Hồi 21 - Thanh Hải, Côn Luân Ly Cố Địa
oàn nhân mã của Thuyên Kỳ về đến tổng đàn võ lâm thì tin tức về cuộc viễn chinh
đã loan khắp thiên hạ. Ai cũng ngợi khen tài trí vô song của minh chủ. Nhưng họ
cũng thầm lo lắng rằng Huyết Đao Đà Tử sẽ không bỏ qua chuyện này.
Rằm tháng tư, long đầu chưởng môn các phái lớn trong thiên hạ kéo đến Thương
Sơn. Trước là chúc thọ bát tuần của Độc Y Trương Thúc, sau là bàn bạc kế sách
đối phó với Huyết Đao Đà Tử Tư Không Thù.
Hai gã điếc Lăng Hổ và Lăng Báo đặc trách hộ vệ Thánh nữ Lý nhược Hồng nên không
có mặt trong chiến dịch Phúc Châu. Nhưng họ đều theo thánh nữ đến cùng đến tổng
đàn võ lâm từ gần tháng trước.
Cả giáo chủ Ma Giáo Lý Bách và phu thê Cung chủ Mê Âm Thần Cung cũng có mặt.
Bang chủ Long Hổ Bang Vi Thừa Khanh đến vào chiều ngày mười ba. Độc Y Trương
Thúc không ngờ rằng ngày đại thọ của mình lại được đông đảo các đại nhân vật
trong võ lâm đến dự. Lào rất vui mừng và hết lòng cảm kích Thuyên Kỳ. Chàng đã
tha chết cho lão và đưa lão về với chính đạo, được cả võ lâm tôn kính.
Hỗ Nam Thần Trượng Giã Đào giờ đã là hội chủ của Huynh Đệ Hội, ngồi ngang hàng
với các chưởng môn phái khác. Lão khoan khoái tự nhủ dầu có chết ngay lúc này
cũng hài lòng.
Đầu giờ tỵ ngày rằm, pháo nổ vang rền, lễ chúc thọ bắt đầu. Thần Y đạo mạo
trong áo thọ ông, hoan hỉ nhận những lời chúc tụng.
Bẩy đứa con của Thuyên Kỳ vây quanh lão luôn miệng gọi Bá công khiến khung cảnh
càng thêm phần hạnh phúc.
Lý Bách cười ha hả:
Năm ta tám mươi mốt thì Kỳ Nhi chưa vào Trung Nguyên nên lễ thọ không vui bằng
lễ thọ của Trương lão đệ.
Thần Y nói vài lời cảm tạ rồi mời mọi người dự yến.
Thuyên Kỳ ngồi chung bàn với các trưởng bối. Sáu vị phu nhân thì lăng xăng đốc
thúc thị tỳ phục vụ.
Nhàn Vân đạo trưởng bỗng nói:
Tiếc là Nam Hải lão huynh và Hồng phấn Tôn Giả không có mặt. Côn Luân Thần Kiếm
cau mày tiếp lời:
Cả Vương đại sư huynh cũng không đến dự mặc dù thiệp mời đã gởi đi trước bốn
tháng.
Không Từ thiền sư ngồi riêng một bàn cùng với sư đệ là Không Văn cũng ngồi gần
với bàn dài của Thuyên Kỳ. Ông niệm phật rồi hỏi: Nay Tả Thiên Lâm đúng là ái
đồ của Huyết Đao Đà Tử. Lão nạp hơi lo khi nghĩ đến lúc lão xuất hiện. Thẩm minh
chủ có cao kiến gì không?
Quái Cái Bạch trì Thượng đỡ lời:
Lão trọc khéo lo xa. Lợi hại như Huyết Đăng Thần Quân còn chết dưới tay Thẩm
minh chủ lẽ nào lão gù kia lại đáng sợ hơn?
Lý Bách thở dài:
Bạch lão đệ nói sai rồi, Nam Hải lão huynh còn phải tự nhận rằng không địch lại
Tư Không Thù. Cách nay bốn mươi năm, lão tổ đã âm thầm vào Trung Nguyên. tìm đến
Thái Sơn so tài với Đà Tử Hai người đấu với nhau ba ngàn chiêu, Quảng lão huynh
rơi kiếm nhận thua. Dường như Đà Tử gặp kỳ duyên nên công Lực cao hơn tuổi tác,
chân khí liên miên bất tuyệt, và vô cùng hùng hậu. Đao pháp của lão đến mức tột
cùng của võ đạo. Đó là chuyện bốn mươi năm trước, giờ đây khó mà biết lão ta đã
tiến đến cảnh giới nào?
