Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 21 : Lối Thoát Cuối Cùng
Đ
ông Kinh bị chiếm đóng. Chỉ ba mươi ngày sau khi bom nguyên tử nổ trên thành phố Nagasaki là lính Hoa Kỳ thuộc Đệ Nhất Sư Đoàn Kỵ Binh đã đi tuần tiễu trên đường phố thủ đô Nhật. Cuộc phiêu lưu của Quân Phiệt Nhật khởi sự từ ở Mãn Châu, qua Trân Châu Cảng đã dẫn đến ngày hôm nay với màn kết cuộc không tài nào tránh được.
Đối với dân Nhật hậu chiến, tình trạng bị coi như là tuyệt vọng. Binh lính thuộc quân đội Hoàng Gia không có việc làm, và còn phải đối phó với cuộc thanh trừng của nhà cầm quyên chiếm đóng. Lính thủy không còn hải quân để phục vụ, và không có cả đến hy vọng. Tâm tư của nhiều người mơn trớn cái chết làm lối thoát cuối cùng.
Đại tướng Anami đã tự sát để chuộc những lỗi lầm của Quân Phiệt. Đô đốc Onishi đã tự sát vì phải chịu thua trận. Tanaka cũng đã đi theo họ.
Tại vùng ngoại ô Đông Kinh, viên tướng nổi tiếng nhất của Nhật Bản cân nhắc một sự lựa chọn khó khăn. Đại tướng Togo, kể từ khi bị lật khỏi ghế Thủ tướng vào tháng Bảy năm 1944, sống một cuộc đời ẩn dật trong hơn một năm qua. Khi Nhật Bản đầu hàng, Togo cảm thấy ông phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.
Toàn thể dân Nhật đều tin Togo sẽ tự sát để hối lỗi về tình trạng thảm thương hiện tại. Chính ông là người đóng vai trò chủ chốt phát khởi chiến cuộc chiến tranh dẫn dân Nhật đến sự bại trận.
Gia đình ông nhận được nhiều tiếng điện thoại gọi, khuyến cáo ông nên Harakiri. Ông bị giằng xé giữa truyền thống tự sát của Nhật, và một trách nhiệm khác. Cái chết đối với ông là một việc quá dễ dàng. Õng muốn nhận trách nhiệm và bây giờ có nghĩa nhận lãnh tất cả mọi sự thống trách về cuộc chiến này. Như vậy ông có thể rửa sạch tất cả mọi tội trạng mà người ta có thể qui về phía Hoàng Gia. Ngày 10 tháng Chín, nhiều thông tín viên ngoại quốc tới gặp ông trong lúc ông đang làm vườn. Ban đầu,ông tỏ vẻ khó chịu, nhưng sau đó ông tỏ thái độ cởi mở và thân thiện hơn. Ông xác định với họ rằng: chỉ có ông là người độc nhất chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này. Ông không tự nhận là một chiến phạm và giải thích: «Người ta phải phân biệt một chiến phạm và một người lãnh đạo, đưa quốc gia vào một cuộc chiến được tin là có chính nghĩa. Giữa hai người đó có sự khác nhau, không thề lẫn lộn».
Đến lúc này Bộ Tư lệnh Quân đoàn Tám Hoa Kỳ đóng tại Yokohama đã hoàn tất danh sách chiến phạm và bắt đầu hạ lệnh đi bắt họ. Togo có tên trong danh sách đó. Tuy sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm chiến tranh nhưng ông không muốn bị Hoa Kỳ bắt giam. Khi một toán binh sĩ Hoa Kỳ kéo tới nhà ông, Togo dùng súng sáu đề bắn vào ngực vào lúc 4 giờ 17 phút chiều ngày 11 tháng Chín.
Phát đạn không trúng tim vì ông thuận tay trái và đã dùng tay trái để tự bắn vào ngực. Mặt Togo đẫm máu, đang hấp hối đã được bác sĩ quân y Hoa Kỳ đưa về quân y viện mới thiết lập ở Yokohama tận tình cứu chữa.
