Lửa Đắng epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 22 -
i nói, ngồi không mà mệt nhọc thì thật vô lý. Nhưng quả thật Thảo Tần cứ bã người ra. Chân tay bải hoải, xương cốt mỏi nhừ. Cảm giác bồn chồn, bứt rứt, khó chịu quá.
Không biết có phải, đó là hậu quả của cảm giác ghê ghê từ lúc máy bay cất cánh. Ngộ nhỡ… Tần nhắm mắt lại. Mặc dù không buồn ngủ. Nhắm mắt như một sự trốn chạy, để khỏi phải nhìn bất cứ cái gì. Nhưng không thể nhắm mắt mãi mà không ngủ. Xung quanh, người thì đọc báo, người thì xem truyền hình. Người châu Âu, mỗi người một cuốn sách. Còn mình thì chẳng thể đọc được, mặc dù có mấy cuốn mang cho con. Toàn những cuốn phải suy nghĩ cả: Bí mật của hạnh phúc. Hạt giống tâm hồn. Trái tim của tâm hồn. Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách. Cũng chẳng thể nghĩ được điều gì. Ý nghĩ này, ý nghĩ kia cứ xô đến rồi lại dạt đi. Ngay cả ý nghĩ về con gái là điều bận tâm nhất, cũng không thể nào giữ lại mà nghĩ tiếp. Khoảng cách chín mười cây số chiều cao làm Tan có cảm giác bất an quá.
Giá Kiên ngồi bên. Những lúc thế này, chỉ còn anh nắm tay mình mọi chuyện đã khác hẳn. Hôm nay anh cũng đi, nhưng là về phía Nam. Hoá ra chưa lần nào vợ chồng bên nhau trong một chuyến đi xa. Lúc này, chị cảm thấy cấn anh biết mấy. Bọn học trò lớp chị chủ nhiệm, tha hồ mà nhớ cô giáo. Không biết trong thời gian đi vắng, lớp có xảy ra sự cố gì không? Ai mà biết được. Mặc dù khả năng tự quản của bọn trẻ đã khá lên nhiều. Ý nghĩ trong đầu như mớ bòng bong, không biết đâu là đầu, đâu là cuối. Vừa mới nắm được một đầu mối, chưa kịp định thần, nó đã trôi tuột đâu mất. Rồi loanh quanh thế nào, nó lại trở về.
Không ra thức, không ra ngủ. Không ra tỉnh, không ra mê. Chỉ biết mình tỉnh khi nghe tiếp viên nhắc thắt dây an toàn, lúc máy bay sắp qua một vùng thời tiết xấu, hoặc xe ăn uống đến bên mời chọn món. Nhưng trở đi trở lại vẫn là suy nghĩ về con gái. Nó thông minh, nó hiểu biết. Nhưng, có thể đúng như Kiên nói, Tần chưa trang bị cho nó những hiểu biết về giới tính, về quan hệ với bạn khác giới.
"Phải nhiều lần đến nhà chơi, có cả ông bà ở nhà, mấy lần nói chuyện với nhau ở nhà mình, mấy lần đi chơi rêng, bố mới dám cầm tay mẹ đấy con ạ. Mà thời gian tìm hiểu diễn ra cũng gần hai năm trời. Cho đến lúc bố hôn mẹ, cũng phải mất nửa năm nữa. Cái hôn đầu tiên ấy, bố mẹ ngầm hiểu sẽ thành vợ chồng. Bây giờ nụ hôn đơn giản quá, dễ dãi quá, đến nhanh quá, ít ý nghĩa quá. Mẹ cảm thấy thế. Không biết con suy nghĩ gì khi đón nụ hôn của Misen. Có giống suy nghĩ của mẹ lúc đón nhận nụ hôn của bố con không? Sau đó có hôn nhau nữa không? Misen có nói với con suy nghĩ và tình cảm của mình khi hôn con không? Từ đấy, anh ta có đòi hỏi gì hơn không con?"
Tần đã viết cho con như thế. Linh cảm người mẹ mách bảo, con gái đang mất trọng lượng trong vòng tay anh con trai da trắng, mũi dọc dừa. Không biết có giống như mình vừa rơi vào tình trạng mất trọng lượng lúc này, khi máy bay rơi vào một vùng không khí loãng. Cứ hun hút như rơi xuống vực thẳm. Không thời gian.
Không không gian. Không ý thức. Không cảm giác. Không biết mình còn sống hay đã chết. Cứ thế rơi trong chốn không cùng vũ trụ. Nỗi lo lắng mơ hồ hành hạ chị suốt từ hôm Thuỳ Dương kể chuyện Misen hôn nó.
Tần tự trách mình, đã không chuẩn bị cho nó nhưng tình huống, khi tiếp xúc với bạn trai. Khi nó cầm tay con, khi nó vuốt ve âu yếm con, con phải làm thế nào. Cái cách từ chối, hoặc cự tuyệt của con gái phải như thế nào? Đứa nào chả, miệng bay bổng những lời ngọt ngào, tay cứ đánh lấn, được đằng đầu lân đằng chân. Mình cũng chưa kịp dặn con các biện pháp tránh thai. Dở quá… Nhỡ nó dính vào chuyện ấy mà không giải quyết kịp thì lôi thôi to.
