Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Cái Trống Thiếc
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Maria
T
rong khi Lịch sử, trong rùm beng những thông cáo đặc biệt, đang lao nhanh như một chiếc xe thuỷ-lục trơn dầu mỡ trên các đường thuỷ, bộ và cả đường không của Châu Âu, chinh phục mọi thứ trên đường đi của nó, thì công việc riêng của tôi, vốn chỉ quanh quẩn với những cái trống đồ chơi con trẻ, vẫn chậm rề rề. Trong khi những người làm nên lịch sử phóng tay ném qua cửa sổ biết bao kim khí đắt tiền, thì tôi một lần nữa lại lâm vào tình trạng thiếu trống. Phải, phải, Oskar đã kiếm được một cái trống mới hầu như không bị một vết xước nào ở sở Bưu Chính Ba Lan, đem lại một chút ý nghĩa cho cuộc phòng thủ nhà bưu điện, nhưng cái trống của Naczelnik-con phỏng có nghĩa gì đối với Oskar này khi mà vào những ngày yên hàn, tôi chỉ cần chưa đầy tám tuần là đã biến một cái trống thành đồ đồng nát?
Sầu não vì phải giã từ các nữ y tá của mình, tôi bắt đầu nện trống điên cuồng sau khi xuất viện. Cái đêm mưa ở nghĩa trang Saspe không làm giảm cường độ đánh trống đó; trái lại, Oskar càng gia tăng cố gắng huỷ hoại vật chứng cuối cùng về ứng xử đáng xấu hổ của nó đối với đám cảnh vệ, cụ thể là cái trống ấy.
Nhưng nó kháng cự lại; mỗi lần tôi đánh nó, nó đều đánh trả. Kỳ lạ thay trong khi tôi thẳng tay nện, với mục đích duy nhất là xoá đi một mảng nhất định trong quá khứ của tôi, hình ảnh Victor Weluhn, tay nhân viên chuyển ngân cứ trở lại trong tâm trí tôi, mặc dù, với độ cận thị như thế, anh ta khó lòng thấy được gì nhiều đê thành nhân chứng buộc tội. Nhưng mặc dù cận thị nặng, anh ta đã chẳng trốn thoát được đó sao? Liệu có thể là người cận thị lại nhìn thấy nhiều hơn những người khác được chăng? Liệu có thể là Weluhn, mà tôi gọi là Victor tội nghiệp, đã đọc những cử chỉ của tôi như động tác của một cái bóng đen, đã nhìn thấu suốt sự phản bội của tôi và giờ đây, đang mang bí mật của Oskar, nỗi nhục của Oskar theo anh đi khắp thế giới?
Mãi đến giữa tháng 12, những lời kết tội của cái lương tâm sơn màu đỏ-trắng theo đường răng cưa đeo ỏ cổ tôi mới bớt phần xác tín; lớp sơn bắt đầu nứt và bong ra, vỏ thiếc mỗng dần và trở nên dễ vỡ. Như bao giờ cũng thế khi người ta buộc phải chứng kiến một cảnh lâm chung, tôi muốn rút ngắn những đau đớn cho kẻ hấp hối, đẩy nhanh đến kết thúc. Trong những tuần cuối của mùa Vọng, Oskar làm dữ đến nỗi Matzerath và hàng xóm phải giữ tay nó lại, vì nó đã hạ quyết tâm phải thanh toán mọi khoản vào trước đêm Giáng Sinh. Tôi hy vọng nhân dịp Giáng Sinh sẽ nhận được một cái trống mới và sạch tội.
Tôi đã hoàn tất ý đồ. Vào đêm hai mươi bốn tháng chạp, tôi đã có thể rũ bỏ khỏi thể xác và tâm hồn mình một cái gì han gỉ, méo mó, tả tơi gợi đến một cái ô-tô nát rúm; với việc thải bỏ nó, tôi hy vọng có thể xoá luôn cả cuộc phòng thủ nhà bưu diện trong ký ức tôi.
Chưa bao giờ có con người nào - nếu quý vị sẵn lòng thừa nhận tôi là một con người - từng nếm trải vào dịp Giáng Sinh một thất vọng cay đắng hơn Oskar: nó thấy tất cả mọi thứ có thể tưởng tượng được trên cây thông Nô-en, trừ một cái trống.
