Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thằng Luyến
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 21
- T
ôi đã tháo băng trên mình anh. Những vết thương thành sẹo cả rồi. Có tắm rửa, anh nhè nhẹ kỳ cọ nhé! Kẻo những vết thương bị xước máu, làm độc.
- Thưa bác sĩ, vâng.
- Tay trái anh, tôi đã ghi rõ ngày tháng gỡ băng bột vất đi.
- Vâng.
- Đừng vì ngứa ngáy mà sốt ruột, nhé!
- Vâng.
- Bên quân đội đã cấp giấy tha anh chưa?
- Dạ, rồi ạ!
- Khoản tiền di chuyển nữa?
- Rồi.
- Chứng nhận bệnh tình của, tôi anh cất kỹ. Để anh xin việc làm được dễ dãi.
- Vâng.
- Cần gì tôi, anh cứ đến đây.
- Vâng. Tôi không quên ơn bác sĩ, suốt đời tôi nhớ bác sĩ.
- Anh nên nhớ rằng, mỗi người có một số phận. Số phận nó tới lúc nào, mình không biết. Chúc anh can đảm.
Người y sĩ đưa tay bắt chặt tay Vũ. Vũ chia tay người y sĩ ra về.
Nó mặc bộ quần áo bệnh nhân, tay trái dùng sợi dây vải đeo cổ, nâng cao lên. Kẻ tàn phế đang bước những bước chân bi ai qua cổng quân đội Pháp tới nhà thờ. Nó nhìn vào sân giáo đường. Im vắng. Lúc ấy, 9 giờ sáng, ngày 10 tháng 4 năm 1953. Vũ đi trên hè phố Bùi Viện. Con phố này, từ phố Lê Lợi, dẫn vào nhà thờ. Những nhà cửa công chức kín mít, không thấy người nào ngoài phố.
Vũ bước thật chậm. Mà, đã đến Lê Lợi. Nó rẽ trái để về nhà nó. Thoạt tiên, Vũ nhìn lên cầu Bo. Lòng nó vấn vương trăm ngả. Nó nghĩ đến hàng hồi mộng tưởng. Nếu một mai, có người yêu dấu kỷ niệm, cố tìm hạt giống hồi đem về thị xã trồng, đứng dưới phố chính, chẳng nhìn thấy cầu Bo. Cầu Bo, Vũ lẩm nhẩm, nơi nó đã dắt con Thúy lên chơi, nó gặp thằng súc sinh Dương, con lão phó cẩm, trêu ghẹo người yêu của nó, nó đánh cho hộc máu mồm, lão phó cẩm bắt nó xin lỗi, nó không xin lỗi và bị đuổi học. Những mảng đời con Thúy dính líu những mảng đời thằng Vũ, lây lất suốt năm năm Vũ theo kháng chiến, không bao giờ Vũ quên Thúy. Từ ngày ông y sĩ quân đội Pháp bảo nó tàn phế, nó sợ hãi, không dám nhớ Thúy nữa. Chả phải sợ hãi riêng Thúy, còn sợ hãi tất cả những người chung quanh nó.
Vũ định rướn vài bước nữa, sẽ đến phố Lý Thường Kiệt. Qua hiệu phở Phớn, Vũ ghé vào ăn một bát. Tiền của quân đội Pháp cho đây, cứ việc ăn. Vũ đã thấy vài người thị xã quen biết cha dì nó, nhận nó không ra. Có ai tưởng một thằng đầu trọc lốc, mặc quần áo bệnh viện, tay trái què quặt buộc cao lên là thằng Vũ? Thằng Vũ của Monguillot, nghịch như phá, đủ thứ kiểu chơi của học trò.
Phở Phớn bấy giờ đang đông khách. Vũ tìm chỗ ngồi. Bao nhiêu năm kháng chiến không được ăn phở Phớn. Ngửi mùi nước dùng cũng đã thòm thèm rồi. Vũ gọi phở. Một lát, người bưng bát phở ra. Vũ hít hà mãi mới ăn. Ăn xong, Vũ gọi một bát nữa.
Lúc ấy, Luyến ngồi trong hiệu, cứ ngó Vũ chằm chằm. Khi nhận ra Vũ, Luyến để mặc Vũ ăn phở. Chừng Vũ trả tiền, Luyến chống nạng vội vã sang bàn của Vũ.
- Vũ!
Vũ giật mình. Nó nhìn Luyến.
- Luyến!
Và đứng dậy, ôm lấy Luyến bằng một tay. Nó quên nó tàn phế. Mà nghĩ tới bạn cụt một chân đi nạng gỗ. Hai đứa khóc suớt mướt. Luyến đã nói nó phải tiết kiệm nước mắt để dành khóc hai thằng bạn thân nhất trên đời này là Vũ và Côn, nếu chúng nó bị cuộc đời xua đuổi. Côn thì Luyến chưa khóc, vì cuộc đời mênh mông chưa xua đuổi Côn, cộng sản đã xua đuổi, cộng sản bé nhỏ sao so nổi với cuộc đời. Vũ thì Luyến lại khóc, chưa biết ai xua đuổi Vũ, Luyến có linh cảm cho rằng cuộc đời xua đuổi Vũ. Hai đứa vẫn khóc. Nước mắt đã thẫm ướt trên hai vai áo. Khách ăn phở nhìn hai đứa. Mặc kệ, tình cảm nó dâng lên phải để nó dâng lên.
- Về nhà tao đi.
- Tao muốn về nhà tao trước.
- Bây giờ, bố mày vắng mặt, con Tú, con Mai đang ở trường, thằng Khoa lên Hà nội học rồi. Đến tao, trưa mày về đúng nhất.
- ừ, về nhà mày.
Hai đứa ra khỏi hiệu phở. Trên hè phố chính, thằng mặc quần áo bệnh viện, tay trái què, đầu trọc lốc, đưa tay phải bá vai thằng cụt một chân chống nạng gỗ. Đó là cuộc đời mới nhất của hai thằng có mảng đời hoa niên lộng gió.
- Mày trong bệnh viện dã chiến ra, hả?
- Ừ. Sao mày biết?
- Tao cũng ở đấy.
- Bị bắt lúc bị thương như tao?
- Không, ở sân nhà tao, hôm quân Pháp sang chiếm Thái Bình. Tao thua mày xa, không đi liên lạc, tới tuổi, không vào bộ đội. Những năm tháng sống ở hậu phương, tao đi học, theo triết lý đợi thời đại xoay vần. Tao không theo kháng chiến, không chống kháng chiến, có cảm tình với kháng chiến, vì bạn tao, em tao đang kháng chiến. Thằng Ái say mê kháng chiến và biệt tích. Chị Nhi theo chồng về Hưng Yên. Anh Lưu theo vợ sang Hải Phòng. Còn mình tao, cụt một chân, sống với bố mẹ. Tao không vinh dự được bị thương vì tổ quốc, chẳng đóng góp xương máu chút nào cho giải phóng Thái Bình. Buồn chưa?
- Tao chịu đựng năm năm khổ sở cho cách mạng, chiến đấu rất hào hùng cho kháng chiến. Bây giờ, tao bị thương đến tàn phế, cách mạng chê bai, kháng chiến hết dùng, giặc Pháp không sợ, giải phóng thị xã mình ở cái khổ nào? Đời tao heo hút quá. Tàn phế rồi!
- Mày cụt tay, hả?
- Chưa cụt, chỉ sử dụng được 50 phần 100.
- Ngực mày nhiều vết thương, hả?
- Suýt chết.
- Mày vẫn đi được. Tao mới cụt chân, Vũ ơi! Tàn phế của mày nên nhường cho tao.
- Tao sầu đau vì thị xã chưa được giải phóng.
- Chắc mày thích vòng hoa chiến thắng đeo lên cổ mày và những tiếng hoan hô vang dội?
- Tao ham gì!
- Có những người, phần đông, không ích lợi cho cho giải phóng. Thế mà khi giải phóng thị xã, họ tung tăng trước đám đông, khoe khoang mình đã là người giải phóng. Có những người, rất ít, làm lợi ích cho giải phóng. Khi thị xã được giải phóng, họ âm thầm về nhà sống cô đơn như người thua trận. Người đáng yêu đó là mày, Vũ ạ! Mày quên tất cả chuyện kháng chiến đi, Giải phóng thị xã càng quên đi nữa, coi như cuộc chơi không tính toán nên hỏng bét. Phải, cuộc đời chỉ là cuộc chơi. Chơi cho tới cùng, tới lúc hết hứng. Mày vừa hết hứng, bỏ cuộc chơi vừa kịp thời. Cái tàn phế của mày, cái tàn phế của tao, cơ hội này, người ta đang chia rẽ giai cấp để giết nhau, chúng ta được bình yên đứng im nhìn thiên hạ tranh chấp. Thế thì tàn phế đâu có heo hút. Nó là cái may hiếm có...
Người y sĩ quân đội Pháp đã nói với Vũ: Mỗi người có một số phận. Số phận nó tới lúc nào, mình không biết. Bây giờ, nghe Luyến nói, Vũ cảm thấy nỗi tuyệt vọng trong người nó bị đuổi ra ngoài. Luyến không an ủi suông đâu. Luyến chí tình. Vì Luyến cũng tàn phế như Vũ. Luyến nói những điều rất chí lý. Vũ đi kháng chiến chỉ có một niềm ao ước nho nhỏ. Diệt tan thực dân Pháp, Vũ sẽ lui về, không mong cái gì khác để ham muốn. Vũ là người quê hương Thái Bình, Vũ phải làm cho rõ mặt Thái Bình. Diệt tan giặc Pháp, cách mạng chẳng chịu cho Vũ lui về, bắt Vũ nắm một chút quyền bính ở thị xã, ngày cách mạng giải phóng hoàn toàn tỉnh lỵ Thái Bình thì sao? Vũ hết làm chiến sĩ vô danh, đẹp ngút ngàn trời đất. Đi chiến đấu mưu đồ một thứ quyền lợi nào đó, không phải đi chiến đấu. Vũ không dám từ chối, thì Vũ đâu còn là Vũ. Cuộc đời chỉ là cuộc chơi. Cuộc chơi gồm nhiều trò chơi. Trò chơi kháng chiến của Vũ không tính toán. Đến lúc thân thể tàn phế là lúc trò chơi hết hứng. Lại có trò chơi khác, Vũ không chơi nữa, đứng xem thiên hạ chơi.
- Tao mở cửa nhé! Lúc này, bố ta làm ở Ty công chánh, mẹ tao đang bận rộn chuyện đồng bóng với bác cả Hồng. Chúng mình sẽ tự do trò chuyện. Xuống phòng riêng của tao, nhé?
- Ừ.
Hai đứa vào nhà. Vũ nằm trên chiếc ghế xích đu. Luyến ngồi lên giường sát cạnh bạn. Nó rút gói Cotab cho Vũ, để gạt tàn thuốc gần đó:
- Hút đi. Không biết hút, hãy tập hút. Từ nay, người tàn phế phải hút thuốc lá, mày ạ! Hút thuốc giải buồn phiền và suy nghĩ trong cô đơn.
Vũ rút một điếu. Luyến bật diêm cho Vũ đốt. Nó cũng ngậm một điếu, mồi lửa:
- Có bao nhiêu chuyện anh em mình xẩy ra, từ ngày mày bỏ nhà theo kháng chiến, tao nói hết sáng nay, để mày nghe và hiểu. Sau đó, tao không nói nữa. Những chuyện mới sắp tới, sẽ tới và phải tới, làm chúng ta điên đầu. Thì giờ dùng cho nó. Thời đại vẫn xoay vun vút.
Vũ nhả khói thuốc:
- Nói chuyện thằng Khoa đi.
Luyến kể thằng Khoa theo gia đình hồi cư thị xã cuối 1950. Nó đã sống tiếp Vũ thời tuổi vàng hoa mộng ở Tường An. Nó quen con Liên, Nguyễn Kiều Liên, tản cư ở Hà Nội về Tường An. Nó yêu Liên. Khoa học rất giỏi. Nó đỗ trung học phổ thông và lên Hà Nội, nó bỏ đệ tam học nhẩy đệ nhị. Nó đã gặp Liên khắng khít như cũ. Hai đứa sắp lấy nhau. Thằng Khoa hoàn toàn hạnh phúc. Nó gặp thằng Vọng...
Vũ nhổm ngưòi lên:
- Vọng ghẻ tầu!
Luyến cười:
- Vọng chính ủy, bí danh Kỳ Bá. Chúng mình cứu đói nó chậm ba ngày. Thầy Nguyễn Công Hoan cho người đến mang nó đi và dạy nó thành người cộng sản. Nó là đảng viên Đảng lao động, tức là Đảng cộng sản. Nó tâm sự với thằng Khoa rất nhiều. Vọng đã khóc, vì chúng mình thương nó, cầu chúc chúng mình thành công và hẹn sẽ gặp ngày Thái Bình giải phóng. Chính Vọng nằn nì gia đình mày vào thị xã. Nó đã hỏi cô Thi nào đó ở Tường An làm vợ. Nó mong ước thấp hơn chúng mình, dẹp tan giặc Pháp, nó sẽ về Tường An sống với vợ, làm ruộng chắt chiu nhau. Nó bảo nó thương Vệ quốc quân và trái tim nó vẫn hé mở cho lính tiểu tư sản đồn trú. Nó nói những câu tao thuộc lòng, tao coi thằng Vọng là bậc thầy của tao...
Luyến gạt mẩu tàn thuốc lá quá dài. Nó say sưa kể chuyện, quên đi mất thuốc lá kẹp giữa hai ngón tay:
- Thằng Khoa thông minh nhất thiên hạ. Nó thuộc một câu dài của Vọng: Thời cuộc như ngọn gió heo may, trải dài trên ruộng lúa vào mẩy. Thị xã Thái Bình giống hệt nước Việt Nam. Nhật đảo chính Pháp. Chết đói. Chết no. Cách mạng làm cuộc tổng khởi nghĩa. Giết Việt gian. Lụt lội, Tầu tước võ khí Nhật. Tiêu thổ kháng chiến. Tản cư. Pháp sang Thái Bình... Vẻ buồn tỉnh lỵ cũng là vẻ buồn dân tộc. Em thấy chưa? Một mai, em sẽ oán trách người này, bênh vực người nọ. Rồi, em sẽ ân hận, vì oán trách sai, bênh vực sai nốt. Con người này chống đối con người nọ không phải con người thích chống đối. Mà, hoàn cảnh nó dìu đi. Thằng Vọng đấy, mày thấy sao?
Vũ dập điếu thuốc:
- Thằng Vọng là giai cấp vô sản chính gốc. Dù nó có là cộng sản đi chăng nữa, ước mơ và tư tưởng của nó cũng là ước mơ và tư tưởng tiểu tư sản. Vọng cộng sản có tâm hồn tiểu tư sản.
Luyến hít một hơi thuốc dài;
- Nó có làm hại ai được không?
Vũ châm điếu thuốc mới:
- Không đâu. Hoàn cảnh nó dìu Vọng đi. Đảng cộng sản dìu Vọng đi. Mỗi lời, mỗi việc, Vọng phải làm theo lệnh Đảng. Nó mất quyền tha thứ cho người phạm tội. Tao thương nó lắm.
- Mày là Vọng, người cộng sản cứu mày, đưa mày lên danh vọng, mày có theo cộng sản không?
- Vấn đề đó thuộ5c về ân nghĩa. Tao theo cộng sản, chứ!
- Có một bạn thân của chúng mình không chấp nhận điều đó.
- Ai?
- Đặng Xuân Côn.
Vũ lại rướn ngưòi lên:
- Côn đã về đây à?
Luyến buồn rầu nói:
- Côn về đây, năm ngoái. Gia đình nó hồi cư về Hà Nội. Nó đi học sĩ quan ở Sơn Tây trốn về. Cộng sản quy định nó giai cấp tư sản, thành phần địa chủ ác ôn. Cộng sản đã giết ông nội nó, cụ Hào Điển, một cách dã man. Nó tuyên bố sắt máu: Nó chống cộng sản, nó và cộng sản không đội trời chung. Nó ghét thằng Vọng thậm tệ. Mày, thằng Lôc, nó ghét luôn, vì chúng mày chiến đấu cho cộng sản. Tao khuyên nó, nó không nghe. Nó về Hà Nội và không viết bức thư nào. Có lẽ, nó đã đoạn tuyệt chúng mình.
- Thù hận làm Côn điên lên rồi. Thương nó quá.
- Thằng Khoa bảo nó mất trí.
- Trò chơi giai cấp của cộng sản đấy. Giai cấp, giai cấp cái củ thìu biu à?
- Côn cũng chửi thế.
- Tao chán nản chuyện phân chia giai cấp. Người ta chia thành phần tao và quy định giai cấp cho tao.
- Mày giai cấp gì?
- Nông dân! Giai cấp lính, bị bóc lột từ bốn nghìn năm! Vì giai cấp nông dân, tao thoát cảnh khu trừ như bộ đội trí thức tiểu tư sản. Tao không được chiến đấu, bị đuổi về, tao sẽ thù hận cộng sản. Y hệt thằng Côn. Vọng tiên tri đúng, hoàn cảnh khốn nạn của một thời điêu đứng nó chia rẽ con người, Chia rẽ Côn và chúng mình.
- Côn không bao giờ trở lại Thái Bình nữa. Nó học ở Trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức miền Nam để chống đối cộng sản.
- Chúng mình đã mất Côn, mất vĩnh viễn.
Nước mắt Vũ trào ra, loang đầy khuôn mặt. Nước mắt Vũ quyến rũ nước mắt Luyến. Những giọt lệ hiếm hoi để dành khóc cho Côn, Luyến đã khóc. Một thằng cụt chân, một thằng thương tích đầy thân thể, khóc vì những thằng bạn bị cuộc đời xua đuổi.
- Còn thằng Long?
- Nó chết trận ở Duyên Hà.
- Thằng Lộc?
- Không tin tức. Gia đình nó chưa hồi cư.
- Hết rồi, hả?
- Ngọc tình nguyện lấy tao làm chồng.
- Mày ấm lòng, nhé!
- Con Thúy...
- Đừng nhắc nữa.
Vũ đứng dậy:
- Toàn chuyện buồn thảm. Tao đi kháng chiến giải phóng, chẳng được tích sự gì. Cộng sản, giai cấp, thù hận, chia ly, chết chóc. Kết luận của đời tao là tàn phế.
Luyến chống nạng đứng lên:
- Những chuyện đời buồn thảm mà tao đã chịu đựng ở thị xã không thiếu gì. Thôi, cứ im lặng chờ đợi thời đại vần xoay.
Vũ nói:
- Tao sợ gia đình chưa hồi cư, bước chân có vẻ hồi hộp đến phố nhà mình. Giờ thì chắc chắn rồi, tao về nhé!
Luyến hỏi:
- Mày có muốn thay bộ quần aó bệnh viện, đội cái mũ, đi đôi giầy không?
Vũ nhăn nhó:
- Tao thích bố tao, dì tao và các em tao ôm bụng rũ ra cười, tưởng chừng tao đã giang hồ cống Đậu!
Luyến đưa bạn một khúc phố. Vũ nhìn lại đàng sau. Nước mắt nó ứa ra.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thằng Luyến
Duyên Anh
Thằng Luyến - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=thang_luyen__duyen_anh