Đêm hôm đó Tướng Eichelberger, Tư lệnh Quân đoàn Tám Hoa Kỳ đã đích thân tới một căn phòng của quân y viện để nhìn con người đã lao cả Á Châu vào khói lửa. Thấy Eichelberger, Togo cố hết sức ngóc đầu, không nổi, ông lại đặt đầu xuống gối và thì thầm: «Tôi muốn được chết. Tôi xin lỗi đã làm phiền quá nhiều».
Tướng Eichelberger hỏi lại: «Ông muốn nói: làm phiền đêm nay hay làm phiền trong bốn năm qua».
Togo trả lời: «Đêm nay». Rồi ông xin được biếu Eichelberger thanh trường kiếm của ông. Eichelberger ra lệnh cho các y sĩ phải sử dụng mọi phương tiện để cứu chữa cho Togo.
Trong khi Togo tranh đấu để được chết, để khỏi phải bị đưa ra xét xử, và các y sĩ Hoa Kỳ nỗ lực để bắt ông phải sống thì trong một căn nhà ở Đông Kinh ba người đang ngồi dự tiệc. Một người là Tướng Sugiyama, Tham mưu trưởng quân đội Nhật khi xảy ra vụ Trân Châu Cảng. Tuy mang cái đầu sói và đôi mầu mắt hơi nặng, nhưng con người ông vẫn tràn đầy uy dũng. Bà vợ mới ngoài ba mươi tuổi đang ngồi kế bên ông. Nhân vật thứ ba dự bữa tiệc là Đại tá Kobayashi, người phụ tá được hai vợ chồng ông coi như người nhà. Họ trò chuyện sôi nổi về những việc mới xảy ra trong những ngày qua. Đối với vợ chồng Sugiyama thì đây là bữa ăn đoàn tụ cuối cùng, sau nhiều năm chung sống hạnh phúc. Mai đây Sugiyama sẽ tự sát, và vợ ông bằng lòng việc đó. Tuy hết mực thương yêu chồng nhưng bà nghĩ Sugiyama với cương vị một tướng lãnh cao cấp không thể kéo dài cái sống ở một nước Nhật bại trận, và đang bị địch quân chiếm đóng. Vừa nhấm nháp rượu saké, nhậu những món ngon miệng bầy trên bàn, ba người cùng nhẳc đến những kỷ niệm vui thú khi xưa. Đại tá Kobayashi giấu trong lòng một nỗi buồn riêng vì anh biết sự giằng xé diễn ra trong tâm tư tướng Sugiyama kể từ khi nhà vua tuyên bố đầu hàng. Bà Sugiyama đang thăm viếng bà con ở miền Nam Đông Kinh thì nhận được tin đầu hàng. Bà tức tốc trở về thủ đô để được ở bên chồngvì bà tiên liệu chồng bà chắc chắn sẽ tự sát. Khi bà về tới nhà, Tướng Sugiyama nồng nàn đón bà sau bao ngày xa cách và báo tin cho bà hay ông đã được nhà vua trao cho trách nhiệm xúc tiến cuộc giải ngũ đạo quân khu Đông Kinh. Nhà vua kêu gọi ông hãy quên tình cảm riêng để phục vụ dân tộc trong những ngày khó khăn sắp tới. Bà vợ ông bất mãn. Trong hai ngày liền bà nghĩ ngợi:«Bà không còn là vị phu nhân nổi tiếng đẹp, nồng nàn và có duyên. Đêm 17 tháng Tám khi chồng về đến nhà bà hỏi bằng một giọng gắt gỏng: «Đến bao giờ anh mới tự sát?» Viên Đại tướng nhìn mặt vợ rất lâu và hiểu đây là câu hỏi mà bà đã nung nấu trong hai ngày qua. Ông nói: «Tôi có trách nhiệm đối với Hoàng thượng. Tôi cần phải sống để phục vụ ngài trong lúc này». Bà vợ ông gằn mạnh: «Trách nhiệm bại trận thì ai chịu cho ông đây? Trách nhiệm đó quan trọng hơn trách nhiệm đối với Hoàngthượng lúc này». Thế là đôi vợ chồng tranh cãi sôi nổi và họ cùng đi nằm trong bầu không khí căng thẳng. Sự tranh cãi đó kéo dài trong nhiều ngày kế tiếp. Sau khi gia nhân đã đi ngủ hết đêm nào người đàn bà đó cũng lại đòi hỏi chồng phai trả lời câu hỏi. Và đêm nào người chồng cũng tìm cách trì hoãn câu trả lời. Hàng xóm ghi nhận trong những ngày đó bà Đại tướng không thấy cười, mắt bà sâu, và luôn luôn đãng trí. Vào đêm thứ bảy kể từ ngày đầu hàng, bà lại tấn công ông trong phòng ngủ, và đêm nay bà quyết liệt nhắc lại câu hỏi: «Bao giờ anh mổ bụng?». Trong khi tướng Sugiyama bày tỏ quan niệm của ông về trách nhiệm của kẻ sống sót, thì bà nói thêm: «Tôi sẽ chết cho anh xem nếu anh không hara-kiri».