Biết thế, để nó học ở nhà còn hơn. Mẹ con có nhau. Nó gặp chuyện gì, còn biết mà tư vấn, hỗ trợ. Bây giờ, vẫn du học tại chỗ cơ mà. Học trong nước mà vẫn có bằng quốc tế hẳn hoi. Giá nó học xong đại học ở nhà, để mấy năm ấy mình huấn luyện thêm cho cứng cáp lên, hiểu biết cuộc sống thêm lên, trang bị một nội lực văn hoá, để có khả năng chống chọi và tiếp nhận, đẩy và hút các yếu tố văn hoá ngoại lai. Sau đó muốn cao học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài cũng được. Con trai đã rắc rối. Con gái rắc rối hơn nhiều lắm.
Nghĩ đến đấy, ruột càng nóng cồn cào. Chị nhìn đồng hồ. Mới bay được hơn năm giờ. Chưa được nữa đường. Đang bay trên biển đây. Ngộ nhỡ máy móc, động cơ trục trặc… Tần vội nhắm nghiền mắt, không dám nghĩ tiếp. Suốt từ lúc lên máy bay, không làm sao gạt ra khỏi đầu óc cái từ "ngộ nhỡ ấy". Biết thế, đừng đi cho xong.
Chưa bao giờ Diệu ngồi cùng xe với Kiên, trong một chuyến đi xa thế này. Anh ngồi ghế trên, cùng hàng với lái xe. Hàng sau, Diệu ngồi bên phải, ngay sau Kiên, bên trai là Trưởng phòng Kề hoạch Tài chính, giữa là Phó chánh Văn phòng. Có một lúc, chị ngồi dịch lên, hai tay bíu vào thành ghế trên, hướng cái nhìn ra ngoài, như đang say sưa ngắm cảnh bên đường. Thật ra, chị chẳng nhìn gì cả. Phía trên, Kiên đã điều chỉnh cho chiếc ghế hơi ngả ra sau. Trong tư thế nữa nằm nửa ngồi, sau tựa vào giá đỡ lắp trên lưng ghế. Anh cảm thấy rất rõ mấy ngón tay ấm nóng của Diệu dưới gáy mình.
Nó truyền khắp cơ thể anh cảm giác gần gụi, thân thiết và nhục cảm. Gần quá. Chỉ cân dịch lên tí nữa, Diệu có thể áp má mình vào mái tóc anh. Hít đầy lồng ngực phập phồng chút hơi hướng anh, chị rút tay về, thu vào lòng, ngả người ra phía sau, nhắm mắt lại. Trời đất quay cuồng. Người chao đảo như bị một trận lốc vần vũ hút lên cao, thả bịch xuống. Chị cắn chặt môi, nén tiếng kêu cứ muốn bật ra khỏi ngực.
Xe từ từ tiến vào cơ quan huyện. Một cổng nhưng hai toà nhà tách hẳn nhau, một bên là Huyện uỷ, một bên là Uỷ ban. Bề thế. Đồ sộ. Nguy nga. Huyện nghèo mà trụ sở hoành tráng quá!
Sau màn chào hỏi, chủ nhà, tất nhiên là nhiệt liệt chào đón khách.
Tất nhiên là nhiệt liệt cảm ơn tình nghĩa của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Lâm Du.
Tất nhiên là thông báo với khách về tình hình Huyện mình và những hậu quả lâu dài do chiến tranh để lại.
Sau cùng, chủ nhà, tất nhiên là mời khách dự bữa cơm thân mật. Dù là huyện nghèo, dân nghèo, nhưng tất nhiên là không được để cho người ta nghĩ rằng, mình không hiếu khách. Vì thế địa điểm chiêu đãi không phải ở nhà khách huyện mà ở một nhà hàng cách phố huyện vài cây số - một nhà hàng sơn thuỷ hữu tình, lắm của
ngon, nhiều vật lạ. Tất nhiên là, tất cả các quan chức chủ chốt của Huyện uỷ và Uỷ ban cùng tiếp đoàn cho thêm phần long trọng. Do đó khách chỉ có năm (kể lái xe), nhưng chủ nhà thì gấp hơn bốn lần như thế. Tiệc ăn đặt trên hai dãy bàn ở gian giữa nhà hàng, tất nhiên là sang trọng rồi. Vì thế, lúc này tất nhiên là phải quán triệt tinh thần "lấy mâm làm gốc, lấy cốc làm rễ". Và để thể hiện thịnh tình với khách, tự nhiên là, khi nâng ly phải ngửa cổ 100%!
Buổi chiều, bà Phương Thành, Phó chủ tịch Huyện phụ trách văn xã, cùng Phó Văn phòng Uỷ ban Nhân dân huyện dẫn đoàn đi dự lê khánh thành hai ngôi nhà tình nghĩa, được làm bằng tiền ủng hộ của Lâm Du. Sau đó, sẽ đi thăm bãi biển Cảnh Phong, nổi tiếng của Huyện. Bà Thanh đề nghị được ngồi cùng xe với Kiên và Diệu để tiện trò chuyện. Hai người trong đoàn sang xe chủ nhà, ngồi với Phó Văn phòng Huyện.