Có cả một hộp đồ chơi lắp ghép mà tôi không bao giờ mở ra. Một con thiên nga bập bênh, mà người lớn coi là thứ quà sáng giá nhất, bộc lộ ý đồ của họ muốn biến tôi thành một Lohengrin [1]. Hẳn là để chọc tức tôi, họ còn cả gan đặt ba, bốn quyển tranh truyện trên bàn tặng phẩm. Những món quà duy nhất mà tôi thấy còn tạm gọi là hữu dụng theo một nghĩa nào đó, là một đôi găng, một đôi ủng và một cái áo chui đầu do Gretchen Scheffler đan. Bàng hoàng, Oskar đưa mắt nhìn từ hộp đồ lắp ghép đến con thiên nga và dừng lâu trên một cái tranh trong một cuốn tranh truyện vẽ một lũ gấu nhồi bông ôm đủ mọi thứ nhạc cụ trong tay. Thậm chí một trong những con vật xinh xẻo giả dối ấy còn có cả một cái trống nữa; nom như nó biết chơi trống và sắp sửa bắt đầu biểu diễn một bài độc tấu trống, trong khi tôi đây, tôi có một con thiên nga mà không có trống, tôi có thể được cả ngàn hộp đồ lắp ghép, nhưng một cál trống nhỏ nhoi thì không; tôi có bao tay để dùng trong những đêm đông buốt rét, nhưng giữa hai bàn tay đi găng của tôi chẳng có cái vật tròn tròn bằng kim loại, sơn mịn màng và lạnh giá để tôi có thể mang ra ngoài đêm đông để làm ấm những trái tim lạnh giá của họ.
Oskar nghĩ thầm: Chắc Matzerath đã giấu cái trống. Hay là Gretchen Scheffler (đến cùng với ông chồng chủ hiệu bánh mì để chuẩn bị con ngỗng Nô-en cho chúng tôi) đã ngồi lên nó. Họ muốn được hài lòng thấy tôi hài lòng với con thiên nga, hộp đồ xây dựng, những cuốn truyện tranh, trước khi nhả ra vật báu chân chính. Tôi nhượng bộ; tôi lật giở những quyền tranh truyện như điên, nhảy lên lưng con thiên nga và, cố dẹp nỗi ghê tởm mỗi lúc một tăng, phi ít nhất là nửa tiếng. Bất chấp căn phòng nóng sực, tôi vẫn chiều họ mặc thử áo chui đầu; đi thử giày với sự giúp đỡ của Gretchen Scheffler. Trong khi đó vợ chồng nhà Greff đã đến, vì con ngỗng làm cho sáu người ăn và sau khi chén con ngỗng nhồi quả khô do Matzerath chế biến rất khéo, chuyển sang tráng miệng gồm mận và lê, tuyệt vọng đón nhận một quyển truyện tranh nữa mà Greff bổ sung vào bốn quyển trước; sau những xúp, ngỗng, bắp cải đỏ, khoai tây luộc, mận và lê, dưới cái hơi hầm hập phả ra từ một cái bếp lò sứ có thừa hơi nóng, chúng tôi, kể cả Oskar, cùng hát một bài thánh ca Nô-en và thêm một đoạn nữa, Hãy vui mừng, và ôi cây thông nô-en, ôi cây thông nô-en, và xanh biết mấy tiếng chuông của người, binh-boong binh-boong, năm này sang năm khác, và tôi ớn với tất cả những trò này; ngoài kia chuông đã bắt bắt đầu vào cuộc, và tôi muốn cái trống của tôi; cái ban kèn đồng nghiện rượu, mà dạo trước Meyn tham gia, thổi đến rụng cả những nhũ băng ngoài cửa sổ... nhưng mà tôi muốn cái trống của tôi, mà họ không đưa cho tôi, họ không chịu nôn nó ra. Oskar: " Có!" Những người khác: "Không!" Thế là tôi hét, đã lâu lắm tôi không hét, sau một thời kỳ nghỉ dài, một lần nữa tôi lại giũa giọng mình thành một công cụ cắt kính sắc bén; tôi không giết bình, cốc hoặc bóng đèn; tôi không mở toang những mặt cửa hàng, không tước bỏ thị năng của cặp kính nào - không, nỗi uất hận thanh âm của tôi chĩa vào những quả cầu, chuông, bong bóng xà-phòng óng ánh, tất cả những gì trang hoàng cho cái Ôi-cây-thông-nô-en với những loong-coong và leng-keng, những thứ trang trí cho cây Giáng Sinh, tất cả đều tan thành bụi. Đồng thời, một cách hoàn toàn không cần thiết, hàng loạt quả thông tự động rụng xuống, xúc mấy sẻng cho vừa. Nhưng nến thì vẫn cháy, lặng lẽ và thần thánh, vậy mà Oskar vẫn không được trống.
Matzerath chả có chút tinh nhạy nào. Tôi không biết có phải ông định làm cho tôi cai hẳn thứ nhạc cụ của tôi hay đơn giản là ông không hề nghĩ đến chuyện cung cấp trống cho tôi một cách rộng rãi và đúng thời hạn. Tai họa sắp ụp xuống đầu tôi. Và chỉ nhờ cái hoàn cảnh trùng hợp là đúng dịp ấy, sự lộn xộn ngày càng tăng của cửa hàng chúng tôi đã đến độ không thể nhắm mắt bỏ qua, mà tôi được giải nguy cùng với cửa hàng.