Sugiyama giật bắn người. Vợ ông bây giờ đem cái chết ra đế cưỡng bách ông. Đây quả là đòn cuối cùng và ông đành chịu thua. Ông nhìn vợ rất lâu rồi dịu dàng nói: «Được rồi! Anh sẽ tự sát. Nhưng em phải hứa là sẽ không được nghĩ đến chuyện đó». Tuần lễ nay, giờ mới thấy bà mỉm cười với chồng. Ngày hôm sau, Tướng Sugiyama được thấy cái chết của Tướng Tanaka, và ông nghĩ: ông chết cũng là phải. Với quyết định đó, ông thi hành nhiệm vụ cuối cùng của ông một cách nhiệt thành. Đệ nhất quân đoàn trấn đóng quân khu Đông Kinh với đầy đủ võ khí nay được lệnh rút lui để cho quân lực Hoa Kỳ tới chiếm đóng. Đó là nhiệm vụ ông phải thi hành trước khi từ giã cuộc đời. Trong khi đó ông vẫn bị một hình ảnh ám ảnh day dứt. Mấy ngày trước đây, ông thấy vợ ông khâu hai chiếc Kimono trắng, thường dùng trong nghi lễ tự sát. Tuy đã có được lời hứa của vợ, nhưng hình ảnh hai chiếc Kimono đó vẫn không mấy lúc rời khỏi tâm trí ông. Ngày 5 tháng Chín, Tướng Sugiyama tới dự một cuộc họp quan trọng. Sau khi quân lực Hoa Kỳ đã đổ bộ lên Atsugi và Yokosuka, ông được mời tới bộ Tư lệnh của Trung tướng Eichelberger, Tư lệnh Quân đoàn Tám Hoa Kỳ. Tại đây ông chính thức ký kết sự đầu hàng quân đoàn của ông. Phản ứng đầu tiên của ông là từ chối, không phải vì ông chống đối đầu hàng mà vì Trung tướng Eichelberger ở dưới cấp bậc của ông. Sự tiếp xúc này là một sự sỉ nhục đối với ông. Chiến hữu phải xúm lại khuyên giải, và ông chỉ nghe lời khi họ vạch rõ: Eichelberger là Tư lệnh Quân lực Đồng minh tại vùng Đông Kinh. Trên đường đi Yokohama để gặp Eichelberger, ông tỏ vẻ buồn rầu vô hạn. Nhưng Eichelberger lại là một người hiền, bị lâm vào một công cuộc máu lửa và ác độc. Cảm thông sự sầu khổ của viên tướng Nhật, ông đối xử một cách hết sức lịch sự. Thái độ đó đã khiến cho Sugiyama cảm kích vô cùng và tận tụy phục vụ Hoa Kỳ. Sau khi hai bên đã thảo luận xong về những biện pháp thoái triệt quân lực Nhật ra khỏi quân khu Đông Kinh, Tưórng Eichelberger nói: «Tôi rất lấy làm tiếc chúng ta đã gặp nhau trong hoàn cảnh như thế này». Tướng Sugiyama cúi đầu rồi lặng lẽ bước ra khỏi phòng. Sáu ngày kế tiếp ông tạm gọi là những ngày vui vẻ. Nhiệm vụ chính thức ông thi hành một cách trôi chảy. Đời sống gia đình đã trở lại bình thường, bình thường như trước. Vợ chồng ông, không ai nói về chuyện tự sát nữa. Vào ngày 11 tháng Chín, đơn vị cuối cùng của Sugiyama đã rút về phía bắc Đông Kinh, ông được kể như là đã xong việc. Tới hôm đó, ông mời Đại tá Kobayashi tới dự