Chương 14: "Phnom Penh Thất Thủ"
hứ Sáu, ngày 18 tháng Tư năm 1975
Phnom Penh đã thất thủ. Bị vây trong năm tháng liền, bị pháo binh 105 và rốc kết nã vào, thủ đô Nam Vang của Campuchia đã chống trả rất can đảm trong vô vọng, Bây giờ thì coi như đã hết rồi.
Nhiều cánh quân kháng chiến, mặc quân phục bằng vải thô đen, đầu đội nón cối Trung Cộng, trang bị súng liên thanh và Súng Không Zdật (SKZ), đã tràn vào thành phố, Không đầy 48 giờ sau khi tòa Đại sứ Hoa Kỳ vừa mới di tản xong là Khmer Đỏ đã làm chủ đất nước Campuchia. Xuất phát từ trong rừng, từ những đầm lầy và từ đêm tối, họ đến Phnom Penh để trừng phạt bọn "phản động", đến để xóa hết tàng tích của bọn tham nhũng tư bản và để trị vì dân chúng Campuchia. Họ dùng bá súng đập phá hết cửa nhà của những người mà họ gọi là "trưởng giã", vứt hết các xe cộ, các máy chơi nhạc, những máy thâu thanh, những lò tự động của mọi người dân vào những bãi rác công cộng.Họ bắt buộc dân chúng ở thành phố mà họ gọi là đã quá hư hõng vì đồng tiền,vì phương tiện và những tiện nghi, phải đi hết về đồng ruộng.
Sự thất thủ của thủ đô Campuchia là một biến cố đe dọa nặng nề đối với Miền Nam Việt Nam. Mà còn hơn thế nữa với sự việc Khmer Đỏ đã chiếm được thành phố nầy và cái lối mà người Mỹ đã bỏ rơi thủ đô Pnhom Penh nầy, Sài Gòn đã có một cảm nhận rất nặng nề vừa như một xúc phạm, một sự sỉ nhục, vừa là một loại triệu chứng bất tường cho chính mình. Dưới sự bảo vệ của một lá chắn bằng khu trục phản lực cơ bay lượn thường trực trên vòm trời của sân bay Pochentong, gần bốn chục chiếc trục thăng đã đáp xuống một thành phố đang bị vây hãm và đang bị pháo kích, các Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với một sự can đảm, một sự chính xác và một hành động khôn ngoan, đã bốc đi hết 82 người Mỹ và trên 100 cộng sự viên người Khmer. Nhưng hành động nầy không được đánh giá là một hành động đầy tính chất kỹ thuật quân sự mà phải được coi là một sự cố ý bỏ rơi một cách lạnh lùng, có tính toán và dự trù từ trước của Hoa Kỳ. Người Việt Nam không thể không liên tưởng đến một hành động song song giữa tình hình của Campuchia và tình hình của quốc gia họ. Họ sẽ nói: "Hoa Kỳ đã can thiệp quân sự ở Campuchia trong khi họ chánh thức tố giác sự hiện diện của các sư đoàn Bắc Việt trên lãnh thổ nầy. Họ đã cho quân đội và không quân tham chiến ở đây, họ đã nhìn nhận Chánh Phủ của Tổng Thống Lon Nol ngay sau khi ông Hoàng Sihanouk bị truất phế và lật đổ. Họ đã can thiệp vào nội bộ nước Campuchia. Đại sứ John Dean của họ đã tự coi mình như một viên quan thái thú, chấp chánh ở đây. Rồi đùng một cái, không có một lời báo trước không có một câu giã từ đối với những người mà họ bỏ rơi lại phía sau, họ rũ áo ra đi mà không muốn ở nán lại một giây nào nữa để tính sổ cho hành động can thiệp quân sự của họ ở đây: 5 năm cho cuộc chiến, năm năm tang tóc và điêu tàn, với bao nhiêu tỉnh thành làng mạc bị tàn phá, và một phần năm dân chúng bị chết hay bị thương,