Vì Oskar vừa dứt khoát không chịu vừa không đủ cao lớn để đứng sau quầy hàng để bán bánh quy giòn, macgarin và mật ong tổng hợp nên Matzerath - mà từ nay tôi sẽ lại gọi là cha tôi cho đơn giản - bèn mướn Maria Truczinski, em gái út anh bạn Herbert tội nghiệp của tôi, làm công việc bán hàng.
Cô không chỉ tên là Maria; cô là một Maria. Không phải chỉ vì chỉ trong mấy tuần, cô đã khôi phục lại được uy tín của cửa hàng chúng tôi; ngoài tác phong kiên quyết nhưng thân tình trong quản lý kinh doanh mà Matzerath sẵn sàng quy thuận, cô còn tỏ ra hoàn toàn thông cảm với tình thế của tôi.
Ngay cả trước khi Maria vào vị tri của mình sau quầy hàng, cô đã mấy lần đưa tôi một cái chậu giặt cũ để thay thế cái mớ đồng nát mà tôi dùng để tấu bản tự kiểm thảo trong khi lên lên xuống xuống hơn trăm bậc cầu thang nhà chúng tôi. Nhưng Oskar không muốn đồ thế phẩm. Nó kiên định từ chối không chịu gõ trên đáy một cái chậu giặt. Nhưng ngay sau khi có được một chỗ đứng chắc chân ở cửa hàng, cô liền thuyết phục được Matzerath chiều theo nguyện vọng của tôi. Thực tình Oskar chẳng muốn vào một cửa hàng đồ chơi cùng với cô. Nội thất của những cửa hàng đó, đầy những mặt hàng đủ màu sắc, chắc chắn gợi cho nó những so sánh đau đớn với cửa hàng bị tàn phá của Sigismund Markus. Maria quả là hiện thân của ân cần, cô để tôi đứng ngoài trong khi một mình cô lo chuyện mua bán; cứ bốn hay năm tuần, tuỳ theo nhu cầu của tôi, cô lại mang cho tôi một cái trống mới. Và trong những năm cuối của chiến tranh, khi mà cả đến trống cho trẻ con chơi cũng trở nên khan hiếm và bán theo phiếu cung cấp, cô phải dùng đến cách đổi chác - biếu người bán hàng một lạng cà-phê nguyên chất hay đường và, đổi lại, nhận cái trống của tôi đưa lén dưới quầy. Tất cả những cái đó, cô làm không hề thở dài, không lắc đầu cũng không ngửa mặt lên trời, mà nghiêm túc và chăm chú, đồng thời cũng tự nhiên như khi mặc quần mới giặt, đi tất mới mạng tươm tất cho tôi vậy. Mặc dù trong những năm tiếp theo, quan hệ giữa Maria và tôi luôn luôn biến động và cho đến nay vẫn không hoàn toàn ổn định, cái cách cô đưa tôi một cái trống vẫn y nguyên không thay đổi, tuy giá cao hơn rất nhiều so với năm 1940.
Hiện giờ, Maria mua năm một tờ tạp chí thời trang. Từ lần đến thăm trước đến lần tiếp theo, nàng đã ăn mặc "mốt" hơn rồi. Nhưng dạo ấy thì sao?
Maria có đẹp không? Mặt nàng tròn, sạch bong và cái nhìn trong đôi mắt xám hơi lồi với rèm mi ngắn nhưng dày và cặp lông mày đen rậm giao nhau phía trên mũi, không lạnh mà dịu mát. Đôi gò má cao, mà vào những kỳ rét đậm, da thường bị căng đỏ và nẻ, đem lại cho cấu trúc mặt phẳng của mặt một sự cân bằng không hề bị phá vỡ bởi cái mũi bé xíu nhưng không hề xấu hoặc buồn cười - nhỏ nhưng khéo nặn, có thể nói về cái mũi ấy như thế. Vầng trán nhỏ và tròn, sớm hằn những nếp nhăn dọc đầy ưu tư phía trên cuống mũi. Vồng lên từ hai bên thái dương, mái tóc nâu hơi quăn, anh ảnh như thân cây ướt, ôm thật khít cái đầu tròn nhỏ hầu như không lộ chỏm, chẳng khác gì đầu Mamăng Truczinski. Hồi Maria mới bắt đầu mặc chiếc "blu" trắng và đứng vào chỗ của mình sau quầy hàng nhà chúng tôi, nàng còn tết tóc vắt đằng sau đôi tai hồng hào, khoẻ mạnh; tiếc thay dái tai không thõng rời mà dính thắng vào lớp thịt của hàm dưới, tuy không hằn nếp nhăn xấu nhưng dấu hiệu thoái hoá đủ rõ để khiến người ta có thể suy doán về tính cách của Maria, về sau, Matzerath thuyết phục nàng làm tóc gợn sóng lâu bền để che hai tai. Bây giờ, dưới mái tóc xoăn cắt ngắn hợp thời trang, Maria chỉ để lộ dái tai, nhưng giấu cái khuyết tật làm bợn sắc đẹp của mình bằng đôi kẹp lớn không lấy gì làm sang nhã lắm.
