Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Huynh Đệ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 21
N
gày thứ tư sau khi Tống Phàm Bình chết, một người nông dân đã có tuổi, kéo một chiếc xe bò cũ kỹ, đến trước cửa nhà Lý Lan. Ông mặc chiếc quần và áo lót vá chằng vá đụp đứng ở ngoài cửa, không nói một câu, nhìn cỗ áo quan trong nhà, nước mắt chảy dài. Ông là bố Tống Phàm Bình, ông nội Tống Cương. Lão địa chủ đã từng có mấy trăm mẫu ruộng trước ngày giải phóng, sau khi giải phóng đã chia hết ruộng đất cho nông dân, chỉ còn lại thân phận một địa chủ, đã dẫn xác đến.Lão địa chủ bây giờ còn nghèo hơn cả bần nông và trung nông lớp dưới, đã đến đón con trai ông về quê.
Tối hôm trước, Lý Lan đã sửa soạn hành lý cho Tống Cương, Lý Trọc và Tống Cương ngồi trên giường, lặng lẽ nhìn mẹ sửa soạn đồ dùng, nhìn mẹ lấy khỏi túi du lịch màu tro có in hai chữ "Thượng Hải" số quần áo của mình, lấy ra gói đất thấm vết máu Tống Phàm Bình, lấy ra cả gói kẹo sữa mềm mác thỏ trắng. Sau đó mẹ Lý Lan lại bỏ quần áo của Tống Cương và cả gói kẹo sữa vào túi du lịch, khi quay đầu nhìn ánh mắt ăm ắp chờ đợi của Lý Trọc, chị lại lấy gói kẹo sữa ra, bốc một nắm đưa cho con trai, cũng đưa cho Tống Cương hai cái, còn lại chị đều nhét vào túi du lịch. Khi Lý Trọc và Tống Cương ăn kẹo sữa, không biết ngày mai sẽ sẩy ra chuyện gì, mãi cho đến hôm sau, khi ông nội địa chủ của Tống Cương xuất hiện ở cửa, chúng vẫn không biết hai anh em sắp sửa chia tay.
Chiều hôm nay, cả gia đình Lý Lan đeo dải lụa đen trên cánh tay, thắt vải trắng ngang lưng, cỗ áo quan gỗ mỏng của Tống Phàm Bình đặt trên chiếc xe bò cũ kỹ, có cả túi hành lý của Tống Cương để trên xe. Lão địa chủ, cúi mái đầu bạc phơ,kéo xe bò đi trước, Lý Lan dắt Lý Trọc và Tống Cương đi theo sau.
Trong kí ức của Lý Trọc, chưa bao giờ mẹ cậu tỏ ra kiêu hãnh như hôm nay, bố đẻ cậu đã đem đến cho mẹ cậu cả nỗi hận và nỗi nhục, cònTống Phàm Bình đã đem đến cho mẹ cậu tình yêu và sự tôn nghiêm. Lý Lan ngẩng đầu bước đi, trông y như nương tử quân màu đỏ trong phim. Lão địa chủ, còng lưng kéo xe, giống như đang bị phê đấu. Khi oằn mình kéo chiếc xe đi lên phía trước, lão luôn luôn đưa tay lau nước mắt.Khi họ gặp hai đội ngũ tuần hành ở dọc đường, quần chúng cách mạng thôi hô khẩu hiệu, những là cờ đỏ nho nhỏ trong tay quần chúng cách mạng cũng chúc xuống. Quần chúng cách mạng nhìn bốn người và chiếc xe chở quan tài xôn xao bàn tán. Một người đeo băng đỏ hỏi Lý Lan:
-Ai ở trong quan tài?
Lý Lan bình tĩnh, kiêu hãnh trả lời:
Chồng tôi.
Chồng chị là ai?
Tống Phàm Bình, thầy giáo Trường trung học thị trấn Lưu.
Tại sao ông ấy chết?
Bị người ta đánh chết.
Tại sao?
Anh ấy là địa chủ.
Khi Lý Lan nói đến Tống Phàm Bình là địa chủ, Lý Trọc và Tống Cương run cầm cập, lão địa chủ phía trước sợ đến nỗi không dám lau nước mắt, nhưng chị lại nói sang sảng. Quần chúng cách mạng trong đội ngũ tuần hành đứng lại,họ tỏ ra hết sức ngạc nhiên, người đàn bà gầy yếu nhỏ bé này lại dám nói như vậy, người đàn ông đeo băng đỏ nói với Lý Lan:
Chồng mày là địa chủ, thì mày là con mụ địa chủ.
Lý Lan gật đầu một cách kiên định:
Đúng thế!
Gã kia quay đầu nói với quần chúng cách mạng tuần hành:
Thấy chưa? Hung hăng như vậy đấy...
Nói xong, hắn quay người, vung tay tát Lý Lan một cái đánh "bốp", đầu chị văng sang một bên, mép chị toé máu, nhưng chị kiêu hãnh cười, tiếp tục ngẩng đầu nhìn hắn. Hắn lại tát chị cái nữa, đầu chị lại văng sang một bên, chị vẫn kiêu hãnh cười, vẫn ngẩng đầu nhìn hắn, chị hỏi:
Đánh đủ chưa?