Những cuộc tranh cãi kéo dài vô tận giữa Lập Pháp và Hành Pháp Hoa Kỳ về một sự "cần thiết tối khẩn" cho một ngân khoản viện trợ cho Phnom Penh, cuối cùng bị ngưng trệ vô điều kiện vì những người có trách nhiệm của Hoa Kỳ, đã thực sự báo động cho dân chúng Miền Nam Việt Nam. Họ còn bồn chồn lo sợ hơn nữa khi thấy sự phản đối công khai và hiển nhiên của đa số Quốc Hội Hoa Kỳ đối với những đòi hỏi nhắc đi nhắc lại của Tổng Thống Ford mong muốn giúp cho Sài Gòn, cũng như một cuộc thăm dò dư luận gần đây của đài NBC theo đó 70 % dân chúng Mỹ tin chắc rằng dù Hoa Kỳ có làm gì đi chăng nữa thì cũng không thể ngăn cản được Miền Nam Việt Nam bị rơi chắc chắn vào tay cộng sản. Những người Việt Nam đang lo sợ nhất là những người thuộc mấy thành phần rõ rệt sau đây: nhiều nhất trước hết là những người trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ của Hoa Kỳ - như phòng thông tin tuyên truyền và báo chí - các nhân viên tòa đại sứ, các nhà trí thức, các giáo sư, các nhà xuất bản hay chánh trị gia đang hoạt động (số nầy hơn 40.000) kế đó là những nhà hào phú: các ông giàu có nhờ biết lợi dụng chiến tranh (cũng đến hằng ngàn ) đang tìm cách mua giấy phép xuất cảnh hay giấy chứng nhận là công dân ngoại quốc với bất cứ giá nào. Ngoài ra còn có tất cả cán bộ các cấp trong guồng máy quân sự và hành chánh của Miền Nam Việt Nam các sĩ quan cao cấp, sĩ quan an ninh quân đội, tỉnh trưởng hay quận trưởng, thanh tra cảnh sát... những người đang lo sợ nếu cộng sản chiếm được Miền Nam. Con số những người nầy cũng từ 150.000 đến 200.000. Đối với 20 triệu dân thì con số nầy chỉ đại diện cho một thiểu số mà thôi (chừng 1 %).
Hầu hết dân chúng Miền Nam khiêm nhường và siêng năng đều gắn liền với đồng ruộng của họ. Họ không muốn tự đặt mình dưới sự cai trị của quân thù, nhất là những người đến từ Miền Bắc. Bằng chứng là đã có hằng bao nhiêu ngàn nguời dân sống chết cũng phải bỏ chạy. Họ không chạy đến những người tự xưng là "giải phóng cho họ" và họ cũng không chờ đợi những anh "giải phóng" nầy ở tại làng của họ. Tất cả họ đều kéo nhau chạy về Sài Gòn vì bàn tay sắt khát máu của cộng sản đã làm cho họ run sợ.
Hơn nữa, tránh được làn sóng hoảng loạn lan truyền trên khắp miền Trung của đất nước, Miền Nam đang cứng rắn chịu đựng mối đe dọa của các sư đoàn Bắc Việt.Ý thức kỳ thị và óc địa phương đã bắt rễ thật sự rồi! Sài Gòn và Đồng Bằng Cửu Long là vùng đất cũ của người Nam Bộ, và họ muốn giữ lấy cho họ. Quân dội Miền Nam sẽ đánh và sẽ cố giữ từng tấc đất của họ. Các đơn vị địa phương quân tình nguyện tham gia các cuộc hành quân. Tại Vùng 4, tướng Nam giữ chặt tính chủ động, đường sá vẫn được mở cho mọi sự lưu thông và Sài Gòn vốn được tiếp tế đều đặn, không thấy có dấu hiệu hoảng hốt nào.
