Chương 4
au Thế chiến thứ hai, nhiều người đã viết về cuộc cách mạng Quốc xãị của Hitler. Phần lớn đều chỉ trích hoặc chê bai chủ nghĩa của nhà độc tài áo nâu. Ngay đến nhiều văn hào người Đức, như Rauschning trước kia đã từng cộng tác với Hitler, tùng bộc lộ những ý kiến tương tự. Điều đó cũng dễ hiểu, vì thực ra, một số lớn tác giả đều đã chịu thảm hoạ binh lửa của cuộc thế chiến, hoặc từng là nạn nhân trực tiếp của chế độ Quốc xã, họ không thể quên rằng Hitler đã ràn sát đày ải sáu, bẩy triệu ngưới Do Thái, và nhóm mồi lửa khiến cuộc thế chiến bùng nổ. Nên những lời bình luận của họ khó có thể gột rửa hết những mặc cảm căm hờn để trở thành khách quan được, đến nỗi ngày nay, còn nhiều tác giả cho rằng Hitler là một thứ diên cuồng khát máu, một trạng thái bệnh hoạn thuộc phân tâm học, và toàn thể dân Đức, dưới thời Quốc xã, cũng trở nên điên cuồng như Hitler vậy!!
Tuy nhiên, khi nghiên cứu phong trào Đức Quốc xã, ta không thể không nêu một câu hỏi: nếu quả thực Hiller là một tâm trạng bệnh lý, nếu chủ nghĩa của ông không có gì đặc sắc và đáng bị chê bai, vậy tại sao Hitler lại được dân chúng Đức tôn sùng thế! Đức vốn không phải là một dân tộc hèn kém, và các lãnh tụ chính trị đâu phải là những tay thiếu bản lĩnh? Vậy tại sao các lãnh tụ đều bị đánh bại hoặc phải khuất phục trước Hitler, và tại sao mỗi lần Hitler diễn thuyết, dân Đức lại hoan hô cuồng nhiệt đến thế? Sự hoan hô ấy không phải chỉ là xếp đặt, và sự tôn sùng đều được các quan sát viên công nhận là thực sự. Tỷ dụ như Heiden đã phải công nhận rằng từ thời Mahomed và Thành Cát Tư Hãn đến nay, không có một lãnh tụ chính trị nào có thể khích động quần chúng như Hiller. Sự tôn sùng đó khiến nhiều tay lãnh tụ độc tài khác trở thành ghen tị, tỷ dụ như Staline. Vì Staline rất lưu tâm theo dõi những hành động của Hitler, và muốn tìm hiểu bí quyết lôi cuốn quần chúng của tay lãnh tụ Quốc xã. Vậy tại sao? Chỉ có thể trả lời: Hitler đã đi đúng vào nguyện vọng của nhiều tầng lớp quần chúng Đức, và những điều ông hô hào cổ xuý, nó đã bàng lạc từ lâu trong tâm hồn người dân Đức! Trong một hoàn cảnh hậu chiến đầy khó khăn và tuyệt vọng, người dân Đức, nhất là thanh niên, lại càng dễ ngả theo những lời hô hào của Hiller...
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động