Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bóng Đêm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Câu Chuyện Thứ Bảy - Tẽn Tò
D
ang ngồi uống nước ở quán trà ở góc phố Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo, T. bật ngay dậy. Suýt nữa thì anh kêu thành tiếng. Đúng là thằng Bốn ăn đút một trăm triệu đồng của công đoàn, lại đánh bị thương nặng người bảo vệ cơ quan bằng xương bằng thịt kia rồi chứ còn ai vào đây nữa. Trời, thằng Bốn lưu manh. Thằng Bốn côn đồ. Bao ngày mất công rình rập mi rồi, chẳng lẽ trăm bó đuốc không vồ được con ếch là mi.
Bốn, Nguyễn Vàn Bốn gây án ở Hà Thành rồi mất tâm mất dạng. Nhận nhiệm vụ truy đuổi, T. vào Đồng Nai quê mẹ nó thì được tin nó chuồn ra Phan Thiết. Ra Phan Thiết thì cơ sở bí mật báo nó đã lên tàu ra Huế. Truy đuổi mãi chẳng có kết quả. Còn bây giờ thì chẳng nó là cái gì kia. Mặt bẹt như đồng xu, hai con mắt hình lá khoai, đôi mày lưỡi mác, cái lưng khòng như kẻ đau thận. Nó đang dắt cái xe đạp định đi vào Cung Văn hóa Lao động. Cái xe đạp không chắn bùn, chắn xích, khung đã tróc sơn và hai lốp đã mòn trơ. Ấy thế, người trinh sát điều tra phải có khả năng nhận biết tỉ mỉ. Phải nắm được đầy đủ chứng cứ, như nhận dạng, vật chứng, lớn như tòa nhà, bé như cái mụn cóc, thoảng qua như một mùi hương... cũng phải biết. Đặc biệt nhất là nhận dạng. Nhận dạng Bốn, T. đã nhập tâm nhập trí rồi. Vậy mà suốt một năm trời nay nó mất tăm mất dạng, biến mất vào vô tăm tích!
- Báo cáo đồng chí thiếu tá Trưởng Công an phường. Xin đồng chí cho phép tôi tiếp cận tên Bốn để xác minh trước khi ra lệnh bắt!
- Nhưng đồng chí đã điều tra kỹ chưa?
- Báo cáo đã!
- Cẩn thận không làm trò cười cho thiên hạ đấy.
Nghe thiếu tá Trưởng Công an phường nói, T. cười nhè nhẹ:
- Báo cáo nhầm sao được ạ. Hóa ra hắn dùng kế: Đế đèn là nơi tối nhất, thủ trưởng ạ. Tức là sau một hồi trốn chạy, hết Đồng Nai lại Huế, hắn chuồn về ở ngay phố Quan Hòa và chui vào làm việc ở ngay Cung Văn hóa Lao động. Nghĩa là ngay giữa thành phố trước mắt ta vì cho rằng đó chính là nơi ta sơ hở, không để ý tới!
Thiếu tá Trưởng Công an phường gật gù:
- Đã lâu chưa?
- Báo cáo, tôi có đi điều tra, nghe vài người nói thì khoảng nửa năm nay thôi ạ.
- Phải hỏi nhiều người, nếu cần thì hỏi thẳng tổ chức cơ quan. Nên nhớ, các cụ ngày xưa vẫn thường bảo: Đại gian tà nhiều khi trông tựa đại trung tín, khối anh đã nhầm lẫn như thế đấy!
T. nghĩ, thủ trường cẩn thận quá. Lại có ý hơi bực, hay là thấy mình đang còn trẻ và ở thời kỳ tập sự nên có ý coi thường. Cua trong rọ đây rồi, còn gì mà phải tính toán nữa.
Nghĩ vậy, nhưng mệnh lệnh là mệnh lệnh, không thể không chấp hành. Và như vậy là buổi sáng mùa đông rét mướt ấy, một vụ va chạm xe đạp nhẹ đã xảy ra giữa hai người đàn ông. Một là T., hai là người đàn ông giả định là tên tội phạm Bốn.
Chẳng hiểu vì ai là chính, nhưng cả hai đều ngã lăn chiêng ra đất và hai chiếc xe đạp dẫu không hư hại, cũng lăn kềnh ra bên vệ đường.
- Bác đi thế nào thể?
T. đứng dậy, trong bộ thường phục dân sự, gay gắt. Người nọ cũng vậy. Ông cau có kêu rằng ông đi đúng đường.
- Tôi cũng đi đúng đường. Tim đường đây.
- Ô hay! Xe tôi đây. Vệt bánh còn đây. Rõ ràng là bên phải đường chứ.
T. phủi tay, tiến sát đến trước mặt ông này. Và quên bẵng là đang ở trong vai kịch, anh liền dụi mắt, trong lòng sướng rơn. Chả mặt mũi vóc dáng Bốn thì còn ai vào đây? Đúng là cua ở trong rọ đây rồi. Đúng, đế đèn là nơi tối nhất, cha này cao thủ thật!
Nghe hai người to tiếng, một chiến sĩ cảnh sát từ ngã tư gần đó chạy tới, yêu cầu họ ngừng cãi cọ và đưa cả hai về nhiệm sở.
o O o
Tại Đồn Công an phường H.. hai người xuất trình giấy tờ. T. vô cùng kinh ngạc vì tên người nọ trong giấy khai sinh là Nguyễn Chí Mại, sinh năm 1950, tại Hà Nội, làm nghề thợ mộc, đã hai mươi năm nay chuyên sửa chữa đồ gỗ ở trong Cung Văn hóa Lao động này. Thợ mộc thật. Cứ nhìn bàn tay ông thì biết. Anh thợ mộc thường có sẹo ở ngón trỏ tay trái và vệt chai cứng ở gờ dưới tay phải do thường xuyên phải tì vào cạnh bào.
Hay là Bốn đã làm giả giấy chứng minh? Đã đổi tên và cải nghề nghiệp mới? Hỏi Công an phường nơi ông Mại cư trú thì được trả lời là không phải. Hàng bao nhiêu năm nay, họ đã biết ông Mại. Ông Mại vợ mất đã hơn mười năm, hiện sống với có con gái, quanh năm suốt tháng ông chẳng bao giờ rời xa Hà Thành. Chưa bao giờ ông biết Đồng Nai, chưa hề đặt chân tới Huế.
Kể lại chuyện nhưng ngay đầu mới vào nghề và câu chuyện này cho tôi nghe, thiếu úy T. tự thú:
- Đúng là do mình bộp chộp, nôn nóng chỉ muốn lập công. Tẽn tò quá! Suýt nữa thì oan gia. Nghề này, bài học quan trọng nhất là phải thực sự cầu thị, ông ạ.
- Nhưng mà cuối cùng thì anh vẫn bắt được tên Bốn chứ?
Đang ỉu xìu, T. đổi mặt tươi cười, vỗ bộp vai tôi:
- Trong cái rủi có cái may, ông ạ. Để mình kể ông nghe. Thì ra, cuối cùng, buồn ngủ lại gặp chiếu manh, thế mới thú chứ! Ông có biết câu chuyện bắt đầu từ đâu không? Bắt đầu từ chính ông Mại mà mình tưởng là tên Bốn lưu manh ấy! Hóa ra ông Mại này cũng đã một thời là trinh sát công an ta.
o O o
Đúng là ông Mại một thời trai trẻ đã từng là trinh sát công an ta, một trinh sát viên được đào tạo bài bản hẳn hoi. Sau vì yếu sức, ông mới giải nghề, trở về với nghề thợ mộc cha truyền con nối.
“Cậu về nhà tôi, rồi ta nhẩn nha nói chuyện". Ông Mại sau khi biết rõ đầu đuôi câu chuyện liền vui vẻ kéo T. về nhà ông. Nhà ông Mại ở kiệt cùng trong một ngõ nhỏ thuộc phố Kính Thiên. Vợ mất đã mười năm, nay ông sống với cô con gái duy nhất tên Liêm, tuổi chớm hai mươi, là diễn viên đoàn kịch Nhà hát kịch Tuổi trẻ. Hai cha con ông ở trong một căn nhỏ ba tầng xinh xắn; tầng ba chia đôi, nửa là phòng riêng của Liêm, nửa là thư viện gia đình, cả một thế giới sách! Thôi thì đủ các loại. Tuy nhiên, đặc biệt phong phú là sách chuyên đề về ngành công an và tiểu thuyết tình báo, trinh thám.
- Cậu thấy chưa, hai cha con tôi mà đều là những kẻ mê sách về đề tài công an! - Ông Mại nói - Tôi thì vốn gắn bó với nghề này từ hồi trẻ. Còn con gái tôi, có lẽ vì được ảnh hưởng của cha, nên cũng vậy; có bao nhiêu tiền lương, thưởng cô đều chi cho việc sưu tầm loại sách này. Cậu xem đi! Đủ cả. Từ Bố già đến Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân, Chiếc khuy đồng, Tiếng nổ trên chiến hạm Amyo D'inville. Còn tiểu thuyết của Chases, của Agatha Cristi, của Simenon... thì khỏi nói. Ngẫm ra, sách là thầy dạy con người ta thật. Vì sách là cuộc sống, cậu ạ.
Đang say sưa chỉ các cuốn sách xếp ngay ngắn trên các kệ sách, ông Mại chợt ngừng và nhìn T.:
- Thế cậu có biết, bọn lưu manh học các thủ đoạn, kế sách gian hiểm ở đâu không! Đế đèn là nơi tối nhất. Hừ, chưa chừng, cái kinh nghiệm này bọn chúng cũng moi được tư trong sách ra đấy! Nhưng mà thôi, giờ ngồi đây, tôi đưa cậu đọc cuốn sách này, nó có quan hệ đến việc cậu định tiếp cận tôi để suýt bắt... nhầm tôi đã.
Cuốn sách ông Mại đưa T. xem không dày. Chỉ độ sáu mươi trang, khổ 13x19. Nó là bản dịch từ một cuốn sách nước ngoài, có nhan đề là Ngẫu nhiên hay là sự có ý thức của Tạo hóa? Trời! Đúng là một cuốn sách đọc xong thì lập tức phải thốt lên câu hỏi nọ thật. Là bởi vì, không hiểu vì sao, con người ta được cấu tạo thế nào đó mà người này có những dấu hiệu mà người khác không thể có. Nghĩa là con người ta, về căn bản chẳng ai giống ai hết, xét về mặt bên ngoài.
- Đây, cậu hãy chú ý đọc đoạn này.- Nếu căn cứ vào các chỉ số sau: Trọng lượng, chiều dài sải tay, độ mạnh bắp thịt, sức chứa hơi trong lồng ngực, độ nhạy phản xạ, máu mắt, độ thính của tai, vân tay...v.v. thì hai người có cùng một chiều cao chiếm tỷ lệ tới một phần tư nhân loại; nếu trùng nhau hai chỉ số, ví dụ cùng chiều cao, cùng trọng lượng thì có tới một phần sáu loài người y sì nhau. Nếu lấy mười một chỉ số để so thì cử 4.191.300 người mới gặp một trường hợp có hai người giống nhau. Còn nếu lấy mười bốn chỉ số làm mức thì phải 289.435.456 người mới có hai người y hệt nhau.
- Chà!
- Thôi, hãy lấy một ví dụ đơn giản để dễ nhớ. Nếu một bà mẹ trong đời mình có thể sinh ra bốn triệu đứa con cùng với một người chồng, thì may ra mới có hai người con giống nhau từ vóc dáng, khuôn mặt, con mắt, màu tóc đến sải tay và có khả năng cả... vàn tay nửa.
T. ngả lưng ra sau ghế thở một hơi dài. Ông Mại cười:
-Tôi cho đó là một sáng tạo có ý thức của ông Tạo hóa. Và điều đó nói lên một hệ luận quan trọng: Con người là một sinh vật cao cấp. Mỗi con người là một thực thể. Mỗi con người là một tiểu vũ trụ. Xã hội con người là sự thống nhất trong đa dạng, trong đại đồng tiểu dị. Con người ta về cơ bản, chả ai giống hệt ai cả! Và gì nữa... tôi đố cậu đấy!
Nhìn gương mặt tròn trịa chất phác của T., ông Mại nhó nháy hai con mắt tinh anh, rồi bất chợt phá lên một hồi cười:
- Và để, tránh cho những nhầm lẫn nực cười và đáng tiếc có thể xảy ra!