Chánh Phủ mới, một "Chánh Phủ chiến đấu", cuối cùng đã được thành lập xong. Thành phần gồm có những người liêm khiết, những kỹ thuật gia có giá trị, những người lãnh đạo các trường đại học, các lãnh tụ tôn giáo, công đoàn và lần đầu tiên hầu hết đều là những người gốc Miền Nam. Nhưng dù cho có một sự hợp tác rộng rãi của mọi thành phần dân chúng, dù binh sĩ có đầy đủ tinh thần can đảm và ý chí chiến đấu, tương lai gần đây của Miền Nam vẫn phải tùy thuộc vào thái độ của người Mỹ. Muốn đương đầu với môt kẻ thù cứng rắn và cương quyết, được võ trang thật hùng hậu, lại được các đồng minh lớn Liên Xô và Trung Cộng hậu thuẫn vô điều kiện, Miền Nam cần phải có thêm thật nhiều võ khí nặng, đạn dược, cơ phận thay thế và xăng dầu. Chỉ có Hoa Kỳ là có thể cung cấp được ngần ấy thứ mà thôi. Báo chí Mỹ loan báo là Quốc Hội sẽ cho biết quyết định của họ vào ngày mai 19 tháng 4.
Nếu các nhà Lập Pháp Hoa Kỳ chấp thuận giải tỏa ngân khoản do Tổng Thống Ford đề nghị, thì Chánh Phủ chiến đấu mới thành lập nầy còn có cơ may làm tròn nhiệm vụ của họ được. Nhưng nếu không có một sự trợ giúp về tiếp vận và tài chánh, thì Chánh Phủ này sẽ chỉ là một Chánh Phủ chyển tiếp mà thôi, đối diện với một thảm kich tấn thối lưỡng nan: hoặc bán đứng Miền Nam và đưa Miền Nam cho Hà Nội giám hộ, hoặc chống cự lại như kiểu Campuchia với cái giá cuối cùng của một sự tắm máu thật kinh khủng.
Những tin tức từ mặt trận đưa về thường không đầy đủ. Ba sư đoàn Bắc Việt được rút ra từ sau khi Campuchia bị hoàn toàn thất thủ, đã được tung ra để cô lập hoàn toàn tỉnh Tây Ninh, thủ đô tôn giáo của Đạo Cao Đài nằm về hướng Bắc của Sài Gòn khoản 100 cây số. Bốn sư đoàn khác tiến về hướng Đông cốt đánh bật chốt Xuân Lộc. Trong khu vực nầy lực lượng Miền Nam ngày hôm qua đã thành công giành được chút không khí khi họ tiến lên phía trước khoảng 10 cây số, nhưng sau đó bị Bắc Việt cầm chân bằng nhiều cuộc phản công, đồng thời các đơn vị Bắc Việt đã lợi dụng sự cầm chân nầy để tiến đánh bọc hai bên sườn quân Miền Nam.
Hai Trung đoàn thuộc sư đoàn 7 Bắc Việt khóa cứng ngã ba Dầu Dây (Suzannah) đồng thời tiến về hướng Trảng Bom. Quân Chánh Phủ tung ra lực lượng trừ bị cuối cùng: sư đoàn 5 và một lữ đoàn Dù.
Chánh quyền quân sự đã phải cho lệnh về an ninh trở lại cho dân chúng: đào hầm trú ẩn, thành lập các toán phòng thủ thụ động và cứu thương.
Chiếc tàu hàng già nua Taboa đã phải ngược dòng sông Sài Gòn mang thuốc men và dụng cụ giải phẫu cho các bác sĩ Pháp thuộc bệnh viện Grall.