Câu hỏi của chị khiến hắn ngẩn người, hắn nhìn Lý Lan,lại nhìn đám đông diễu hành, tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên. Lý Lan bảo hắn:
Nếu đã đánh đủ, thì ta đi.
Mẹ kiếp!...Người đàn ông đeo băng đỏ buột mồm chửi, vung tay tát Lý Lan liền hai cái, khiến đầu chị cũng văng sang trái sang phải hai lần, sau đó hắn nói - Cút...
Máu tươi chảy trên mép Lý Lan, chị mỉm cười, dắt Lý Trọc và Tống Cương đi tiếp, Quần chúng cách mạng trên phố lớn ngạc nhiên nhìn chị, chị vừa đi vừa mỉm cười, mỉm cười nói với họ:
Hôm nay là ngày chôn chồng tôi.
Nói xong, nước mắt chị dàn dụa. Lúc này, Lý Trọc và Tống Cương cũng khóc hu hu. lão địa chủ đi trước cũng khóc, thân ông ta run bần bật. Lý Lan nẹt hai con:
-Đừng khóc!
Chị nói giọng sang sảng:
Không được khóc trước mặt người khác.
Hai cậu bé lấy tay bịt mồm, chúng đã nín,nhưng nước mắt vẫn chảy. Lý Lan cấm hai con khóc, nhưng mặt chị vẫn dàn dụa nước mắt, chị mỉm cười bước đi trong nước mắt.
Họ đi ra cửa Nam, sau khi đi qua một chiếc cầu gỗ ọp ẹp, nghe thấy tiếng ve sầu kêu râm ran, họ biết mình đã đi vào con đường đất thôn quê. Lúc này đã giữa trưa, mấy vệt khói bay là là trên cánh đồng rộng bao la, hình như chỉ có bốn người nhà LýLan, cùng với Tống Phàm Bình nằm trong quan tài, đang đi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời mùa hè.
Người bố già nua của Tống Phàm Bình, cuối cùng đã cất tiếng khóc, ông oằn mình kéo xác con trai, như một con trâu già đang nai lưng kéo cày. Toàn thân ông run run lao về phía trước, tiếng khóc của ông cũng run theo. Tiếng khóc của ông đã khiến hai đứa cháu oà khóc, tiếng khóc của hai anh em lọt ra khỏi khe ngón tay, cứ nấc lên nức nở. Tuy đã bịt chặt mồm, nhưng tiếng khóc từ mũi cứ phát ra tới tấp từng trận. Chúng dơ tay bóp mũi, thì tiếng khóc lại buột ra khỏi mồm.Hai cậu bé ngẩng lên, hốt hoảng nhìn trộm mẹ. Lý Lan bảo hai anh em:
Khóc đi!
Nói xong, tiếng khóc của chị cất lên trước. Đây là lần đầu tiên Lý Trọc và Tống Cương nghe thấy mẹ khóc thét lên, thảm thiết, chị cứ việc khóc thả sức, hình như chị định khóc ra toàn bộ giọng mình cùng một lúc. Tống Cương buông tay khóc hu hu, Lý Trọc cũng tự do khóc. Bốn người nhà họ đều khóc to. Bây giờ họ không còn lo gì nữa. Họ đã đi trên con đường thôn quê. Cánh đồng rộng bao la thế này. Bầu trời cao vời vợi thế kia, họ là người một nhà, họ cùng khóc với nhau. Như nhìn lên trời cao, Lý Lan ngẩng mặt gào khóc. Bố Tống Phàm Bình khom lưng cúi đầu khóc, y như muốn gieo xuống ruộng từng giọt, từng giọt nước mắt của mình. Lý Trọc và Tống Cương gạt hết lần nước mắt này đến lần nước mắt khác, vẩy cả lên quan tài Tống Phàm Bình. Họ khóc tự do thoải mái, tiếng khóc cứ gào lên từng hồi, khiến những con chim sẻ trên cây chợt giật mình, vỗ cánh bay tan tác.
Cứ như thế, họ gào khóc lâu lắm.Về sau, bố Tống Phàm Bình không sao khóc được. Ông bỏ càng xe, quỳ xuống đất, lưng ông đã mỏi nhừ, mồm ông đã hết hơi. Họ đã đứng lại, cho đến khi tiếng khóc lặng dần. Lý Lan lau nước mắt, chị bảo để con kéo xe, bố chồng chị không nghe, ông bảo, để ông tiễn đưa con mình đi hết chặng cuối cùng.
Trên đoạn đường về sau, họ thôi khóc, họ lặng lẽ đi, chỉ có tiếng xe lăn lọc cọc. Họ đã đi đến thôn sinh ra Tống Phàm Bình.Mấy người bà con ruột thịt, ăn mặc rách rưới đứng đợi ở đầu thôn. Họ đã đào xong huyệt, chống mai chống cuốc đứng tại chỗ.Tống Phàm Bình được chôn dưới gốc cây Du đầu thôn. Khi quan tài Tống Phàm Bình đặt xuống huyệt, mấy ngừời thân thích lấp đất lên, bố Tống Phàm Bình quỳ bên cạnh, nhặt từng hòn đá vứt ra ngoài, Lý Lan cũng quỳ xuống, cùng nhặt đá vứt ra ngoài. Lỗ huyệt được lấp đầy, rồi đắp cao thành mộ, thân thể hai bố con cúi nhặt đá cũng từ từ đứng lên.