Cả Kiên và Diệu đã nhiều lần qua vùng này, rồi vào tuột Huế, Đã Nẵng hay Sài Gòn. Chưa bao giờ dừng lại ở đây.
Nghe giới thiệu mới thấy, chiến tranh đã diễn ra ở đây khốc liệt vô cùng. Trung bình, cứ mỗi nhà phải hứng một tấn bom. Chưa kể pháo từ hạm tàu ngoài khơi rót vào. Không nhà nào không có người hy sinh trong chiến đấu, hoặc bị bom đạn giặc giết hại. Tỉ lệ bà mẹ Việt Nam anh hùng tính theo dân số, vào loại cao nhất nước. Gia đình đoàn đến thăm và dự lễ khánh thành nhà tình nghĩa là một ông lão ngoài bảy mươi, cha đẻ một liệt sĩ. Vợ và ba người con nữa, hy sinh cùng lúc trong một trận bom. Gọi là gia đình nhưng chỉ có một mình ông lão, các cháu con người anh cả và người em út thay nhau đến nấu ăn giúp.
Trước, ông lão cứ luân phiên ở nhà anh em. Giờ có ngôi nhà này mới được ở riêng: Xã bàn tính mãi đấy. Ông không đồng ý dùng số tiền được trợ cấp gửi tiết kiệm ăn dần. Sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người môi mồ. Cứ làm cho lão một ngôi nhà, lão ở vài ngày rồi chết trong cái nhà ấy cũng thoả. Xã đành chiều theo. Ở ta chỉ phong người mẹ anh hùng, không phong người bố anh hùng, nên không đâu nhận phụng dưỡng ông cụ. Đành phải sống tùng tiệm bằng tiền tuất liệt sĩ vậy Hôm nay, bà con kéo đến đông lắm. Đảng uỷ xã tặng đảng viên đã nghỉ sinh hoạt này: Quốc kỳ, Đảng kỳ và ảnh Bác Hồ. Xã tặng phích nước Rạng Đông. Ông anh tặng bát hương. Ông em tặng bộ ấm chén. Người chồng bát, người cái xoong.
Kiên quay lại nhìn Diệu. Chị hiểu anh muốn nói gì. Anh không tiện rời chỗ, khi các vị chủ nhà vẫn đang ngồi hai bên.
Chị ra xe, lấy chiếc phong bì, cho vào đấy năm tờ một trăm, ghi tên Kiên xong, định gạch ngang một cái rồi viết tên mình. Không biết nghĩ thế nào, lại viết xuống dưới, theo hàng dọc. Khẽ cười một mình rồi đưa cho Kiên. "Nhìn hai cái tên em viết thế, anh có nghĩ gì không? Ngồi cách một người, Diệu đưa mắt nhìn sang, thầm thì như vậy. Kiên nhìn chiếc phong bì rồi đưa cho bà Phó chủ tịch. Bà Thanh cầm lấy micrô, giới thiệu với bà con món quà của cá nhân đồng chí Bí thư kiêm Chủ tịch và đồng chí Phó chủ tịch quận Lâm Du. Bà giơ cao chiếc phong bì rồi đưa trả lại Kiên. Anh đưa cho Diệu. Chị bước lên, đến trước mặt ông lão, tay trai đỡ bàn tay xương xảu, tay phải đặt chiếc phong bì vào đấy: "Chúng cháu có chút quà, để bác hút thuốc, uống rượu". Chị về chỗ, tự thưởng cho mình một nụ cười vì cái từ "chúng cháu" rất khéo của mình.
Bà Thanh dẫn đoàn sang một xã khác, cách xã này dăm cây số Diệu rất lạ khi thấy ớt phơi đỏ sậm hai bên đường. Chủ nhà giải thích là để bà con ăn dần và làm hàng xuất khẩu.
Ngôi nhà đến khánh thành là của một bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cũng sống độc thân. Người con duy nhất của mẹ là chiến sĩ du kích, hy sinh trong một trận chống càn. Nhưng đấy không phải là con trai mà là con gái mẹ. Chồng mẹ cũng hy sinh trong một trận pháo bầy. "Anh chị không thể hình dung nối, những mất mát hy sinh của bà con mảnh đất này đâu". Bà Thanh nói thế. Kiên và Diệu đi hai bên, nghe bà kể, gia đình nào cũng có một hai người là liệt sĩ hoặc tử nạn vì bom thảm, pháo bầy, gia đình nào cũng có người bị địch bắt, cầm tù, tra tấn đánh đập. Cái giá cho ngày bình yên hôm này đắt quá - Kiên nghĩ Diệu rất xót xa thân phận bà mẹ gần tám mươi này.
Nhưng chị vẫn cười thầm vì cái cách gọi "anh chị" của bà Thanh. Gọi thế, chả hoá ra mình với anh là vợ chồng à?
Lần đầu tiên Diệu trông thấy cây hồ tiêu, thấy lá nó giống hệt lá trầu, chỉ nhỏ hơn thôi, cũng leo bám vào cây khác. Lúc về, chị xin một nhành. Bà Thanh đố Diệu:
- Chị Diệu gọi cái này là gì? - Vừa nói bà vừa chỉ vào một chùm những vật tròn xanh, có cuống, bám xung quanh cành, dài hơn mười phân.