Thuyên Kỳ thấy cử toạ lo lắng, chẳng muốn ăn uống gì nữa, chàng cười khanh khách
nói: Ngoại công đừng làm mọi người ăn mất ngon. Tiểu tôn tin rằng chiêu Thiên
Kiếm Vô Tâm chẳng ai địch lại.
Hào khí của chàng đã trấn an được lòng người. Họ nâng chén chúc mừng thắng lợi.
Giữa giờ mùi, khách khứa từ từ ra về, chỉ còn lại thân quyến của Thuyên Kỳ.
Chiều xuống, Quái cái lại mang tin dữ: Chưởng môn phái Côn LuânTiếu Kiếm Vương
Thục lâm trọng bệnh gửi thư mời Côn Luân Thần Kiếm về gấp.
Thẩm Thiên Tân sa lệ:
Vương đại sư huynh tuổi đã cao, chắc có qua được không? Ta phải lên đường ngay
mới được!
Thần Y Trương Thúc vội nói:
Lão phu xin tháp tùng. May ra có giúp được gì không. thuyên Kỳ biết Trương lão
không chịu nổi cuộc hành trình gian khổ liề n bảo:
Dẫu sao tiểu điệt cũng phải có mặt trong những phút cuối đời của Vương sư bá.
Chuyến này để tiểu điệt đi cho.
Thần Y gật đầu:
Trình độ y thuật của kỳ nhi chẳng kém gì ta. Nếu đi được thì tốt. Đây là mấy
viên Bảo Mệnh Linh Chi Hoàn, dù không bằng Cửu Chuyển Phản Hồn Đan nhưng cũng
dùng tạm được.
L ão lấy ra một lọ ngọc trao cho Thuyên Kỳ. Thánh Nữ Lý Nhược Hồng buồn bã bảo
chồng: Đúng ra thiếp cũng nên đi, tướng công thấy thế nào?
Thiên Tân lắc đầu:
Không được! Ta và Kỳ Nhi sẽ kiêm trình ngày đêm mới kịp. Bà không chịu nổi đâu.
có gì ta sẽ nhờ Cái Bang dùng chim câu báo về, khi đó bà tổ chức ngay linh đường
để con cháu chịu tang và nhận lời ai điếu của đồng đạo võ lâm. Đường sang Thanh
Hải xa hàng vạn dặm, chắc chẳng ai đi được đâu.
Nhược Hồng lau nước mắt vào bảo các nàng dâu chuẩn bị hành lý. Vi Thừa Khanh rầu
rĩ nói:
Sau này Thẩm điệt tế lên làm chưởng môn phái Côn Luân hãy dời quách môn phái về
Trung Nguyên cho xong. Ngươi và Nhược Hồng đã xa nhà mười tám năm, nay lại phải
trấn giữ núi Côn Luân giá lạnh, cách xa phụ mẫu tử tôn. Lỡ trưởng bối có mệnh hệ
gì thì về sao kịp!
Lý Bách cũng nói vào:
Đạo Tam Thanh tu ở núi nào chẳng được? Người võ sĩ phải hoà mình với võ lâm
diệt ma, trừ bạo mới là đúng đạo!
Thần Kiếm cút đầu xin hứa:
Tiểu tế sẽ hội ý toàn môn. Nếu không ai phản đối sẽ đưa phái Côn Luân vào Trung
Thổ.
Tối đến, sáu nữ nhân và bẩy tiểu hài tử vây quanh Thuyên Kỳ. Chàng kể lại ý định
dẫn phái Côn Luân vào Trung Nguyên cho thê thiếp nghe. Họ nhất loạt tán thành vì
sợ đến ngày nào đó, Thuyền Kỳ phải về kế nghiệp Thần Kiếm.