Sau đó, họ đi đến ngôi nhà tranh của bố Tống Phàm Bình. Trong nhà kê một chiếc giường và một cái tủ quần áo cũ, còn có cả một chiếc bàn ăn ọp ẹp, mấy người ruột thịt nghèo, ngồi trước mâm ăn cơm. Lý Trọc và Tống Cương cũng ăn bữa cơm dưa muối. Bố Tống Phàm Bình ngồi trên chiếc ghế thấp lè tè ở góc tường, cúi đầu lau nước mắt. Ông không hề động đến một miếng cơm. Lý Lan cũng không ăn. Chị mở tủ quần áo cũ, xếp tử tế quần áo trong túi du lịch cuả Tống Cương vào bên trong, Lý Trọc đã nhìn thấy mẹ cũng để túi kẹo sữa mác thỏ trắng vào tủ. Sau khi xếp xong quần áo, chị không biết nên làm gì, cứ đứng cạnh tủ quần áo, thẫn thờ nhìn hai con.
Đây là một buổi chiều yên ắng, sau khi mấy người họ hàng nghèo ăn cơm xong ra về, bốn người vẫn ngồi im lặng trong căn nhà tranh. Lý Trọc nhìn thấy cây cối và ao cá bên ngoài, nhìn thấy chim sẻ nhảy nhót trên cây, nhìn thấy chim yến bay ra khỏi mái hiên,Tống Cương cũng nhìn thấy. Hai anh em rất muốn ra xem,nhưng không dám, đành ngồi trên ghế, nhìn trộm bố Tống Phàm Bình và Lý Lan đang trong cảnh tang thương. Sau đó, Lý Lan đã cất tiếng, chị bảo nên ra về, phải về thị trấn trước khi trời tối. Bố Tống Phàm Bình run run đứng lên, đi đến trước tủ quần áo, lấy ra một lọ nhỏ, thò tay vào tìm kiếm một lát, bốc ra một nắm đậu tằm đã rang chín, đút vào túi quần Lý Trọc.
Họ lại ra đầu thôn, trên mộ Tống Phàm Bình đã có thêm vài chiếc lá cây, Lý Lan bước tới, nhặt bỏ sang một bên. Hai đứa con nghe thấy mẹ cúi xuống nói trước mộ:
Chờ con khôn lớn, em sẽ đến với anh.
Lý Lan quay người, đi đến trước Tống Cương, ngồi xuống âu yếm vuốt ve mặt con, Tống Cương cũng ngồi xuống âu yếm vuốt ve mặt mẹ, chị ôm chầm Tống Cương, khóc nức nở. Chị nói với Tống cương:
Con ơi, con phải chịu khó chăm nom ông nội, ông nội già rồi, ông cần có con ở bên cạnh... Con ơi, mẹ sẽ thường xuyên đến thăm con...
Tống Cương không biết tại sao mẹ nói như thế. Sau khi gật đầu, Tống Cương ngẩng nhìn Lý Trọc. Lý Lan ôm Tống Cương khóc một lúc, sau đó lau nước mắt đứng dạy, chị nhìn bố chồng già, mồm động đậy, nhưng nói không thành lời, chị quay sang dắt tay Lý Trọc.
Lý Lan dắt tay con trai, đi thong thả trên đường đất thôn quê, chị không nghoảnh đầu lại, bước chân chị nặng trịch, chẳng khác gì hai cái chổi lau, kéo lê trên nền đất. Lúc này, Lý Trọc vẫn không biết sắp phải xa Tống Cương. Tay cậu bị mẹ dắt, người cậu quay về phía Tống Cương, thầm nghĩ, tại sao anh Tống Cương không đi cùng? Ông nội Tống Cương dắt tay cháu, Tống Cương đứng trước mộ bố, tỏ vẻ ngỡ ngàng khó hiểu, cứ nhìn Lý Trọc và Lý Lan bước đi chậm chạp, cậu cũng không biết tại sao mình ở lại? Khi Lý Lan dắt Lý Trọc càng đi càng xa, Tống Cương ngẩng đầu nhìn ông nội, đang dơ tay vẫy chào hai mẹ con Lý Trọc. Cậu cũng do dự dơ tay lên, vẫy vẫy trên chỗ bả vai. Khi Lý Trọc bị Lý Lan dắt đi, cậu luôn luôn ngoái đầu nhìn Tống Cương, trông thấy Tống Cương ở xa xa vẫy tay với mình, cậu cũng dơ tay lên qua vai, vẫy vẫy.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Huynh Đệ
Dư Hoa
Huynh Đệ - Dư Hoa
https://isach.info/story.php?story=huynh_de__du_hoa