Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Duyên Anh Và Tôi
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Duyên Anh, Như Một Người Viết Nhạc
Q
ua anh chị Phạm Mạnh Cương, cũng trong dịp này, vợ chồng tôi gặp anh chị Duyên Anh lần đầu tiên.
Lúc ấy, tôi chỉ mới biết Duyên Anh như một nhà văn nổi tiếng, có những tác phẩm bán chạy nhất, mà thỉnh thoảng, tôi có dịp đọc.
Những ngày ở Đà Lạt, mấy gia đình chúng tôi cùng đi chơi, thăm một số thắng cảnh, và tất cả chụp chung vài tấm hình kỷ niệm.
Về lại Saigon, anh tiếp tục sinh hoạt trong làng văn, làng báo; còn tôi, ở các đài phát thanh và truyền hình, cho nên rất ít khi chúng tôi có dịp tiếp xúc.
Trước khi xảy ra biến cố 30 tháng 4, 1975, gia đình tôi may mắn thoát khỏi Sài gòn ngày 22 tháng 4, 1975. Tôi nghe tin Duyên Anh cùng các văn nghệ sĩ miền Nam ở lại bị bắt giam. Tin tức về anh, chỉ có thế thôi. Bẵng đi gần mười năm sau, tôi mới biết Duyên Anh đã được trả tự do, vượt biển sang Mã Lai, và đang định cư tại Pháp. Lúc này, được biết anh còn làm thơ, và bắt đầu viết nhạc nữa.
Vào khoảng đầu năm 1987, Duyên Anh gửi sang mười sáng tác của anh, nhờ tôi hát, thu vào Master cho anh. Nhạc Duyên Anh làm, có nét độc đáo, ý nhạc không giống nhạc của bất cứ nhạc sĩ nào. Đa số các bản nhạc phổ thông, tôi có thể hát mấy câu trước, và đoán được ngay câu sau sẽ như thế nào. Nhạc Duyên Anh viết, không giống như vậy. Cái khó, khi hát nhạc của anh, là người hát phải để ý từng dòng nhạc một. Nhạc của Duyên Anh là thứ nhạc phá cách, không nằm trong những khuôn thước thông thường. Anh thay đổi ý nhạc rất bất ngờ. Cho nên, nếu chủ quan, tưởng mình có thể đoán trước câu nhạc sắp tới sẽ như thế nào, người hát
sẽ bị nhầm ngay.
Ngoài Duyên Anh ra, trong âm nhạc Việt Nam, chỉ một nhạc sĩ khác có lối viết đặc biệt, không thể đoán trước được, người hát phải luôn luôn thận trọng chăm chú vào nốt nhạc, chứ không thể nhắm mắt hát cầu âu được. Đó là nhạc sĩ Cung Tiến. Hát nhạc Duyên Anh và Cung Tiến, mà không để ý, không chăm chú, là rớt đài dễ như chơi.
Đầu tháng 5, 1987, nhân chuyến lưu diễn các nước Âu Châu với đoàn nghệ sĩ Việt Nam từ Mỹ, do Lê Văn hướng dẫn, tôi ghé Paris, gặp lại Duyên Anh lần đầu tiên, sau hơn mười năm xa cách. Anh chị Duyên Anh ghé thăm tôi tại khách sạn, nơi đoàn chúng tôi trú ngụ. Tôi đưa cho Duyên Anh cuốn Master, Vũ Trung Hiền nhờ tôi đem sang. Duyên Anh tưởng tôi ở lại Paris một thời gian, nên định tổ chức một buổi trình diễn, để tôi hát nhạc của anh. Nhưng rất tiếc, tôi phải đi theo đoàn, không thể ở lại, nên buổi hát ấy không thực hiện được.
Cuối năm ấy, nghe tin Duyên Anh sang California lần đầu tiên, vợ chồng tôi mời anh đến nhà dùng cơm tối. Tôi lái xe từ Rowland Heights xuống tận nhà anh chị Bùi Bỉnh Bân ở Irvine, đón Duyên Anh lên nhà tôi. Trên đường về, chúng tôi nói chuyện thật vui. Duyên Anh kể lại những ngày tháng tù đầy, cả nỗi khổ đau, cay đắng lẫn những câu chuyện vui, và đọc mấy bài thơ tù cho tôi nghe. Anh kể chuyện thật hấp dẫn, khiến cho tôi có cảm tưởng quãng đường về nhà ngắn hơn bình thường, dù hôm đó, xa lộ 5 và 57 kẹt xe kinh khủng.
Biết Duyên Anh thích món Bắc, tôi làm món chả cá ướp thì là, tạm gọi là chả cá Thăng Long, nướng lên, đãi anh, với bún và rau sống. Buổi tối hôm ấy, ngoài vợ chồng tôi và Duyên Anh, còn có anh chị Nguyễn Trọng Nho-Phạm Vân Bằng, bạn hàng xóm của chúng tôi, và cũng là bạn của anh chị Duyên Anh. Bữa ăn tối thật vui vẻ. Duyên Anh là người đầu tiên kể cho chúng tôi nghe câu chuyện về "cái nồi ngồi trên cái cốc", từ ngữ các binh sĩ và cán bộ miền Bắc dùng, khi nói về cái lọc cà phê.
