Diễn Trình Cách Mạng
hư nhiều người đều biết, vị tị tổ cách mạng Trung Quốc là bác sĩ Tôn Dật Tiên. Triều đình Trung Hoa thời đó là triều đình Mãn Thanh, có vua Quang Tự còn nhỏ tuổi, bà mẹ là Từ Hi Thái hậu, lễ tướng là Viên Thế Khải, đóng đô tại Bắc Kinh. Từ trận chiếu tranh nha phiến 1842, các nước Tây phương lần xâm nhập Trung Quốc, cắt xén những tỏ giới, và ký những hiệp ước bất bình đẳng. Năm 1896, nước Nga cũng uy hiếp Trung Hoa, đòi được quyền lập một con đường xe lửa trên đất Mãn Châu, cũng chiếm một giải đất dài theo dọc đường xe lửa. Tới 1905, thua trận nước Nhật, Nga hoàng phải nhượng một nửa đường xe lửa phía dưới cho Nhật, chỉ còn giữ phần phía trên.
Triều đình hủ nát của nhà Mãn Thanh đã làm cho dân Trung Hoa, nhất là tầng lớp tư sản và trí thức, hết sức oán ghét. Sự oán ghét càng chồng chất trước sự nhượng bộ liên tiếp của triều đình đối với các nước Táy phương. Bác sĩ Tôn Dật Tiên đã đứng lên khởi xướng cách mạng. Trong mấy chục năm, ông bôn ba hải ngoại ngõ hào cách mạng. Cuộc cách mạng tư sản dân quyền bùng nổ năm Tân Hợi (1911) dưới lá cờ của Tam dân chủ nghĩa. Năm đó, dân chúng Nam Xương. Vũ Hán, Nam Kinh đã theo phong trào cách mạng nổi dậy chiếm cứ mấy tỉnh đó. Chính phủ cách mạng được thành lập tại Nam Kinh. Ngày 1-1 1912, Tôn Dật Tiên được bầu làm tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Một Quốc hội đầu tiên cũng được bầu ra.
Trong khi ấy, triều đình Mãn Thanh vẫn ở Bắc Kinh: tể tuớng Viên Thế Khải nắm được một phần quân đội. Ông lợi dụng cơ hội, uy hiếp đòi bà Từ Hi phải giao toàn quyền cho mình. Rồi ông bắt vua Quang Tự thoái vị. Ngày 12 2-1912, Viên Thế Khải cũng tuyên bố lập chính thể cộng hoà tại Bắc Kinh. Rồi ông mở cuộc giao thiệp với Nam Kinh. Kết quả là Tôn Dật Tiên đã từ chức nhường chỗ cho Viên Thế Khải. Ngày 1-3-1912, Viên Thế Khải được cử làm Tổng thống. Tuy nhiên, trong thâm tâm, họ Viên theo đuổi mộng làm vua, ông dùng binh lực uy hiếp cách mạng và Quốc hội. Tôn Dật Tiên phải bỏ trốn. Tới 1915, Viên Thế Khải cho bầu lại Quốc hội. Tới tháng 12-1915, Quốc hội bỏ phiếu tái lập đế chế. Viên Thế Khải lên ngôi. Nhưng tới tháng 6-1916, họ Viên chết bệnh.
Trong thời kỳ của họ Viên, nhiều tỉnh đã nổi dậy, nhất là những tỉnh miền nam. Nhiều tướng lãnh quân phiệt mỗi người hùng cứ một phương. Viên Thế Khải chết đi, Trung Quốc lại băi bỏ đế chế, lập nền cộng hoà, do Lý Nguyên Hồng làm Tổng thống. Kinh đô vẫn ở Bắc Kinh. Nhưng Trung Quốc đã bước vào giai đoạn sứ quân, mà chính quyền trung ương không thể nào kiểm soát trên thực tế. Lúc đó, Tôn Dật Tiên đã trở về Quảng Đông, vốn là một tỉnh tiền phong của cách mạng. Ông tổ chức lại Đảng, lấy danh hiệu mới là Quốc dân đảng Trung Hoa. Tưởng Giới Thạch gia nhập hàng ngũ cách mạng từ đó. Tuy nhiên, ngay tại Quảng Đông, vẫn còn một số tướng lãnh quân phiệt không chịu theo họ Tôn. Họ nổi loạn, mấy lần dem binh lực đuổi Tôn Dật Tiên. Nhưng Tôn Dật Tiên vẫn củng cố được lực lượng của mình tại Quảng Đông. Tới 1921, Quốc hội lại yêu cầu Tôn Dật Tiên ra làm Tổng thống. Nhưng Chính phủ Bắc Kinh còn tồn tại. Tới mùa thu 1921, Tôn Dật Tiên mang quân lên sông Dương Tử, đánh chiếm Thượng Hải. Thấy thế lực của mình đã vững, Tôn Dật Tiên quyết định một mình lên Bắc Kinh, nói chuyện với Bắc Kinh tính việc bình định Trung Quốc. Ông tới Bắc Kinh vào tháng 12-1923. Hơn hai tháng sau, ông mất tại Bắc Kinh. Từ đó trở đi, quyền hành của Tôn Dật Tiên trong Quốc dân đảng lọt vào tay Tưởng Giới Thạch.
