Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 22
N
hư ông tướng điểm quân trước giờ ra trận bác sĩ Joseph Pearson đang xem xét phòng xét nghiệm. Cùng với ông có David Coleman, bác sĩ bệnh lý học tập sự Mc Neil, Carl Bannister và John Alexander.
Pearson, Coleman và Mc Neil từ phòng họp khẩn đi thẳng về đây. Hai người kia, theo lệnh có trước, đã thu dọn phòng xét nghiệm chỉ để lại những thiết bị cần thiết cho công việc chính yếu lúc này.
Xem xét xong, Pearson nói với bốn người kia:
- Công việc của chúng ta là truy lùng. Trong số xấp xỉ chín mươi lăm người dọn thức ăn, cần phải tìm cho ra một người mà chúng ta tin rằng đang gieo rắc vi trùng thương hàn trong bệnh viện.. Đây còn là vấn đề của tốc độ, vì chúng ta càng chậm chân bao nhiêu thì bệnh dịch càng tác hại bấy nhiêu. Phương tiện truy lùng là các mẫu phân sẽ được giao ngay trong ngày hôm nay và một khối lượng lớn vào ngày mai. Ông hỏi Roger Mc Neil:
- Bác sĩ Mc Neil, công việc của anh trong mấy ngày sắp tới là giữ cho phòng xét nghiệm khỏi vướng vào những công việc chưa cần thiết. Kiểm tra toàn bộ các bản yêu cầu cần xét nghiệm hàng ngày và quyết định cái nào cần được ưu tiên và cái nào có thể hoãn tại ít ra là một, hai ngày. Xét thấy cần gấp thứ gì cho công việc, anh cứ hỏi Carl Bannister. Làm việc với ông ta càng nhiều càng tốt, nhưng đừng chất lên vai ông ta những gì chưa cần thiết. Thời gian còn lại anh hãy cùng ông ta vào công tác chính yếu của chúng ta. Mc Neil gật đầu.
Pearson nói tiếp:
- Chính anh sẽ phải xem xét các báo cáo phẫu thuật. Cho tiến hành xét nghiệm những ca khẩn cấp và để lại các ca còn chờ được. Chẩn đoán nào anh chưa hoàn toàn nắm vững, cứ hỏi bác sĩ Coleman hoặc tôi.
- Rõ. Tôi xem lai hồ sơ ngay - Mc Neil đi ra.
Pearson nói với những người còn lại:
- Mỗi mẫu phân phải được cấy trên một phiến kính riêng Tôi không muốn đánh liều cấy chung nhiều mẫu để rồi chúng mọc lẫn vào nhau, chỉ tổ mất thời giờ và phải làm lại từ đầu. Ông hỏi Alexander:
- Chúng ta có đủ phiến kính Mc Conkey để cấy gần một trăm mẫu phân không?
Mặt John Alexander tái nhợt, mắt đỏ hoe. Anh mới từ phòng bệnh Elizabeth trở về trước đó nửa giờ. Tuy vậy, anh vẫn trả lời nhanh nhẹn:
- Không. Chắc chỉ còn độ hai chục tấm. Bình thường thì ngần ấy là đủ dự trữ cho nhiều ngày.
Nói xong, và nhận ra rằng câu trả lời chỉ bật ra do thói quen nghề nghiệp, John Alexander tự hỏi lúc này lòng mình đối với bác sĩ Pearson ra sao. Anh thấy rất khó nói.
Cứ theo lẽ thường, anh phải thù ghét lão già mà vì lơ là đã làm chết con của anh và có lẽ sẽ còn làm chết nhiều người nữa. Nhưng lúc này lòng anh chỉ thấy đau xót và đượm buồn. Có lẽ vì hiện nay trước mắt có quá nhiều công việc. Ít ra anh có thể quên đi qua công việc bận rộn.
- Tôi hiểu - Pearson nói. - Được rồi, vậy thì nhờ anh vào phòng rửa để lo cho đủ số phiến kính cần dùng. Cuối cùng hôm nay tất cả phải sẵn sàng.
- Tôi sẽ làm ngay - Alexander theo Mc Neil đi ra.
Pearson vừa suy nghĩ vừa nói:
- Chúng ta có chín mươi lăm mẫu cấy, cho là một trăm đi Phỏng đoán 50% trong số đó có phản ứng lactoxa dương tính ([40]), còn lại 50% để tiếp tục khảo sát, không thể nhiều hơn được - ông nhìn Coleman để tìm thêm lời khẳng định.
- Tôi đồng ý. Coleman gật đầu.
- Được rồi. Mỗi mẫu cấy phân lập (culture) sẽ được chia nhỏ thành mười mẫu kết ngưng kết (subculture). Vậy năm mươi mẫu cấy phân lập phải cần đến năm trăm ống nuôi cấy ngưng kết - quay sang Bannister, Pearson hỏi: - Hiện có sẵn bao nhiêu ống đường còn sạch sẽ và vô trùng?
Bannister ngẫm nghĩ:
- Khoảng hai trăm.
- Chắc không? - Pearson nhìn ông ta bằng ánh mắt tra vấn.
Bannister đỏ mặt:
- Ít ra cũng là một trăm năm chục.
- Vậy thì đặt thêm ba trăm năm chục ống nữa. Gọi điện cho hãng cung ứng và bảo họ phải giao gấp ngày hôm nay, không thoái thác lôi thôi gì cả, giấy này họ sẽ ký sau. Xong việc đó rồi, ông nhớ xếp ống thành từng lô mười chiếc, trước hết là số ống có sẵn, và rồi khi nào người ta giao ống mới thì phải làm nốt. Kiểm tra luôn các loại đường xem có đủ chưa. Nhớ rằng phải có glucôza, lactoza, dulcitol, sucroza, mannitol, maltoza, xyloza, arabinoza, rhammoza và một ống indol.
Pearson kể tên các chất liền một hơi không vấp váp.
Thoáng mỉm cười, ông nói với Bannister:
- Ông sẽ tìm thấy bảng liệt kê các phản ứng của vi khuẩn Salmonella typhi ở trang sáu mươi sáu. Được rồi, bắt tay vào việc ngay đi.
Bannister bước vội đến máy điện thoại.
Quay sang David Coleman, Pearson hỏi:
- Anh nghĩ xem tôi còn quên sót điểm gì không?
Coleman lắc đầu. Khả năng nắm bắt tình thế cũng như sự nhậm lẹ và uyên bác của ông cụ khiến Coleman vừa ngạc nhiên vừa khâm phục.
- Không - anh đáp - tôi không thể nghĩ ra một điều gì.
Pearon đăm đăm nhìn người trẻ tuổi một lúc rồi nói:
- Nếu vậy, ta đi uống cà phê đi. Rất có thể đây là dịp nhâm nhi cuối cùng của mấy ngày này.
o O o
Mike Seddons đi rồi, Vivian mới cảm thấy lòng trống vắng mênh mông. Mấy ngày sau đó không có anh, thời gian như kéo dài ra đằng đẳng, lê thê. Nhưng nàng tin rằng việc mình xin anh tạm lánh mặt một thời gian là đúng. Cả hai người sẽ có dịp thích ứng tâm hồn với hoàn cảnh hiện tại và suy xét tương lai. Bản thân Vivian không cần gì thời gian để suy nghĩ nữa, bởi tâm trạng của nàng đã ổn định rồi nhưng Mike cũng phải ổn định để cho được công bằng.
Mà có công bằng không nhỉ? Lần đầu tiên nàng cảm thấy rằng có lẽ nàng đang đòi hỏi Mike chứng tỏ tình anh yêu nàng đồng thời chấp nhận tình nàng yêu anh mà không được thắc mắc. Nhưng nàng không hề có ý như thế. Tuy vậy, Vivian vẫn áy náy tự hỏi liệu Mike có hiểu theo hướng đó không, có nghĩ rằng nàng thiếu tin tưởng và không muốn chấp nhận sự chung thủy của anh theo giá trị tỏ lộ ra bên ngoài chăng.
Lúc ấy, xem ra anh không nghĩ như thế, nhưng biết đâu khi ngẫm lại, như chính nàng đang ngẫm đây, anh mới hiểu theo hướng đó. Nàng bâng khuâng tự hỏi có nên gọi điện hoặc gửi giấy cho anh để giải thích ý đồ thật sự của mình chăng. Nghĩa là nàng đang băn khoăn không biết việc mình làm có đúng không. Ngay cho đến lúc này nàng đã hết băn khoăn chưa? Lắm lúc khó mà nghĩ cho ngọn ngành được. Ta ra tay làm điều mà ta nghĩ là đúng - và ta lo lắng tự hỏi liệu có ai hiểu sai lệch đi không, liệu có ai tẩn mẩn vạch tìm những ý nghĩa sâu kín mà chính ta không hề đặt ra chăng. Làm sao đoán chắc được điều gì tốt đẹp nhất để ứng xử trong bất cứ vấn đề gì... bất cứ nơi đâu... làm sao được? Có tiếng gõ cửa khe khẽ và bà Loburton bước vào.
Trông thấy bà, bỗng dưng Vivian không còn nhớ mình là cô gái mười chín, trưởng thành, đủ khả năng để quyết định việc bản thân. Nàng giang tay ra.
- Ôi mẹ ơi, con khó nghĩ quá.
o O o
Việc khám nghiệm những người dọn thức ăn được tiến hành rất nhanh. Trong gian phòng hội chẩn nhỏ - gian đầu tiên của một dãy phòng giống hệt nhau thuộc khu ngoại trú - bác sĩ Harvey Chandler đang kết thúc phiên khám một ông nọ nấu bếp.
- Thế là đủ. Ông mặc mặc quần áo lại được rồi.
Lúc đầu, bác sĩ trưởng khoa Dược lấy làm băn khoăn không biết có đúng cương vị chăng khi đích thân ông tham gia vào việc khám nghiệm. Nhưng rốt cuộc ông đã quyết định chung tay góp sức với mọi người. Thái độ của ông ít nhiều giống như thái độ của người sĩ quan chỉ huy cảm thấy mình có bổn phận đi trước đoàn quân trong cuộc tấn công đổ bộ vào bờ biển.
Thật sự bác sĩ Chandler không khỏi bất bình vì bác sĩ O’Donnell và bác sĩ Pearson vẫn làm chủ tình hình cho đến phút này. Đã đành O’Donnell là một chủ tịch Hội đồng y sĩ nên có quyền chỉ đạo toàn diện mọi công việc của bệnh viện. Nhưng xét cho cùng, Chandler lý luận, anh ta chỉ là bác sĩ phẫu thuật trong khi bệnh thương hàn chủ yếu thuốc lãnh vực dược nội khoa. Theo một nghĩa nào đó, bác sĩ trưởng khoa Dược cảm thấy mình bị tước mất vai trò nổi bật trong cơn khủng hoảng đang diễn ra. Đôi khi bác sĩ Chandler tự gọi mình là con người được số mệnh sai đến cuộc đời, nhưng những cơ hội để chứng minh đều ấy quá hiếm họi. Nay cơ hội đã đến trong tầm tay thì ông lại bị gạt xuống một vai trò nếu không nói là tầm thường thì ít ra cũng chỉ là thứ yếu. Tuy nhiên ông phải thầm nhận rằng cách bố trí của O’Donnell và Pearson đang tỏ ra có hiệu quả cao, và ít ra họ đều phải nhằm một mục đích chung là chặn đứng nạn dịch quái ác này.
Hơi nhíu mày, ông nói với người nấu bếp lúc này đã mặc quần áo xong:
- Nhớ chú trọng đặc biệt về mặt vệ sinh. Trong khi làm việc ở nhà bếp phải giữ sạch sẽ tuyệt đối nghe.
- Vâng. Thưa bác sĩ.
Người đàn ông vừa lui ra thì O’Donnell bước vào.
- Xin chào - anh nói - công việc thế nào?
Khuynh hướng tự nhiên thúc đẩy Chandler buông lời ngạo mạn. Nhưng ông kịp nhận ra không đến nỗi nào phải làm như thế. Tuy O’Donnell có một khuyết điểm nhỏ là - theo cách nhìn của Chandler - lắm lúc tỏ ra dân chủ hơi quá đáng, nhưng nhìn chung anh là con người tốt, xứng đáng giữ chức bác sĩ trưởng và quả thật đã làm được nhiều điều trội hơn hẳn người tiền nhiệm. Nghĩ như thế, ông lấy giọng thân ái trả lời:
- Ban nãy tôi quên đếm số, nhưng chắc cũng sắp xong rồi đấy. Cho đến lúc này vẫn chưa tìm được gì.
- Tin tức về hai bệnh nhân thương hàn thế nào rồi? – O’ Donnell hỏi - Cả bốn ca nghi ngờ nữa?
- Có thể nâng lên thành bốn bệnh nhân và gạch bỏ hai ca kia - Chandler đáp.
- Có ai nguy kịch không.
- Chắc là không. Nhờ trời cho thuốc kháng sinh. Nếu như mười lăm năm trước hẳn chúng ta đã khốn khổ hơn nhiều.
- Vâng, tôi cũng nghĩ thế - O’Donnell biết có lẽ không cần hỏi về việc cách ly bệnh nhân. Tuy tự cao tự đại nhưng Chandler luôn luôn là người đáng tín nhiệm trong công tác chuyên môn.
- Hai bệnh nhân là y tá - Chandler nói - một người ở khoa phân tâm - một người thuộc khoa tiết niệu. Hai bệnh nhân kia là đàn ông, thợ phòng phát điện và thư ký phòng văn thư, lưu trữ.
- Tức là những khu vực cách xa nhau trong bệnh viện - O’ Donnell nói giọng tư lự.
- Chính thế! Không có mẫu số chung nào ngoài chuyện ăn uống. Cả bốn người cùng bữa tại nhà ăn. Tôi thấy chúng ta dò đúng đường, không còn nghi ngờ gì nữa.
- Vậy thì tôi không nên giữ ông lâu. Ông còn hai người đương chờ ngoài kia nhưng một số bác sĩ còn nhiều hơn, do vậy phải san sẻ đều cho nhau.
- Tốt thôi - Chandler nói - Tôi sẽ bám trụ cho đến khi xong cả. Không có gì ngăn cản được chúng tôi, cho dù có phải làm việc lâu dài đến mấy - ông cảm thấy những lời quả quyết của mình toát ra sự can đảm và âm vang tiếng nói của Bố Già Vinh Quang([41]).
- Ông nói rất chí lý. Thôi, tôi đi để ông làm việc ấy.
Hơi bị cụt hứng vì sự đáp ứng hờ hững của O’Donnell, bác sĩ trưởng khoa Dược nói sẵng:
- Anh nhắn dùm cô y tá cho người vào khám nghe.
- Được.
O’Donnell đi ra.
Lát sau, một cô gái giúp việc nhà bếp bước vào, tay cầm một tấm phiếu.
Chandler nói:
- Đưa cho tôi cái đó. Mời cô ngồi - ông đặt tấm phiếu trước mặt rồi rút ra một tờ bệnh án mới.
- Vâng ạ! Cô gái nói.
- Nào, trước hết tôi cần biết tiền sử bệnh tật của bản thân cô và gia đình cô, càng nhiều càng tốt. Ta khởi đầu từ cha mẹ của cô nhé.
Trong khi nghe cô gái trả tời những câu hỏi cặn kẽ, Chandler nhanh tay điền vào những chỗ trống trên bệnh án. Như bao lần từ trước tới nay, khi ông buông bút là có một bệnh án mẫu mực được hoàn tất, xứng đáng đưa vào sách giáo khoa y học. Cực kỳ chính xác và có lương tâm nghề nghiệp, đó là một trong những lý do khiến bác sĩ trở thành trở thành trưởng khoa Dược của bệnh viện Three Counties.
o O o
Bước ra khỏi khu ngoại trú đang được trưng dụng cho công tác đặc biệt, lần đầu tiên Kent O’Donnell tự cho phép mình được suy nghĩ một vài biến cố xảy ra cho đến giờ phút này. Trời đang vào xế trưa. Từ sáng đến giờ đã có quá nhiều sự việc đến nỗi không thể rút ra được những ý nghĩ xuyên suốt.
Xảy ra chớp nhoáng và tiếp nối nhau một cách bất ngờ, trước hết là một lời chấn đoán sai lầm, ngay sau đó là cái chết của em bé. Sau đó nữa Pearson bị buộc thôi việc, Dornberger xin nghỉ hưu, công tác vệ sinh phòng bệnh lơ là từ sáu tháng nay bị phát hiện, và bây giờ bệnh thương hàn bộc phát với nguy cơ lan thành nạn dịch lớn như lưỡi gươm báo oán treo sẵn trên đầu bệnh viện.
Dường như trăm thứ đổ vỡ ra cùng một lúc. Tại sao? Sự thể đã xảy ra như thế nào? Phải chăng đây là hội chứng bộc phát của một căn bệnh quái ác mà lâu nay vẫn lẩn khuất không ai ngờ đến? Phải chăng đậy là dấu hiệu báo trước sự phân hóa toàn diện sắp xảy ra? Phải chăng tất cả mọi người đều có lỗi vì sự tự mãn mà chính O’Donnell là kẻ xúi bẩy? Anh nghĩ thầm: Hết thảy chúng ta đều tin và tin chắc rằng cơ chế này khá hơn cơ chế cũ. Chúng ta nỗ lực để làm nên điều ấy. Chúng ta tin tưởng đang sáng tạo và phát triển, đang cất lên một đền thờ xoa dịu khổ đau, một nơi thực hành và học hỏi kỹ thuật tiên tiến. Nhưng phải chăng chúng ta đã thất bại - thất bại một cách mù quáng và nhục nhã - vì chính sự thành tâm thiện ý của mình? Phải chăng chúng ta đã ngu xuẩn và quáng lòa vì mắt cứ ngước lên chót vót chín tầng mây để dõi theo những lý tưởng đầy hào quang lấp lánh, không đếm xỉa gì đến dấu hiệu báo nguy dưới đất hiện ra lồ lộ qua những biến cố hàng ngày? Chúng ta đã xây nên được cái gì tại đây? O’Donnell bóp trán suy nghĩ. Có đúng là một nơi xoa dịu khổ đau không? Hay chúng ta chỉ dựng nên một cái mả tô vôi vô dụng, một chốn điện thờ sạch bóng, nhưng trống rỗng.
Lòng ngổn ngang những ý nghĩ cháy bỏng mãnh liệt, O’Donnell theo bản năng rảo bước qua các nẻo bệnh viện, không còn ý thức gì về ngoại cảnh. Đến phòng làm việc, anh bước vào và đứng bên cửa sổ nhìn xuống sân trước của bệnh viện không lúc nào vắng bóng người qua lại. Anh thấy một người đàn bà dìu một người đàn ông tàn tật đi khuất dần. Một chiếc xe hơi trờ tới, một người đàn ông nhảy ra đỡ một người đàn bà vào ghế ngồi, một số y tá xuất hiện trao cháu bé sơ sinh cho người đàn bà. Hai bên cửa đóng sầm lại, chiếc xe lăn bánh. Một cậu bé chống nạng hiện ra trng tầm mắt, thân người lắc lư, nhẹ nhàng theo bước đi nhanh, thuần thục.Một ông cụ khoác áo mưa chặn cậu bé lại và có vẻ như hỏi thăm đường. Cậu bé chỉ trỏ rồi hai người cùng tiến về dãy cửa phòng bệnh viện. O’Donnell nghĩ thầm: họ đến kêu nài chúng ta với tất cả niềm tin tưởng. Chúng ta đã xứng đáng chưa? Những thành công của chúng ta có làm giảm nhẹ những thất bại không? Rồi đây chúng ta có thể lấy đạo đức nghề nghiệp mà đền bù cho những sai lầm được chăng?
Thực tế hơn, anh nghĩ: Sau ngày hôm nay cần phải có rất nhiều thay đổi. Phải lấp những lỗ hỏng đã lộ rõ, nhưng có những lỗ hổng sẽ được tìm ra nhờ sự khám phá cần mẫn. Phải dò lần để lôi ra những yếu kém nơi bản thân và trong cơ cấu bệnh viện. Phải có tinh thần tự phê cao hơn, phải có tự kiểm điểm nhiều hơn. Hãy coi ngày hôm nay là ánh đèn hiệu sáng ngời chỉ đường đi tới một thập giá đau buồn, một dấu hiệu cho bước khởi đầu mới mẻ.
Trước mắt, còn rất nhiều công việc. Sẽ bắt đầu từ khoa Xét nghiệm vốn là nơi manh nha cơn đau buồn này, sau đó phải tổ chức lại những nơi khác - anh ngờ rằng cần làm việc này ở rất nhiều khoa. Chắc chắc việc xây cất mở rộng bệnh viện sẽ được khởi công vào mùa xuân, hai chương trình có thể tiến hành song song. O’Donnell bắt đầu phác thảo kế hoạch, bộ óc anh làm việc rất nhanh.
Chuông điện thoại reo lên gay gắt.
- Hiệu thính viên thông báo:
- Thưa bác sĩ O’Donnell, có điện thoại đường dài.
Denise gọi đến. Vẫn giọng nói khàn khàn êm ái đã từng cuốn hút anh. Chào hỏi xong nàng nói:
- Kent yêu quí, em muốn anh có mặt ở New York cuối tuần này. Em đã mời một người đến dự dạ tiệc vào ngày thứ sáu. Em có ý định giới thiệu anh.
Chỉ một khoảnh khắc lưỡng lự, anh đáp:
- Denise, anh lấy làm tiếc vô cùng, nhưng không thể đi được.
- Anh phải đến - Giọng nàng khăng khăng - Em đã gửi thư mời, không thể hoãn lại được nữa.
- E rằng em chưa hiểu anh - O’Donnell vất vả lựa lời - Nạn dịch vừa nổ ra tại đây. Anh phải ở lại cho đến khi ổn định xong, sau đó phải mất thêm ít lâu nữa để giải quyết cho những công việc khác.
- Nhưng bữa nọ anh hứa, anh yêu ạ, anh hứa sẽ đến bất cứ khi nào em gọi cơ mà - Giọng nàng thoáng vẻ hờn dỗi.
Giá mà được ở bên nàng lúc này, chắc anh có thể làm cho nàng hiểu. Nhưng liệu anh có thể làm được không nhỉ?
Anh trả lời:
- Khổ nỗi anh không ngờ sự việc này đã xảy ra.
- Nhưng anh đứng đầu bệnh viện. Chắc chắn, một hai ngày ngắn ngủi, anh có thể đặt người tạm thay mình - Rõ ràng Denise không muốn thông cảm.
Anh nhỏ nhẹ:
- Anh e rằng không được đâu.
Đầu đây bên kia im lặng. Lúc sau, tiếng Denise nói khẽ:
- Em đã khuyến cáo anh rồi, Kent ạ. Em là người nặng đầu óc chiếm hữu.
- Denise yêu quý, xin em...- Anh bỏ lửng câu nói.
- Câu trả lời cuối cùng của anh thật là thế ư? - Giọng nàng vẫn êm ái, gần như vuốt ve, âu yếm.
- Vì hoàn cảnh bắt buộc. Xin lỗi em - Anh nói thêm. Denise, chừng nào đi được, anh gọi điện cho em ngay.
- Vâng, cứ như thế, Kent ạ. Tạm biệt.
- Tạm biệt - anh trả lời rồi gác máy, vẻ tư lự.
Giữa buổi sáng ngày thứ nhì của nạn dịch.
Đúng như bác sĩ Pearson tiên đoán, chiều hôm trước phòng xét nghiệm chỉ nhận được vài mẫu phân, nhưng hôm nay, một khối lượng lớn tuôn đến trong vòng một giờ qua.
Những chiếc kệ chứa mẫu phân làm bằng giấy các- tông có nắp đậy được xếp thành hàng trên mặt bàn ở giữa phòng xét nghiệm. Trên mỗi hộp đều có ghi tên người.
Bác sĩ Pearson, ngồi trên chiếc ghế gỗ ở đầu bàn, đang viết số hiệu lên từng chiếc hộp và chuẩn bị phiếu xét nghiệm để sau này ghi kết quả nuôi cấy.
Hoàn tất thủ tục giấy tờ, Pearson chuyển từng hộp mẫu phân ra phía sau cho David Coleman và John Alexander.
Hai người này đang chung tay chuẩn bị các phiến kính nuôi cấy.
Ngồi một mình ở chiếc ghế bên cạnh, Bannister đang làm các xét nghiệm khác mà Mc Neil - lúc này đang chiếm ngự văn phòng khoa - đã quyết định không thể trì hoãn.
Phòng xét nghiệm lên mùi hôi thối.
Ngoại trừ David Coleman, mọi người trong phòng đều hút thuốc. Pearson nhả ra từng đám khói lớn để chống lại các mùi khó chịu khi nắp các hộp được mở ra. Ban nãy Pearson đã lặng lẽ trao cho Coleman một điếu xì-ga. Nhà bệnh lý học trẻ tuổi chỉ bập mấy hơi, nhưng thấy mùi khói thuốc cũng khó ngửi như bầu không khí ô nhiễm trong phòng, anh bèn để mặc cho điếu thuốc tắt đi. Chú bé chạy việc, kẻ thù của Bannister, rất thỏa mãn với công việc đem mẫu phân đến, cứ mỗi lần lại có thêm những lời đùa cợt mới. Chuyến đầu tiên, chú nhìn Bannister và tuyên bố:
- Người ta đã chọn đúng mặt để gửi vàng đây! - Lần sau, chú nói với Coleman: - Có sáu thứ hương liệu cho bác sĩ đây nè. Lúc này, đặt những chiếc hộp các-tông xuống trước mặt Pearson, chú bé bắt trước giọng người hầu bàn:
- Thưa quý ông, quý ông cần thêm đường và kem vào món ăn phải không ạ?
Pearson lầu bầu rồi tiếp tục ghi chép.
John Alexander đang làm việc rất có phương pháp, tâm trí dồn cả vào hai bàn tay. Vẫn bằng những động tác nhuần nhuyễn khiến Coleman phải chú ý trong lần gặp gỡ đầu tiên, anh lấy một hộp mẫu phân và mở nắp. Kéo một cái đĩa petri ([42]) lại gần, anh dùng bút mỡ chép lại số liệu trên nắp hộp bờ đĩa. Anh lại lấy một chiếc muỗng nhỏ bằng cán gỗ và hơ vào đèn cồn khử trùng. Kế đến, anh dùng muỗng múc một chút mẫu phân đưa vào ống nghiệm chứa nước muối vô khuẩn. Anh lặp lại thao tác này, sau đó, vẫn dùng chiếc muỗng platin, anh đổ dung dịch lên mặt phiến kính nuôi cấy bằng những động tác đều đặn. Anh dán nhãn lên ống nghiệm và xếp vào giá. Còn đĩa petri đựng phiến kính nuôi cấy được đem đặt vào tủ ấm.
Nó sẽ nằm ở đó cho đến ngày mai để được xét nếu cần thì tiếp tục vào giai đoạn nuôi cấy ngưng kết. Khâu vừa qua phải được làm chậm rãi, cẩn thận. Lúc quay ra, anh thấy David Coleman đang đứng sát đằng sau, còn Pearson đang ở xa xa...Bất giác, anh nói khẽ:
- Tôi muốn thưa chuyện với bác sĩ.
- Có gì thế?- Coleman đặt thêm một đĩa nuôi cấy vào tủ ấm rồi đóng cửa lại.
- Tôi... à, chúng tôi... đã quyết định xin bác sĩ giúp ý kiến. Tôi sắp xin vào trường thuốc.
- Thật đáng mừng - Coleman nói chân thành - Tôi cam đoan là tất cả sẽ đi đến chỗ tốt đẹp.
- Cái gì sẽ đi đến chỗ tốt đẹp? - Pearson ngẩng đầu lên hỏi, ánh mắt chăm chú.
Coleman trở lại chỗ làm việc, ngồi xuống và mở hộp mẫu phân mới. Anh nói bằng giọng đã rồi:
- John bảo sắp xin vào trường thuốc. Trước đây tôi có khuyên anh ấy đi học.
- Ồ, Pearson nhìn Alexander trừng trừng - Anh xoay xở thế nào được với cuộc sống?
- Thưa bác sĩ, vợ tôi đi làm được. Còn tôi có lẽ cũng sẽ tìm được ít nhiều công việc xét nghiệm ngoài giờ như nhiều sinh viên y khoa khác. Alexander ngừng lại, rồi liếc nhìn Coleman, anh nói thêm:
- À, Chắc cũng không dễ dàng gì đâu. Nhưng chúng tôi thấy cũng đáng lắm chứ.
- Tôi hiểu - Pearson thở ra một luồng khói rồi đặt điếu xì gà xuống bàn. Dường như ông định nói điều gì đó, nhưng còn lưỡng lự. Sau cùng ông hỏi:
- Vợ anh có được khỏe không?
Alexander đáp khẽ:
- Nhà tôi khoẻ lắm rồi. Cảm ơn bác sĩ.
Trong phòng chợt lặng đi một lúc. Rồi Pearson thong thả nói:
- Ước gì tôi có thể nói với anh một đôi lời... Nhưng nghĩ ra thì có nói cũng chẳng giúp nhau được là bao.
Alexander bắt gặp ánh mắt của ông cụ. Anh nói:
- Vâng, thưa bác sĩ Pearson. Tôi cũng nghĩ như thế.
o O o
Nằm một mình trong phòng bệnh, Vivian cố đọc cuốn tiểu thuyết mà mẹ nàng mới đem vào, nhưng tâm trí chẳng bắt được một dòng chữ nào. Nàng thở dài, buông sách xuống và lấy làm tiếc đã bắt Mike hứa tạm xa mình. Nàng tự hỏi: “Có nên tìm anh không nhỉ?” Ánh mắt nàng dừng lại ở chỗ đặt máy điện thoại. Chắc chắn nghe nàng gọi, anh sẽ đến ngay trong vòng mấy phút. Có thật cần thiết không cái sáng kiến của nàng đề nghị tạm xa nhau vài ngày để cùng suy đi nghĩ lại? Nên gọi chăng? Bàn tay nàng chờn vờn. Nàng đã toan nhấc máy thì lý trí vụt vươn lên thắng thế. Không! Phải chờ! Đã sang ngày thứ hai rồi. Rồi ba ngày nữa sẽ qua mau, mình lại có Mike trong vòng tay - mãi mãi và mãi mãi!
o O o
Trong phòng giải trí của khu nhà dành riêng cho các bác sĩ và sinh viên nội trú, Mike Seddons ngồi như nằm ra trên một chiếc ghế sâu bọc da có tay dựa. Được tạm nghỉ một giờ, anh đang làm đúng theo yêu cầu của Vivian: Suy nghĩ xem rồi đây cuộc sống sẽ như thế nào với người vợ chỉcòn có một chân.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng
Arthur Hailey
Lời Chẩn Đoán Cuối Cùng - Arthur Hailey
https://isach.info/story.php?story=loi_chan_doan_cuoi_cung__arthur_hailey