Nghĩ rằng ông Mại có ý châm chọc mình, T. liền cắn môi, ngượng nghịu đưa tay gại gại gáy. Mà hóa ra không phải. Ông Mại bị nhận nhầm đâu chỉ có một lần do T.!
- Kể cậu nghe, một lần đang đi bộ ở quanh hồ Thiền Quang, thì vụt một cái, ào tới ba ả đàn bà - Ông Mại nói - Đúng thằng này rồi. Một ả vừa thét như xé vải vừa cầm cái quần lụa đen xông ngay tới quật tới tấp vào mặt mình. Mình vội giơ tay đón đỡ, trong khi miệng la liên hồi: Tôi làm gì nên tội nào! Thì các mụ khác gần như đồng thanh xoe xóe: Chả cái mặt l. trốc với hai con mắt lá khoai, đôi tai thô thì là ai đây, hả thằng ăn lường đ. quỵt! Chết cha! Thì ra có một thằng nhìn thoáng qua giống hệt mình đi chơi gái không trả tiền nay mình phải chịu đòn thay!
- Sau thế nào?
- Chẳng thế nào cả. Vì ra đòn hội chợ xong là các ả phải ù té quyền ngay, vì nếu lộ chuyện ra thì các ả cũng nguy. Thiệt phận là mình thì phải chịu thôi!
- Vậy là...
- Đúng! Vậy là chuyện vẫn chưa xong. Vì mình còn bị đòn oan vài ba lần nữa. Một lần, ngay ở giữa phố Hàng Bột, một mụ hàng phở túm áo, mình, quát: Thế nào, trốn lẩn đi đâu cả năm trời, định chạy làng hơn triệu bạc vay chơi đề lô của tao hả, thằng khốn! Lần khác, bốn thằng đầu trọc đi trên hai cái S.H thình lình áp mình vào vệ đường cạnh Công viên Thống Nhất, rồi rút mã tấu, kiếm, côn ra, hằm hè sấn tới. Đ. mẹ! Lần này định tàng hình hay độn thổ đây, Bốn, thằng lừa thầy phản bạn! Biết là nguy rồi, mình vội móc túi lấy giấy chứng minh ra và kêu to: Các anh nhầm rồi! Tôi không phải là Bốn. Một thằng giật phắt cái chứng minh thư trong tay mình, lướt mắt qua, rồi hất hàm: Bộ thằng Bốn là em trai hay anh trai mày? Hay là anh em sinh đôi? Nhà chúng mày ở Mỹ An nay chuồn đi đâu để lánh mặt bọn này, khai ra mau không thành tóp đừng có trách.
o O o
Một hợp đồng đã được thỏa thuận ngầm. Người trinh sát đàn anh hứa sẽ tận lực hỗ trợ chàng trinh sát viên trẻ tuổi mới vào nghề. Không nói ra, nhưng cả hai đều hiểu, đó cũng là một biểu hiện của một tinh thần vừa chớm nở giữa hai bên. Ngẫu nhiên nọ nối tiếp ngẫu nhiên kia, một mối thiện cảm đă âm thầm nảy nở một cách hết sức tự nhiên giữa T. và Liêm, cô con gái xinh đẹp của ông Mại. Chưa kể việc này cũng thể hiện một nguyện vọng của ông Mại: Món nợ vô tình giăng mắc giữa ông và tên Bốn lưu manh nào đó cũng cần thanh khoản để đỡ rắc rối càng sớm càng tốt.
“Anh đến tôi ngay đi, anh T.” Cuối cùng là một ngày nọ đã có một cú nháy điện thoại. Và khi đã ngồi ở sau chiếc xe Honda của Phùng, ông Mại mới cho T. biết: Liêm con gái ông, hôm qua trên xe buýt tuyến 502, đi Mỹ An, nó đã suýt buột miệng gọi ba ơi, khi thấy một người y hệt tôi ở trên xe. Nó đã tiến đến gần người đó và chỉ biết là mình nhầm khi thấy người nọ nhếch một bên mép, để lộ ra chiếc răng nanh bọc vàng, rồi xuống xe, ở vào khu chợ Mỹ An.
Chợ Mỹ An, ngôi chợ lớn ở phía bắc thành phố, là nơi tụ hội buôn bán giao thương của hơn nửa triệu dân thuộc một quận nội thành và mấy huyện ngoại thành. Lẩn trong dòng chảy nườm nượp người vào ra, ông Mại và Phùng cùng ba chiến sĩ công an khu vực đến phối hợp, sau khi đi thị sát một vòng qua các dãy hàng, tìm đến một quán nước chênh chếch cổng chợ.
