Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bánh Trái Mùa Xưa
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 22
L
ục bình
Quán đẹp, tên quán đẹp, ngó ra dòng sông đẹp. Đằng trước người ta quây rào tre giữ lại một đám lục bình đang trổ bông, cũng đẹp. Tôi đứng nhìn mãi những bông hoa tím co ro trong gió, trong chiều nắng tắt, quặn lòng, như gặp lại người bạn cũ.
Từ dạo con tôm lên ngôi, dài theo những dòng sông quê xứ đã xa vắng lục bình, mỗi khi có dịp đi đâu đó, gặp loại cỏ thủy sinh ấy, tôi mừng húm. Có điều, lần này, gặp bạn trong hoàn cảnh trái thường bởi lục bình trong nỗi nhớ, trong giấc mơ tôi lúc nào cũng trôi mênh mang trên một dòng sông nào, xa vắng. Lục bình mà bị cầm tù thì còn gì là lục bình nữa.
Con người ta có tật kỳ cục, chuộng cái đẹp nhưng không biết cách nuôi dưỡng cái đẹp. Hay tại tham lam nên cái gì cũng vơ vào mình. Lục bình, phần nào đó như ngựa ở thảo nguyên, chim trên trời, gió ngoài đồng, hợp với sự hoang dã và tự do. Chỉ long đong cùng sông nước, lục bình mới thể hiện hết bản chất, vẻ đẹp và sức sống của nó. Nên lục bình ở quán bờ sông ấy có lạ, có biếc đến đâu thì cũng không bằng lục bình của những buổi chiều nắng phai, gió cũng phai như nắng. Kẻ ngồi bên sông chờ đò muốn ứa nước mắt. Một ao lục bình không buồn như vậy, một đám lục bình vướng vào đám chà trên sông cũng chưa gọi là buồn, một giề lục bình chậm rãi trôi gợi buồn ít thôi, nhưng bụi lục bình duy nhất, với một nhánh bông duy nhất, liu riu thiu thỉu trên mặt sông đầy, thì buồn chết giấc.
Đó là lần đầu tiên tôi phát hiện ra vẻ đẹp của nỗi cô đơn, sưu tập thêm một biểu tượng của cái buồn xứ sở, cùng với khói đốt đồng phơ phất dưới hoàng hôn, cùng với tiếng bìm bịp thăm thẳm theo con nước, bầy đom đóm leo lét trên rặng bần. Một vẻ buồn rất lạ, đằm sâu, nhưng không giam hãm con người, không tù đọng, không cùng quẫn. Cái buồn trải dài, thông thống, mênh mông, cởi mở...
Những lần qua phà Tắc Cậu, lại gặp lục bình, lần này là ở cửa sông thông ra biển. Nhưng lạ, bầy đàn đông đúc, mà có vẻ tan tác cô đơn. Hăm hở trước biển khơi mà như dùng dằng nuối tiếc dòng nước cũ. Lựa chọn nhưng vẫn hoài nghi, hoang mang. Hay lục bình chỉ là lục bình thôi, chỉ tôi gởi tâm trạng của mình vào rồi thấy mình là lục bình trôi ngơ ngác.
Tình cờ tìm tư liệu cũ, thấy họ bảo lục bình được nhập từ Braxin từ những năm 1905, tôi vẫn không nguôi được ý nghĩ trời sinh lục bình từ khi vùng đất này có sông. Lục bình làm sông trở nên dịu dàng, sâu sắc. Dù vậy, nhiều người, trong đó có anh bạn tôi, chê lục bình dở òm, tiêu cực, cam chịu sống đời lênh đênh vô định, không phương hướng. Anh bạn có tật mắc cười, là hay gán lý tưởng, tính chiến đấu cho bất cứ gì, bất cứ ai, lục bình cũng không ngoại lệ. Buồn miệng, tôi cãi chơi, lục bình đang sống theo lẽ tự nhiên, tụi mình dấn thân vào đời, bươn tới những đích nào đó cũng theo lẽ tự nhiên, của con người. Nói đến đó bỗng cồn cào nỗi hoài nghi, người ta sống với tham vọng chồng chất ngút ngất là thuận theo lẽ trời sao?
Và chiều nay, trong cái quán lạ bên dòng sông xa lạ, tôi hơi đắng đót bởi ý nghĩ, con người ta còn tự cầm tù mình bằng những ảo vọng ngông cuồng được thì sá gì đám lục bình hèn mọn này, sá chi con chim trong lồng kia... Mình cũng bị nhốt giữa những cơn mê, mắc gì tiếc thương cho đám lục bình ấy.
Xóm cũ
Những gương mặt người. Những nóc nhà thưa. Những cây cầu khỉ. Mỗi khi nhớ về xóm cũ, hiện lên ngay trong đầu cái phác họa giản dị đó, cùng những cánh đồng, mảnh vườn xanh xanh đậm nhạt bọc quanh. Một con đường khấp khểnh băng qua xóm, bên lối đi lau sậy chập chờn.
Và hai cái ti vi trắng đen, niềm vui, nỗi xao xuyến không tan của đám trẻ con nghèo, khi những rạ rơm, ao đìa, những trò nghịch trèo cây hái trái đã tạm khép cùng ánh sáng mặt trời. Chỉ còn đêm dài lắm. Nhiều lúc ngó mưa sụt sùi nhớ cũng mưa vầy, cũng những tối nhão ướt như vầy, mình ngoi ngóp trùm cao su đi coi ti vi. Lội bộ cũng xa, mò mẫm trong màu trời nhập nhoạng mà hớn hở như đi hội. Tối nào tụi trẻ con trong xóm cũng xúm lại hai nhà giàu sang nhất xóm (vì có... ti vi), dán mặt vào cái ánh sáng trắng lung linh kỳ ảo. Có đứa cứ hết chương trình hoạt họa là ngủ khò, ngáy pho pho mà không đêm nào vắng. Vài đứa khác mơ mộng thật thà, cứ khóc òa khi vở cải lương tới khúc đoạn trường, cô Nguyệt bồng con tới nhà người yêu cũ. Đường về khuya lơ khuya lắc, bạn bè lần lượt tới nhà, cứ qua mỗi ánh đèn là vắng đi đôi bước chân. Rồi chỉ còn lại một mình, đi qua những lùm trâm bầu, lùm tre hình thù kỳ dị bên đường, tưởng tượng bao nhiêu chuyện ma quái, đêm nào cũng quắn đuôi bỏ chạy. Vậy rồi chiều lại, vẫn xao xuyến lặn lội đi hẹn hò với cái... ti vi.
Nên xóm thêm một nóc nhà, trẻ con mừng hơn cả. Đường bớt vắng, thêm một ngọn đèn, thêm bạn, cùng những điều lạ lẫm. Dì Tư sinh tố quảy thùng kem về xóm, với bảy đứa con gái môi đỏ tóc dài, mớ tiếng Huế rặt của nhà dì như mở ra một chân trời mới, cả xóm mừng rơn khi biết o đi mô, có nghĩa cô đi đâu vậy. Trưa nào dì Tư cũng quảy thùng kem ngang qua xóm, dì gầy, đi hai hàng, cảm giác nếu chân dì mà thẳng thớm, thì sức nặng của thùng kem sẽ khiến dì té nghiêng té ngửa. Cứ xà bát hai hàng, dì rung chuông, sau tiếng chuông rung là tiếng chó sủa giòn tan, tiếng người lớn nạt mấy con chó, tiếng trẻ con xin tiền. Nghe như tiếng chuông của dì chọc nguậy vào một cái chảo âm thanh, khuấy nó lên, đảo đều rộn rã cho tới khi dì đi khuất.
Thêm một tiếng cười, lau sậy cũng bớt dày, đi vắng ba ngày đã thấy bên đường cặm một ngôi nhà mới, thấp tủn. Đất ven đường chỉ cỏ hoang mọc chen trong đá, bỗng thành cái rẫy dưa, bắp xanh rì. Ông Sáu Rẫy lại mở ra chân trời khác, làm bọn trẻ xóm nghèo há hốc với Bến Te, con cá zô bỏ vô zổ, nó nhảy nghe zột zẹt. Bà Sáu thì điếc đát, hỏi chiều nay ăn cơm với gì, bà nói zẫy không trồng khoai mì. Hỏi bà ơi bồ ngót bao nhiêu một bó, bà nói ừ, nhà có nuôi bốn con chó. Ông Sáu cuốc đất ngoài hè, nói vọng vô, “Cái bà này, điếc mà hay nói...”, bà ngỏn ngoẻn cười, “Tối đâu mà tối, còn mặt tời mà...”.
Ngày ông Sáu tới, rồi lại nhổ chòi tha vợ con về xứ, cả xóm vẫn chỉ gọi ông, nhớ ông vận theo nghề rẫy mà gia đình ông gắn bó. Như tên dì Tư gắn với thùng sinh tố, cà rem. Như quên luôn tên thật của bà Tám Bánh Cam, ông Mười Cốm Bắp. Gọi tên một người xóm cũ là gọi cả hình ảnh bàn chân chai, vết sẹo dài, bàn tay khô, màu da sạm... và tên những đứa trẻ đã theo cha mẹ đến đây, kết bạn kết bè. Bỗng một sáng vài đứa đi mất, mù mịt như chưa từng có ở trên đời.
Cuộc đời lại cặm vào mảnh đất bỏ trống một ngôi nhà mới, những đứa trẻ mới, một số phận mới. Người đàn ông đi chân giả lúc nào cũng bước cắm cúi, thằng bé con chú vác cái bụng to vèo đằng trước, chắc là nó ăn đất quá nhiều. Chiều đi ngang qua gặp nó đang gặm mớ rễ tranh - ba má nó đào bật lên để lên giồng gieo cải. Nó chìa tay ra, khoe “Ngọt lắm!”, sau này nhớ lại, mắc cười, trẻ con có thể tiệc tùng kết bạn từ mớ... rễ cây.
Người lớn chậm rãi hơn, họ sẽ rề lại hỏi cư dân mới của xóm, anh thứ mấy, quê quán ở đâu mà tới đây, và ngó cái chân giả cứng đờ, hỏi anh bị thương ở trận nào. Phước Long hả? Tui cũng bị cái thẹo bự này, ngay trận đó. Câu chuyện bỗng trở nên ngượng ngập, họ đã từng cầm súng đối mặt nhau, cùng nhau mang về những vết thương, vết thấy được đã lành, vết lòng vẫn rịn máu.
Nhưng người lớn biết cách chữa lành, bằng những điều đơn giản. Đem cho tô chè đậu xanh, nửa mụt măng tre, phụ giúp nhau lợp mái nhà, cất chòi vó, sẻ nhau vài gánh nước mưa uống trong mùa nắng, mớ củi chụm qua mùa mưa. Ba của thằng Rễ Tranh đã thôi giấu mình trong lầm lũi, ánh mắt không còn ủ dột cặm xuống chân. Chiều chiều, ông còn vui vẻ tấp tểnh qua bên xóm uống trà.
Con đường xóm lông chông đá, lổn nhổn những ổ gà, hai mươi năm qua với tôi, vẫn là con đường đẹp nhất. Nó đưa đón những bàn chân tần tảo, nó chứng kiến những tấm lòng thơm thảo. Thỉnh thoảng tôi vẫn để nhớ dắt tay về chỗ ngồi yêu thích, vắt vẻo trên ngọn cây cao, ở đó, tôi thấy cô bé bưng dĩa bánh lá mít chan nước cốt dừa đang đi dưới mưa lất phất, tay nó cầm cái nón nhỏ lóng ngóng che đầu thì sợ bánh ướt, che bánh thì ướt đầu, cuối cùng, nó che nửa này nửa kia. Đi một đỗi đường, cô gặp một thằng bé khác đang đứng chơi, cô sượng sùng nói, “Má tao cho má mầy bánh”. Ở đó, tôi nhìn thấy chị hai mình, lúp xúp đội thúng rau muống, ngò gai đi chợ sớm mai, tôi nhận biết từng người quen trong xóm, qua nón, áo, qua cái dáng đi cắm cúi, xấp xải, hớt hải, tất tả, hay thong thả...
Họ mới là linh hồn của xóm. Sau này đi đây đó, đôi khi gặp lại vài khung cảnh y hệt như xóm - của - mình, nhưng xúc động chỉ thoáng qua rồi tạnh, bởi không có những gương mặt, dáng đi quen.
Bây giờ, xóm còn nguyên chỗ cũ, nhà tôi vẫn còn chỗ cũ, chỉ láng giềng không còn. Người đã dời đi tản mác. Người vẫn ở đó nhưng không phải là người của những năm xưa. Đôi lúc trên đường về, qua những ngôi nhà cao tầng kín cửa, qua những cãi cọ đôi co từng tấc đất, qua những bon chen háy nguýt, bỗng nghĩ, nơi đây từng có những người đàn bà, lúc xay bột làm bánh, họ không quên đong thêm vùa gạo để thơm thảo với láng giềng.
Bây giờ họ đã về đâu?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bánh Trái Mùa Xưa
Nguyễn Ngọc Tư
Bánh Trái Mùa Xưa - Nguyễn Ngọc Tư
https://isach.info/story.php?story=banh_trai_mua_xua__nguyen_ngoc_tu