Sinh thời, từ 1920 tới 1921. Tôn Dật Tiên đã mở cuộc bang giao với Nga sô. Cũng như những nhà cách mạng khác tại các nước còn chậm tiến. Tôn Dật Tiên tất nhiên nghĩ tới sự hỗ trợ của một nước mạnh. Năm 1917, cách mạng Nga sô cùng chiêu bài giải phóng của họ đã gây một luồng tin tưởng mạnh mẽ tại các dân tộc Á đông. Tôn Dật Tiên cũng chia sẻ niềm tin tưởng ấy, cho rằng Nga sô có dụng tâm thực sự giải phóng các dân tộc. Nhất là tới 1918, Tchitcherine, bộ trưởng ngoại giao Nga sô đã tuyên bố trả cho Trung Quốc các đất đai tại Mãn Châu và Mông Cổ, mà không đòi một bồi khoản gì hết! Trên đã bồng bột đầu tiên, có lẽ đảng Bolsevich Nga cũng có dụng tâm giải phóng. Tuy nhiên, lời tuyên bố vẫn còn nằm ở giai đoạn hứa hẹn. Từ 1919, Nga sô gửi nhiều phái viên sang gặp Tôn Dật Tiên, trong đó có Joff, vẫn còn là chuyện giao hảo và hứa hẹn giúp đỡ, chưa có gì thực tế.
Tới 1921, một số trí thức Trung Hoa, say mê chiêu bài giải phóng của chủ nghĩa mác xít, đã thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm đầu hoạt động, chỉ kết hợp được chừng mấy ngàn đảng viên. Lúc đó, Lý Lập Tam, ở Trung ương đảng. Mấy năm sau, Mao Trạch Đông mới xuất hiện tại chi bộ cộng sản tỉnh Quảng Đông. Tuy nhiên, Nga sô vẫn làm lơ với cộng sản Trung Quốc, và vẫn giao thiệp với Tôn Dật Tiên.
Tới tháng 1-1923, Nga sô bước vào giai đoạn Tân kinh tế. Joff tới gặp Tôn Dật Tiên tại Thượng Hải. Ông căn cứ vào chính sách Tân kinh tế để quả quyết với Tôn Dật Tiên: các giới chính quyền Nga sẽ cũng quan niệm rằng chủ nghĩa cộng sản không thích hợp với hoàn cảnh Trung Quốc, và ngay tại Nga sô, cũng chưa được đem áp dụng. Nên Tôn Dật Tiên và Joff đã ký một hiệp ước, theo đó, Nga sô hứa tận tâm giúp đỡ Quốc dân đảng của họ Tôn để thực hiện clnrơng trình cách mạng. Đồng thời, Moscou hứa sẽ buộc đảng Cộng sản Trung Hoa phải sát nhập Quốc dân đảng, dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên. Sau đó mấy tháng, theo lời mời của Joff, Tôn Dật Tiên phái Tưởng Giới Thạch sang Nga sô xem xét tình hình. Họ Tưởng tới Moscou vào tháng 9-1923, và trở về vào cuối tháng 11-1923. Lúc ấy, Lénine bị ốm liệt giường, nên Tưởng không được gặp. Ông gặp phần lớn những lãnh tụ khác. Nhưng Tương đã tế nhận thấy hai khuynh hướng trong đảng Bolsevich Nga sô. Một khuynh hướng gồm các lãnh tụ phần đông là người Do thái, có ý muốn thực tâm giúp đỡ. Còn khuynh hướng của Staline muốn chống lại. Khi trở về, Tưởng báo cáo với Tôn Dật Tiên. Nhưng Tôn cho rằng Tưởng đã quá đa nghi và bi quan.
Ít lâu sau, để thực hiện hiệp ước ký kết, đảng Cộng sản Trung Hoa đã sát nhập Quốc dân đảng, dưới quyền lãnh đạo của Tôn Dật Tiên. Tám lãnh tụ cộng sản được bầu vào Ban chấp hành trung ương của Quốc dân đảng, trong đó có Mao Trạch Đông. Ban chấp hành trung ương gồm 8 tiểu ban: ban tổ chức, ban tuyên truyền, thanh niên, thợ thuyền, nông dân, quân sự, ngoại giao, phụ nữ. Các lãnh tụ cộng sản đã len lỏi vào mấy ban, nhất là ban thợ thuyền và ban nông dân. Họ lợi dụng cơ hội để tổ chức dân chúng, đặt người vào những vị tri then chốt, lũng loạn những phần tử cách mạng, hoặc tuyên truyền bôi nhọ những người quốc gia có uy tín. Những mâu thuẫn nặng nề đã bắt đầu phôi thai, thì tháng 3-1921, Tôn Dật Tiên mất ở Bắc Kinh.
Họ Tưởng lên thay thế họ Tôn. Vốn là vị sĩ quan trông coi trường quân sự Hoàng phố tại Quảng Đông, nên họ Tưởng đã sớm nghĩ tới việc dùng binh lực để tiễu trừ các sứ quân và thống nhất Trung Hoa, ông chỉnh đốn quân đội, rồi tới tháng 2-1926, khởi cuộc Bắc phạt. Lúc đó, Chính phủ Bắc Kinh còn tồn tại, và các sứ quân miền Bắc đều vào phe với Bắc Kinh để chống lại miền nam. Ở ngay miền nam, đảng Cộng sản vẫn tiếp tục hoạt động ngấm ngầm trong dân chúng và ngay trong nội bộ Quốc dân đảng. Binh lực của Tưởng Giới Thạch vào 1926, so với binh lực các tay quân phiệt miền Bắc, chỉ bằng một phần nửa. Tuy nhiên, nhờ sự huấn luyện tinh thục, cùng tài cầm quân của họ Tưởng, nhưng nhất là nhờ dư âm vang dội của cách mạng, họ Tưởng đã chiến thắng liên tiếp. Cuối 1926, ông chiếm Hán Khẩu. Mấy tháng sau, chiếm Thượng Hải, rồi Nam Kinh. Lúc ông chiếm Thượng Hải, đảng Cộng sản dự định chuẩn bị thợ thuyền để lập Sô viết và võ trang khởi loạn. Nhưng Staline đã ra lệnh cấm lập Sô viết, và cấm khởi loạn. Có lẽ vì Staline cho rằng chế độ Sô viết chưa thể thành tựu tại Trung Hoa, hay Staline muốn về vãn Quốc dân đảng để mong sử dụng? Có điều chắc chắn là trong dịp này, họ Tưởng đã choi Staline một vố khá đau. Ông lập tức tước khí giới bọn thợ thuyền Thượng Hải, rồi đập tan những tổ chức cộng sản tại tỉnh đó. Tới tháng 4-1927, một Chính phủ cách mạng miền nam được thành lập tại Nam Kinh. Tới tháng 12-1927, đảng Cộng sản Trung Hoa, để trả thù vụ Thượng Hải, đã phát khởi một vụ bạo động tại Quảng Châu. Nhưng họ Tưởng cũng dẹp tan vụ bạo động này, và đảng Cộng sản thất trận nặng nề. Tình thế đã khá vững tại miền nam, nên Tưởng lại tiến quân Bắc phạt, ông chiếm Bắc Kinh vào tháng 6-1928. Các tay quân phiệt, sợ uy họ Tưởng, đều lần lượt xin qui thuận. Tuy nhiên, họ còn được giữ những quân đội của họ. Tới ngày 10-10-1928, Tưởng Giới Thạch được chính thức bầu làm Tổng thống Trung Hoa Dân quốc. Nước Trung Hoa, trên danh nghĩa và đại thể, đã được thống nhất. Nhưng trên thực tế, họ Tưởng mới hoàn toàn kiểm soát được 5 tỉnh trung nguyên trong số 18 tỉnh của nước Tầu.
Sau mấy lần thất bại, đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức lại nội bộ vào 1928. Lý Lập Tam được đưa lên nắm quyền Đảng. Vốn là tay lãnh tụ có quan niệm cứng nhắc về chủ nghĩa mác xít, Lý Lập Tam thẳng tay tổ chức nhiều vụ khởi loạn thợ thuyền tại Tràng Sa và Vũ Hán. Song những vụ nổi loạn đều thất bại. Tới 1931, Staline truất quyền Lý Lập Tam, và giao cho Mao Trạch Đông. Từ đó trở đi, vì bận rộn về nội bộ Nga sô, Staline gần như thả lỏng diây cương cho Mao tự toan tính. Khác với Lý Lập Tam, Mao Trạch Đông g chủ trương ngấm ngầm tổ chức quần chúng, ăn sâu vào các tầng lớp vô sản, để gây lấy những căn cử địa. Với sự giúp đỡ của Chu Đức, họ Mao dần tổ chức được một khu vực tại tỉnh Giang Tây. Ông chia ruộng đất, tổ chức đảng và dân chúng, rồi lập khu vực Giang Tây thành một nước Cộng hoà Sô viết đầu tiên của Trung Quốc.
Trong thời gian đó, Tưởng Giới Thạch vẫn còn bận chinh phạt các sứ quân, nay qui thuận, mai khởi loạn. Năm 1929, họ Tưởng lại phải Bắc phạt một lần thứ hai. Tuy nhiên, ông rất lưu tâm tới việc tổ chức những tỉnh đã bình định, ông khuếch trương các xí nghiệp, nhất là các đường giao thông. Tới 1934, tình thế đã tạm ổn định về phía các sứ quân. Tưởng Giới Thạch bèn mang đại quân tấn cùng căn cứ địa Giang Tây của họ Mao. Bị bao vây khắp mặt, họ Mao phải tử chiến để tìm đường rút lui. Cuộc Vạn Lý Trường Chinh bắt đầu: họ khởi hành từ Giang Tây, vòng xuống phía nam, sang phía tây, ngược lên phía bắc. Họ Tưởng xua quân đuổi theo. Sau 235 ngày vừa đánh vừa chạy, quân đội họ Mao lên tới Diên An, thuộc tỉnh Thiểm Tây, một tỉnh ở miền Bắc, tiếp giáp với Cam Túc và Nội Mông, gần biên giới Siberie. Lúc đó, quân đội họ Mao chỉ còn chừng 10.000 người, khí giới rất ít. Nếu ngay lúc đó, họ Tưởng mang quân bao vây Diên An, chắc rằng Mao Trạch Đông bị tiêu diệt. Nhưng có lẽ vì thấy Mao đã kiệt quệ, lại thấy cuộc xâm lăng của người Nhật lấp ló mở màn, nên Tưởng Giới Thạch đã không chú trọng tới việc tận diệt cộng sản. Đó là điều lỗi lầm đầu tiên, khiển sau này họ Tưởng hết sức ân hận.
Tới tháng 12-1936, vì thấy Mao lại rục rịch phục hồi lực lượng tại Diên An, nên Tưởng Giới Thạch ra lệnh cho một tay quân phiệt miền bắc, Trương Học Lương, phải tìm cách tiễu trừ. Trương Học Lương là con của Trương Tác Lâm, một quân phiệt cự phách coi địa hạt Mãn Châu. Sau khi Làm chết, Lương nối dõi cha. Nhưng Trương Học Lương còn trẻ tuổi nông nổi, nên không phải là địch thủ của họ Mao. Khi Trương Học Lương toan cất quân tiến đánh, họ Mao đã cho người tới cầu hoà, đồng thời thuyết phục họ Trương về sự cần thiết phải liên kết đảng phái để chống với hoạ xâm lăng sắp tới của quân đội Nhật Bản. Trương bùi tai nghe theo, vì ông đã sẵn có lòng tức giận bởi rằng Tưởng Giới Thạch muốn độc tôn Quốc dân đảng và tiêu diệt các đảng phái khác. Nên Trương do dự không chịu cất quân. Tưởng Giới Thạch nhận thấy có sự khác thường trong thái độ của Trương. Ông một mình lên Tây An xem xét tình hình. Trươ'ng Học Lương đã thừa dịp cầm tù họ Tưởng, định thuyết phục Tưởng về chính sách đoàn kết. Nhưng họ Tưởng nhất định không chịu. Rốt cuộc, Trương đành phải trả tự do cho Tưởng Giới Thạch sau 20 ngày giam giữ... Khi trở về Nam Kinh, có lẽ Tưởng cũng nghĩ tới việc phải mang quân tiêu diệt họ Mao. Nhưng tình trạng quốc tế đã khẩn trương, không còn thì giờ nữa. Hoạ xâm lăng đã tới nơi, và chiến tranh Hoa-Nhật sắp bùng nổ. Cuộc chiến tranh này quả là một cơ hội vô cùng may mắn cho họ Mao. Nhờ đó, họ Mao tránh được sự tiêu diệt, ông lại có thể lớn tiếng hô hào đoản kết kháng Nhật, và lợi dụng chiến tranh để nuôi dưỡng thực lực đã quá kiệt quệ của mình. Ngay từ 1905, Nga hoàng đã phải nhượng cho Nhật Bản một khúc đường xe lửa cùng một dải đất tại phía nam Mãn Châu. Người Nhật đã khai thác đất đó, mở mang rất nhiều xí nghiệp, với dụng tâm lấy mảnh đất ấy làm bàn dạp xâm lăng Trung Quốc. Nhưọng địa ấy lại thuộc địa hạt quản đốc của sứ quân Trương Tác Lâm và con là Trương Học Lương. Về phía người Nga, họ chỉ còn giữ lại khúc đường xe lửa và dải đất ở miền bắc Mãn Châu. Sau khi cách mạng thành công, chính quyền Nga sô đã tổ chức nơi đó thành một căn cứ tại Viễn đông. Tuy nhiên, vì bận việc nội bộ, nên Nga sô chưa kịp thì giờ để khuếch trương như người Nhật tại phía nam. Trương Tác Lâm rồi đến Trương Học Lương đã nhiều lần đụng độ với quân đội Nga và quân đội Nhật tại những miền đó.
Ngay từ những năm đầu, dã tâm xâm lăng của người Nhật đã xuất hiện rõ rệt. Tưởng Giới Thạch cũng nhìn thấy nguy cơ, nhưng vì chú trọng việc bình định và tổ chức nội bộ, nên họ Tưởng đành hoãn công việc đối ngoại. Tới tháng 9-1931, nhân một vụ gây hấn với Trương Học Lương, quân đội Nhật Bản chiếm đánh chớp nhoáng thành Phụng Thiên. Tới 1931, người Nhật lại chiếm thêm tỉnh Jchol - một tỉnh kế cận với Mãn Châu, rồi thâu gồm mấy mảnh đất ấy lập thành một nước Mãn Châu mới. Họ đem vua Quang Tự trước kia, đặt lên ngôi, lấy danh hiệu là Phục Hy, để cai quản xứ Mãn Châu. Thâm ý của người Nhật là muốn chiếm thêm mấy tỉnh miền bắc nữa, để lập thành một khoảng đế quốc rộng lớn của Nhật Bản.
Trước sự xâm lăng liên tiếp của Nhật Bản, Tưởng Giới Thạch vẫn nuốt hận, chưa dám phản ứng rõ rệt, vì còn e sợ nội bộ. Nhưng họ Mao đã lợi dụng tình thế ngay từ 1931-1932, ông lớn tiếng kết án họ Tưởng là phản quốc, hèn nhát, hô hào lòng ái quốc của các tầng lớp quần chủng. Do đó, họ Mao lấy được ít nhiều uy tín với tầng lớp thanh niên ái quốc, nhất là giới trí thức và sinh viên. Nhưng họ Mao cũng không làm gì hơn là hô hào miệng, hoặc tổ chức những cuộc biểu tình chống Nhật.
Tới đầu 1937, sau vụ Tây An, muốn đánh lạc sự lưu tâm của họ Tưởng đối với cộng sản, Mao Trạch Đông đã hô hào nhiều về hiểm hoạ xâm lăng của Nhật. Ông lớn tiếng đề nghị lập một mặt trận thống nhất giữa các đảng phái để đồng tâm hiệp lực chống Nhật. Lúc đó, tại Trung Hoa, có một tổ chức chính trị khác lấy tên là Liên minh Dân chủ. Phần lớn đảng viên đều là phần tử tri thức. Họ có khuynh hướng dân chủ, ái quốc, muốn đứng giữa dàn xếp những vụ xích mích Quốc-Cộng. Họ bị họ Mao lợi dụng để gỡ những thế nguy cho phe Cộng. Trước sự hô hào của đảng phái, Tưởng Giới Thạch cũng phải chấp nhận việc hợp tác với đảng Cộng sản để chống Nhật. Có lẽ trong thâm tâm, ông vẫn còn một phần tin tưởng rằng dù sao người cộng sản vẫn là người Trung Hoa, và vẫn có lòng yêu nước. Do đó, một giai đoạn hợp tác thứ hai giữa Quốc-Cộng đã mở màn năm 1937.
Và những biến cố về sau ngày càng chứng minh cho họ Tưởng thấy rằng mình đã tính lầm, và người cộng sản chỉ là người cộng sản không còn là người Trung Hoa nữa!
Tới tháng 7-1937, quân đội Nhật Bản công khai tấn công những đơn vị quân đội Trung Quốc tại Lư Câu kiều, gần Bắc Kinh. Ngay tới lúc đó, họ Tưởng vẫn chưa dám quyết đánh, vì thấy quân đội của mình võ trang kém xa quân đội Nhật Bản. Ông vẫn thử điều đình, nhưng Nhật Bản đặt những điều kiện quá nặng nề, đòi lấy Bắc Kinh cùng mấy tỉnh miền bắc. Họ Tưởng đành bước vào vòng chiến. Để trả thù vụ Lư Câu kiều, ông mang quân đánh phá các xí nghiệp Nhặt tại Thượng Hải. Người Nhật liền cho quân xuống phía nam, chiếm Thượng Hải, Nam Kinh. Chính phủ Tưởng rời kinh đô về Trùng Khánh, để tổ chức trường kỳ kháng chiến. Trước khi khởi chiến, người Nhật tưởng rằng chỉ cần đánh mấy tháng là Chính phủ Trung Quốc phải đầu hàng. Họ ngạc nhiên thấy đánh mãi mà không hết kháng chiến. Tới cuối 1938, Nhật chiếm Hán Khẩu, Quảng Châu, cùng các đường xe lửa từ bắc chí nam. Chiến lược của Tưởng Giới Thạch là đánh đổi không gian lấy thời gian, tạm rút vào Tứ Xuyên để tổ chức lực lượng và trường kỳ kháng chiến. Người Nhật đã chiếm miền duyên hải, khiến họ Tưởng mất đường giao thông ra biển. Nên tới đầu 1939, Mỹ đề nghị giúp tài chánh họ Tưởng sửa con đường Miến Điện làm đường tiếp tế. Tới tháng 10-1939, người Nhật xâm nhập sâu vào lục địa. Nhưng càng đi sâu vào, lực lượng Nhật càng bị loãng ra, và càng vấp phải du kích quân. Nên tới cuối 1939, Tưởng Giới Thạch đã thắng trận lớn đầu tiên tại tỉnh Trường Sa.
Đối với đảng Cộng sản Trung Hoa, cuộc chiến tranh Hoa-Nhật là cơ hội ngàn năm một thủa. Từ mấy năm trước, họ đã lợi dụng tình hình Hoa-Nhật căng thẳng, để đóng vai ái quốc ái quan. Tới khi chiến tranh bùng nổ, họ hô hào đoàn kết khảng Nhật. Lẽ dĩ nhiêu là Tưởng Giới Thạch không thể từ chổi việc họp Inc. Trong cuộc họp lác thứ hai này, đảng Cộng sản không còn sát nhập Quốc Dân đảng như lần trước. Họ giữ những cơ cấu tổ chức biệt lập, và Chính phủ của họ. Tưởng công nhận đảng Cộng sản là một đảng hợp pháp. Trái lại, quân đội cộng sản phải sát nhập vào quân đội của Chính phủ, sát nhập từng đơn vị và đặt dưới quyền chĩ huy của Chính phủ. Những tỉnh chiếm cứ bởi đảng Cộng sản như Thiêm Tây đều phải thủ tiêu những cơ quan cai trị của cộng sản, và đặt dưới quyền một vị thống đốc do Chính phủ bồ nhiệm. Song trong cuộc hợp tác này, đảng Công sản vẫn là kẻ thủ lợi, vì ngay từ bước đầu, họ đã có dụng tâm lũng đoạn và lợi dụng. Trên phương diện quân sự, họ Mao chỉ cốt lợi dụng chiến tranh để nuôi dưỡng lực lượng võ trang của mình. Ngay từ cuối 1937, Mao đã hội họp bí mật các cán bộ trung kiên và ra huấn lệnh: các đơn vị quân sự cộng sản phải giành 70% cố gắng để tuyên truyền chủ nghĩa, 20% cố gắng để thi hành những chỉ thị của Chính phủ, nhưng phải cố làm sai đi để lấy lợi cho Đảng, còn 10% cố gắng để kháng Nhật. Từ đó trở đi, mặc dầu vẫn hô hào đánh Nhật, quân đội cộng sản tìm hết cách tránh những cuộc giao phong lớn, chỉ chú trọng đột kích những đơn vị nhỏ của Nhật Bản để lấy khí giới mà thôi. Quân đội cộng sản được đặt dưới quyền chỉ huy của Chính phủ, nhưng vẫn giữ những đơn vị riêng. Đội quân Diên An được tổ chức thành Đệ bát lộ quân, rồi vận động xin phép Đại bản doanh để phụ trách du kích chiến tại những miền đông bắc nước Tầu. Ít lâu sau, Mao Trạch Đông tổ chức thêm lộ quân nửa, lấy tên là Đệ tứ lộ quân, để phụ trách ở những miền gàn Trung nguyên. Những lộ quân đó theo đuổi hai mục đích chính: tuyên truyền và kiếm khí giới. Họ mua chuộc những người có thể mua chuộc được, và đánh cưởp những kho khí giới có thể đánh cướp được. Nhiêu khi họ đào hố để chặn đương tiếp tế của quân đội Chính phủ. Hơn nữa, họ dùng người phi báo cho quân đội Nhật biết tin tức vận chuyển của quân đội Chính phủ, để nhờ tay người Nhật diệt bớt lực lượng quốc gia. Các tướng lãnh hoặc sĩ quan có huynh hướng chống cộng, thường bị họ tìm cách phao vu bôi nhọ. Họ tuyên truyền trong dân chúng để lấy thêm quân tình nguyện, lấy tin tức, tài chính, cùng mọi thứ khí giới có thể có được.
Trên phương diện chính trị, Mao Trạch Đông theo dáng gương mẫu Staline, khôn khéo đeo những mặt nạ khác để lôi cuốn dân chúng và đánh lừa dư luận quốc tế. Năin 1939, Staline ký hiệp ước với Đức, rồi đến 1943, sau trận Stalingrad, Staline tuyên bố giải tán Quốc tế cộng sản. Trên đất Trung Hoa, từ khi khăng chiến, họ Mao cũng ra lệnh cho các cán bộ không được nhắc tới giai cấp đấu tranh, và chính sách tập thể hoá ruộng đất. Năm 1939, ông tuyên bố với nhiều ký giả ngoại quốc: "Nhiệm vụ cấp thiết của chúng tôi là giải phóng lãnh thổ Trung Hoa. Đó là giai đoạn hiện tại của cách mạng Trung Quốc. Lực lượng cách mạng gồm trước hết là những nông dân, nhưng cũng lấy các địa chủ và tầng lớp tư bản. Những lực lượng đó hợp thành Mặt trận Quốc gia Thống nhất". Tới 1940, họ Mao tung ra thuyết "Tân Dân chủ". Ông tuyên bố cần áp dụng cho Trung Hoa một chính sách mới, một chính sách dân chủ thực sự, khác với truyền thống mác xít, để duy trì những giá trị cố hữu của Trung Hoa. Luận điệu lường gạt của Mao đã được đảng Cộng sản các nước, theo mật lệnh của Staline, cổ xuý hăng hái để ảnh hưởng vào dư luận. Nên cho tới cuối chiến tranh, dư luận tại các nước Tây phương đã bị đánh lừa và tin rằng họ Mao chỉ là một lãnh tụ cách mạng cấp tiến, gần Khổng Tử hơn là Lénine, không chủ trương Sô viết và tập thể hoá, mà chỉ muốn quân phân một cách đồng đều những ruộng đất mà thôi. Jean Escarra, một ký giả chuyên về Trung Quốc, vào 1940, đã viết: "Tôi có cảm tưởng rằng đảng cộng sản Trung Quốc đã tiến hoá nhiều trong những năm gần đây, Chủ nghĩa mác xít gần như bị từ bỏ. Tôi đã gặp nhiều yếu nhân cộng sản. Họ đều chủ trương một chương trình cách mạng vừa phải, có tính cách dân chủ, rất cấp tiến về phương diện kinh tế, nhưng hoàn toàn thoát ra khỏi nền ý thức hệ bạo động và độc đoán của chủ nghĩa mác xít". Nói cho đúng, sự tuyên truyền của họ Mao thật hết sức khôn khéo. Cũng do đó, nên sau khi cuộc chiến tranh Hoa-Nhật chấm dứt, Tưởng Giới Thạch muốn dùng quân đội thừa thắng của mình đề tiêu diệt họ Mao, Mỹ đã phản đối việc nội chiến. Và khi nội chiến búng nổ, Chính phủ Truman đã bỏ rơi họ Tưởng.
Tới 1941, lực lượng của hok Mao đã khá mạnh mẽ. Ông đã tổ chức được những đạo quân hùng mạnh, võ trang đầy đủ, lập những căn cứ vững chắc tại Thiểm Tây, Cam Túc, ông đã tung quân đội xâm nhập khá sâu vào trung nguyên, và gây ảnh hưởng trong quần chúng. Có lẽ tới năm đó, Staline mới tin tưởng ở Cộng sản Trung Quốc và quyết tâm giúp đỡ. Cũng vào thời gian ấy, trước khi giải phóng Stalingrad, Staline và họ Mao đã cùng nhau tính toán những kế hoạch của thời kỳ hậu chiến.
Do sự lấn đất thường xuyên của Đệ bát và Đệ tứ lộ quân, sự đụng chạm giữa quân cộng sàn và quân Chính phủ xảy ra luôn luôn, nên Tưởng Giới Thạch đã phải rải quân lập một vòng đai để cô lập hoá quân cộng sản lại mấy tỉnh miền Bắc. Tháng 1-1911, Tưởng xuất quân, mở chiến dịch trừng phạt đối với Đệ tứ lộ quản. Tưởng bắt được cả bộ tham mưu Đệ tứ lộ quân. Nhưng có lẽ vì vẫn tin rằng người cộng sản còn là người Trung Hoa, nên ít lâu sau. Tưởng lại phóng thích Bộ tham mưu Đệ tứ lộ quân...
Trong thời gian đó, chiến cuộc Hoa-Nhật cũng dần biến chuyển. Tháng 4-1910, người Nhặt lập Chính phủ bù nhìn Ưông Tinh Vệ tại Nam Kinh. Quân đội Nhật tiến về phía nam. Tháng 7-1940, họ uy hiếp Anh, buộc đóng cửa con đường Miến Điện trong 3 tháng. Tháng 9-1940, chính quyền Pháp tại Đông Dương phải mở cửa đón quân Nhật, Các đường tiếp tế cho Trùng Khánh đều bị chặn. Nhưng tới tháng 10-1940, Mỹ và Anh mở lại con đường Miến Điện. Nga sô vẫn giữ thái độ thụ động. Mỹ và Anh bắt đầu cho Tưởng Giới Thạch vay tiền và khí giới. Nên tới tháng 10-1941, Tưởng lại thắngư một trận lớn thứ hai lại tỉnh Tràng Sa.
Mấy tháng sau, Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng: và chiếm Hương Cảng. Mỹ và Anh phải nhảy vào vòng chiến. Nhưng trong đợt chiến thắng đầu tiên, người Nhật đã chiếm Tân Gia Ba (Singapore) và Ngưỡng Quang (Malaysia). Con dường Miến Điện lại bị cắt vào khoảng giữa 1942. Mỹ phải lập cầu không vận để tiếp tể cho Trùng Khánh, và đồng thùi gửi một phái đoàn quân sự tới Trùng Khánh để cùng tính việc kháng Nhặt.
