Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tôi Kéo Xe
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương 20: Một Lời Yêu Cầu
C
hiều hôm qua, lang thang trong phố, tôi chợt đi đến đầu Hàng Đào.
Một cái màn vải dọc trắng dọc đỏ căng trên bốn chiếc gọng sắt lừ lừ tiến đến tận trước mặt tôi; tôi nhìn lại thì là chiếc xe đạp hòm ba bánh đem bán rong đường những đồ giải khát của hiệu Đầu con Gấu.
Từ phía nhà Nhạc hội đi lại, lướt trên đường nhựa, chiếc xe Đầu Gấu chạy veo veo. Cùng một lúc ấy, chiếc xe đạp hòm ba bánh chở hàng của nhà ảnh Hương ký cũng vừa đến đầu Hàng Đào, người ngồi trên giơ tay ra hiệu cho xe Đầu Gấu. Hai xe cùng hãm, hai người cùng đạp cho xe sát đến gần nhau. Một người xuống xe, bỏ ra ba xu; một người cũng xuống xe, hí hoáy làm một cốc nước đá bào đưa cho người kia uống. Xong việc mua bán, cả hai người lại ngồi lên xe, đạp. Cái Hương ký thì đi về mạn Hàng Trống; cái Đầu Gấu ngược lên phía Hàng Đào.
Đứng trên bờ hè, tôi nhìn hai chiếc xe ấy xa nhau. Rồi cũng ngay lúc ấy, óc tôi nảy ra một mối nghĩ: người ta có thể đem những thứ xe đạp này dùng thay cho xe kéo.
Ba chiếc bánh cao su lắp vào một cái gióng bằng sắt, hai bánh để trước, một bánh để sau. Giữa hai bánh trước, đặt một cái giỏ mây vào, sau lưng giỏ dựng một cái cần cao để làm cọc chống đỡ lấy cái mui; vành sau giỏ lắp một cái tay xe cho người ngồi đạp đằng sau cầm lái.
Đấy, phác qua, chỉ có bấy nhiêu cái.
Bấy nhiêu cái khéo đặt cho tiện mưa tiện nắng, nhà đóng xe đã có thể chế ra được một thứ xe người đạp người.
Tôi chẳng dám nhận công là một nhà sáng kiến, vì thứ xe đạp người ấy, hiện ở Thượng Hải, người ta đã cho đem chạy khắp các phố rồi.
Người đạp xe cho người, coi nó lịch sự mà có vẻ nhân đạo hơn vì người đạp cũng được ngồi, không phải co hai chân, cắm cổ cắm đầu mà chạy.
Ông có tiền lại vội việc, ông ngồi lên cho tôi đạp. Tôi không tiền, tôi đạp hộ cho ông chóng đến chốn đến nơi. Trên chiếc xe ấy, có một cái trông không trái mắt là: ông ngồi, tôi cũng ngồi. Phải, tôi với ông, chúng ta cùng là người. Ông ung dung ngồi trước, không mất công khó nhọc, vì ông có tiền thuê tôi; tôi ngồi sau, vì lấy tiền thuê của ông, tôi phải lên gối xuống gối. Có phải đổ mồ hôi vì đạp, tôi cũng bằng lòng vì tôi đã tự nguyện làm việc ấy. Mà bỏ tiền thuê tôi làm việc ấy, ông cũng không có quyền được gọi tôi là người ngựa vì nghề của tôi là đạp người chứ không phải kéo người.
Bàn chuyện bỏ xe kéo, tôi chắc đã sắp có ông chủ xe ghé vào tai tôi mà bảo: Anh định để chết ai?
Đối với những người coi đồng tiền hơn ruột thịt ấy, tôi không dám đáp nửa lời. Đây, tôi chỉ xin nói với những ai có tầm con mắt rộng hơn, những người có tâm giải quyết các vấn đề xã hội.
Nghề xe kéo sản xuất ở nước ta mới hơn nửa thế kỷ nay. Trước khi người Pháp sang đây, đường sá chưa tiện giao thông, ta chỉ có cách đi cáng, đi võng, hai người phải cáng, võng một người. Đến ngày các đường trong xứ đã mở rộng ra, và sửa lại cho bằng phẳng hơn, cái xe kéo men từ đất tổ nó là nước Nhật qua Tàu, vượt thang sang đây, rồi khoác cái lốt xe bọ ngựa mà in vết bánh ở khắp đường, khắp lối. Trong năm mươi năm trời, từ cái hình bọ ngựa, chiếc xe kéo mới tiến lên được đến chỗ có hai vành bánh cao su bom hơi. Nó tiến chậm như thế vì nó chưa chạy được trước người, vẫn phải lẽo đẽo theo sau người chạy.
