Chương 20 - Một Bức Thư
ồi tháng tư năm ây, Anh ở nhà các đồng chí tỉnh Ninh Bình. Rồi đi lối Nho Quan lên Hoà Bình, ở trong đồn điền của ông đồng chí già Quách Vị.
Hồi tháng 5, Anh lên giám sát tỉnh Sơn Tây, rồi qua Hưng Hoá, lập thêm hai chi bộ Bảo Vệ và Võng La.
Anh vẫn luôn luôn hoạt động ở trong nước, nhưng muốn đánh lừa mật thám, cho họ đỡ chú ý, Anh cho người phao tin là anh đã trốn sang Tầu. Nhân thể anh sai Nguyễn Văn Kinh trước làm ở Việt Nam khách sạn, lên dò xét các đồn ảỉ ở Lạng Sơn, Cao Bằng, tiện dịp liên lạc với các anh em nhà binh ở Hà Nội vừa mới bị tình nghi đầy lên các miền biên giới.
Anh liền giao cho Kinh một bức thư để thực hành cái kế phản gián ấy. Bức thư đánh máy, viết theo lối chữ quốc ngữ mới mà anh em Việt Kiều ở ngoại quốc thường dùng. Và giả như là của một đồng chí ở ngoài gửi tay về cho Ngọc Kinh, một người tài xế ở Móng Cáy. Kinh phải mạo hiểm làm cái gì khả nghi để cho họ bắt. Họ sẽ khám trong mình Kinh mà thấy bức thư ấy. Như vậy, họ sẽ có thể tin là anh Học đã ra ngoài thật. Vì bức thư như sau này:
“Quảng Châu ngày 25 tháng 4, năm 1929
Ngọc Kinh,
Thái Học đồng chí nghe thấy tin khác nào như sét đánh bên tai. Mấy phen toan trèo non, vượt bể về thành sầu khổ. Trước là mưu tìm cách giúp ích cho đồng chí. Sau là xem mặt những lũ vô nhân, loại bán nước buôn dân. Nhưng chưa có dịp về được iại phải đợi đến Fête de Jeanne d’Arc vậy!
Đồng chí Thái Học nay nói cho thanh niên đồng chí biết, cách hậu trình đi xuyên sơn hoặc đi thuyền không biết chừng. Sau này xin đồng chí chớ nên nản lòng. Xem như đồng chí Thái Học biết bao năm góc biển, chân trời, lao tâm, khổ tứ. Ấy cũng chỉ vì trông thấy cái chế độ cường quyền áp chế đồng bào Việt Nam mình! Nếu đồng chí nay phải ly biệt gia đình ra, cũng bởi vấn đề khôi phục giang sơn, mong có ngày hai mươi nhăm triệu đồng bào thoát khỏi vòng nô lệ. đồng chí nghĩ sao?
Thư riêng cho Kinh và em của Trác, nhưng phải “cẩn thận”. (Xem xong đốt đi)”
Thế nhưng Nguyễn Văn Kinh chẳng phải là người đáng cho anh sai. Khi bị bắt ở mạn ngược, giải về Hà nội, bị tên Bơ-rít doạ nạt, dỗ dành, liền thú thực hết cả câu chuyện. Muốn tâng công, hắn còn mách cá đến những nơi Anh hiện năng đi lại. Vì thế, ngày 13 tháng 6, Anh xuýt bị bắt ở nhà Phó lý Dương Quang (Bắc Ninh), rồi hôm 16, nhà Phó lý Quan Khê (cùng tỉnh) lại bị khám.
Khám không thấy anh ở đấy, những tay mật thám lại lộn ngay về Gia Lâm, tìm anh ở nhà chị Nguyễn Ngọc Sơn, may mà Anh và cô Giang cùng ba đồng chí nữa lại vừa ở đấy đi xong. Nguyên anh thường vẫn đến đấy, bảo chị Sơn lấy cớ vào thăm anh Sơn mà trông tin tức với anh em trong Hoả Lò. Một mình tên Kinh đã phá hại cả ba cơ quan trong một lúc.
Tuy ở vào cảnh nguy nan, mà Anh vẫn thản nhiên với một tinh thần mạo hiểm đến mực táo bạo!
Hồi chín giờ sáng hôm ấy, Anh lững thững đến trước mặt viên sếp ga Gia Lâm, gọi nhờ giây nói về Hà Nội, nói là có việc cần kíp lắm. Sếp ga tưởng anh là nhân viên Mật thám, vui vẻ giúp việc. Chiều có bọn mật thám thật tới miêu tả hình dạng Anh, Sếp ga mới ngã ngừa ra là mắc lỡm. Nhưng mà anh đi đã xa rồi, thế là miền Bắc Ninh bị động, Anh liền lẩn sang Tuyên Quang. Anh ở các nhà đồng chí ở Đầm Hồng, ở Sông Gầm. Thường khi vận áo vải, quần nâu, đi tuyên truyền trong đám các anh em lao động.
Dần dà đã đến mồng 2 tháng 7. Ngày mà chúng tôi, những kẻ không chịu thú nhận, đã phải giam kín mỗi đứa một buồng ròng rã hơn bốn tháng trời, được nhân dịp ra toà mà thở ít khí trời quang đãng. Ngày mà Hội đồng Đề hình đã tặng hai anh chủ tịch của Đảng cái án vắng mặt cầm cố hai mươi năm!
Nguyễn Thái Học (1902-1930) Nguyễn Thái Học (1902-1930) - Nhượng Tống Nguyễn Thái Học (1902-1930)