Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Kazan (Ca Dăng)
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 21: Cuộc DI Cư Của Gia Đình Răng Sứt
C
ảnh đẹp của thời tiết vào lúc xuân tàn hạ tới tác động đến Kazan thế nào thì cũng tác động đến Sói Xám như vậy. Cả hai đều khao khát lên, lang thang dưới bầu trời rộng. Niềm say sưa được đi tha thẩn ám ảnh các dã thú lông dày và các dã thú có nanh của vùng Sơn Lâm, ngay sau khi lũ con vừa đẻ trong mùa xuân đã bỏ chúng để đi riêng lẻ một mình.
Vào một đêm trời đẹp, ngập ánh trăng sao, Kazan và Sói Xám cùng bỏ hốc cây rỗng và quyết định đi về phía rừng núi miền Tây, ngược theo cái thung lũng dẫn đến đầm lầy.
Hết ngày lại đêm chúng săn đuổi, bỏ lại trên đường đi phía sau không biết bao nhiêu là xác thỏ và đa đa ăn dở. Quả thật đây là mùa của thú vui săn, giết chứ không phải mùa của thiếu đói.
Cách mười dặm về phía tây, chúng giết được một con nai con. Chỉ ăn một bữa rồi chúng bỏ. Chúng phơi mình rất lâu ngoài nắng và mỗi ngày một béo nhẫy.
Với các loại thú khác, chúng không gặp trở ngại gì lắm. Vùng này không đủ rậm rạp, nên không có mèo rừng, cũng không có sói. Mèo cá, chồn nâu và chồnhôi rất nhiều dọc theo dòng nước, nhưng không nguy hiểm. Một hôm, chúng gặp một con rái cá già. Trong họ nhà rái, đây là một con thuộc loại khổng lồ. Sắp tới mùa hè nên nó đang thay lông, chuyển sang màu xám đất.
Kazan no nê, lười biếng, lơ đãng nhìn nó đi qua. Sói Xám hít hít trong không khí cái mùi cá thanh lợm từ con vật toát lên. Chúng chẳng quan tâm gì đến cái giống sống ở nước này vì nó chẳng hơn gì một khúc gỗ trôi vật vờ trên mặt nước. Chúng tiếp tục đi, không ngờ rằng, con vật to lớn kia, bề ngoài ngờ nghệch và có cái đuôi đen như than, rồi đây sẽ trở thành người bạn đồng minh của chúng trong một cuộc chiến đấu vì hằn thù, không đội trời chung, như thường xảy ra giữa các người chủ Sơn Lâm. Những cuộc chiến đấu bi thảm, kết thúc bằng sự sống còn duy nhất của kẻ mạnh, và nhân chứng chỉ có bầu trời lạnh lùng câm lặng, trong đó hình ảnh của chúng tan hoà với gió muôn phương.
Từ nhiều năm nay, không một người nào đến tại vùng cao của vùng thung lũng này, nên một đoàn hải ly cứ bình yên sinh đẻ ở đó.
Con đầu đàn là một tộc trưởng đáng tôn kính, mà một người da đỏ trong ngọn ngữ hình ảnh của mình sẽ không ngần ngại gọi nó là Răng Sứt. Vì trong bốn chiếc răng cửa dài mà giống hải ly vẫn dùng vào việc hạ cây cối để xây những con đê của chúng, thì bố giả bị mẻ mất một.
Đã sáu năm, Răng Sứt đếnđịa điểm này cùng với mấy con hải ly khác cùng tuổi; chúng đã cùng nhau xây đắp cái đập và hang ổ đầu tiên.
Tháng tư tiếp đó, dân số của đoàn đã tăng thêm được nhiều thành viên káhc.
Nếu thế hệ đầu tiên này cứ theo đúng quy luật thông thường của nòi giống, thì sau bốn năm, nó đã phải rời bỏ đàn để đi thành lập một đàn khác. Nhưng thấy chỗ ở vẫn tốt, nó cứ ở lại đây. Nó sinh con đẻ cháu tại chỗ. Đến nỗi bây giờ cứ như một đám dân cư quá đông đang chen chúc trong một thành phố bị bao vây.
Sang năm thứ sáu này tính ra đoàn có mười lăm hang ổ và hơn một trăm khẩu lại còn thêm những chú hải ly con, vừa đẻ vào dịp tháng ba tháng tư. Con đê chắn ngang dòng nước kéo dài đến hai trăm mét. Cả một vùng đất bị nước chắn tràn ngập, trở thành ao; từ đó ngoi lên đủ các thứ bạch dương, phong, trăn, liễu vỏ mềm và mầm xanh mơn mởn.
Diện tích bị ngập nước có rộng mấy đi nữa nhưng lượng thức ăn bình thường đó của đám hải ly cũng không thể nào đủ để nuôi sống số vật quá đông đúc kia. Khắp nơi chỉ thấy toàn những cây non, cây già bị gặm đến tận lõi.
Cũng như con người, vì lòng yêu mến nơi chôn nhau cắt rốn, lũ hải ly bịn rịn chưa thể quyết định di cư được. Hang của Răng Sứt lòng rộng gần ba mét đường kính, và trong cái khoảng chật chội đó, sống chung vừa con vừa cháu tất cả hai mươi bảy con.
Vì vậy lão tộc trường định bỏ bộ tộc của mình, để đi kiếm ăn nơi khác. Trong khi Kazan và Sói Xám lơ đãng hít hít những mùi khăm khẳm bốc lên từ cái thành phố hải ly đó, thì Răng Sứt cũng đang tập hợp gia đình lại xung quanh, nghĩa là vợ, hai trong số các con, và lũ lau nhau của chúng, để lên đường di tản.
Răng Sứt luôn luôn được công nhận là thủ lĩnh của toàn đoàn. Không một con hải ly nào khác trong đoàn to khoẻ như nó. Cái thân hình lực lưỡng của nó dài đến một mét có dư và nặng trên dưới ba mươi cân. Cái đuôi bèn bẹt của nó rộng hơn mười phân, dài ba mươi nhăm phân; khi nó quật nước giữa một đêm thanh vắng, thì cách xa đến một dặm người ta vẫn nghe rõ tiếng đập vào nước. Hai chân sau của nó có màng da rộng, to gấp đôi chân vợ nó, không một tay bơi lội nào có thể thi tài với nó.
Đêm hôm sau, giữa lúc Kazan và Sói Xám tiếp tục lần mò dọc theo dòng nước, Răng Sứt ra khỏi nước, trèo lên đê, vẫy mình, nhìn xem bầu đoàn thê tử đã chỉnh tề đội ngũ chưa.
Dưới ánh trăng trong, nước ao lấp lánh ngàn sao, khẽ gợn lên sau lưng nó vì có những thân hình đang bơi đến với nó trên đê. Vài con hải ly khác đến thêm với gia đình. Khi tất cả đã tập hợp đông đủ, lão trượng tôn kính liền chúc đầu xuống dòng nước, phía đối diện với ao, thế là các thân hình mượt mà bóng nhẫy của đám di cư bắt đầu xuôi theo dòng nước. Lũ hải ly bé mới ba tháng cũng bơi như bố mẹ và vấtvả lắm mới không bị cách quãng. Răng Sứt rẽ nước, dẫn đầu, rất tư thế. Sau nó đến lớp hải ly lớn. Đàn mẹ con đi chặn hậu. Tất cả bốn chục đầu.
Suốt đêm, cuộc hành trình vẫn tiếp tục không sự cố. Con rái cá to nấp trong một rặng liễu dày, để mặc cho đoàn lữ hành đi qua, không tấn công vào nó.
Do một sự sắp đặt kỳ lạ của thiên nhiên, thường thường vượt ra ngoài hiểu biết của con người, rái cá là kẻ thù không đội trời chung của giống hải ly và còn đáng sợ cho hải ly hơn cả con người. Là giống ăn cá, đồng thời nó lại giữ gìn cho giống này khỏi bị tiêu diệt. Một bản năng bí mật hẳn đã dạy cho nó biết là những con đê do hải ly đắp, chắn ngang dòng nước tự nhiên của sông ngòi, ngăn cản sự di chuyển của cá trong dịp sinh đẻ. Một mình không thể chọi được với những bộ tộc đông đúc của kẻ thù, nó ra công ngấm ngầm phá hoại công trình của chúng. Nó tiến hành như thế nào, đó là điều chúng ta sẽ thấy.
Suốt đêm, nhiều lần, Răng Sứt ngừng bơi để quan sát bờ nước, xem có nhiều cây có vỏ mềm không, và quyết định có nên nghỉ chân hay không.
Nhưng ở đây loại vỏ mềm đó không nhiều lắm. Chỗ kia lại không tiện cho việc đắp một con đê, vì người ta biết bản năng kỹ sư của hải ly thường thắng cả sự cám dỗ của thức ăn. Về mặt này, toàn đoàn đều tin tưởng vào sự nhận định của Răng Sứt, không tranh cãi, và không mặt nào nghĩ đến chuyện ở lại sau, khi Răng Sứt tiếp tục đi nữa.
Bình minh vừa hắt những ánh lửa đầu tiên thì cả đoàn đến chỗ đầm lầy mà Kazan và Sói Xám trước đã chọn làm chỗ trú ngụ. Theo quyền của kẻ chiếm trước, thì phạm vi đảo con và mảnh đất xung quanh thuộc về Kazan và Sói Xám không phải bàn cãi. Khắp nơi chúng đều có để lại dấu vết về quyền hạn của chúng.
Nhưng Răng Sứt là giống ở nước, và khứu giác của nó vốn không nhạy lắm nên không bận tâm đến các con vật trên đất liền. Có dừng lại ngay trước cái cây rỗng đã dùng làm ổ cho Kazan và Sói Xám, rồi trèo lên bờ. Ở đây, nó đứng thẳng trên hai chân sau, và tì lên cái đuôi to nặng bắt đầu lắc la lắc lư ra vẻ hài lòng.
Địa điểm thật là lý tưởng để xây dựng khu định cư. Làm một con đê chắn ngang dòng nước, phía dưối hòn đảo con một tí, đảo sẽ dễ dàng bị ngập, cùng với số thức ăn dự trữ là các cây dương, cây liễu sẵn có của nó. Hàng cây dày đặc kia là một tấm màn che chắn gió phía bắc, và hứa hẹn một nhiệt độ ôn hoà trong mùa đông giá.
Răng Sứt lập tức ra hiệu cho đoàn hiểu đây là nơi định cư thích hợp. Thế là mạnh con nào con nấy trèo lên đảo vào bờ trước mặt. Lũ hải ly tí nhau vớ được lớp vỏ nào là bắt đầu không chút nể nang thi nhau gặm nhấm bằng thích. Cánh hải ly lớn, ăn vài ba miếng rồi bắt tay ngay vào việc. Ngay ngày hôm ấy, dưới sự hướng dẫn của Răng Sứt, chúng khởi công xây dựng.
Răng Sứt chọn ngay cho mình một cây bạch dương to mọc sát mép dòng nước, và dự định cắt ngang gốc. Tuy gãy mất một răng, nó biết khéo léo sử dụng ba răng còn lại mà tuổi tác chưa hề làm suy suyển.
Răng hải ly sắc như đục thép. Một lớp men cứng, không bao giờ bị tróc, bọc ngoài răng. Lớp bên trong, cấu tạo bằng một thứ ngà mềm hơn, hàng năm mòn đến đâu lại tái sinh đến đấy.
Ngồi bệt xuống, hai chân trước bám vào thân cây, và tì thật vững lên cái đuôi. Răng Sứt cong lưng xuống gặm như cưa quanh thân cây một vòng, vòng này cứ nhỏ dần, nhỏ dần. Nó làm liên tục mấy giờ liềnvà cuối cùng, lúc nó dừng răng để nghỉ thì một chú thợ khác lại đến thay phiên làm tiếp.
Những chú hải ly lớn khác, trong thời gian ấy, lo cắt những cây nhỏ hơn. Cây đầu tiên ầm ầm đổ xuống nước là một cây phong non.
Cây dương to, gốc bị khoét rỗng nom như một cái đồng hồ cát, lâu đổ nhất. Phải mất hai mươi tiếng đồng hồ mớix ong. Cuối cùng nó đổ nằm ngang dòng nước, đúng chỗ dự định.
Suốt tuần lễ đó, bộ lạc nghỉ ngơi rất ít. Theo nguyên tắc, hải ly thích làm đêm hơn, nhưng nếu cần, nó cũng biết thích nghi hoàn cảnh làm cả ban ngày.
Với một đầu óc thông minh gần như người, mấy chú kỹ sư nhỏ rất chịu khó trong công việc. Nhiều cây non bị hạ và cắt thành khúc dài độ hơn một thước. Sau đó lũ hải ly dùng đầu và chân đẩy lăn những khúc cây này đến tận dòng nước, sát vào cây dương to, bao nhiêu cành con và lá um tùm đều dùng để chèn lót.
Hoàn thành xong cái sườn đê thì bắt đầu công việc củng cố. Về phương diện này, hải ly là thầy của con người, những gì chúng xây đắp chỉ có mìn mới có thể phá vỡ.
Vừa nghiền vừa mang đến, mỗi lần từ vài ba lạng đến nửa cân, một thứ hỗn hợp bùn với cành con ngậm trong mồm phía dưới cằm gấp lại thành hình túi. Bằng thứ vữa đó chúng học nhau trát kín tất cả các kẽ hở còn lại trên sườn đập, giữa thân cây và lớp cành con.
Có vẻ đây là một khối lượng công việc vô cùng to lớn. Nhưng trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, đội quân xây dựng của Răng Sứt có thể vận chuyển được một tấn chất xi măng kia. Hết ngày thứ ba, đập bắt đầu hoạt động, nước bắt đầu dâng, và dòng nước bắt đầu tràn sang phải sang trái.
Từ nay, công việc nhờ vậy mà dễ hơn, vật liệu xây dựng cũng được vận chuyển thoải mái hơn vì đàn hải ly đẩy trôi chúng trên mặt nước. Đống gỗ được chất cao dần, khúc nọ tiếp khúc kia, chẳng mấy lúc con đê vươn dài trên một quãng đến hơn ba mươi mét.
Đoàn hải ly vừa làm đến đấy thì một buổi sáng đẹp trời, Kazan và Sói Xám trở về chỗ trú ngụ cũ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Kazan (Ca Dăng)
James Oliver Curwood
Kazan (Ca Dăng) - James Oliver Curwood
https://isach.info/story.php?story=kazan_ca_dang__james_oliver_curwood