- Thì em vẫn gọi là hạt tiêu thôi.
Diệu đưa lên miệng nhấm thử. Vị cay nồng nàn, thơm lừng xộc lên mũi. Cái vỏ ngoài như cùi xanh. Bên trong là một nhân đã hơi hơi cứng, nhưng vẫn cắn được.
Bà Thanh giải thích:
- Tôi vẫn quen gọi là hạt tiêu như chị gọi đấy. Thật ra là quả tiêu chị ạ. Đây là chùm quả. Khi chín mầu vàng, đỏ. Đem phơi, lớp vỏ ngoài sẽ khô, nhưng vẫn bám chặt vào quả, trông nhăn nheo như hạt đu đủ cái phơi khô. Ngày trước, còn cấm chợ ngăn sông, hạt tiêu rất đắt, gian thương mới trộn lẫn hạt đu đủ cái vào. Nếu xát cho hết vỏ ngoài, ngay lúc thu hoạch về, phơi khô ta được hạt tiêu sọ. Ngày xưa, hạt tiêu Ấn Độ lúc mới sang châu Âu, nó quý, nó đắt đến mức khi bán, người ta đã phân loại hạt to nhỏ rồi, lại còn đếm từng hạt chứ chưa cân như bây giờ. Nhà giầu đựng nó trong những chiếc túi gấm nhỏ xinh, đeo vào thắt lưng ở bụng, như đeo đồng hồ quả quýt vậy. Nó được coi như một vật trang sức. Để khoe của mà!
Bà Thanh vốn là nhà giáo nên có cái cặn kẽ, tỉ mỉ chi tiết. Và lại được nói về sản vật quê mình, được khoe hiểu biết của mình trước một chức sắc vừa đẹp, vừa nhiệt tình nghe thế này là điều thú vị. Nó giống như một thứ bệnh nghề nghiệp. Kiên cũng chăm chú theo dõi câu chuyện giữa hai người.
- Em thấy rất lạ. Quê chị đã nắng nóng, lại trồng, lại ăn hai thứ quả thật cay là ớt và hạt tiêu thì lạ thật. Chắc hẳn người dân quê ta đều có trái tim bốc lửa.
Bà Thanh cười sung sướng. Bà đưa tay, vén mái tóc phi dê ruổi, hất nó ra sau vai. Khuôn mặt đầy đặn phúc hậu của người phụ nữ ngoài năm mươi, tươi cười đón ý khách:
- Trong tình yêu, trai tim người quê mình bốc lúa thế nào thì để các nhà văn, nhà thơ miêu tả. Chứ trong hai cuộc kháng chiến vừa qua thì, trái tim yêu nước của dân đất lửa này thật đáng khâm phục.
Không hiểu sao, tự nhiên bà Thanh lại hòi một câu lạc lõng:
- A này, mình hỏi Diệu nhớ, ở Thanh Hoa, người ta nuôi bò làm gì?
Câu chuyện có vẻ ăn ý nên xưng hô thân hơn. Nhưng Diệu hơi lạ về câu hỏi. Nó chả dính dáng gì đến câu chuyện đang nói. Lại rất… buồn cười. Cứ như hỏi trẻ lên năm lên ba ấy. Tuy thế, Diệu cũng phải trả lời. Giữ hai người, mới chỉ là quen biết lần đầu, dù quí trọng, nhưng chưa thể suồng sã mà nói thẳng suy nghĩ ấy ra.
- Thì để lấy thịt, lấy sữa, lấy da thôi. Bây giờ ở thành phố chả thấy xe bò nữa rồi. - Nghĩ một tí, chị thêm. - Thanh Hoa có món phở cực ngon, chính là nhờ xương bò ninh đấy chị Thanh ạ.
Chủ nhà cười thích thú như tiết lộ một bí mật:
- Diệu có tin không? Vùng này, bà con nuôi bò chỉ cốt lấy phân thôi.
- Chị nói thật chứ?
- Làm sao mình bịa được. Chỉ có điều, Diệu chưa rõ là bà con lấy phân bò làm gì. Nếu biết, Diệu sẽ tin ngay.
- Để làm gì ạ?
- Chỉ bón phân bò mới được thứ hồ tiêu cay, thơm đặc biệt. Chỉ bón phân gà mới cho những quả ớt cay xé lưỡi.
Diệu thú thật:
- Quả thật em chưa nghe nói bao giờ.
- Thế Diệu đã nghe nói, người ta dùng hồ tiêu để… sưởi chưa?
- Chuyện ấy thì tin làm sao được hả chị?