Thu Trinh vui vẻ nói:
Năm ngoái thiếp đã mua ba ngàn mẫu ruộng chung quanh chân núi Bình Đỉnh Sơn,
cách đây chừng hơn trăm dặm về phía đông. Tuần phủ Hà Nam lại là người trong gia
tộc. Như vậy việc di chuyển bản doanh của phái Côn Luân chẳng khó khăn gì.
Thuyên Kỳ hài lòng:
Tốt lắm! ái thê mau cho khởi công công xây dựng tổng đàn mới giúp ta. Đám đệ tử
côn Luân chắc cũng chán ngán cảnh quanh năm tuyết phủ, vượn hú, chim kêu. Họ sẽ
tán thành ngay thôi.
Thu Trinh chỉ tủm tỉm cười, còn Oa Thiên Phượng thì đắc ý khoe:
Tướng công yên tâm, bọn thiếp đã góp sức âm thầm xây dựng sẵn một sơn trang đồ
sộ và xinh đẹp ở trên ấy rồi. Đó là món quà bất ngờ.
Thuyên Kỳ cười xoà:
Thế thì không được. Đạo sĩ thì phải ở Đạo Quán chứ đâu thể ở sơn trang được.
Phải chọn nơi khác thôi.
Tư Không Bách Lan đỡl ời:
Đỉnh núi bằng phẳng và rất rộng Thẩm sơn trang chỉ xây dựng có một nửa. Nếu
thêm vào vài đạo quán cũng chẳng sao.
Chàng nói đùa:
ở gần sáu nữ nhân xinh đẹp như tiên thế này chắc họ khó mà tu hành được! Vân
Phụng đỏ mặt: Tướng công chỉ khéo nịnh. Phái Côn Luân đâu cấm kết hôn? Hơn nữa,
hai khu vực cách nhau bằng cả một rừng tùng dầy, chẳng sao đâu.
Cuối cùng thuyên Kỳ cũng đồng ý cho xây đạo quán trên Bình Đỉnh Sơn. Hiện nay,
nhân số của Côn Luân độ khoảng hai trăm, Nhưng khi vào đến Hà Nam chắc chắn tăng
lên gấp bội. Vì vậy, cơ ngơi phải lớn hơn nhiều.
Đầu canh năm, phụ tử Thuyên Kỳ khởi hành. Lăng Hổ, Lăng Báo xin theo nhưng bị từ
chối. Ngược lại Thần Thâu Trịnh Cốc lẳng lặng chuẩn bị hành lý, điềm nhiên tháp
tùng thì được chấp thuận.
Trong mấy năm nay, Trinh Cốc đã trở thành cái bóng của Thuyên Kỳ đã quen đến nỗi
không thể thiếu được. Họ Trịnh không giỏi võ công nhưng tháo vát tinh minh thì
chẳng ai bằng.
Thần Kiếm cũng hài lòng vì có Trịnh Cốc bầu bạn. Tuổi tác hai người ngang nhau
nên rất tương đắc.
Ba người rạp mình trên ba con tuấn mã tốt nhất, phi nước đại. Đường đi Thanh Hải
phải qua đất Thục gian nan, hiểm trở. Họ nghỉ ngơi rất ít thay tám lần ngựa và
mất tròn một tháng mới đến được chân rặng Côn Luân.
Ba con ngựa cuối cùng sùi bọt mép ngã lăn ra. Trinh cốc cũng ngã theo. Thuyên Kỳ
cùng lão trên lưng, cùng phụ thân thượng sơn.
Hết hai trăm trượng đường sơn đạo mới đến cổng tam quan. Tuyết trên đỉnh ngàn
trượng đang tan, chảy xuống thành những dòng suối nhỏ.
Hai đạo sĩ gác cửa nhận ra Thần Kiếm, phục xuống khóc ròng:
Sư thúc mau chân lên, chưởng môn như ngọn đèn sắp tắt Thiên Tân cả kinh phóng
như bay vào đạo xá, mé hữu Thuần Dương đạo quán. Thuyên Kỳ cũng giao Trịnh Cốc
cho bọn đệ tử chắm sóc rồi lướt theo.
Đám môn nhân đang vây kín căn phòng chưởng môn, mau mắn nhường lối cho hai
người.
Thiên Tân bước vào thấy đại sư huynh gầy gò, vàng võ, mắt nhắm nghiền, ông quỳ
xuống bên giường gọi: Đại sư huynh! Tiểu tiểu đệ Thiên Tân đây.