Lúc nãy, tôi có gặp được bạn tôi là ông Hoàng đức Nhã, cựu bộ trưởng Thông Tin, ở tại biệt thự của ông trong khu vực của bệnh viện Grall. Ông có vẻ bận rộn nhưng cũng tâm tình với tôi một vài điều:!!!" Ngưòi Mỹ chơi trò lạ lùng lắm. Họ không bao giờ ngưng tiếp xúc với "phía bên kia". Phương tiện họ dùng cũng giản dị thôi. Hằng tuần vẫn có một chiếc phi cơ Mỹ do người Mỹ lái ra Hà Nội. Phi cơ đó chở những nhân viên đi phép thuộc phái đoàn quân sự Bắc Việt trong Ủy Ban Kiểm Soát Ngừng Bắn đang đóng ở Tân sơn Nhứt. Chúng tôi biết là viên phi công Mỹ lái chiếc máy bay liên lạc nầy, có mang theo một số thư mật của Kissinger gởi cho Thủ Tướng Bắc Việt. Chúng tôi biết từ một nguồn tin chắc chắn là cách nay mấy ngày có một đặc phái viên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đến Hà Nội, mang theo một lá thư của Chánh Phủ Hoa Kỳ. Bức thư đó đã bảo đảm với Bắc Việt rằng trong trường hợp quân đội Miền Nam sụp đổ hoàn toàn, thì Hoa Kỳ sẽ cho rút hết toàn bộ nhân viên của sứ quán Mỹ ở Sài Gòn " với điều kiện là lực lượng cộng sản không được bắn vào các trực thăng chuyên chở đang lo việc di tản nầy ". Để cho lời cảnh cáo nầy được thêm nặng ký, bức thư nầy cũng có nhấn mạnh với lãnh đạo Hà Nội rằng: "các pháo đài bay B.52 hiện đang đậu trên căn cứ ở Thái Lan và hạm đội VII với tất cả các hàng không mẫu hạm của mình đã ở trong tình trạng báo động." Bất cứ một sơ suất nhỏ nào của bộ đội Bắc Việt cũng sẽ dẫn đến những hành động trả đủa thật ghê gớm."!!!Tin tức nầy có thể là một "ngòi nổ" lớn được lắm đó, nhưng tôi tin chắc rằng người Mỹ sẽ đính chánh ngay thôi, và dù sao hệ thống kiểm duyệt của Chánh Phủ cũng phải xóa ngay điện tín của tôi. Và hơn nữa tôi không có môt phương tiện nào để kiểm chứng hay phối kiểm được..
Không còn nghi ngờ gì nữa, những ngày sắp tới sẽ là những ngày quyết định. Trong khi chờ đợi, biện pháp duy nhất để tránh sự ám ảnh về sự bí mật và nguồn tin nầy là phải ra sát mặt trận.. Bài toán tương đối cũng không khó giải quyết: chiến trận chỉ còn cách đây chưa tới một giờ lái xe. Ở một vài điểm người ta đang đánh nhau chỉ cách thủ đô chừng 40 cây số.. Tại Biên Hòa pháo binh bắn gần như liên tục, không ngừng. Pháo binh cộng sản thì nã vào các vị trí (đồn) của bộ binh canh gác hay phòng thủ chung quanh vòng đai căn cứ không quân, và pháo binh của Chánh Phủ thì bắn phản pháo.. Những quả đạn pháo 130 ly của Liên Xô chạm mục tiêu nổ rền trời và làn sóng âm thanh vang dội nặng nề trong vòng hàng trăm thước chung quanh..
Trên các đường bay của căn cứ không quân, trông thật là nhộn nhịp trong không khí chiến đấu. Các chiến đấu phóng pháo cơ bay lên và đáp xuống với một nhịp độ 3 chiếc mỗi 5 phút. Các phi công với quần áo bay và súng cá nhân nai nịch gọn gàng lúc nào cũng sẳn sàng chờ bay ngay tại phi cơ của mình, trong lúc mà các thợ máy và các nhân viên lo đổ xăng và tiếp thêm đạn dược, sau đó cất cánh ngay sau khi thấy chiếc phi cơ của mình đã được đầy đủ bom và rốc kết.
Có nhiều anh phải bay đến 8 phi vụ mỗi ngày.
Đối với anh em phi công, chuyện quan trọng là phải định được vị trí của ánh sáng lóe lên lúc đạn đại bác của pháo 130 liên xô được bắn vào căn cứ của mình, để họ có thể dùng vài tràng đại liên chính xác, vô hiệu hóa khẩu đại bác đó. Nhiệm vụ không phải dễ dàng lắm.
Những phi cơ quan sát nhỏ hơn và các trực thăng thay phiên nhau để có mặt thường trực trên vòm trời căn cứ và đặc biệt canh chừng khu vực rừng Tri Han. Các khẩu pháo130 được ngụy trang rất kỹ duới các tàng cây to cứ mỗi 2 phút bắn đi hai tràng 6 viên đạn đại bác vào căn cứ rồi sau đó thì chạy ngoằn nghoèo di chuyễn đi tìm chỗ khác cách đó từ 2 hay 3 cây số....
