Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Phi Trường
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phần II 12
“… Chuyến Hai, Du thuyền vàng, đi Rome. Chuyến bay hiện đã sẵn sàng đón khách. Quý khách đã check-in xong…”
Một thông báo cho lên máy bay có ý nghĩa đa dạng tùy theo những người nghe nó. Đối với một số người, đó là một sự triệu tập thông thường, khởi đầu cho một hành trình vì công việc tẻ nhạt khác - mà nếu họ có quyền lựa chọn - họ sẽ không làm. Đối với những người khác, một thông báo chuyến bay đồng nghĩa với khởi đầu của một cuộc phiêu lưu; đối với những người khác còn lại, đó là lúc gần kết thúc chuyến hành trình trở về nhà. Đối với một số người, nó kéo theo nỗi buồn và sự chia tay; đối với những người khác, ngược lại, triển vọng của sự đoàn tụ và niềm vui. Một số người nghe thông báo chuyến bay luôn nghe chúng vì người khác. Bạn bè hoặc người thân của họ là khách du lịch; như với chính họ, tên của các điểm đến là những cái nhìn mơ hồ về những nơi xa xôi mà họ sẽ không bao giờ nhìn thấy. Một số ít thông báo chuyến bay nghe với nỗi sợ hãi; ít người nghe chúng với thái độ thờ ơ. Chúng là một tín hiệu cho thấy một quá trình khởi hành đã bắt đầu. Một chiếc máy bay đã sẵn sàng; Có thời gian để lên máy bay, nhưng không có thời gian để chậm trễ; hiếm khi máy bay chờ đợi một ai đó. Trong một thời gian ngắn nữa, máy bay sẽ đi vào môi trường không tự nhiên của con người, bầu trời; và bởi vì nó không tự nhiên nên luôn tồn tại và mãi mãi là một yếu tố của phiêu lưu và lãng mạn.
Nhưng không có gì lãng mạn về cách phát ra một thông báo chuyến bay. Nó đươc phát ra từ một chiếc máy tương tự như một hộp máy hát tự động (ở các quán rượu), nhưng thay vì bỏ tiền xu để kích hoạt nó, người ta nhấn nút nó. Các nút nhấn nằm trên bảng điều khiển trong phòng Kiểm soát Thông tin Chuyến bay - một tháp kiểm soát thu nhỏ (mỗi hãng hàng không đều có phòng K.T.C. hoặc tương đương) - nằm phía trên tầng có sảnh khởi hành. Một nữ nhân viên nhấn các nút theo trình tự thích hợp; sau đó máy móc tự động phát ra thông báo.
Hầu như tất cả các thông báo chuyến bay - ngoại trừ những trường hợp đặc biệt - đã được ghi sẵn trên băng từ. Mặc dù, nghe bằng tai, mỗi thông báo chính nó dường như hoàn chỉnh, nhưng thực ra không phải, vì nó bao gồm ba bản ghi âm riêng biệt. Bản ghi đầu tiên có tên hãng hàng không và số chuyến bay; bản thứ hai mô tả tình huống, chuẩn bị, hoặc cho lên máy bay, hoặc thông báo cuối cùng; bản ghi thứ ba chỉ định số cổng khởi hành và sảnh khởi hành. Vì ba bản ghi âm nối tiếp nhau mà không dừng lại, nên chúng vang lên liên tục - đúng như dự định.
Những người không thích “sự tự động hóa gần như con người” đôi khi thấy được khích lệ khi máy thông báo chuyến bay bị hỏng. Đôi khi, một phần của máy móc sẽ bị kẹt, kết quả là hành khách của nửa tá chuyến bay bị chuyển hướng đến cùng một cổng. Kết quả thất bại đó, liên quan đến cả nghìn hành khách bối rối, thiếu kiên nhẫn, hoặc nhiều hơn, là cơn ác mộng của nhân viên hàng không.
Tối nay, máy tự động thông báo của Chuyến Hai làm việc trơn tru.
“… Quý khách đã check-in xong xin mời tiếp tục đến cổng bốn mươi bảy, sảnh Xanh D”.
* * *
Lúc này, hàng nghìn người trong nhà ga đã nghe thông báo về Chuyến Hai. Một số người nghe quan tâm nhiều hơn những người khác. Một số ít chưa quan tâm, nhưng rồi sẽ quan tâm trước khi đêm nay qua đi.
Hơn một trăm năm mươi hành khách của Chuyến Hai đã nghe thông báo. Những người đã check-in xong, nhưng chưa đến cổng bốn mươi bảy thì vội vã đi về phía đó, một vài người mới đến gần đây vẫn đang rũ tuyết bám trên quần áo.
* * *
Tiếp viên trưởng Gwen Meighen đang đứng trước một gia đình có con nhỏ khi thông báo vang vọng trong hành lang xếp dẫn đến cửa máy bay. Cô đã sử dụng điện thoại nội bộ của máy bay để thông báo cho Cơ trưởng Anson Harris, và chuẩn bị đón một làn sóng hành khách sắp ùa tới trong vài phút nữa. Vượt lên trước đám hành khách, Cơ trưởng Vernon Demerest vội vã bước vào, đóng cửa khoang lái phía sau anh ta.
Anson Harris, làm việc với phi công thứ hai Cy Jordan, đã bắt đầu quá trình kiểm tra trước khi cất cánh.
“Được rồi”, Demerest nói. Anh ta trượt vào chiếc ghế bên phải của phi công thứ nhất, và lấy bảng liệt kê danh sách kiểm tra. Jordan trở lại chỗ ngồi thường xuyên của mình sau hai người kia.
* * *
Mel Bakersfeld vẫn đang trong sảnh trung tâm, đã nghe thông báo và nhớ rằng Du thuyền vàng là chuyến bay của Vernon Demerest. Mel thực sự hối tiếc vì một lần nữa một cơ hội để chấm dứt, hoặc thậm chí giảm bớt sự thù địch giữa ông và em rể đã kết thúc trong thất bại. Bây giờ, mối quan hệ cá nhân của họ là - nếu có thể coi đó là quan hệ - còn tồi tệ hơn trước. Mel tự hỏi bao nhiêu tội lỗi là của riêng mình; một số, chắc chắn, bởi vì Vernon dường như có sở trường tìm ra điều tồi tệ nhất ở Mel, nhưng Mel thành thật tin rằng hầu hết các cuộc cãi vã của họ là do Vernon tạo ra. Một phần của rắc rối là do Vernon tự cảm thấy mình là một nhân vật siêu đẳng, và bực bội khi những người khác không nhận ra thế. Rất nhiều phi công mà Mel biết - đặc biệt là các cơ trưởng - cũng tự cảm thấy như vậy.
Mel vẫn giận sôi khi nhớ đến Vernon, sau cuộc họp Hội đồng quản trị sân bay, đã khẳng định rằng những người như Mel là người “bị buộc chặt trên mặt đất, bị trói vào bàn giấy, với tâm trí của chim cánh cụt”. Làm như điều khiển một chiếc máy bay, Mel nghĩ, là công việc gì đó quá đặc biệt so với các nghề nghiệp khác!
Cũng như vậy, Mel ước rằng ông lại là một phi công trong vài giờ đêm nay, và chuẩn bị rời đi - như Vernon đang rời đi - trên chuyến bay tới Rome. Ông nhớ những gì Vernon đã nói về việc tận hưởng ánh nắng mặt trời nước Ý vào ngày mai. Mel có thể làm một chút trong số đó, ít hơn một chút, vào lúc này, về hậu cần cho ngành hàng không trên mặt đất. Đêm nay, sự ràng buộc khó chịu của mặt đất dường như sớm hơn bình thường.
* * *
Trung úy cảnh sát Ned Ordway, người đã gặp Mel Bakersfeld vài phút trước đó, đã nghe thông báo về Chuyến Hai qua cánh cửa mở của văn phòng an ninh nhỏ ngay ngoài sảnh chính. Ordway ở trong văn phòng đang nhận báo cáo qua điện thoại từ trung sĩ trực của anh ta tại trụ sở cảnh sát sân bay. Theo một tin nhắn radio từ một chiếc xe tuần tra, một dòng xe ô tô tư nhân đông đảo, chật ních người, đang đi vào bãi đậu xe, khiến bãi để xe không thể chứa được nữa. Cuộc điều tra cho biết rằng hầu hết những người ngồi trong xe hơi đều đến từ cộng đồng Meadowood - thành viên của cuộc biểu tình chống tiếng ồn mà Trung úy Ordway đã nghe nói. Theo lệnh của trung úy, trung sĩ trực nói, quân tăng cường của cảnh sát đang trên đường đến nhà ga.
* * *
Cách Trung úy Ordway vài trăm feet, trong khu vực chờ của hành khách, bà già nhỏ bé ở San Diego, bà Ada Quonsett, dừng cuộc trò chuyện với nhân viên Peter Coakley của Trans America, trong khi cả hai lắng nghe thông báo về Chuyến Hai.
Họ ngồi cạnh nhau, trên một trong những chiếc ghế dài bọc da màu đen. Bà Quonsett đã mô tả những đức tính của người chồng quá cố của mình theo cùng một kiểu cách mà Nữ hoàng Victoria đã sử dụng khi nói về Hoàng tử Albert. “Một người đáng yêu như vậy, rất thông minh và đẹp trai. Ông ấy sẽ đến với bà ở kiếp sau, nhưng bà tưởng tượng, lúc ông ấy còn trẻ, ông ấy chắc hẳn rất giống con”.
Peter Coakley cười ngây ngô, như anh ta đã làm thường xuyên suốt một giờ rưỡi qua. Từ khi rời khỏi Tanya Livingston, với những chỉ dẫn phải ở lại với bà già lậu vé cho đến khi chuyến bay trở về Los Angeles của bà ta khởi hành, cuộc nói chuyện của họ chủ yếu là cuộc độc thoại của bà Quonsett, trong đó Peter Coakley được so sánh thường xuyên và phỉnh nịnh với ông già Herbert Quonsett quá cố. Đó là một chủ đề làm Peter trở nên mệt mỏi. Anh ta không hề ngờ rằng đó là những gì bà lão Ada Quonsett chủ tâm làm một cách khéo léo.
Thỉnh thoảng Peter Coakley lại lén lút ngáp; đây không phải là công việc anh từng mong đợi khi trở thành nhân viên phục vụ hành khách của Trans America. Anh ta cảm thấy mình hết sức ngu ngốc, ngồi ở đây trong bộ đồng phục, đóng vai một y tá khô khan cho một bà già vô hại, vô vị, người có thể là bà cố của anh ta. Anh ta hy vọng nhiệm vụ này sẽ sớm kết thúc. Thật là xui xẻo khi chuyến bay của bà Quonsett tới Los Angeles, giống như hầu hết những chuyến bay khác tối nay, đã bị trì hoãn bởi cơn bão; nếu không thì bà già đã lên trời cách đây một giờ. Anh ta hy vọng rằng chuyến bay đến L.A sẽ sớm được thông báo. Ngay lúc đó, thông báo về Chuyến Hai, đã được chào đón, làm cho câu chuyện của bà Quonsett tạm dừng, thay đổi, anh ta được nghỉ ngơi ngắn ngủi.
Anh chàng Peter Coakley trẻ tuổi đã quên mất những lời cảnh báo của Tanya: “Hãy nhớ rằng... bà ta có đủ mọi mánh khóe”.
“Thích thật!" Bà Quonsett nói khi thông báo kết thúc. “Một chuyến bay đến Rome! Một sân bay thật thú vị, con có nghĩ thế không, nhất là đối với một người trẻ, thông minh như con? Bây giờ có một nơi - Rome - mà ông lão thân yêu quá cố của bà lúc nào cũng. mơ có ngày đưa bà đến thăm”. Bà ta chắp hai tay, nắm khéo léo một chiếc khăn tay và thở dài. “Bà và ông ấy chưa kịp bay đến đó”.
Trong khi ba hoa, tâm trí của bà Ada Quonsett vẫn đang tích tắc như một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ thứ thiệt. Điều bà ta muốn là thoát khỏi đứa trẻ mặc đồng phục người lớn này. Mặc dù anh ta trở nên buồn chán, nhưng buồn chán là không đủ; anh ta vẫn còn đây. Những gì bà ta phải làm là phát triển một tình huống trong đó sự nhàm chán sẽ trở thành bất cẩn. Nhưng cần phải thật nhanh.
Bà Quonsett đã không quên mục tiêu ban đầu của mình - đi lậu trên chuyến bay tới New York. Bà ta đã lắng nghe cẩn thận các thông báo khởi hành tới New York, và năm chuyến bay của nhiều hãng hàng không đã được gọi. Nhưng không có bất kỳ lúc nào, không có bất kỳ cơ hội hợp lý nào để tránh xa người giám hộ trẻ tuổi của bà ta mà không bị chú ý. Bây giờ, bà ta không có cách nào để biết liệu sẽ có một chuyến khởi hành khác đến New York hay không, trước chuyến bay Trans America đến Los Angeles - chuyến bay mà bà bắt buộc phải đi, mà không muốn.
Bất cứ nơi đâu, bà Quonsett ngẫm nghĩ, vẫn tốt hơn là quay trở lại Los Angeles tối nay. Đi đâu cũng được! Thậm chí... một ý nghĩ bất chợt lóe lên trong óc bà ta... thậm chí là lên chuyến bay đi Rome.
Bà do dự. Tại sao không chứ? Tối nay bà ta đã nói rất nhiều điều về Herbert không đúng sự thật, nhưng sự thật là họ đã từng xem một số bưu thiếp hình ảnh của Rome cùng nhau... Nếu bà ta không đi xa hơn sân bay Rome, ít nhất bà ta cũng sẽ đến đó; sẽ có chuyện để kể với Blanche khi cuối cùng bà ta tìm cách đến được New York. Chỉ cần như vậy là đủ thỏa mãn, nó sẽ nhổ vào mắt con nhân viên đầu đỏ chó má đó... Nhưng liệu bà ta có thể lo liệu được không? Và số cổng họ vừa gọi là gì? Không phải là... cổng bốn mươi bảy ở sảnh Xanh “D” đó sao? Vâng, bà ta chắc chắn như vậy.
Dĩ nhiên, chuyến bay có thể đầy, không còn chỗ cho người lậu vé hay bất kỳ ai khác, nhưng đó luôn là một cơ hội để nắm lấy. Sau đó, bà ta cho rằng vì là một chuyến bay đến Ý, mọi người cần passport để lên máy bay; bà ta sẽ phải nghĩ xem nên đối phó thế nào. Và ngay bây giờ, nếu có thông báo một chuyến bay đi New York thì sao...
Cái chính là không chỉ ngồi bó tay ở đây, mà phải làm một cái gì đó.
Bà Quonsett chợt run lên yếu ớt, hai tay ôm cổ. “Ôi con ơi!” bà ta kêu lên. “Ôi con ơi!” Những ngón bàn tay phải bà ta di chuyển, run run nắm chiếc cổ cao của cái áo cổ lỗ. Bà ta chụp chiếc khăn tay ren vào miệng và phát ra tiếng rên khe khẽ, yếu ớt.
Một cái nhìn báo động xuất hiện trên khuôn mặt của cậu nhân viên trẻ. “Cái gì vậy, bà Quonsett? Có chuyện gì hay sao?"
Đôi mắt bà ta nhắm nghiền, rồi mở ra; bà ta thở hổn hển “Bà xin lỗi. Bà sợ rằng bà cảm thấy không khỏe”.
Peter Coakley lo lắng hỏi, “Bà có muốn giúp đỡ gì không? Gọi một bác sĩ nhé?"
“Bà không muốn làm phiền ai cả”.
“Bà sẽ không…”
“Không”. Bà Quonsett lắc đầu yếu ớt. “Bà nghĩ bà chỉ cần vào phòng vệ sinh nữ. Bà hy vọng sẽ khỏe thôi”.
Cậu nhân viên kiểm soát vé trẻ hoài nghỉ. Anh ta không muốn bà già chết trên tay anh ta, mặc dù nhìn bà ta sắp sửa như vậy lắm. Anh ta hỏi lo lắng, “Bà có chắc không?”
“Có, khá chắc chắn”. Bà Quonsett quyết định rằng bà ta không muốn thu hút sự chú ý ở đây, không phải trong sảnh chính của nhà ga. Có quá nhiều người gần đó theo dõi. “Hãy giúp bà ngồi dậy... Cảm ơn con... bây giờ, nếu con đưa tay cho bà... Bà cho rằng phòng vệ sinh nữ ở đằng kia”. Trên đường đi, bà ta phát ra một vài tiếng rên rỉ nho nhỏ, làm cho Peter Coakley lộ những ánh mắt lo lắng. Bà ta trấn an anh ta, “Trước đây bà đã có lần không khỏe như thế này. Bà chắc rằng bà sẽ sớm đi lại tốt hơn”.
Trước cửa phòng vệ sinh nữ, bà ta thả tay anh chàng Coakley trẻ ra. “Con rất tốt bụng với bà già. Rất nhiều người trẻ ngày nay... Ôi, con ơi!...” Bà ta tự cảnh cáo mình: thế là đủ rồi; bà ta phải cẩn thận để không làm quá. “Con sẽ đợi bà ở đây chứ? Con sẽ không bỏ đi chứ?”
“Không, không, cháu sẽ không đi đâu cả”.
“Cảm ơn con”. Bà ta mở cửa và biến vào trong.
Có hai hoặc ba mươi phụ nữ bên trong; mọi thứ ở sân bay đều bận rộn tối nay, bà Quonsett nghĩ, kể cả phòng vệ sinh. Bây giờ bà ta cần tìm một đồng minh. Bà ta nhìn kỹ khu vực này trước khi chọn một phụ nữ trẻ tuổi giống như thư ký trong bộ đồ màu be, người dường như có vẻ không vội vã. Bà Quonsett chận cô ấy lại.
“Xin lỗi, bà cảm thấy không khỏe. Bà tự hỏi không biết con có giúp bà không”. Bà lão nhỏ bé ở San Diego ôm ngực, nhắm mắt lại và rồi mở ra, như bà ta đã làm với Peter Coakley.
Người phụ nữ trẻ quan tâm ngay lập tức. “Tất nhiên tôi sẽ giúp. Bà có muốn tôi đưa bà...”
“Không... Làm ơn…” Bà Quonsett dựa vào chậu rửa mặt, dường như để đứng cho vững. “Tất cả bà muốn là gửi một tin nhắn. Có một chàng trai trẻ ngoài cửa mặc đồng phục hàng không - Trans America. Tên anh ấy là Coakley. Hãy nói với anh ấy... vâng, bây giờ tôi muốn anh ấy đi gọi bác sĩ giùm”.
“Tôi sẽ đi gọi anh ấy. “Bà có ổn cho đến khi tôi quay trở lại không?”
Bà Quonsett gật đầu. “Vâng, cảm ơn. Nhưng con sẽ quay lại... và nói cho bà biết có tìm thấy anh ta không nhé”.
“Dĩ nhiên rồi”.
Trong chưa đầy một phút, người phụ nữ trẻ đã quay trở lại. “Anh ấy đi gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Bây giờ, tôi nghĩ bà nên nghỉ ngơi. Tại sao bà không...”
Bà Quonsett ngừng dựa vào bồn rửa mặt ngay. “Con nói nghĩa là anh ấy đã đi rồi à?”
“Anh ấy đi ngay lập tức”.
Bây giờ tất cả những gì bà ta phải làm, bà Quonsett nghĩ, là thoát khỏi người phụ nữ này. Bà ta nhắm mắt lại và mở mắt ra. “Bà biết rằng đã làm phiền rất nhiều... Con rất tốt... nhưng con gái bà đang đợi bà ở cửa chính, gần chỗ hãng United AirLines.
“Bà muốn tôi gọi chị ấy cho bà? Đưa chị ấy đến đây phải không?”
Bà Quonsett đưa chiếc khăn tay lên môi. “Bà rất biết ơn, mặc dù thực sự đã lạm dụng lòng tốt của con quá”.
“Tôi chắc chắn rằng bà sẽ giúp cho tôi rất nhiều nếu tôi bị như vậy. Làm sao tôi nhận ra con gái bà?”
“Nó mặc một chiếc áo khoác dài màu hoa cà và một chiếc mũ nhỏ màu trắng có hoa màu vàng. Nó dắt một con chó nhỏ - một con chó xù của Pháp”.
Người phụ nữ có vẻ là thư ký mỉm cười. “Như vậy dễ dàng thôi. Tôi sẽ không đi lâu”.
“Con thật tốt quá”.
Bà Ada Quonsett chỉ đợi một hoặc hai phút sau khi người phụ nữ đi khỏi. Bà Quonsett hy vọng người giúp việc tạm thời của mình sẽ không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm một nhân vật tưởng tượng trong chiếc áo khoác màu hoa cà, đi kèm với một chú chó xù Pháp không tồn tại.
Mỉm cười hài lòng, bà lão nhỏ bé ở San Diego rời khỏi phòng vệ sinh, bước đi lảo đảo. Không ai giữ bà ta lại khi bà ta rời đi và mất hút vào đám đông ồn ào hối hả trong nhà ga.
Bây giờ, bà ta nghĩ, con đường nào để đến sảnh Xanh “D”, và cổng bốn mươi bảy đây?
* * *
Đối với Tanya Livingston, thông báo Chuyến Hai giống như một sự thay đổi bảng điểm khi có một cú ghi bàn bằng đầu ăn bốn điểm trong một trận bóng. Vào lúc này Trans America có bốn chuyến bay trong các giai đoạn khởi hành khác nhau; Với tư cách là nhân viên quan hệ khách hàng, Tanya đã liên hệ với tất cả bốn chuyến. Đồng thời, cô vừa trải qua một chuyện khó chịu với một hành khách bay đến từ thành phố Kansas.
Vị khách hung hăng, nói liên thanh, phàn nàn rằng chiếc vali du lịch bằng da của vợ ông ta, đã xuất hiện trên băng chuyền với một vết rách ở bên hông, đã bị hỏng do xử lý bất cẩn. Tanya không tin ông ta - vết rách trông đã cũ - nhưng như Trans America và các hãng hàng không khác luôn làm vậy, cô đề nghị giải quyết yêu cầu bồi thường ngay tại chỗ, bằng tiền mặt. Nhưng khó là không thể thỏa thuận được số tiền mà hai bên đều chấp nhận được. Tanya đề nghị ba mươi lăm dollar, mà cô coi là nhiều hơn giá trị của chiếc vali; vị khách đòi bốn mươi lăm. Cuối cùng họ đồng ý ở mức bốn mươi dollar, và người khiếu nại không ngờ là nhân viên quan hệ khách hàng có quyền đền bù đến sáu mươi dollar để thoát khỏi yêu cầu phiền toái. Ngay cả khi nghi ngờ gian lận, các hãng hàng không thấy thanh toán nhanh hơn sẽ rẻ hơn so với việc tranh chấp kéo dài. Về nguyên tắc, các nhân viên kiểm soát vé được yêu cầu lưu ý các vali bị hư hỏng khi check-in, nhưng hiếm khi làm được; kết quả là hành khách biết tranh cãi đôi khi thay được hành lý bị cũ mòn theo cách đó.