Vương Thục suốt đời không vợ con yêu thương tiểu sư đệ như ruột thịt của mình.
Giọng nói thân quen đã giúp ông hồi tỉnh mở mắt nhìn và thều thào nói:
May quá, ta tưởng không còn kịp gặp sư đệ. Hãy thay ta chấp chưởng bổn phái
dương danh Côn Luân trên chốn võ lâm.
Thuyên Kỳ lẳng lặng nắm tay xem mạch. Chàng nhét vào miệng ông ba viên linh đan
rồi trấn an:
Sư bá yên tâm, tiểu điệt có thể trị được căn bệnh này!
Chàng đổn ước vào miệng lão, thuốc tự tan ra, chảy xuống bụng. Vương Thục hân
hoan nói: Cả Kỳ nhi cũng đến đấy ư?
Chàng mỉm cười gật đầu rồi dở áo xem vùng bụng căng phồng. Sau khi sờ nắn, gõ
thử, chàng thấy Tiếu Kiếm đã ngủ say liền rủ phụ thân ra ngoài.
Đám đệ tử xúm lại chào và hỏi thăm bệnh tình chưởng môn. Thiên Tân cười: Các
ngươi yên tâm, đã có Kỳ nhi ở đây chưởng môn không thể chết được. Mọi người nhìn
Thuyên Kỳ dò hỏi.
Chàng thở dài bảo:
Nếu tại hạ không lầm thì bổn phái trước giờ đã có nhiều người chết vì bệnh này?
Đại đệ tử của Tiếu Kiến là Trần Lăng vội đáp:
Kỳ đệ đoán không sai, trong vòng hai chục năm nay đã có mười một người qua đời
vì cùng một triệu chứng.
Thuyên Kỳ gật đầu, nói nhỏ với Thần Kiếm:
Phụ thân cho họp ngay toàn phái. Hài nhi sẽ phân tích bệnh trạng rồi phụ thân
đưa ra kế hoạch dời trọng địa về Trung Nguyên. Chính khí hậu giá lạnh quanh năm
núi Côn Luân đã gây ra chứng bệnh này.
Thần Kiếm hiểu ý, cao giọng:
Đệ tử Côn Luân vào hết sân Tổ đường, ta có chuyện muốn bàn. việc chăm sóc chưởng
môn giao cho hai đệ tử, có gì phải báo ngay.
Hai trăm môn đệ lặng lẽ tập trung trước sân Thuần Dương đạo quán. Một đệ tử đã
lấy ghế để Thiên Tân và Thuyên Kỳ ngồi. Chàng chỉ là đệ tử đời thứ hai nhưng lại
là minh chủ võ lâm.
Thuyên kỳ kéo ghế mời phụ thân an tọa rồi đứng nói:
Kính cáo chư vi đồng môn. Chứng bệnh mà Vương sư bá, và mười một người đã chết,
mắc phải gọi là chứng sưng gan. Núi Côn Luân quanh năm lạnh giá, ai cũng phải
dùng rượu để chống rét. Mồ hôi không toát ra được nền độc tố tích tụ trong gan
và huỷ hoại nó. ở Trung Nguyên, mùa đông chỉ kéo dài ba bốn tháng. Thời gian còn
lại nóng nực, mồ hôi ra nhiều nên độc tố trong rượu thoát ra được. Nhờ vậy, số
người mắc bệnh này ít hơn. Nói đến đây chàng ngồi xuống.
Trần Lăng hỏi lại:
Nói như Kỳ đệ thì chúng ta phải bỏ nơi này đi hay sao? Thiên Tân ứng tiếng:
Đúng vậy! Bao năm nay bổn phái vì ở quá xa nên không thể góp sức cùng võ lâm.
Nếu muốn sống cho xứng đáng với danh phận hiệp khách, dương danh phái Côn Luân
thì chẳng thể ở lại đây nữa. Thủa khai giáo, Hà tổ sư chỉ có sáu bảy đệ tử dốc
lòng tu tiên nên mới chọn địa điểm này. Nhưng nay cảnh ngộ đã khác. Phần đông
đều có gia đình, thê tử. Tụng kinh Huỳnh Đình cũng chỉ để tu tâm dưỡng tánh chứ
đâu phải vì mong đắc đạo thành tiên! Ta đề nghị đưa bổn phái vào Trung Nguyên
sánh vai cùng Thiếu Lâm, Võ Đang.
Đa số đệ tử phấn khởi tán thành. Riêng Trần Lăng băn khoăn:
Sư thúc nói rất phải! Tiểu điệt chỉ e trưởng môn không chịu và không đủ kinh phí
để định cư nơi đất mới.
Thần kiếm mỉm cười:
Các ngươi cũng biết trưởng môn yêu thương ta đến mực nào! Người sẽ không bác ý
kiến này đâu. Còn cơ ngơi thì đã có sẵn. Núi Bình Đỉnh Sơn ở Hà Nam và ba ngàn
mẫu ruộng quanh chân núi đã thuộc về phái Côn Luân. Bốn trăm toà đạo xá, dành
cho gia đình các đệ tử đang được xây dựng. Chỉ cần dỡ tổ đương, xuôi dòng Hoàng
Hà, dựng lại trên nền mới là xong.
Các đệ tử nghe nói cho cả thê tử, phụ mẫu đi theo họ đồng thanh nhất trí. Thuyên
Kỳ hắng giọng: Trần sư huynh đi liên hệ mướn ngay đoàn thuyền. Số lượng phải đủ
để chở đạo quán và toàn phái. Giá cả có cao cũng chẳng sao. Chúng ta phải đưa
chưởng môn đi ngay, khí hậu này không có lợi cho bệnh của người.
Hai ngày sau bệnh tình của Vương Thục đã khá hơn. Thiên Tân liền trình bày cho
ông nghe kế hoạch của mình. Lúc đầu, Tiếu Kiếm bàng hoàng và phản đối.
Thiên Tân nghiêm giọng:
Chẳng lẽ huynh muốn bổn phái mai một mãi mãi hay sao? Mấy năm qua nếu không có
Kỳ Nhi thì võ lâm đã quên mất phái Côn Luân rồi. Nay chúng ta đến Hà Nam dương
danh, sánh vai cùng hai phái Thiếu Lâm, Võ Đang. Sư phụ ở chốn chín suối chắc
cũng vui lòng.
Vương Thục dịu lại nhưng còn lo lắng:
Còn Tổ đường và di cốt bảy đời chưởng môn thì sao? Thiên Tân cười bảo:
Tiểu đệ quên không nói cho sư huynh biết là sẽ dời cả toà Thuần Dương đạo quán
vào Trung Thổ. Đương nhiên chư vị tổ sư vần có chỗp hụng thờ.
Vương Thục hài lòng:
Thế thì được! Ta chấp thuận ý kiến của sư đệ.
*
o O o
Ba tháng sau, núi Bình Đỉnh Sơn rộn ràng cờ xí, pháo hoa đón mừng quan khách đến
dự lễ khánh hạ tổng đàn mới của phái Côn Luân.
Vương Thục đã thoát chết nhưng võ công mất hết, ông bắt Thẩm Thiên Tân phải kế
vị ngay.
Thần Kiếm bèn đưa Thánh Nữ về trong toà sơn trang sau đạo quán. Họ hết lòng
phụng dưỡng đại sư huynh.
Được vài ngày Tiếu Kiếm buồn chán bảo sư đệ đưa mình đến Thương Sơn ở với thuyên
Kỳ, ông nói:
ở đây có lũ tiểu đồng nô đùa khiến ta được khuây khỏa. Đồng đạo võ lâm thường ra
vào, nghe kể tình hình võ lâm cũng sướng tai.
Cuối tháng chín, Huyết Đao Đà Tử Tư Không Thù gửi thư khiêu chiến với Thuyên Kỳ.
Lão bảo rằng ngày rằm tháng mười sẽ đến tổng đàn võ lâm đòi nợ.
Tin này, lan nhanh như cơn gió lốc, thời hạn quá ngắn nên hào kiệt các nơi cấp
tốc lên đường.
Hàng trăm xác ngựa bị bỏ lại dọc đường, không ai muốn bỏ lỡ trận đấu trăm năm có
một này.
Nhưng sáng ngày rằm chỉ có hơn ngàn hào khách đến kịp. Các phái bạch đạo gồm
Thiếu Lâm, Võ Đang, Côn Luân và Cái Bang, Mê âm Thần Cung cũng có mặt.
Cuối giờ thìn Huyết Đao Đà Tử Tư Không Thù ngật ngưỡng trên lưng Bạch ngưu, lững
thững đi đến.
Quần hào nín thở quan sát người được mệnh là thiên hạ đệ nhất cao thủ. Tuổi lão
đã trăm lẻ mà râu tóc vẫn đen nhánh, da mặt mịn màng, hồng hào. Nếu không có cái
bướu trên lưng thì chẳng ai dám nghĩ lão là Huyết Đao Đà Tử, tấm trường bào đạo
sĩ vá víu không làm mất đi vẻ oai phong. Lão tuy gù mà cao hơn người thường cả
cái đầu.
Bạch Ngưu dừng lại cách Thuyên Kỳ và thê thiếp ba trượng. Đà tử nheo mắt hỏi:
Vị nào là Thẩm Thuyên Kỳ?Chàng bước lên, vòng tay nói: Chính thị là vãn bối.
Tư Không Thù ngắm nghía chàng, gật gù: Căn cơ hiếm có, bảo sao không sớm nổi
danh.
Lão rời lưng trâu, rút ra một thanh đao gỗ đào, cười bảo:
Nếu ngươi qua được hai trăm chiêu, lão phu sẽ bỏ qua chuyện cũ. Nghe nói ngươi
được Kiếm Vương và Nam Hải lão Tổ dạy dỗ phải không?
Thuyên Kỳ gật đầu, quay lại bảo Thu Trinh: Nương tử cho ta mượn trường kiếm.
Oa Thiên Phượng bỗng bật khóc, vác chiếc bụng to tướng ra chỉ mặt Đà Tử mắng mỏ:
Lão mà đụng đến tướng công của ta, thì dù có chết, sáu chị em chúng ta cũng sẽ
ngày đêm nguyền rủa cho lão chẳng chẳng được đầu thai chứ đừng nói thành tiên.
Thuyền Kỳ nghiêm giọng:
Thiên Phượng! Nếu nàng còn nói nữa thì đừng gọi ta là trượng phu! Thiên Phượng
sợ xanh mắt, lui lại gục vào vai Khổng Lan. nức nở.
Thuyên Kỳ ôm kiếm vái chào rồi xuống chiêu. Chàng chỉ hờ hững đâm thẳng vào mặt
đối phương. Nhưng nếu để ý sẽ thấy thân kiếm manh động mũi kiếm chập chờn, nhắm
vào bảy huyệt đao trên thân trước Đà Tử.
Tư Không Thù gật gù tán thưởng, đao gỗ hóa thành hồng huyết quang, chặn đứng
chiêu kiếm và ập đến. Chiêu thức của lão liên miên bất tuyệt, nối nhau không dứt
và nhanh như chớp giật.
Thuyên Kỳ như chiếc lá bay lượn trong lướt đao, trường kiếm điểm nhanh vào những
chỗ sơ hở. Chàng đã vận dụng công phu Tâm Nhãn kiếm đến độ chót đem tuyệt học
của Kiếm Vương đối phó với đao pháp thượng thừa của Đà Tử.
Quái Cái cao giọng đếm đến một trăm. Quần hào phấn khởi khi thấy Thuyên Kỳ đă
qua được nửa đường. Chỉ có mình chàng biết rằng áp lực càng tăng, màn đao quang
ngày càng nhạt đi, đường đao nhanh hơn, che lấp những sơ hở.
Công lực của lão gần hai hoa giáp, chàng khó mà chịu đựng đến hết chiêu thứ hai
trăm.
Nhưng dường như Đà Tử muốn kéo dài trận chiến, để tìm hiểu kiếm pháp của đối
phương nên chưa dùng đến phép Ngự đao.
Mãi đến chiêu thứ một trăm chín mươi chín lão mới ra tay. Thân hình cao lớn bốc
thẳng lên không, hóa thành luồng Huyết quang đỏ rực. Thuyền Kỳ cũng lên theo,
chàng vận toàn lực xuất chiêu Thiên Kiếm Vô Tâm.
Hai trái cầu vàng rực chạm nhau rồi rơi xuống. Song phương đứng cách nhau hai
trượng.
Quần hào "ồ" lên kinh hãi khi thấy kiếm của Thuyên Kỳ đã gãy lìa, ngực và vai
ngang dọc bẩy tám. vết thương dài.
Thánh Nữ đau đớn, nghiến răng nắm chặt tay chồng. Mắt bà như đổ lửa dù lệ tuôn
lã chã.
Đà Tử cười nhạt:
Còn một chiêu nữa, ngươi có thể tìm thanh kiếm khác! Thuyên Kỳ hỏi lại: Tiền
bối đã quyết tâm giết chết tại hạ rồi sao?
Đà Tử bật cười ghê rợn:
Chẳng lẽ lại tha cho ngươi toàn mạng? Lão phu giết ngươi rồi sẽ giết luôn cả
Kiếm Vương và Nam Hải Lão Tổ. Có vậy thiên hạ mới biết ai là vô địch.
Quần hào nghe ớn lạnh cả người, than thầm cho số phận Minh Chủ. Nhưng Thuyên Kỳ
vẫn thản nhiên, quay bước đến bên Thu Trinh.
Nàng lấy trong túi vải ra một cặp chung cổ, trao cho phu tướng. Thuyên Kỳ nhận
lấy cao giọng bảo:
Mời chư vị đồng đạo tránh xa mười trượng.
Mọi người dòn cả về phía sau lưng. Đà Tử cười khinh bỉ:
Hai món đồ chơi đó mà đem doạ lão phu thì thật nực cười. Thuyên Kỳ lạnh lùng
đáp:
Chiêu Âm Dương giao Thái này không phát ra Mê Âm mà là hai luồng ánh sáng có
sức mạnh bạt sơn.Tại hạ không nỡ thấy tiền bối chết thảm, tổn phí trăm năm đạo
hạnh nên cảnh báo lần cuối cùng.
Tư Không Thù nhếch mép:
Nếu sợ chết thì quỳ xuống van xin may ra lão phu nhỏl òng. Đừng bày kế nghi
binh vô ích.
Thuyên Kỳ không còn cách nào cứu vãn được lão già hiếu sát này. Chàng lẩm nhẩm
khẩu quyết, dồn đủ mười hai thành âm dương thần công vào cặp Chung cổ rồi đập
mạnh vào nhau.
Hai luồng hào quang một xanh, một đỏ song song vượt khoảng cách bốn trượng, nở
lớn ra, chụp lấy thân hình Đà Tử cuốn đi trên mười trượng mới tan. Đất đá cuốn h
t eo mịt mù như cơn bão. Tiếng nổ kinh hỗn phát ra sau ánh sáng khiến mọi người
kinh tâm lạc phách.
Họ ùa lại xem xét thi thể Huyết Đao Đà Tử. Thân hình lão cháy đen như bị sét
đánh.
Cơn khiếp sợ đã qua, họ reo hò vang dội, tôn xưng Thẩm minh chủ như thần thánh.
Thuyên Kỳ mệt mỏi vất cặp chuông cổ đã bể nát, quay lại cho các mỹ nhân băng bó
vết thương. Chàng đã mất đi mười năm công lực nên rất mệt mỏi.
Thánh Nữ chạy đến ôm ái tử trách móc:
Kỳ Nhi không nói trước khiến mẫu thân lo đến đứt ruột. Thuyên Kỳ mỉm cười hối
lỗi, Thần Kiếm hồ hởi hỏi: Kỳ Nhi luyện chiêu này từ hồi nào?
Thu Trinh đỡ lời chồng:
Bẩm lão gia! Đinh Cung Chủ đã trao khẩu quyết cho Kỳ ca từ lâu rồi. Thiên Tân
quay lại tìm thì phu thê Cung Chủ Mê Âm Thần Cung đã đi mất. Quái Cái cười khà
khà: Gieo nhân nào, gặt quả ấy.
Năm xưa, nếu Thẩm Minh Chủ không hết lòng giúp đỡ hai người ấy, thì hôm nay lão
ăn mày ta lại phải tốn tiền đi điếu rồi.
Quần hùng bật cười vang.
Tuyết Hồ Công Tử Tuyết Hồ Công Tử - Ưu Đàm Hoa Tuyết Hồ Công Tử