Cũng như cái đầu nhỏ của nàng phô đôi má đầy đặn, đôi lưỡng quyền cao, đôi mắt to hai bên cái mũi bé xíu, thân thể nhỏ nhắn của Maria, theo cách của nó, phô đôi vai tương dối rộng, cặp vú đầy vồng lên từ nách và một cỗ xương chậu rộng tương xứng với cặp mông trên đôi chân chắc khỏe nhưng thanh mảnh đến nỗi ta có thể nhìn xuyên giữa chúng dưới nạm âm mao.
Có thể là hồi đó chân Maria hơi vòng kiềng. Hơn nữa, tôi cảm thấy là, tương phản với thân hình mãn khai của đàn bà, hai bàn tay nhỏ bé đỏ hồng của nàng lại như tay trẻ con với những ngón khiến tôi nhớ đến những thỏi xúc xích. Cho đến giờ, hai bàn tay ấy vẫn có một cái gì trẻ con. Nhưng đôi chân nàng (hồi ấy đi giày bộ hành to gộc và ít lâu sau, thừa hưởng đôi giày cao gót sang trọng nhưng lỗi mốt của mẹ tôi, chẳng mấy hợp với nàng) thì đã dần dần mất đi cái sắc đo đỏ ngồ ngộ rất trẻ thơ khi chúng xỏ đại vào những đôi giày cũ không vừa, và dần dần thích ứng với những mốt giày hiện đại của Tây Đức và thậm chí của Ý nữa.
Maria ít nói nhưng thích hát trong khi rửa bát đĩa hoặc đóng đường vào các túi một ‘pao’ hay nửa ‘pao’. Khi cửa hàng đóng và Matzerath bận làm sổ sách kế toán hay vào những hôm chủ nhật khi nàng ngồi nghỉ, Marria thường chơi chiếc ácmônica mà người anh trai Fritz đã cho nàng khi anh bị gọi quân dịch và đưa đi Gross-Boschpol.
Maria chơi đủ mọi thứ trên chiếc ácmônica: những bài hát hướng đạo mà nàng học được trong những cuộc họp Liên đoàn Thiếu nữ Đức, những giai điệu trong các vở ôpêrét và những bài nổi tiếng mà nàng nghe trên đài hoặc học ở Fritz khi anh có công vụ về Danzig mấy hôm vào dịp lễ Phục sinh năm 1940. Oskar còn nhớ nàng chơi bài Giọt Mưa với những cú đánh lưỡi và cả bài Gió Thì Thầm Với Tôi Một Bài Ca mà không hề bắt chước Zarah Leander trứ danh. Nhưng Maria không bao giờ rút chiếc "Hohner" ra trong giờ làm việc. Ngay cả khi không có khách, nàng cũng gác âm nhạc sang một bên mà cặm cụi viết những nhãn giá và bảng kê các mặt hàng bằng nét chữ tròn trặn như của trẻ con.
Mặc dù ai cũng thấy rõ rằng chinh nàng là người điều hành cửa hàng và đã kéo lại được một số khách hàng bỏ chạy sang các cửa hàng cạnh tranh với chúng tôi sau khi mẹ tội nghiệp của tôi mất, thái độ của nàng đối với Matzerath bao giờ cũng lễ độ đến mức quỵ lụy, nhưng điều đó không hề làm Matzerath lúng túng bởi ông không bao giờ thiếu tin tưởng ở giá trị của mình.
"Nói cho cùng," ông lập luận khi Greff-Rau-Quả và Gretchen định chọc ông, "thì chính tôi đã thuê con bé và đào tạo nó chứ ai vào đấy." Quá trình tư duy của con người này đơn giản như thế đấy, tuy nhiên phải thừa nhận rằng ông trở nên tinh tế hơn, nhạy cảm hơn và, nói tóm lại, chỉ hay hơn khi bắt tay vào công việc ưa thích của ông: nấu ăn. Oskar này phải công nhận rằng khỉ giỏi leo cây: món sườn lợn hun khói ăn với dưa bắp cải, món cật lợn xốt mù-tạc, món thịt rán rắc vụn bánh mì theo kiều Vienna và nhất là món cá chép nấu kem và củ cải đỏ của ông thì tuyệt vời về đủ mọi phương diện: đẹp mắt, sướng cái lỗ mũi và ngon miệng, ông chẳng thể dậy gì nhiều cho Maria về việc trông nom cửa hàng vì cô gái vốn có khiếu kinh doanh bẩm sinh, còn bản thân Matzerath thì đâu biết gì mấy về việc bán hàng, tuy ông cũng có đôi chút năng khiếu trong việc giao dịch với cánh bán buôn; nhưng quả là ông có dậy Maria nấu, nướng, quay, hầm, ninh; vì mặc dầu nàng đã làm việc cho một gia đình công chức ở Schidlitz, giỏi lắm nàng cũng mới chỉ biết đun nước sôi khi đến với chúng tôi.