Giọng bà Thanh dịu ngọt, xa xăm như kể chuyện cổ tích:
- Ngày xưa, người ta giã nhỏ hạt tiêu, pha chút nước, phết lên giấy dán tường, để mùi hồ tiêu toả ra, thấm vào hơi thở, vào da thịt, cho người hít vào, ấm lên. Những mong, cái nóng ấm ấy làm vợi đi buốt giá trong lòng. Vậy mà các cung nữ vẫn cô đơn lạnh lẽo, vẫn không sao chịu nồi. Họ không biết chờ đến bao giờ, có khi chờ hết đời, vẫn không một lần được đoái hoài. Tuổi xuân vùn vụt trôi đi. Cái già cứ xống xộc đuổi sau lưng. Mộng chăn gối với quân vương vẫn mịt mù xa tắp. Thế nên, các nàng mới nghiến răng: "Dang tay muốn dứt tơ hồng/ Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra". Tiêu phòng, chính là phòng cung nữ phết nước hồ tiêu quê tôi đấy Diệu ạ.
Diệu thích quá, hỏi:
- Ngày xưa chị dạy văn à? Chắc học sinh mê chị dạy lắm.
- Cái vốn văn học, nói đúng là cái vốn đọc, phân tích văn chương cũng giúp mình ít nhiều trong công việc, nhất là khi phải thuyết phục người khác một việc gì đó.
Kiên nói lời cảm ơn:
- Chuyện hồ tiêu của chị Thanh hay quá. Tôi sẽ kể cho nhà tôi nghe. Nhà tôi cũng dạy học, nhưng dạy toán chị ạ.
Biển thế này mới là biển chứ. Nếu không có núi dựng đứng dưới chân, không có đảo chỉ cách tầm nhìn thế kia, biển sẽ buồn thiu. Có biển, núi mới được khoe vẻ hùng vĩ, gân guốc, gan góc. Có núi mới biết, khi giận hờn, biển đanh đá, gào thét dữ dội thế nào. Kìa, những con sóng lùi mãi ra xa, lấy đa, dồn cả sức bình sinh xông vào cào cấu vách đá. Bọt nước trắng xoá tung lên tận lưng núi. Và dưới kia, bờ cát mịn màng, ngon ngọt như đường cát ai phơi, xui ta in tấm lưng trần lên đấy. Biển như người đàn bà đang yêu, vừa dịu dàng tình tứ, vừa tham lam ngấu nghiến bờ.
Cả đoàn người đứng im phăng phắc trên mặt núi bằng phẳng, mắt đăm đăm nhìn xuống. Mỗi người ngắm biển theo tâm trạng của mình. Kiên nói với bà Thanh:
- Tắm biển, ta được no nê thân thể. Ngắm biển ta được thoả thuê tâm hồn. ước gì, chỗ chúng ta đứng đây mọc lên một toà nhà, các phòng đều hướng ra biển, đặt tên là Vọng bái đài hay Vọng ba lâu - đài ngắm biển, lầu ngắm sóng - thì tuyệt lắm. Bờ biển huyện ta đẹp thế này, chỉ tiếc hơi xa Hà Nội và Thanh Hoa. Mai này đi lại nhanh hơn, tay sẽ thành một thị trấn du lịch, nghỉ dưỡng lý tưởng chị Thanh nhỉ?
Chiều vùng biển xuống chậm. Cả một vùng trời đỏ ối mầu ớt chín. Nếu không phải là chuyến công tác… Diệu ao ước. Chị nấn ná bước chân. Nhưng, Kiên đã mở của xe. Từ đây về huyện hơn ba mươi cây số nữa. Bữa tối, vẫn ở nhà hàng buổi trưa, nhưng thực đơn gọn nhẹ hơn. Và chủ nhà chỉ có bà Thanh và anh Phó chánh Văn phòng tiếp đoàn.
Sáng hôm sau, ông Chủ tịch Huyện mời đoàn đi ăn sáng và chia tay luôn. Dẫn đoàn đi, vẫn là bà Thanh. Đoàn sẽ dự lễ động thổ một nhà khác ở cuối huyện. Bà Thanh mời đoàn ăn trưa, rồi tạm biệt quay lại. Đoàn Lâm Du đi tiếp vào Huế, dự khai mạc Festival.
Trong đoàn, ai cũng đã thăm Huế, ít nhất một lần, nhiều đến hai ba lần, nên không có cái háo hức được ngắm vẻ thơ mộng ban ngày, hay cái lung linh huyền áo về đêm của cố đô mộng mơ. Nếu có thời gian, dự các đêm biểu diễn nghệ thuật cũng hay đấy. Chỉ tội hai ngày liền đi lại, đứng đứng, ngồi ngồi với những cuộc tiếp xúc xã giao, lễ lạt, nên mọi người có vẻ mệt. Bây giờ đoàn lại phải tách làm hai, do thành phần tham dự khác nhau. Kiên và Diệu là khách mời của ban tổ chức, sẽ được ngồi ở khu vực chính diện lễ đài. Số còn lại ngồi chỗ khác cách rất xa. "Ở nhà xem truyền hình tường thuật trực tiếp sẽ bao quát được toàn cảnh lễ hội". Ý kiến ấy được ba người kia nhất trí. Vậy là chỉ còn Kiên và Diệu đi.
Từ bãi đỗ xe, hai người phải đi bộ rất xa mới vào được nơi hành lễ. Người đông quá. Người thành dòng cháy, cuồn cuộn, như con trăn vặn mình uốn lượn giữa những gốc cây.
Nhưng, đông thế chứ đông nữa, xa thế chứ xa nữa cũng không ngại. Càng thích. Giữa chốn xa lạ, lại đông như kiến cỏ thế này, ai biết ai?
Hai người đi sát bên nhau. Không biết tay ai tìm tay ai trước Chỉ biết, khi tay họ chạm nhau, thì lập tức cùng nắm lấy. Họ dắt nhau, lững thững, chậm rãi thong thả đếm bước. Không cần biết có gặp người quen không. Họ đi như không cần đến, không cần biết cứ thế này sẽ muộn giờ khai mạc.
Họ nhẩn nha tận hưởng giây phút được tựa vào nhau, được đi bên nhau. Không ai nói gì. Không nên nói gì. Không cần nói gì. Họ cứ đi như thế, trong dòng người háo hức, dưới bầu trời đêm lung linh, huyền ảo, kỳ bí. Họ không biết trên kia, giới thiệu tên ai, ai nói gì. Tất cả chỉ thoang thoáng, loang loáng, không rõ hình hài, không rõ màu sắc. Đến cả người nói cũng chỉ oang oang, loáng thoáng. Trời đầy sao. Đất đầy sao đèn và toàn những người là người. Vừa huyên náo, vừa tĩnh lặng, vừa chật ních, vừa rộng rãi, vừa tò mò vừa dễ dãi…
Họ trôi về phòng ở như hai kẻ mộng du. Vẫn không nói với nhau câu gì. Lâng lâng. Đầy ứ. Tràn trề.
Diệu rơi mình xuống tấm nệm trắng, người bừng bừng. Chị vớ lấy điện thoại di động… rồi lại vứt xuống giường. Mọi tế bào, đến tận những nơi sâu kín nhất đều rung rung, tê tê.
Các giác quan đều mở hết cỡ, căng lên chờ đợi.
Suốt mấy năm qua… Suốt hai ngày qua… Suốt mấy tiếng vừa rồi…
Chị oằn người. Vật vã. Quằn quại. Miệng mở to. Thở như hụt hơi. Rên rỉ, đau đớn như bị tra tấn…
Không thể chịu được nữa, Diệu đưa tay xuống bụng dưới…
Kiên siết chặt tấm thân nõn nà. Đã phải kìm nén mấy năm nay rồi, mấy hôm nay rồi, mấy giờ qua rồi. Không gì bắt ta phải chịu đựng nữa. Em yêu ơi, một lần thôi, rồi chết cũng thoả. Mà vứt tất cả đi cũng xong… Diệu ơi, anh biết ơn em vô cùng…
Giây phút cực khoái làm Kiên bừng tỉnh. Bàng hoàng.
Xót xa. Tiếc nuối.
Sáng hôm sau, trước khi Kiên tách đoàn bay đi thành phố Hồ Chí Minh, trong quán bún bò Huế, Diệu nhìn Kiên đắm đuối hỏi:
- Anh ngủ ngon không?
Kiên không trả lời mà hòi lại:
- Em cũng khó ngủ phải không? Anh mơ thấy em đấy!
Chị mở điện thoại di động, cho anh xem tin nhắn lưu: "Anh sang với em đi. Cửa không khoá".
Kiên cũng chìa cho Diệu điện thoại của mình. Dòng tin nhắn không gửi: "Anh sang với em nhé!"
Họ nhìn nhau rất lâu. Chị nhắm mắt lại. Hai dòng nước mắt chầm chậm lăn xuống.
Sau chuyền đi, Diệu xin chuyến công tác về Thành Hội phụ nữ Thanh Hoa.
Triển cứ tự nhủ, hiến nhiên là không có trời rồi. Là người không tín ngưỡng nên cũng chẳng tin có thánh thần nào phù trợ. Mình chỉ tin vào mình, tin vào lòng tốt, vào cái thiện ở mỗi con người. Thế những chuyện xảy ra gần đây là gì? Mình không bị mù, là ngẫu nhiên, chẳng phải nó gượng nhẹ, nương tay với mình. Thế còn con bé? Dẫu thế nào cũng phải nói rằng nó nhẹ tay. Nó còn một tí tử tế hay nó tính nước lùi?
Con bé vào đấy dẫu sao cũng bớt căng thẳng và xấu hổ.
Không biết, với thời gian nó có quên được phần nào.
Bây giờ, hoá ra Triển sống độc thân. Trưa cơm hộp cơ quan, tối cơm bụi. Thỉnh thoảng mới ngồi với Nhâm và Phong. Kể ra, vợ anh cũng đúng khi bảo Triển nên ngồi nhà.
Giao tiếp bạn bè ít hẳn. Không họp hành. Không lễ lạt. Không hội hè. Bù lại, trời có mắt hay những xáo trộn, va đập của cuộc sống làm văng đi những liên kết lỏng lẻo, tạo nên những liên kết mới, những trật tự mới? Điều kì diệu là trong cơn hoạn nạn, anh đã gặp Phong. Đây là sự bù đắp lớn nhất giúp anh thăng bằng trở lại.
Hôm nay, anh rủ Phong đi ăn tối. Hai người đi bằng chiếc xe tay ga to đùng của cô. Ăn xong Triển đưa Phong về nhà mình. Đến cổng anh mời cô vào ngồi chơi một lát. Hơn chín giờ, Phong đứng dậy. Triển cầm tay cô, nhìn thẳng vào đôi mắt to tròn, khẩn khoản:
- Ở lại với anh.
Phong cũng nhìn thẳng vào mắt Triển:
- Em đã nói rồi… Em tôn trọng cuộc sống gia đình anh. - Sợ Triển không hiểu hết ý mình, cô nói rành mạch. - Việc ấy nếu có, không phải ở nhà anh.
Anh gần như kéo giật cô về phía mình, ôm choàng lấy, ôm chặt đến ngạt thở rồi buông ra ngay. Hai tay gỡ đầu Phong, hơi ngửa mặt cô về phía sau, nhìn vào mắt cô một lần nữa, rồi mới áp môi vào miệng cô. Phong run người trong cái hôn mê cuồng của Triển.
Anh buông cô, kéo ngay ra chỗ dựng xe. Chiếc xe phóng như bay đến một toà nhà sáng trưng.
Người bảo vệ đồng phục chỉnh tề, đứng nghiêm trước cửa kính dày, rách mắt khi nhìn thấy một người đàn ông, bộ mặt khủng khiếp, cầm tay cô gái đẹp, tóc cắt ngắn, đôi mắt to trên gương mặt duyên dáng, đôi chân dài bước lên bậc tam cấp Anh ta đẩy cửa, đứng tránh sang bên, cúi đầu chào khách. Khách đưa hai tấm chứng minh thư cho nhân viên lễ tân, yêu cầu căn phòng đẹp nhất.
Triển mờ toang cánh cửa thông ra ban công.
- Ra đây em!
Cô đến bên anh nhìn xuống.
Một miền yên ả, thanh tĩnh nơi làng quê đồng bằng sông Hồng, mê man mắt nhìn. Ánh sáng ngọn đèn cao áp thuỷ ngân soi sáng những chiếc lá súng nhếnh nháng dát bạc trên mặt nước. Hoa tím, hoa trắng không chút e ấp, rời rợi khoe sắc mặc sức gợi tình. Phong nhắm nghiền mắt, ngoan ngoãn nằm yên cho Triển chậm chạp, từng tí một lần lượt cởi từng chiếc khuy áo.
Anh không nhận ra vẻ căng cứng nơi thân thề cô. Cảm giác thèm muốn khiến anh cứng người lại. Toàn thân cô mở ra: núm vú phớt hồng như nụ lộc vừng sắp nở, cặp chân dài quyến rũ mời gọi bàn tay mơn man… Đột nhiên Triển rời khỏi cô. Một tiếng "tách" nhẹ. Căn phòng bừng sáng. Phong bỗng hét lên, bật dậy, lao đến chỗ công tắc, tắt đèn.
- Sao thế em, anh muốn được ngắm thật kỹ tuyệt tác tạo hoá ban thưởng cho mình.
Phong không trả lời. Cô lắc đầu nhiều lần, thay cho câu: "không được đâu anh". Đôi mắt to tròn long lanh, cô dang rộng cánh tay kéo anh ập xuống.
Những giây phút tuyệt vời…
Như phát hiện ra điều gì, Triển kinh ngạc kêu lên:
- Thế ra em chưa từng…
- Vâng, chưa từng…
- Trời đất ơi, anh, anh… chả ra làm sao cả!
Đôi mắt to, cười mãn nguyện:
- Sao lại thế? Anh… rất làm sao đấy anh yêu ạ!
Đang ngất ngây hạnh phúc, Phong bỗng mất hút. Gọi không trả lời. Hỏi Nhâm, chị bảo Phong đi du lịch Singapo.
"Tệ thật, chả bảo người ta lấy một câu". Triển rơi vào tình trạng khắc khoải, bồn chồn như lần đầu yêu.
Phong về, hẹn anh trưa nay lại đến căn phòng nhìn xuống mặt hồ tím mơ hoa súng. Triển háo hức muốn vào cuộc ngay. Phong ngăn lại. Hôm nay, cô lạ lắm. Bối rối. Xúc động. Người cứ run lên:
- Khoan đã. Em có cái này cho anh.
- Cái gì cũng chẳng bằng cái này…
Nghĩ là một món quà gì đó nên Triển vừa nói vừa mân mê cấp vú căng mẩy. Phong không có vẻ thích thú như mọi lần. Có một điều gì đó, còn quan trọng hơn cả việc làm tình của người phụ nữ lần đầu yêu. Cô giữ tay anh lại, tay kia với cái sắc. Để yên đã nào anh yêu! - Cô đưa ra trước mặt anh gương mặt của… chính anh.
Triển giật bắn người. Sửng sốt. Sững sờ. Sung sướng.
Không tin vào mắt mình. Dù có hai lỗ nơi hai con mắt, anh cũng phải kêu lên: "Đúng là mình đây rồi". Chưa bao giờ kêu trời, vậy mà Triển kêu trời. Anh áp nó vào mặt mình, quàng sợi dây qua đầu ra sau gáy, quay vào chiếc gương lớn nằm ngang suốt chiều dài chiếc giường, từng chứng kiến những giây phút tuyệt diệu của họ. Anh hét lên, lạc giọng:
- Thu Phong, làm sao em làm được cái này?