Vì đã mở rộng chiến trường, nên người Nhật phải kẻo nhiều quân xuống Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Tại Trung Hoa, Nhật Bản đành chỉ giữ những vị trí cũ. Tưởng Giới Thạch lợi dụng tình thế để tổ chức quân đội. Tới tháng 11-1943, Tưởng bắt đầu tổng phản công, đẩy lui dần quân Nhật. Bắt đầu từ đó, uy danh của Chính phủ Tưởng Giới Thạch nổi dậy trên quốc tế. Mỹ và Anh phải ưng thuận huỷ bỏ tô giới. Tại hội nghị quốc tế Le Caire và Dumbarton Oaks, Tưởng Giới Thạch đóng một vai trong tứ cường, cạnh Roosevelt, Churchill và Staline... Giờ chiến thắng sắp tới!. Đầu 1945, Đồng minh chiếm lại Miến Điện. Quân đội Tưởng đuổi Nhật tới ven biển tỉnh Chiết Giang. Ngày 6-8-1945, trái bom nguyên tử đầu tiên tàn phá Hiroshima. Ngày 8-8, Nga sô vội vã khai chiến với Nhật, tiến quân vào Mãn Châu. Ngày 9-8, trái hom nguyên tử thứ nhì tàn phá Nagasaki. Ngày 15-8, nước Nhật đầu hàng. Trong những tháng tiếp, các cường quốc Tây phương đều ký kết huỷ bỏ những tô giới tại Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch đã chiến thắng một cách vinh quang! Sau ngày chiến thắng, ông tuyên bố chấm đứt giai đoạn quân chính, để bước sang giai đoạn huấn chính và hiến chính bằng cách bầu một Quốc hội lập hiến. Nhưng ngày chiến thắng của họ Tưởng đối với Nhật cũng là ngày mở màn cho kế hoạch bành trưởng của đảng Cộng sản Trung Hoa.
Trên giải đất mông mênh của Trung Quốc vào 1945, còn lại hai lực lượng đối đầu: Tưởng và Mao. Vào 1937, họ Mao ở Diên-an, cai quản một dân số 2.000.000 người, và một quân đội chừng 30.000 người. Nhưng tới 1945. Mao đã nuôi dưỡng một đạo quân 900.000 người, và kiểm soát gần 100.000.000 dân số. Ngoài ra, còn có chừng 2.000.000 dan vệ võ trang. Cần nhớ rằng sau 8 năm kháng Nhật, toàn thể dân chúng đều chỉ muốn hoà bình ghét nội chiến.
Khi Nhật đầu hàng, Mao đã có quân đội chiếm cứ sẵn mấy tỉnh miền bắc. Miền bắc vốn là miền kỹ nghệ nên quân Nhật đóng nhiều tại đó. Mao đã thừa dịp đầu hàng để tước khí giới quân Nhật tại miền bắc. Quân đội Tưởng Giới Thạch, mặc dầu được Đồng minh uỷ quyền tước khí giới Nhật, cũng chỉ tước khí giới được ở các tỉnh miền nam và trung nguyên. Ngày 11-9-1945, Mao xuống Trùng Khánh để hội đàm về các vấn đề trong nước. cuộc hội đàm kéo dài một tháng không đem lại kết quả gì. Nhưng trong thời gian ấy, quân Mao vẫn tiến thêm vào các tỉnh miền bắc. Dụng tâm của Mao là chiếm cả miền bắc, và tiến trước tới Mãn Châu, vì Mãn Châu là trung tâm kỹ nghệ chiến tranh. Lúc đó, quân đội Nga đã vào Mãn Châu, tước khí giới Nhật, rỡ các nhà may. Họ giao khí giới Nhật cho Trung Cộng, còn các nhà máy thì đem về nước... Tưởng Giới Thạch cũng nhìn thấy mánh lới của cộng sản. Ông vội vã dùng tàu bay chở quân đội lên Mãn Châu. Nhưng Quốc quân tới chậm! Quân Nga đã tước khí giới của Nhật và cứ rút đến đâu, họ lại nhường chỗ cho quân Trung cộng. Cuộc đụng độ nội chiến xảy ra tại Mãn Châu. Quân Tưởng thắng mấy trận lớn, đánh giết cộng quân chạy về phía bắc. Ít lâu sau, Tưởng mang quân tiến đến vây Diên An. Nhưng lúc đó, tưởng Marshall đã đứng ra can thiệp để hoà giải giữa hai bên.
Ngay từ mấy năm trước, khi còn kháng Nhật, Mỹ đã phái tướng Stiwell phụ trách chiến trường Đông Nam Á và liên lạc với Trùng Khánh lo để giúp đỡ người Trung Hoa trong công cuộc kháng Nhật. Tuy hoạt động mấy năm lại Trung Quốc, nhưng Stiwell cũng không nhận rõ được xuý đò của Mao Trạch Đông, vì họ Mao đã khôn khéo che đậy bằng những chiêu bài khác. Chỉnh Stiwell là người đã đề nghị với Chính phủ Mỹ nên võ trang thêm máy sư đoàn Trung cộng, rồi phái họ đi đánh Nhật... Sau Stiwell lại tới tướng Wedemeyer. Wedemeyer có vẻ am hiểu hơn về những xuý đồ của Trung cộng, nhưng ông mới làm việc được ít lâu thì người Nhật đầu hàng. Nhật đã đầu hàng rồi, Chính phủ và nhân dân Mỹ lại muốn xoa tay đối với thời cuộc Trung Quốc, và chỉ coi vấn đề Quốc-Cộng như chuyện nội bộ của Trung Quốc mà thôi. Nước Mỹ, vốn là một dân tộc được sống dân chủ từ ngót hai thế kỷ, nên tất nhiên người Mỹ không thể hiểu những lắt léo của tình trạng nội chiến gây ra bởi chiêu bài đấu tranh giai cấp. Nhất là trong thời gian đó, đảng Cộng sản Mỹ đã nhận được huấn lệnh của Staline phải gây dư luận chống nội chiến tại Trung Quốc. Nên tháng 12-1945, Tổng thống Truman đã phái tướng Marshall làm đặc phái viên sang Trung Quốc, đề dàn xếp giữa hai phe Quốc - Cộng. Nên khi xảy ra cuộc nội chiến tại Mãn Châu, Marshall đứng ra yêu cầu hoà giải. Họ Tưởng nể người Mỹ nên phải nhận lời, còn họ Mao lúc đó yếu thế đã vội nắm lấy cơ hội. Rồi hai bên ký kết ngừng bắn. Nhưng chí được ít lâu, cuộc xung đột lại tiếp diễn. Trong khoảng hai năm trời, Marshall hoà giải mấy lần, và mỗi lần, sự hoà giải đều ngắn ngủi. Mỗi khi có sự vi phạm, bên nọ đổ lỗi cho bên kia. Nhưng phe Trung cộng khôn khéo hơn, đã vận động khiến Marshall có cảm tưởng rằng những vi phạm đều là do chủ trương hiếu chiến của họ Tưởng. Nên rốt cuộc, Marshall bỏ về, khuyên Truman đừng giúp Tưởng.
Trong những năm 1946-1947 và một phần 1948, Mao đã xếp đặt được nhiều công việc, và đạt được mấy mục tiêu. Về phía Mỹ, ngay từ đầu 1945, đảng Cộng sản Trung Hoa đã khích động dân chúng đòi quân đội Mỹ phải rút lui. Mặt trận Dân chủ Liên minh đã phụ hoạ theo. Trong năm 1946, xảy ra nhiều vụ phụ nữ Tàu tố cáo linh Mỹ cưỡng hiếp. Trong một số vụ này, có bàn tay đảng Cộng sản xếp đặt. Họ Mao đã vin vào những vụ đó để khích động dân chúng đả đảo người Mỹ, và chặt vây cánh của Tưởng Giới Thạch. Kết quả là các don vị Mỹ đã phải rút khỏi đất Tàu... Mặt khác, Staline tích cực giúp khí giới cho Trung cộng, không kể số khí giới đã tước được của Nhật ở Mãn Châu và miền bắc. Sau khi bị thất trận trong cuộc nội chiến tại Mãn Châu vào cuối 1915, họ Mao đã khôn khéo hơn. Ông cố điều động quân đội nắm giữ chặt chẽ các vùng thôn quê, nhường cho Tưởng những thành thị, ông tính việc tổ chức ăn sâu vào quần chúng, và triệt đường tiếp tế của quân đội họ Tưởng. Đồng thời, Mao mở những chiến dịch tuyên truyền đánh mạnh vào khuynh hướng cầu an của các tầng lớp quần chúng. Lúc bấy giờ, dân Tầu đã quá mệt mỏi vì chiến tranh, ai nấy đều muốn hoà bình, và mong mỏi cho chồng con được giải ngũ trở về. Tình thế giằng co kéo dài trong hai năm trời, nên quân đội Tưởng đâm nao núng, mất tinh thần. Nhiều kẻ muốn bỏ khí giới, về sống với gia đình. Lại thêm có nạn lạm phát dữ dội của tiền quan kim do Chính phủ phát hành. Sau 8 năm chiến tranh, lạm phát lên tới mực độ kinh khủng. Đồng lương của công chức và quân đội đã trở thành nhưng nắm giấy lộn, không đủ nuôi sống binh sĩ. Giữa lúc đó, Mỹ lại ngưng việc tiếp tế khí giới và cho vay tiền. Nên tinh thần quân đội ngày cồng sút kém. Trong khi đó, quân Mao chiếm giữ các miền thôn quê, có lương thực và triệt được lương của địch.
Tới đầu 1948, tình thế đã chín mùi cho cuộc xuất quân của Mao. Tưởng Giới Thạch ngày càng bị cô lập trên dư luận quốc tế, và chính người Mỹ cũng đâm oán trách họ Tivởng là kẻ hiếu chiến. Tinh thần quân đội hoang mang, còn dân chúng chỉ muốn cho cuộc nội chiến chấm dứt, dù ai thắng cũng được. Lúc đó, dân chúng Trung Quốc đầu đã hiểu tới chính sách của Staline và họ Mao, và khi hiểu nổi, thì đã muộn rồi!
Mùa xuân 1948, Mao xuất quân tiến vào Trung nguyên. Mùa thu, tiến đánh Mãn Châu và miền bắc. Họ Mao chiếm dần Mãn Châu và miền bắc. Ngày 23-1-1949, Bắc Kinh bị thất thủ.
Khi đã chiếm đóng được các miền ấy, Mao còn áp dụng những biện pháp chính trị rất khôn khéo. Tại những vùng chiếm được, trật tự xã hội vẫn được để nguyên như cũ, và không mấy ai bị bắt bớ giam cầm. Tự do tín ngưỡng, tự do kinh doanh, tài sản của dân không bị động đến! Những công chức và binh sĩ cũ của Tưởng đều được án xá. Nên dân chúng, mặc dầu xôn xao lúc đầu, lại được yồn ổn làm ăn. Và tại các tỉnh chưa chiếm đóng, dân chúng không lấy gì làm sợ hãi đối với chế độ cộng sản... Giữa năm 1949, Mao ruổi quân về trung nguyên và miền nam. Ngày 1-10-1949, Mao tuyên bố thành lập Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Đồng thời, ông thành lập Đại hội chính trị của nhân đán Trung Hoa, gồm 662 đại biểu: Tống Khánh Linh và các lãnh tụ dân chủ Liên minh đều vào đó làm bức bình phong cho Mao. Ngày 27-12-1949, họ Tưởng cùng tàn lực phái chạy ra Đài Loan. Lúc đó, dư luận các nước mới bắt đầu nhận thấy rằng bàn cờ thế giới đã bước sang một trận thế khác. Sự toàn thắng của họ Mao khiến ta thấy rõ là trong cuộc thế chiến thứ hai, kẻ thắng trận không phải là Anh-Mỹ mà kẻ đại thắng chính là Staline.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động