Chẳng bao lâu, Matzerath lại có thể tổ chức đời sống y hệt như thời mẹ tội nghiệp của tôi còn sống: ông thống trị trong bếp, không ngừng nâng cao chất lượng món quay từ chủ nhật này sang chủ nhật khác, và khoan khoái rửa bát đĩa hàng giờ liền. Ngoài ra, xem như việc tay trái, ông lo chuyện đặt hàng, mua và thanh toán với các nhà bán buôn và Phòng Thương Mại - những công việc ngày càng phức tạp theo đà chiến tranh tiếp diễn - giao dịch thư từ với sở thuế (cũng không kém phần khôn ngoan), trang hoàng tủ kính cửa hàng rất có "gu" và "phăng-te-di", và thực hiện chu đáo cái gọi là bổn phận đảng viên của mình. Nói chung - trong khi Maria bình thản đứng sau quầy - thì ông rất bận rộn.
Quý vị hẳn thắc mắc: tôi rào trước như vậy nhằm nói gì, tại sao tôi lại tả chi tiết đến thế về gò má, lông mày, dái tai, bàn tay và bàn chân của một cô gái? Tôi hoàn toàn đồng ý với quý vị, tôi cũng chống cái kiểu mô tả ấy. Oskar thừa biết rằng cùng lắm nó chỉ làm méo mó, thậm chí có thể là bóp méo vĩnh viễn, hình ảnh của Maria trong đầu quý vị mà thôi. Vì lý do đó, tôi xin nói thêm một câu duy nhất khả dĩ có thể làm sáng tỏ tất cả: nếu bỏ qua tất cả những nữ y tá vô danh thì Maria là mối tình đầu của Oskar.
Tôi bừng ý thức được điều đó vào một hôm mà, như họa hoằn mới xảy ra, tôi lắng nghe tiếng trống của mình. Tôi không khỏi nhận thấy một nốt mới đầy đam mê da diết mà Oskar, bất chấp mọi sự thận trọng giữ gìn, vẫn một mực truyền cho cái trống của mình. Maria cảm nhận tiếng trống ấy theo khía cạnh tốt. Nhưng tôi không mấy hài lòng khi nàng đặt chiếc ácmônica lên môi với một cái nhíu mày khó coi và cảm thấy có nhiệm vụ đệm theo. Tuy nhiên, nhiều lúc, trong khi mạng tất hay đóng đường vào túi, cặp mắt lặng lẽ của nàng dán vào tôi và đôi dùi trống một cách chăm chú và nhiệt thành rồi trước khi trở lại công việc, nàng đưa tay từ từ, và như buồn ngủ, vuốt mái tóc cắt ngắn của tôi.
Oskar bình thường không chịu nổi bất kỳ một đụng chạm nhỏ nào dù là âu yếm, trìu mến nhưng riêng bàn tay của Maria thì nó chấp nhận; và nó trở nên nô lệ cái cử chỉ vuốt ve ấy đến nỗi nhiều khi nó cố ý dạo hàng giờ liền trên trống những tiết tấu khêu gợi cho đến khi, rút cục, bàn tay của Maria đành tuân theo và mang lại sung sướng cho nó.
Thời gian sau, Maria bắt đầu cho tôi đi ngủ. Nàng cởi quần áo cho tôi, tắm cho tôi, mặc đồ ngủ cho tôi, dặn tôi phải đi tè lần cuối trước khi vào giường, đọc với tôi, mặc dầu nàng theo đạo Tin Lành, một lần bài kinh Cha Chúng Ta, ba lần bài Kính Mừng Maria và thi thoảng cả bài Jêxu-vì-Người-con-sống-Jêxu-vì-Người-con-chết, cuối cùng dắt chăn cho tôi với một vẻ mặt thân ái, ru ngủ.