Vừa nói, Triển vừa quỳ xuống, ôm chặt người phụ nữ đang rưng rưng nhìn xuống. Hai tay cô lùa vào mái tóc hoa râm người đàn ông của mình. Triển úp mặt vào bụng cô, vùi mặt mình vào đây, như đứa trẻ lên ba làm nũng mẹ. Phong ngước nhìn ra cửa sổ. Bầu trời vuông xanh thăm thẳm. Một dải mây mỏng như tấm khăn voan lững thững dạo qua. Trong tư thế ấy, Triển không nhìn được gương mặt Phong. Anh không biết, gương mặt cô lúc này còn hạnh phúc hơn cả niềm hoan lạc mỗi lần anh dìu cô lên chín tầng cõi mê. Chỉ cô mới biết cơ thể mình đã có sự thay đổi kì diệu chưa từng có trong đời. Khi cái thiên bảo của anh nhập vào mình, đậu lại thành mầm sống, nó kích hoạt mọi tế bào trong cơ thể. Các hoócmôn hoạt động hết cỡ, tạo nên sự biến chuyển lạ kỳ.
Chị thấy mình như được tiếp nguồn sống. Đầu óc luôn phấn chấn. Khoẻ hẳn ra. Máu chảy rần rật. Những nơi nhạy cảm nhất trên cơ thể Phong lúc này như hứng tình, đón đợi.
Làm thế nào có được cái này? Nói đi, anh xin em!
Ấp hai bàn tay vào hai bên má người đàn ông đầu tiên mình dâng hiến. Mấy ngón tay mềm ấm xoa nhẹ bên má sần sẹo, nhìn hút vào mắt anh, cô thủ thỉ:
- Lúc anh nằm ngủ. Em chụp mấy kiêu cận cảnh mặt anh. Nghe nói bên Sinh có kĩ thuật làm ảnh không gian ba chiều, trên cơ sở ảnh chụp khi đưa vào máy tính. Thế là em đi. Bằng kĩ thuật vi tính, họ tạo được gương mặt anh như bức tượng ảo. Máy số hoá mọi số đo cần thiết gương mặt anh. Nhờ thế họ dựng khuôn, đúc một tượng thạch cao. Sau đó đổ silicôn thành mặt nạ. Cuối cùng là hoá trang mặt nạ ấy. Thế thôi! - Giọng cô tự hào âu yếm - Em không ngờ giống đến thề. Anh tháo ra đi. Sống bên em, không còn đến nó đâu.
Cuộc làm tình hôm nay, cũng như những cuộc trước đều trên cả tuyệt vời. Nhưng hạnh phúc nhất vẫn là, sau đó hai cơ thể, no nê mãn nguyện, thanh thản bên nhau trò chuyện. Câu chuyện giữa hai người yêu hôm nay có thêm cái ân, cái nghĩa, cả nguồn thương cảm sâu xa.
Vào ngày làm việc cuối tuần, Triển gọi điện cho Nhâm.
Anh định ra mắt bạn với gương mặt mới của mình, trong một bữa cơm thân mật ba người, thì chị thông báo, Phong đi công tác nhiều ngày, kết hợp với nghỉ phép thăm người thân. Mấy ngày sau, vẫn không liên hệ được. Triển hỏi Nhâm: "Thế cô ấy không liên lạc với toà soạn à? "Liên hệ với toà soạn hay không thì không biết. Còn liên hệ với tôi thì không". Anh tự trách mình đoảng. Chỉ biết đây là quân bạn mình. Chẳng biết nhà ở đâu. Không nhẽ bây giờ mới hỏi thì vô duyên quá, nhưng cũng chẳng có cách nào khác. Triển đành nhờ một người bạn kiếm cớ đến tìm Phong.
Một ngôi nhà hai tầng kiểu cũ, trong một ngõ sâu, nhưng là ngõ riêng, không chung đụng với ai. Bà mẹ Phong chỉ nói là con gái đi công tác. Vẫn không liên lạc được.
Mươi hôm sau, không thể chịu được nữa, Triển lại gọi cho Nhâm. Nhâm trả lời, Phong xin làm việc luôn ở Văn phòng Đại diện báo tại Sài Gòn. Anh liên hệ với văn phòng ấy để tìm số máy của Phong thì được trả lời, cô không có số máy bàn. Hòi số máy di động mới thì văn phòng nói, đã bị cướp giật. Triển lập tức bay vào. Nhân thể thăm con gái. Hai ngày liền, anh ngồi ra ở đấy. Mới đầu còn ngồi trong văn phòng. Sau thấy chướng, đành ra quán giải khát gần đấy để "phục kích". Không thấy Phong đến văn phòng. May nhân viên ở đây cũng đã nghe tên tuổi nhà báo chống tiêu cực nôi tiếng này, nên tỏ ra kính nể anh. Họ bảo, cô không có trách nhiệm trực ở văn phòng như họ, nên chỉ tạt qua. Có khi mấy ngày không đến.
Hỏi ở đâu, họ bảo, cũng chưa đến nhà bao giờ nên không biết.
Triển đành bay ra
Lửa Đắng Lửa Đắng - Nguyễn Xuân Khánh Lửa Đắng