Mặc dù tiền không phải là của riêng cô, Tanya luôn ghét phải trả tiền, theo ý kiến của cô, hãng hàng không đã bị gian lận.
Bây giờ, cô chuyển sự chú ý của mình sang giúp ổn định sự lộn xộn của Chuyến Hai, một số người vẫn đang đến. May mắn thay, xe buýt với hành khách check-in ở trung tâm thành phố đã đến trước đó vài phút và hầu hết hành khách của nó giờ đã di chuyển đến sảnh Xanh “D”, cổng bốn mươi bảy. Trong một hoặc hai phút, Tanya quyết định sẽ tự mình đến cổng bốn mươi bảy, phòng trường hợp có bất kỳ vấn đề nào của hành khách vào phút cuối khi lên máy bay.
* * *
D.O. Guerrero nghe thông báo về Chuyến Hai trong khi xếp hàng tại quầy bảo hiểm trong sảnh trung tâm của nhà ga.
Đó là Guerrero, có vẻ vội vã và lo lắng, người mà cơ trưởng Vernon Demerest đã nhìn thấy lúc nãy, mang theo chiếc cặp ngoại giao nhỏ chứa quả bom.
Guerrero đi thẳng từ xe buýt đến quầy bảo hiểm, nơi y đứng hàng thứ năm. Hai người ở đầu hàng đang được xử lý bởi một cặp nhân viên nữ làm việc chậm chạp phát điên. Một trong hai nhân viên - một cô gái tóc vàng ngực to trong chiếc áo cổ khoét sâu - đang có một cuộc trò chuyện kéo dài với khách hàng hiện tại của mình, một phụ nữ trung niên. Người nhân viên rõ ràng gợi ý rằng người phụ nữ nên mua một mức bảo hiểm cao hơn so với yêu cầu; còn người phụ nữ phân vân lưỡng lự. Rõ ràng, sẽ mất ít nhất hai mươi phút để Guerrero đến được đầu hàng, nhưng lúc đó Chuyến Hai có thể sẽ bay đi mất. Vậy mà y phải mua cho được bảo hiểm và y phải lên cho được máy bay.
Thông báo nói rằng Chuyến Hay đang được cho lên máy bay ở cổng bốn mươi bảy. Guerrero nên ở đó ngay bây giờ. Y cảm thấy mình run rẩy. Bàn tay y dính chặt vào tay cầm chiếc cặp ngoại giao. Y kiểm tra lại đồng hồ một lần nữa, lần thứ hai mươi, so sánh nó với đồng hồ trong nhà ga. Sáu phút đã trôi qua kể từ khi có thông báo về Chuyến Hai. Thông báo cuối cùng... cửa máy bay đóng lại... có thể đến bất cứ lúc nào. Y sẽ phải làm một cái gì đó.
D.O. Guerrero chen mạnh về phía đầu hàng. Y đã không còn quan tâm đến việc bị chú ý, hoặc xúc phạm ai đó. Một ông phản đối, “Ê, ông bạn, chúng tôi cũng đang chờ đợi đây”. Guerrero bỏ qua ông ta. Y nói với cô gái tóc vàng ngực to. “Xin vui lòng... chuyến bay của tôi đã gọi - chuyến đi Rome. Tôi cần mua bảo hiểm. Tôi không thể đợi được”.
Người đàn ông vừa phản đối, xen vào, “Thế thì cứ đi, khỏi bảo hiểm. Lần sau đến sớm mà mua”.
Guerrero rất muốn vặn lại: Sẽ không còn lần nào nữa. Thay vì vậy, y lại cầu xin cô gái tóc vàng. “Xin vui lòng!”
Trước sự ngạc nhiên của y, cô ta mỉm cười ấm áp; y tưởng sẽ bị từ chối. “Ông đã nói đi Rome ạ?”
“Vâng, phải. Người ta đã thông báo cho lên máy bay”.
“Tôi biết”. Cô ta lại cười. “Chuyến Hai của Trans America. Còn được gọi là Du thuyền vàng”.
Mặc cho sự lo lắng, y nhận ra rằng cô gái có giọng châu Âu gợi cảm, có lẽ là giọng Hungary.
D.O. Guerrero cố trấn tĩnh để nói bình thản. "Đúng thế".
Cô gái chuyển nụ cười sang những người khác đang đợi. “Quý ông này thực sự không có nhiều thời gian. Tôi chắc các ông bà sẽ không phiền nếu tôi phục vụ ông ấy trước”.
Quá nhiều điều đã xảy ra tối nay đến nỗi y khó có thể tin vào sự vận may của mình. Có vài tiếng càu nhàu lẩm bẩm trong dòng người chờ đợi, nhưng người đàn ông đã phản đối vẫn im lặng cho đến bây giờ.
Cô gái lấy ra một mẫu phiếu bảo hiểm. Cô cười rạng rỡ với người phụ nữ mà cô sẽ tiếp sau đó. “Việc này chỉ mất một chút thời gian”. Rồi cô quay sang cười với D.O. Guerrero.
Lần đầu tiên y nhận ra nụ cười có hiệu quả đến mức nào, và lý do không có sự phản đối thực sự nào của những người khác. Khi cô gái nhìn thẳng y, Guerrero - người hiếm khi bị ảnh hưởng bởi phụ nữ - có cảm giác y sắp tan chảy. Cô ta cũng có bộ ngực lớn nhất y chưa từng thấy bao giờ.
“Tên tôi tên là Bunnie”, cô gái nói bằng giọng châu Âu. “Còn tên của ông?” Bút bi của cô đã sẵn sàng.
* * *
Là một nhân viên bán bảo hiểm chuyến bay trong sân bay, Bunnie Vorobioff có thành công đáng kể.
Cô ta đã đến Hoa Kỳ, không phải từ Hungary như D.O. Guerrero đoán, mà từ Glauchau ở phần phía nam của Đông Đức. Bunnie (lúc đó là Gretchen Vorobioff, cô gái giản dị, ngực phẳng lì, con của một quan chức cộng sản nhỏ và bản thân là một người cộng sản trẻ) đã vượt qua bức tường Berlin vào ban đêm với hai người bạn đồng hành nam. Các nam thanh niên bị bắt gặp bởi đèn pha, bị bắn và giết; xác của họ bị treo công khai trong hai mươi bốn giờ trên dây thép gai. Bunnie tránh được đèn pha, súng đạn và sống sót, sống sót dường như là một bản năng đến với cô một cách tự nhiên.
Sau đó, khi trở thành một người nhập cư Hoa Kỳ ở tuổi hai mươi mốt, cô đã tận hưởng sự tự do của Mỹ và những điều tốt đẹp của nó với sự nhiệt tình như của một người mới cải đạo. Cô đã làm việc chăm chỉ trong một bệnh viện, ở đó cô đã được đào tạo, và làm việc như một cô phục vụ bàn vào buổi tối. Trong thời gian còn lại, cô bằng cách nhồi nhét nào đó đã học được một khóa học tiếng Anh của trung tâm Berlitz. Cô cũng tìm cách ngủ - thỉnh thoảng rồi thường xuyên hơn - với các thực tập sinh từ bệnh viện. Các thực tập sinh đã trả ơn các ân huệ tình dục của Gretchen bằng cách giới thiệu cô với việc bơm vú bằng silicon, bắt đầu tình cờ và kết thúc bằng một thử nghiệm vui vẻ của nhóm để xem bộ ngực của cô sẽ lớn đến mức nào. May mắn thay, trước khi chúng trở nên hơn cả khổng lồ, cô đã thực hiện một quyền tự do mới được tìm thấy bằng cách bỏ công việc ở bệnh viện của mình để tìm một công việc có nhiều tiền hơn. Một nơi nào đó trên đường, cô được đưa đến Washington D.C., và tham quan Nhà Trắng, Nhà Quốc hội và Câu lạc bộ Playboy. Sau cùng, Gretchen tiếp tục Mỹ hóa bản thân bằng cách đổi tên là Bunnie.
Bây giờ, sau một năm rưỡi, Bunnie Vorobioff đã hoàn toàn bị đồng hóa. Cô đã ở trong một lớp học nhảy múa Arthur Murray, Câu lạc bộ Blue Cross and Columbia Record, có tài khoản tính phí tại Carson Pirie Scott, đã đăng ký mua Reader's Digest và TV Guide, giờ đang mua Bách khoa Toàn thư Thế giới, sở hữu một bộ tóc giả và một chiếc Volkswagen, sưu tập tem, và ủng hộ thuốc ngừa thai.
Bunnie cũng yêu thích các cuộc thi bất kể loại nào, đặc biệt là những cuộc thi có hy vọng về phần thưởng vật chất. Theo hướng này, một lý do cô thích công việc hiện tại của mình hơn bất kỳ công việc nào khác mà cô có từ trước đến nay, đó là theo định kỳ, công ty bảo hiểm của cô tổ chức các cuộc thi bán hàng cho nhân viên của mình, với giải thưởng là một món hàng nào đó. Bây giờ một cuộc thi như vậy đang được tiến hành, và sẽ kết thúc tối nay.
Cuộc thi là lý do tại sao Bunnie đã đối xử rất dễ chịu khi D.O. Guerrero nói rằng y đang trên đường đến Rome. Tại thời điểm này, Bunnie cần thêm bốn mươi điểm để giành được mục tiêu của mình trong cuộc thi bán hàng hiện tại - một bàn chải đánh răng điện. Trong thời gian tối nay, cô đã tuyệt vọng vì không thể hoàn thành tổng số điểm của mình trước thời hạn, vì các mức bảo hiểm mà cô đã bán ngày nay chủ yếu cho các chuyến bay nội địa; những sản phẩm này có phí bảo hiểm thấp hơn và kiếm được ít điểm thi hơn. Tuy nhiên, nếu bán được cho một chuyến bay ra nước ngoài ở mức bảo hiểm tối đa, cô sẽ kiếm được hai mươi lăm điểm cuộc thi, phần còn lại dễ dàng trong tầm tay. Câu hỏi đặt ra là: hành khách đi Rome này muốn một mức bảo hiểm cao bao nhiêu và, giả sử nó thấp hơn mức tối đa, Bunnie Vorobioff có thể thuyết phục để bán cho ông ta cao hơn không?
Thông thường cô có thể làm được. Bunnie chỉ cần nở nụ cười gợi cảm nhất của cô, thứ mà cô đã học được để sử dụng như cái lò sưởi ấm tức thì, dựa sát vào khách hàng để bộ ngực của cô làm anh ta bối rối, sau đó nói rằng sẽ có thêm bao nhiêu lợi ích cho một khoản tiền nhỏ thêm vào. Trong hầu hết trường hợp các mánh khóe đều thành công và là lý do cho sự thành công của Bunnie khi làm nhân viên bán bảo hiểm.
Khi D.O. Guerrero đánh vần xong tên của y, cô hỏi, “Ông đang quan tâm đến loại bảo hiểm gì, thưa ông?”
Guerrero nuốt nước bọt. “Bảo hiểm tính mạng - bảy mươi lăm nghìn dollar”.
Bây giờ khi y đã nói ra điều đó, miệng y khô khốc. Y có một nỗi sợ hãi bất ngờ rằng những lời nói của y đã cảnh báo mọi người trong hàng; mắt họ nhìn vào lưng y mà chán ghét. Toàn thân y run rẩy; y chắc chắn nó sẽ bị chú ý. Để che đậy, y châm một điếu thuốc, nhưng tay y run rẩy đến mức y gặp khó khăn khi châm diêm vào thuốc lá. May mắn thay, cô gái, với cây bút của mình lơ lửng trên mục nhập chính “Tổng số tiền”, không để ý nhận ra.
Bunnie nói, “Vậy phải trả phí là hai dollar và năm mươi xu”.
“Cái gì?... À, vâng”. Guerrero xoay sở để châm điếu thuốc, sau đó bỏ que diêm. Y thò tay vào túi để lấy một số tiền nhỏ mà y còn lại.
“Nhưng đó là một mức bảo hiểm quá nhỏ”. Bunnie Vorobioff vẫn chưa ghi vào mục nhập chính. Bây giờ cô nghiêng người về phía trước, đưa bộ ngực của mình đến gần khách hàng hơn. Cô có thể thấy y nhìn xuống chúng mê hoặc; đàn ông luôn như thế. Đôi lúc cô còn cảm thấy họ muốn đưa tay ra và vuốt ve. Dù vậy, không phải là ông này.
“Quá nhỏ sao?” Lời của Guerrero có vẻ khó xử, dừng lại. “Tôi nghĩ... đó là mức lớn nhất rồi”.
Ngay cả với Bunnie, sự lo lắng của người đàn ông giờ đã rõ ràng. Nhưng cô cho rằng đó là vì ông ta đang gấp rút. Cô hướng một nụ cười rạng ngời qua quầy.
“Ôi không, thưa ông; ông có thể mua mức bảo hiểm ba trăm nghìn dollar. Hầu hết mọi người làm thế, và chỉ với mười dollar phí. Thực sự, nó không phải là nhiều với tất cả sự bảo vệ đó, phải không?” Cô vẫn giữ nụ cười. Câu trả lời có thể có nghĩa là sự khác biệt của gần hai mươi điểm thi; cô có thể giành được cái bàn chải đánh răng điện hay không.
“Cô đã bảo là… mười dollar phải không?”
“Đúng thế - cho ba trăm nghìn dollar”.
D.O. Guerrero nghĩ: Y chưa biết điều đó. Tất cả là vì y đã tin rằng bảy mươi lăm nghìn dollar là giới hạn trên cùng cho mức bảo hiểm mua tại sân bay cho một chuyến bay ra nước ngoài. Y đã lấy được thông tin đó từ một phiếu đăng ký bảo hiểm nhặt được, một hoặc hai tháng trước, tại một sân bay khác. Bây giờ y mới nhớ ra - phiếu đăng ký bảo hiểm trước đó lấy từ một máy bán bảo hiểm tự động. Y không nghĩ ra rằng mức bảo hiểm mua tại quầy có thể cao hơn nhiều.
Ba trăm nghìn dollar!
“Đúng rồi”, y hăng hái nói. “Làm ơn… vâng”.
Bunnie cười rạng rỡ. “Mức cao nhất, phải không, ông Guerrero?”
Y chuẩn bị gật đầu đồng ý thì sự trớ trêu tột đỉnh lại xảy ra với y. Y nhớ ra có lẽ y không có tới mười dollar. Y bảo Bunnie, “Cô ơi... đợi đã!” và bắt đầu tìm kiếm túi quần túi áo của mình, rút ra bất cứ khoản tiền nào y có thể tìm thấy.
Những người xếp hàng phía sau đang trở nên sốt ruột. Người đàn ông đã phản đối Guerrero lúc nãy, giờ phản đối Bunnie, “Cô nói rằng anh ta chỉ mất một phút!”
Guerrero tìm được tất cả bốn dollar và bảy mươi xu.
Hai đêm trước, khi D.O. Guerrero và Inez gom số tiền còn lại cuối cùng của họ, D.O. đã lấy tám dollar, cộng với số tiền xu lẻ nhỏ của mình. Sau khi cầm đồ chiếc nhẫn của Inez và thanh toán trước vé máy bay Trans America, đã có một vài dollar còn lại; y không chắc có bao nhiêu, nhưng kể từ đó y đã trả tiền các bữa ăn, vé tàu điện ngầm, xe buýt sân bay... Y biết rằng y sẽ cần hai dollar rưỡi cho bảo hiểm chuyến bay, và đã giữ nó cẩn thận trong một túi riêng. Còn ngoài ra, y không bận tâm, biết rằng một khi đã lên Chuyến Hai, tiền sẽ không còn được sử dụng nữa.
“Nếu không có tiền mặt”, Bunnie Vorobioff nói, “Ông có thể trả bằng séc cũng được”.
“Tôi để cuốn sổ séc ở nhà”. Đó là một lời nói dối; có séc trong túi y. Nhưng nếu y viết một tấm séc, nó sẽ bị trả lại và làm mất hiệu lực bảo hiểm.
Bunnie vẫn kiên trì, “Thế tiền Ý của ông thì sao, ông Guerrero? Tôi có thể nhận tiền lire và đổi cho ông theo tỷ giá hiện hành”.