Tôi phải chờ ở đây lâu đến 2 tiếng đồng hồ để tìm trực thăng đi Xuân Lộc, nhưng vô ích, nên tôi đành phải dùng xe đến Hố Nai, một cộng đồng 60.000 giáo dân tỵ nạn từ Miền Bắc vào năm 1954.. Người ta gọi Hố Nai là "Hà Nội nhỏ", gồm có một cuộc đất cao và một cuộc đất thấp; đây là một thị trấn nhỏ nhưng rất năng động, đông dân, và quy tựu chung quanh các thánh đường (gần 20 nhà thờ), mỗi khu có một nhà thờ riêng, có linh mục riêng tuy ốm yếu nhưng được mọi người tín đồ tin theo một cách mù quáng.
"Chúng tôi chỉ tin chắc có một thực tế, Cha Sửu nói với tôi,!!!là chúng tôi phải chiến đấu. Chúng tôi không có con đường nào khác để chọn lựa, chúng tôi đã từ bỏ Miền Bắc hai chục năm nay
rồi, để chạy khỏi chế độ cộng sản. Khi chúng tôi đến đây, chúng tôi chẳng có gì. Không tiền bạc, không dụng cụ. Chúng tôi chỉ mang theo với chúng tôi những cái chuông bằng đồng của
các nhà thờ cũ của chúng tôi, những tượng thánh bằng gỗ chạm và vật dụng làm lễ. Chúng tôi đã xây cất thánh đường mới, cất nhà cho chúng tôi, trồng vườn cây ăn trái và những vườn
hoa nầy cưốp đất từ những cánh rừng nầy, và chúng tôi có phải chết thì sẽ chết ở đây thôi!"
Giáo dân ở đây rất có kỷ luật, rất siêng năng, và được tổ chức rất chặt chẻ, đoàn kết với nhau chung quanh các giáo xứ có ảnh hưởng còn hơn Chánh Phủ nữa. Giờ đây họ đang chuẩn bị để chiến đấu. Để chứng tỏ ý chí chiến đấu và lòng tin vững mạnh của mình, các linh mục mời những đồng bào tản cư từ vùng Xuân Lộc hãy ở lại Hố Nai, Có hằng ngàn người được chia ra ở trong những lều thấp được dựng lên quanh các nhà thờ, hay dưới sân trường học, được giáo dân và hướng đạo sinh săn sóc cho họ chu đáo.
Ông xã trưởng Nguyễn xuân Phiệt đã khẳng định với tôi:!!!" Không có một người nào sẽ rút lui. Tôi có 4 tiểu đoàn nhân dân tự vệ và xin tỉnh trang bị cho chúng tôi. Chúng tôi muốn có súng không zdật, súng liên thanh nặng và súng M.16. Nếu được trang bị như vậy chúng tôi sẽ dùng nhà thờ làm căn cứ để giữ vùng nầy. Nếu không thì chúng tôi cũng sẽ chiến đấu nhưng với súng ống xấu hay bằng vũ khí thô sơ. Chúng tôi không có gì phải nói với bọn Quốc Hội Hoa Kỳ và Tổng Thống Ford của họ. Mọi người đều nói nhiều quá, nhưng lời nói không dùng được việc gì hết. Bây giờ chỉ có hành động mà thôi. Mỗi gia đình của chúng tôi đều đã mất hoặc một người con trai, môt đứa em hay một người cha, hy sinh trong chiến trận, trong hàng ngũ của quân đội. Nếy Hoa Kỳ giúp chúng ta thì cũng tốt nếu họ bỏ rơi chúng ta thì cũng tốt thôi, không có gì gọi là quan trọng hết.. Tựu trung coi như chúng tôi không còn đất để mà lui nữa. Chúng tôi sẽ ở nguyên tại đây để chứng tỏ đức tin của chúng tôi. Chúa sẽ là chỗ dựa duy nhất của chúng tôi và chỉ có Chúa là không bao giờ phản bội chúng ta!
Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên - Pierre Darcourt Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên