phải đánh lấy từng tầng gác. Hai bên đánh nhau chí tử, không bên nào thương xót bên nào. Trong chiến đấu, anh em cách mạng được lợi thế là ở trên cao. Những người cách mạng bị quét sạch, nhưng không phải chỉ có một bên bị tổn thất. Giai cấp vô sản đầy kiêu hãnh của thành Chicago đã tỏ ra xứng đáng với truyền thống lẫy lừng của họ. Bởi vì họ bị giết chết bao nhiêu người thì họ cũng giết lại bấy nhiêu kẻ thù.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Gót Sắt
Jack London
Gót Sắt - Jack London
https://isach.info/story.php?story=got_sat__jack_london