Ngày 1 tháng 5, 1988, nghe Phạm Vân Bằng báo tin Duyên Anh bị hành hung, tôi tức tốc lái xe chở Vân Bằng xuống nhà thương Humana thăm anh ngay. Nhân viên bệnh viện kiểm soát người vào thăm Duyên Anh hết sức cẩn thận, vì họ sợ có âm mưu ám hại anh. Chúng tôi phải khai báo kỹ lưỡng về liên hệ của mình với Duyên Anh, và có lẽ thấy chúng tôi là phụ nữ, họ cho phép chúng tôi vào phòng thăm anh. Duyên Anh nằm trên giường, giây nhợ chằng chịt nối từ miệng và mũi anh với các máy móc chung quanh. Anh vẫn hôn mê, và mặt anh còn sưng húp. Mắt anh, có lúc mở ra. Chúng tôi nắm tay Duyên Anh, và gọi tên anh; nhưng chắc chắn, anh không nhận biết chúng tôi là ai.
Tôi nhìn Duyên Anh nằm bất động, và cảm thấy xót xa thương cảm, không thể hiểu được anh đã làm gì mà phải gánh chịu hoạn nạn nặng nề như thế.
Ba năm sau, chị Kim Tước và tôi, cùng một nhóm nghệ sĩ, trong số này có anh Từ Công Phụng, sang Dallas trình diễn, trong chương trình văn nghệ do hội phụ nữ thành phố Dallas tổ chức. Thời gian này, Duyên Anh đang ở nhà anh chị Đặng Xuân Côn tại Dallas. Biết chúng tôi ở cùng thành phố, anh Côn đón tôi về nhà thăm Duyên Anh chừng hơn nửa tiếng, trên đường đưa tôi ra phi trường trở lại Cali. Gặp lại anh, tôi rất xúc động, vì đây là lần đầu tiên tôi gặp lại anh, sau khi anh bị nạn. Duyên Anh nói chậm và khó khăn hơn. Anh bị liệt nửa người bên phải, nên đi lại rất chậm chạp; chân trái bước trước, bàn chân phải kéo lê theo. Anh luôn luôn dùng bàn tay trái để nâng bàn tay phải lên.
Trong lần gặp này, Duyên Anh nói, anh sẽ viết lại một bài khác về tôi. Duyên Anh bảo anh chưa được vừa ý lắm về bài Mai Hương, Thiên Đường Tìm Lại, đăng trên báo Ngày Nay của anh Lê Hồng Long ở Wichita, năm 1987. Nhưng đối với tôi, được một nhà văn có tầm cỡ như Duyên Anh, viết về mình như thế, đã là một vinh dự hiếm có rồi. Bởi vì, bài viết đó, đã được một số báo ở California trích đăng lại, trong đó có tờ Thế Giới Nghệ Sĩ của Trần Quốc Bảo.
Lần cuối cùng vợ chồng tôi gặp Duyên Anh là buổi ra mắt bốn cuốn sách của anh tại hội trường nhật báo Người Việt, đầu tháng 11, 1995. Chúng tôi mua sách, và đem tới nhờ anh ký tặng. Duyên Anh viết, và ký bằng tay trái, nhưng nét chữ anh rất đẹp.
Duyên Anh qua đời, tính đến nay, đã gần ba năm rồi. Nhân sắp đến ngày giỗ anh, tôi viết những dòng chữ đơn sơ, ghi lại một vài kỷ niệm nhỏ với anh, một người bạn mà cả hai vợ chồng tôi đều quý mến. Sự ra đi hơi sớm của anh, hai chúng tôi đều thương tiếc.
Thiên hạ đã nói, và nghĩ về anh ra sao, tôi chẳng bận tâm. Đối với tôi, anh là một trong những nhà văn lớn của Việt Nam, một thi sĩ có tài, và một nhạc sĩ đã viết nên những ca khúc mà lời hát man mác chất thơ, âm điệu lạ lùng, gây xúc động cho người nghe, dù những người nghe và thưởng thức nổi loại nhạc anh viết, có lẽ, không nhiều lắm.
Cám ơn Duyên Anh, người làm nhạc đã viết gửi đến tôi, và để lại cho đời, những tình khúc lạ lùng, thơ mộng, và tràn đầy rung động ấy.
Tháng giêng, 2000
Mai Hương
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Duyên Anh Và Tôi
Vũ Trung Hiền
Duyên Anh Và Tôi - Vũ Trung Hiền
https://isach.info/story.php?story=duyen_anh_va_toi__vu_trung_hien