Cuộc tiến bộ của nó, có lẽ chỉ đến được bước ấy, vì trong vòng mười năm nay, nghề xe kéo không có chút gì thay đổi, chiếc xe cao su vẫn chỉ là chiếc xe cao su thôi.
Ở thời đại cạnh tranh tiến hóa này, cái gì đã không tiến, là rồi có ngày phải sa vào vòng đào thải.
Nghề xe kéo, trước sau rồi cũng đến ngày ấy.
Ta nên để nó tự giết nó, hay ta giết trước nó đi cho rồi?
Đối với cái nghề có nhục đến quốc thể, chẳng nên cho nó sống dằng dai... Giết chết nó đi mà phải giết ngay vì nó sống ngày nào còn để nhục cho mình ngày ấy.
Bỏ xe kéo người lấy xe đạp người thay vào, ta vẫn để công việc cho anh em phu xe đâu có đấy. Ngàn rưởi người ở Hà Nội hàng ngày sống về ngàn rưởi chiếc xe kéo hai bánh, thì ngàn rưởi chiếc xe đạp ba bánh, hàng ngày cũng vẫn nuôi sống được cả ngàn rưởi người.
Xin ra lệ cấm đi xe đôi, xin bỏ lệ cấm đi xe đôi, các ông hội viên thành phố Hà Nội, Hải Phòng đừng mất công yêu cầu những việc... loanh quanh ấy.
Đã làm, các ông hãy làm cho ra việc, việc xin bỏ xe kéo nó chẳng phải việc... mò trăng đáy nước hay khều sao trên trời.
Nói thế, không phải tôi dám thúc các ông hội viên yêu cầu với hội đồng thành phố lập tức bỏ xe kéo ngay. Không có chiếc gậy tiên, hội đồng làm gì có tài mà gõ cho mấy ngàn chiếc xe kéo thay được hình luôn trong một lúc.
Chúng tôi chỉ xin bàn với các ông một việc: yêu câu với quan Đốc lý ra lệnh cho Sở Cảnh sát lần lượt đi khám các xưởng chứa xe trong thành phố xem chiếc nào đã hư hỏng, bắt bóc "số tai" ra, không cho phép sửa chữa nữa; những xe ấy không được cho thuê chở người, chỉ được phép cho thuê để tải đồ. Chủ xe nào muốn có thêm xe chở người để kiếm lợi, phải đóng xe mới theo kiểu xe đạp ba bánh đúng với mẫu của hội đồng thành phố đặt ra; mẫu ấy phải đơn giản để số tiền chủ xe bỏ ra đóng xe kiểu mới cũng sầm si với số tiền trước đã tiêu dùng vào việc đóng xe kiểu cũ.
Cách đó cũng chẳng có gì là khó khăn, mới lạ.
Nó cũng như điều lệ đang thi hành ở thành phố: nhà tranh hay nhà đã cũ nát không được phép sửa chữa, chủ nhà phải phá đi làm nhà mới đúng với mẫu của Sở Vệ sinh thành phố đã ký nhận cho.
Chỉ làm như thế trong ba năm, tôi dám chắc ở thành phố không còn tìm đâu được một chiếc xe kéo nữa, mà trong thời gian ấy, anh em phu xe vẫn ngày ngày kiếm được đủ ăn hai bữa, chủ xe vẫn kiếm được lợi, thành phố cũng vẫn thu được thuê xe.
Đem vùi dần nghề xe kéo, ta vẫn gây được đất sống cho anh em phu xe; anh em sống mà không mất nhân phẩm vì nghề, không phải lao lực vì nghề, hai chân tuy phải làm luôn, nhưng việc làm ấy không phải việc làm của con trâu, con ngựa.
Một lời yêu cầu không để thiệt cho ai, lại có thể nâng cao được cả phần hồn và phần xác của một hạng người, lời yêu cầu ấy, có khi nào bị bỏ.
Cái khóa rào ngăn bọn ngựa người, từ trước đến nay vẫn có một chiếc thìa khóa.
Chiếc tôi bắt được ở nhà Tư S. ngoài bãi Cơ Xá Nam, chính là chiếc thìa khóa đó.
Nó đã cũ.
Nhưng cũ chưa hẳn là vô dụng nên hôm nay tôi cứ đưa nó cho các ông hội viên ta.
Hà Nội, Juin, 1932
Chương trước
Mục lục
Tôi Kéo Xe
Tam Lang
Tôi Kéo Xe - Tam Lang
https://isach.info/story.php?story=toi_keo_xe__tam_lang