Ngày đầu tiên qua đi!
Ngày thứ hai qua đi!
Ngày thứ ba, buổi sáng cũng qua ở trong ngong ngóng. Buổi chiều, xem chừng không còn hy vọng, sau này T. nói với tôi rằng, để giết thời gian, T. đã lặng lẽ thực hiện việc ngắm nghía ông Mại. Và anh nhận ra, bây giờ, vào lúc thư nhàn, suy xét một cách công bằng, có thể nói rằng, giữa ông Mại và tên Bốn chỉ có vài nét trội bật tương đồng, khiến hai người từa tựa nhau, chứ không thể là bản sao của nhau được. Không! Gương mặt, vóc dáng ông Mại không hề có một dấu tích nào khiến người ta có thể nghĩ, ông là một kẻ gian tà ngạo ngược, ừ thì mặt ông có hao hao cái bản mặt bèn bẹt như đồng xu của tên Bốn thật; nhưng ở đây không hề có cái trơ lì vô tri của sỏi đá bạo tàn. Ở đây là sự phẳng lặng của tâm thái an nhiên, ở đây không bợn cợn mảy may tí chút tà niệm gọi là. Ừ thì con mắt ông cũng tẽ ngang ba góc như hình chiếc lá khoai, nhưng nó đâu có phát ra tia gai ngạnh độc địa! Cùng một chiều cao vóc dáng, nhưng ở ông Mạo là cái thần khí cao sang, chỉnh tề, chứ đâu toát lên vẻ khuất tất, hèn nhược! Hai cối tròng mắt màu sôcôla và cặp mày lưỡi mác của ông cũng vậy. Không khác mấy với đôi lông mày và tròng mắt trong ảnh tên Bốn. Nhưng thần thái hai bên thì hoàn toàn khác nhau. Một đằng là hoang dại cô hồn. Một đằng là ngay thẳng, thật thà. Nghĩa là con người ta, có khi cùng là một thể chất mà khác nhau một trời một vực, nếu xét về thần, về khí. Là thế chăng nên xưa rày vẫn lưu truyền câu nói: Đại gian tà nhiều lúc trông tựa đại trung tín, như thiếu tá trưởng công an phường đã nhắc nhở! Và như vậy thì một lần nữa, khẳng định rằng, khoa học, văn hóa, chứ không phải là bạo lực là thuộc tính căn bản trong công việc của người chiến sĩ công an. Người chiến sĩ được giao trọng trách giữ gìn sự yên bình cho cuộc sống ở đất nước này trước hết phải là người hiểu biết sâu rộng khoa học về con người!
- Kìa, anh T.. đúng là đế đèn là nơi tối nhất rồi, nhưng mà chẳng lẽ chính là tôi, tức Nguyễn Chí Mại, chứ không phải ai khác, đang đi vào cổng chợ kia?
Nghe thấy lời ông Mại, như nhận được mật lệnh, T. cùng các chiến sĩ công an khu vực liền đứng phắt dậy. Tay giơ cao tấm thẻ công an, T. tiến đến trước mặt một vóc hình đàn ông sùm sụp chiếc mũ lá, vai quàng một cái bị cói đang từ cổng chợ đi vào, cất giọng thật từ tốn và đĩnh đạc:
- Anh Bốn! Đã có lệnh truy nã anh! Anh đã bị bắt!
Phía sau T. cùng các chiến sĩ công an là ông Mại và Liêm con gái ông. Liêm đến từ lúc nào. T. không hay biết. Cũng không nhìn thấy gương mặt trái xoan rất đẹp của cô. Chỉ nghe thấy cô nói: Chết thôi, thoạt trông chỉ nhang nhác thôi mà sao lúc ấy con lại có thể nhầm là ba được. Ông Mại không nói, có lẽ ông chờ cái nhếch mép để lộ chiếc răng nanh bịt vàng của Bốn!
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bóng Đêm
Ma Văn Kháng
Bóng Đêm - Ma Văn Kháng
https://isach.info/story.php?story=bong_dem__ma_van_khang