Mặc dù những phút cuối trước khi tắt đèn rất chi là đẹp - dần dà tôi thay thế bài Cha Chúng Ta và bài Jêxu-vì-Người-con-sống bằng những bài ám chỉ âu yếm Chào-Ngôi-Sao-Biển và Maria-ta-yêu-Người - phần chuẩn bị trước khi vào giường vẫn làm tôi bối rồi, thậm chí làm tôi mất hết tự chủ, khiến Oskar - xưa nay vẫn tự hào là bao giờ cũng làm chủ được sắc diện mình - bỗng dưng nhiễm cái kiểu đỏ dừ mặt lạy-ông-tôi-ở-bụi-này của các cô gái mắt sao hoặc những chàng trai mắc cỡ. Oskar này phải thú thật là mỗi lần Maria cởi quần áo cho tôi, đặt. tôi vào trong chậu tắm, lấy bàn chải, bọt biển và xà- phòng cọ đi khỏi người tôi lớp bụi của một ngày làm việc với trống, mỗi lần hiểu ra rằng tôi đây, suýt soát mười sáu tuổi, đang đứng tồng ngồng trần như nhộng trước một cô gái chỉ lớn tuổi hơn mình tí chút - gần mười bảy - tôi đều đỏ nhừ cả người hồi lâu.
Nhưng Maria dường như không nhận thấy sự thay đổi màu sắc của da dẻ tôi. Liệu có phải nàng nghĩ rằng bàn chải và bọt biển chà xát đã làm má tôi hồng lên chăng? Hoặc giả Maria, đoan trang và kín đáo, tuy hằng ngày vẫn thấy hừng ánh dương tà trên người tôi, nhưng tế nhị bỏ qua?
Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn bị cơn đỏ mặt bất thần ấy, không sao giấu nổi, có khi kéo dài đến năm phút hoặc lâu hơn. Giống như ông ngoại tôi, tên phóng hỏa Koljaiczek, hễ nghe thấy chữ "diêm" là đỏ mặt tía tai, tôi đây, hễ có ai, dù hoàn toàn không quen biết, nói chuyện trước mặt tôi về những đứa bé, đêm đêm, được tắm rửa, kỳ cọ trước khi đi ngủ, là máu dồn lên mặt tôi. Oskar đứng ngây đó như một người da đỏ. Những người xung quanh cười bảo tôi là kỳ cục nếu không phải là có tật, vì đối với họ thì việc xát xà-phòng, tắm rửa cho bọn con nít, lấy khăn tắm kỳ cọ cho chúng vào chỗ kín, thì có nghĩa lý quái gì?
Mặt khác, Maria rất tự nhiên; nàng làm những điều táo bạo nhất trước mặt tôi mà chẳng ngượng ngùng gì hết.Trước khi cọ sàn phòng khách hay phòng ngủ, nàng thường xắn váy lên và cởi bỏ đôi tất dài, quà tặng cúa Matzeratn, vì sợ giây bẩn. Một tối thứ bảy, sau khi đóng cửa hàng - Matzerath bận việc ở trụ sở Đảng khu phố - Maria trút cả váy, áo, đứng cạnh tôi trong chiếc váy lót thiểu não nhưng sạch, và bắt đầu lấy xăng tẩy mấy vết trên váy và trên chiếc áo bằng lụa nhân tạo của nàng.
Làm sao mà, hễ khi nào Maria cởi bỏ áo, váy ngoài và ngay sau khi mùi xăng tan đi, là người nàng lại toả ra một mùi va-ni hồn nhiên, dễ chịu đến ngây ngất? Nàng có xoa một chất chiết xuất nào như thế không? Có thứ nước hoa rẻ tiền nào có kiểu mùi tương tự không? Hay cái mùi ấy là đặc trưng của nàng, tỷ như mùi a-mô-ni-ắc là đặc trưng của bà Kater hay mùi bơ khăn khẳn là đặc trưng của váy bà ngoại tôi? Oskar, vốn thích đi đến tận cùng của sự vật, bèn điều tra đến cùng về mùi va- ni: Maria không xoa va-ni. Đó là mùi của Maria, thế thôi. Phải, đến bây giờ tôi vẫn tin rằng thậm chí nàng không hề biết gì về cái mùi thơm toả ra từ người nàng; bởi vì, trong một bữa ăn ngày chủ nhật, sau món bê quay với khoai tây nghiền và su-flơ sào bơ nâu, khi một cái bánh pút-đinh va-ni rung rinh trên bàn vì tôi đá phải chân bàn, Maria, mặc dù rất thích những loại pút-đinh khác, chỉ ăn tí ti và hiển nhiên là ớn ra mặt, trong khi Oskar cho đến nay vẫn mê cái món đơn giản này, có lẽ là thứ bình thường nhất trong tất cả các loại pút-đinh.
Tháng 7 năm 1940, ít lâu sau khi các thông cáo đặc biệt loan tin về thắng lợi nhanh chóng của chiến dịch tiến công Pháp, mùa tắm ở biển Baltic bắt đầu. Trong khi Fritz, anh trai Maria, giờ là một hạ sĩ, gửi về tấm bưu ảnh đầu tiên từ Paris, Matzerath và Maria quyết định là Oskar phải đi tắm biển vì không khí biển chắc chắn là tốt cho sức khỏe của nó. Maria sẽ đưa tôi đến bãi tắm Brösen vào giờ nghỉ trưa - cửa hàng đóng cửa từ một giờ đến ba giờ - và nếu nàng phải ở lại ngoài đó đến bốn giờ cũng không sao - Matzerath nói thế - ông cũng thích thi thoảng đứng quầy để ra mắt khách hàng.
Một bộ đồ tắm màu xanh lơ có đính hình mỏ neo được mua cho Oskar. Maria thì đã có sẵn cái áo tắm màu lục thêu đỗ, quà của bà chị Guste nhân dịp nàng chịu lễ lần đầu. Chúng tôi nhét một áo choàng len xù màu trắng từ thời mẹ tôi cùng với mấy thứ hoàn toàn không cần thiết - một cái xô và xẻng xúc cát, mấy cái khuôn nặn cát - vào một cái túi đồ tắm cũng từ thời mẹ tôi. Maria khoác túi, còn tôi mang cái trống của tôi.
Oskar sợ đi xe điện qua nghĩa trang Saspe. Phải chăng nó sợ rằng cơn thèm tắm (thực ra cũng vừa phải thôi) sẽ xẹp đi khi nó trông thấy cái nơi câm lặng nhưng lại rất hùng hồn này? Hồn ma của Jan Bronski sẽ làm gì, Oskar tự hỏi, khi kẻ sát hại mình vận đồ tắm đi xe điện leng keng qua mộ mình?
Chiếc xe điện số 9 đỗ lại. Người lái xe báo là đã đến Saspe. Tôi nhìn trân trân qua Maria về phía Brösen, từ đó chiếc xe ngược chiều đang từ từ tiến lại, mỗi lúc một lớn dần lên. Không được nhìn ngang nhìn ngửa! Xét cho cùng thì có cái gì mà nhìn chứ? Những cây thông lùn, những chấn song sắt gỉ, ngổn ngang những bia mộ xiêu vẹo với những dòng chữ mà chỉ có cỏ gai đọc được. Tốt hơn là cứ phóng mắt qua cửa sổ và nhìn lên trời: trên đó, những chiếc Ju-52 kếch xù bay vè vè như chỉ những máy bay ba động cơ hoặc những con nhặng xanh to tướng mới vè vè cách ấy trong một, bầu trời tháng bảy không một gợn mây.
Xe chúng tôi chuyển bánh trong tiếng chuông rung inh ỏi và chiếc xe kia che khuất tầm nhìn của chúng tôi. Lúc vượt qua toa moóc của nó, đầu tôi tự động quay ngoắt và toàn bộ khu nghĩa trang đổ nát ùa vào mắt tôi, cả một phần bức tường phía hắc nữa; cái mảng quét vôi trắng nằm trong bóng tối, nhưng nó vẫn trắng nhức nhối...
Rồi khu nghĩa trang lùi lại sau, chúng tôi tới gần Brösen và một lần nữa tôi nhìn Maria. Nàng mặc một chiếc áo hoa mỏng mùa hè. Quanh cái cổ tròn với nước da anh ánh, nàng đeo một sợi dây chuyền gồm những trái anh đào gỗ bằng nhau chằn chặn, nom như chín mọng. Tôi tưởng tượng hay tôi thực sự ngửi thấy? Maria như mang cái mùi va-ni theo nàng đến biển Baltic. Oskar hơi cúi về đằng trước, hít thật sâu cái mùi ấy và lập tức chế ngự được mùi thây ma Jan Bronski. Cuộc phòng thủ sở Bưu Chính Ba Lan đã lùi vào lịch sử ngay cả trước khi thịt da của những người phòng thủ rã khỏi xương. Oskar, kẻ sống sót, giờ có trong lỗ mũi những mùi khác hẳn mùi của người cha-khả-thể của nó, xưa hào hoa phong nhã là thế mà nay đã thành cát bụi.
Đến Brösen, Maria mua một "pao" anh đào, nắm tay tôi - nàng biết chỉ mình nàng mới được phép làm thế - và dắt tôi qua những rừng thông đến nhà quản lý bãi tắm. Mặc dầu tôi đã gần mười sáu tuổi - người phụ trách đâu có thấy thấy điều đó - tôi vẫn được phép vào khu nữ. Nước: 18; không khí: 80; gió: đông; dự báo: trời đẹp - một tấm bảng đen ghi vậy. Cạnh đó là một tấm áp-phích giới thiệu phương pháp hô hấp nhân tạo: các nạn nhân mặc đồ tắm kẻ xọc, những người cứu nạn có ria mép, những chiếc mũ rơm lềnh bềnh trên làn nước hung dữ, phản trắc.
Cô phục vụ chân đi đất tiến tới. Như một kẻ sám hối, cổ ta buộc quanh mình một sợi thừng đeo lủng lắng chiếc chìa khoá to tướng mở tất cả các cửa ca- bin. Những ván gỗ bắc cầu. Tay vịn. Dọc theo các ca-bin, một tấm thảm dài bằng xơ dừa. Chúng tôi được ca-bin số 53. Vách gỗ ca-bin khô, ấm, có màu trắng xanh tự nhiên mà tôi muốn gọi là màu mù. Cạnh cửa sổ là một chiếc gương đã đến nước không tự coi mình ra gì nữa.
Trước hết, Oskar phải cởi quần áo đã. Tôi quay mặt vào vách làm việc đó và mãi sau mới miễn cưỡng để cho Maria giúp. Rồi Maria xoay người tôi lại theo cái cách khỏe khoắn, tự nhiên của nàng, đưa cho tôi bộ đồ tắm mới và, không chút gượng nhẹ, ấn người tôi vào bộ đồ len vừa khít. Tôi vừa cài khuy dây đeo vai xong, nàng đã nhấc tôi lên chiếc ghế băng sát vách sau ca-bin, đặt trống và dùi lên lòng tôi và bắt đầu cởi đồ với những động tác nhanh nhẹn và mạnh mẽ.
Thoạt tiên, tôi dạo trống một chút, đếm những chỗ lõm do mắt gỗ bị khoét đi trên ván sàn. Rồi tôi ngừng trống, ngừng đếm. Tôi không hiểu tại sao Maria, môi chúm lại một cách kỳ cục, lại phải huýt sáo trong khi cởi giày - hai nốt cao, hai nốt thấp - và trong khi tháo tất. Huýt gió như một gã lái xe chở đồ giải khát, nàng cởi chiếc áo váy hoa, huýt gió khi vắt chiếc váy trong lên trên áo váy ngoài, buông rơi cái xú-chiêng, tiếp tục huýt lung tung mà chưa tìm ra được một giai điệu nào nhất định trong khi kéo chiếc quần lót (thực ra là một chiếc quần đùi tập thể dục) xuống đến đầu gối cho nó tụt xuống sàn, bước ra khỏi hai ống quần cuộn tròn lại và đá nó vào một góc.
Maria làm Oskar giật thót khi thấy nạm lông tam giác của nàng. Dĩ nhiên, qua mẹ tội nghiệp của nó, Oskar biết là đàn bà không trọc lốc ở chỗ đó, nhưng đối với nó, Maria không phải là đàn bà theo cái nghĩa mà mẹ nó đã thể hiện mình là đàn bà đối với Matzerath hoặc Jan Bronski.
Và tôi nhận ra nàng ngay lập tức. Cuồng giận, xấu hổ, bất bình, thất vọng và cái vòi ô-doa của tôi bắt đầu cương lên, nửa đau đau, nửa tức cười, trong cái quần bơi khiến tôi quên cả trống lẫn dùi vì cái dùi mới vừa phát triển nơi tôi.
Oskar bật dậy và chồm tới Maria. Nàng đón nó bằng nạm lông của mình. Nó vùi mặt vào đấy. Lông mọc tua tủa giữa đôi môi nó. Maria cười và định kéo nó ra. Tôi hít thêm hơi nàng vào trong tôi, hít nữa, cố tìm nguồn gốc của mùi va-ni. Maria vẫn cười. Nàng thậm chí mặc kệ tôi với mùi va-ni của nàng, hình như nàng thấy hay hay vì nàng cứ cười không dứt. Chỉ khi tôi trượt chân làm nàng đau - vì tôi không chịu nhả mớ lông của nàng ra hay có lẽ nó không chịu nhả tôi ra - chỉ khi mùi va-ni làm tôi chảy nước mắt, chỉ khi tôi bắt đầu nếm thấy vị nấm hoặc một thứ gia vị gì hăng hắc, dù sao cũng không phải là va-ni nữa, chỉ khi cái mùi đất mà Maria giấu đằng sau mùi va-ni nhắc tôi nhớ đến mùi đất nơi Jan Bronski đang nằm rữa dần và nhiễm độc tôi bằng cái vị của những gì dễ mục rữa - chỉ đến lúc đó, tôi mới nhả ra.
Oskar truội xuống sàn gỗ màu mù của ca-bin và khi Maria, vẫn cười, bế nó lên, vuốt ve nó và áp chặt nó vào chuỗi dây chuyền anh đào gỗ, thứ trang phục duy nhất còn trên người nàng, Oskar vẫn còn khóc.
Nàng lắc đầu, gỡ những sợi lông còn dính ở môi tôi và nói bằng một giọng ngạc nhiên: "Cậu thật cà chớn! Cậu khơi chuyện ra, cậu chẳng biết cái gì ra cái gì rồi bây giờ cậu lại khóc."
Chú thích:
[1] Một trong những hiệp sĩ đi tìm Chén Thánh, con trai của Perceval.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Cái Trống Thiếc
Günter Grass
Cái Trống Thiếc - Günter Grass
https://isach.info/story.php?story=cai_trong_thiec__gnter_grass