Guerrero Ấp tủng
Y ấp úng, “Tôi không có tiền Ý”, rồi tự nguyền rủa mình vì đã nói điều đó. Ở trung tâm thành phố y đã check-in không có hành lý cho chuyến bay đến Rome. Bây giờ lại ngu ngốc, y đã chứng minh cho mọi người thấy rằng y không có tiền, dù là tiền Mỹ hay tiền Ý. Ai lại lên một chuyến bay ra nước ngoài không mang theo gì cả và không một xu dính túi, ngoại trừ kẻ nào đó biết chuyến bay sẽ không bao giờ đến đích?
Rồi D.O. Guerrero tự nhắc nhở mình... ngoại trừ trong suy nghĩ của chính y... hai sự cố - ở trung tâm thành phố và ở đây - hoàn toàn không liên quan gì với nhau. Bây giờ chẳng ai kết nối được hai chuyện đó, và sau này thì quá muộn, không còn là vấn đề.
Y tự bảo, như đã làm trên đường ra sân bay: không một nghi ngờ nào cỏ thể thay đổi ý định của y, đó mới là điều quan trọng. Yếu tố quyết định vẫn sẽ là việc không tìm được mảnh vỡ nào, không tìm được bằng chứng nào.
Thật ngạc nhiên, bất chấp sai lầm cuối cùng, y phát hiện ra y ngày càng tự tin hơn.
Y đặt thêm một số đồng xu vào đống tiền trên quầy bảo hiểm. Rồi, thật kỳ diệu, trong một chiếc túi trong cùng, y tìm thấy một tờ năm dollar.
Không che giấu sự phấn khích của mình, Guerrero thốt lên, “Nó đây! Tôi đủ tiền rồi!” Thậm chí còn có dư một dollar hoặc ít hơn trong số tiền lẻ còn lại.
Nhưng bây giờ cả Bunnie Vorobioff cũng nghi ngờ. Thay vì viết mức bảo hiểm ba trăm nghìn dollar mà người đàn ông đang chờ đợi, cô lại lưỡng lự.
Trong khi y lục tìm túi của mình, cô đã quan sát vẻ mặt của khách hàng.
Tất nhiên, điều kỳ lạ là người đàn ông này đi ra nước ngoài mà không có tiền, nhưng mà thôi, đó là việc riêng của ông ta; có thể có nhiều nguyên do. Điều thực sự làm cô bận tâm là đôi mắt ông ta; nó có vẻ gì đó điên cuồng, tuyệt vọng. Cả hai đều là những đặc điểm mà Bunnie Vorobioff nhận ra từ quá khứ của cô. Cô đã nhìn thấy chúng ở nhiều người khác. Trong khoảnh khắc - mặc dù có vẻ như đã lâu rồi - cô thấy thông cảm với họ.
Chủ nhân của công ty bảo hiểm Bunnie có đặt ra một quy định nghiêm ngặt: Nếu người mua bảo hiểm chuyến bay có vẻ mất bình tĩnh, phấn khích bất thường hoặc say rượu, thì sự việc phải được báo cáo cho hãng hàng không mà anh ta đang đi. Câu hỏi dành cho Bunnie là: Đây có phải là một lúc để áp dụng quy định?
Cô không chắc chắn lắm.
Các quy định nghiêm ngặt của công ty đôi khi được thảo luận giữa họ, bởi các nhân viên bán bảo hiểm chuyến bay. Một số cô gái phẫn nộ hoặc phớt lờ nó, lập luận rằng họ được thuê để bán bảo hiểm, không làm việc như những nhà tâm lý học không đủ tiêu chuẩn và không được trả lương. Những người khác chỉ ra rằng một số hành khách trước khi bay bao giờ cũng tỏ ra hồi hộp, lo lắng; làm thế nào một ai đó, không được đào tạo đặc biệt, quyết định đâu là nỗi lo lắng thông thường và đâu là sự mất bình tĩnh? Bản thân Bunnie chưa bao giờ báo cáo một hành khách đang căng thẳng, mặc dù cô biết một cô gái đã báo cáo, và hành khách hóa ra là phó chủ tịch một hãng hàng không, rất phấn khích vì vợ anh ta sắp có con. Đã có đủ loại rắc rối về chuyện đó.
Bunnie vẫn lưỡng lự. Cô đã che đậy sự do dự của mình bằng cách đếm tiền của người đàn ông trên quầy. Bây giờ cô tự hỏi liệu Marj, nữ nhân viên đang làm việc bên cạnh cô, có nhận thấy điều gì bất thường không. Rõ ràng là không. Marj đang bận viết một phiếu bảo hiểm, kiếm điểm thi đua của cô.
Cuối cùng, chính quá khứ của Bunnie Vorobioff đã ảnh hưởng đến quyết định của cô. Những năm tháng quá khứ của cô... việc chiếm đóng Châu Âu, chuyến bay đến phương Tây, Bức tường Berlin... đã dạy cô sống sót và tạo điều kiện cho cô nhận ra một điều khác: kiềm chế sự tò mò và không hỏi những câu hỏi không cần thiết. Các câu hỏi có cách dẫn đến sự can dự, và sự can dự - vào đời tư của người khác - là điều cần tránh khi người ta đã có vấn đề phải lo rồi.
Không cần phải hỏi thêm gì nữa, đồng thời cũng giải quyết vấn đề của cô để giành được chiếc bàn chải răng điện, Bunnie Vorobioff đã viết bản khế ước bảo hiểm chuyến bay, với giá ba trăm nghìn dollar, cho tính mạng của D.O. Guerrero.
Guerrero gửi ngay bản khế ước cho vợ y, Inez, theo đường bưu điện, trên đường ra cổng bốn mươi bảy và Chuyến Hai.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Phi Trường
Arthur Hailey
Phi Trường - Arthur Hailey
https://isach.info/story.php?story=phi_truong__arthur_hailey