tiệc, và ba người bàn tán về cuộc tự sát hụt của Togo, bàn tán về danh sách chiến phạm Nhật do Bộ Tư lệnh của Mac Arthur vừa công bố trong ngày. Chắc chắn ông sẽ có tên trong danh sách đó. Nhưng dù có hay không, ông cũng không cần biết đến nữa. Sáng hôm sau 12 tháng Chín 1945, Tướng Sugiyama tới văn phòng của ông tại bộ Chiến tranh. Vào lúc 10 giờ, ông kêu Đại tá Kobayashi tới và dặn dò: «Tôi nhờ anh giúp tôi một việc cuối cùng. Anh canh chừng bà vợ tôi giúp cho tôi. Tôi lo bà ấy có ý định tự tử. Anh khuyên giải bà ấy giúp tôi». Kobayashi tuân lời và lát sau anh đã tới nhà viên tướng chỉ huy của anh. Anh kể lại tất cả sự lo lắng của Sugiyama cho bà vợ ông hay.Bà cười vui vẻ và nói: «Đừng có lo! Tôi là một phụ nữ đứng tuổi, đâu có đủ sức làm chuyện đó. Một mình ông Sugiyama tự sát thế là đủ rồi». Anh trở lại bộ Chiến tranh và nhắc lại những lời đó với Sugiyama ngồi trên chiếc ghế lớn thở dài một cách bằng lòng. Sự lo âu cuối cùng trong đời là bà vợ, ông nói:«Kobayashi, cám ơn anh! Mọi việc đối với tôi bây giờ đã xong xuôi cả rồi». Viên Đại tá bước ra khỏi văn phòng, rồi lặng người ngồi nghĩ đến hai con người mà anh kính mến nhất đời. Mười phút sau, nghe tiếng súng nổ, anh chạy về phía phòng Sugiyama để gõ cửa. Sau khi cởi chiếc áo khoác của sĩ quan, viên tướng Nhật ngồi xuống ghế. Ông quay mũi súng về phía ngực, bóp cò, rồi gục đầu xuống. Kobayashi ứa nước mắt rồi cầm khăn tay lau mặt Sugiyama đang đẫm mồ hôi, miệng lẩm bẩm:« Kobayashi đây! Kobayashi đây! » Sugiyama còn kịp gật đầu với anh trước khi từ trần. Một sĩ quan đến báo cho anh biết bộ Chiến tranh đã gọi điện thoại để báo tin cho bà Sugryama về cái chết của chồng. Bà chỉ hỏi lại một câu độc nhất: « Ông đã chết thật chưa?». Đầu dây bên này trả lời chết thật, bà đã cắt ngay câu nói dở. Kobayashi chợt nhớ ra, và hốt hoảng lên xe chạy thẳng tới nhà Sugiyama. Người con gái nuôi đứng trong phòng khách với vẻ mặt đầy kinh hoàng. Anh không hỏi han gì, chạy thẳng vào phòng trong. Sau khi đẩy cánh cửa, anh biết anh đến đây là quá muộn. Bà Sugiyama sau khi đặt ống nghe đã trở vào phòng quì trước bàn thờ và cầu khẩn. Cầm thanh đoản kiếm thường dùng để hara-kiri, ba dí mũi kiếm về phía bụng áo kimono. Tay kia bà nâng ly, uống cạn. Bà ngã gục xuống bụng đè lên mũi kiếm, một giòng máu nhỏ tuôn chảy. Bà chết không phải vì mũi kiếm, mà vì chất cyanide đựng trong ly. Kobayashi quì bên, gọi tên bà nhưng không thấy trả lời.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig