Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Thằng Luyến
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 20
V
ũ nằm ở bệnh viện dã chiến của quân đội Pháp đã hai tuần. Hôm đầu tiên về đây, Vũ mê man chẳng biết gì. Những viên đạn bắn vào ngực, vào bụng, vào tay Vũ ra nhiều máu quá và Vũ thiếp đi giữa trận chiến. Hôm nay tỉnh táo, Vũ mới hiểu mình còn sống.
Lính Pháp không nương tay, khi mình còn là ciến sĩ cách mạng đương đầu họ. Khi mình bị thương nằm xuống, lính Pháp lại tận tâm lo chữa cho mình. Y sĩ quân đội Pháp, mỗi ngày bốn lần, thăm bệnh của Vũ diễn tiến đến đâu rồi. Những vết thương ở ngực, ở bụng còn băng kỹ. Vết thương tay trái, người ta phải băng bột, dùng sợi dây vải, đeo cổ nâng lên.
- Anh nói tiếng Pháp khá đấy.
Người y sĩ nói.
- Thưa bác sĩ, tàm tạm thôi.
Vũ thành thật trả lời.
- Anh may mắn lắm. Tôi đã gắp hai viên đạn ra. Một viên nằm cách phổi một xăng ti mét, viên kia cách tim hai xăng ti mét. Những viên khác chỉ gây thương tích xoàng. Tay trái anh gẫy đốt xương nhỏ, tôi đã băng bột, chỉ sử dụng được 50 phần 100. Mười lăm hôm nữa anh về.
Người y sĩ nhìn Vũ, cười tự nhiên.
- Cám ơn bác sĩ, tôi nhớ ơn bác sĩ suốt đời.
Vũ nói.
- Không phải cám ơn, bổn phân của tôi mà. Nhờ chính anh, anh thoát chết, chẳng phải nhờ tôi đâu. Anh có biết cái gì không?
Người y sĩ hỏi.
- Không, thưa bác sĩ.
Vũ đáp.
- Nhờ anh nói tiếng Pháp. Tiếng nước Pháp đã cứu anh!
Vũ nhớ lại, trong trận đánh ở Thụy Anh, Vũ trúng đạn nhiều quá, nó liều lĩnh kêu lớn: Sauvez-moi, sauvez-moi, s'il vous plait! Người y tá Pháp chạy khỏi lằn đạn tới chỗ Vũ. Ông ta nâng Vũ ngồi dậy. Vũ thiếp đi, từ lúc ấy.
- Người ta vào máu cho anh, chở anh lên trực thăng về bệnh viện.
Ngừi y sĩ vui vẻ.
- Trước 1950, ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, tôi gặp bất cứ thương binh nào của Việt Minh, họ cũng đều nói tiếng Pháp giỏi cả. Sau 1950, họ không biết nói tiếng Pháp. Tại sao thế? Họ bị cấm nói tiếng Pháp, hả?
Vũ mỉm cười:
- Không ai cấm họ nói tiếng Pháp cả. Ngày trước bộ đội Việt Minh toàn những người trí thức thành phố, bây giờ, bộ đội là lính nông dân, họ chỉ biết đánh người Pháp, chứ không biết nước Pháp.
Người y sĩ ngạc nhiên:
- Anh là lính nông dân à?
Vũ lắc đầu:
- Tôi không phải nông dân, không phải trí thúc. Mà là học sinh thị xã, lớn lên tôi vào bộ đội.
- Thị xã nào?
- Thái Bình.
- Anh ở thị xã này?
- Vâng.
- Anh học lớp mấy, trường nào?
- Lớp nhất, trường Monguillot, nổi tiếng nghịch ngợm. Năm 1945, nước tôi độc lập, tôi học trung học gần hai niên. Thị xã Thái Bình bị tiêu thổ kháng chiến, vì người Pháp đe dọa chiếm đóng. Tôi thôi học, trốn nhà đi làm liên lạc viên quân đội, chờ đến tuổi vào bộ đội chiến đấu với Pháp.
- Không phải nhiệm vụ của tôi, tôi thấy anh kỳ lạ và độc đáo, tôi có sung sướng được hỏi anh vài câu không?
- Thưa bác sĩ xin bác sĩ cứ hỏi.
- Thái Bình đã yên, sao anh không về?
- Đã yên đâu? Chúng tôi vẫn đánh Pháp khắp nơi. Quỳnh Côi, Phụ Dực, Thụy Anh, Duyên Hà là nơi xẩy ra những trận đánh lớn, bác sĩ đã biết. Nhiều huyện lỵ Pháp chiếm đóng, tình hình có vẻ yên lặng. Yên lặng để nổi sóng gió, thưa bác sĩ. Yên lặng không phải là dấu hiệu đầu hàng Pháp.
- Thả anh về, anh nghĩ sao?
- Tôi tìm đại đội của tôi tiếp tục đánh Pháp.
- Để làm gì, sau đó?
- Giải phóng Thái Bình như ước mơ của tôi.
- Làm gì nữa?
- Hưởng cuộc đời xưa. Giã từ vũ khí, tôi xây dựng lại căn nhà cũ của tôi, trồng hai hàng hồi thơm hăng hắc, và sống với những người thân yêu.
- Chỉ có thế?
- Vâng. Chỉ có thế.
- Anh sẽ thành tựu ước mơ của anh, vì anh không phải chiến đấu chống Pháp nữa.
- Sẽ thành tựu ước mơ?
- Đúng lắm. Anh đã thành kẻ tàn phế trong chiến tranh. Pháp không sợ anh, Việt Minh không dùng anh. Anh yên thân trở về. Cá nhân tôi rất cảm phục anh. Anh càng có sức chiến đấy, tôi càng mừng. Những vết thương trên thân thể anh không cho phép tôi nói anh đã bình phục hoàn toàn. Chứng chỉ của anh khi xuất trại sẽ ghi rõ: Thương binh tàn phế 100 phần 100.
- Tàn phế!
- Đừng buồn. Can đảm lên. Anh nằm xuống. Anh tốt lắm. Tôi sẽ gặp lại anh.
Người y sĩ đi khỏi, Vũ mới bần thần khôn tả. Cuộc đời chiến đấu của Vũ chấm dứt từ đây, ở bệnh viện dã chiến quân đội Pháp, nơi đã hết mình cứu sống Vũ. Nó đi chinh chiến năm năm, bây giờ, trở về với tấm thân tàn phế. Thái Bình chưa giải phóng, nó đã buồn bã hồi hương. Thái Bình sẽ được giải phóng, nó tủi hận quê hương không cần đến nó. Vũ đứng ở một góc phố, nhìn trộm người, lớp lớp đi qua trong niềm vui long trời lở đất của thị xã. Giá Vũ chết trận tại Thụy Anh, đã được vinh dự: Chết vì tổ quốc. Cái vinh dự đó, Vũ không hưởng trong cõi hư vô. Cha nó, dì nó và các em nó phải ngạo nghễ với đất trời. Một kẻ không thích sống hèn, đã sống hèn. Vũ là chàng thương binh Pháp bắt trong chiến trận sôi sục, cứu chữa những vết thương và ghi vào hồ sơ tù binh: Trần Vũ, tàn phế 100 phần 100. Kẻ thù hết sợ Vũ, cách mạng hết cần Vũ, có kiếp sống nào hèn mọn hơn? Từ sống hèn đến chết vinh, chẳng qua một câu Sauvez-moi, sauvez-moi. s'il vous plait. Lính nông dân chỉ biết chết vinh, không biết sống hèn. Vì không biết nói tiếng Pháp.
Vũ hình tưởng ngày xưa, Vũ trốn nhà đi làm liên lạc viên cho đại đội 4, trung đoàn 44. Vũ sung sướng vô cùng. Nó trở nên hữu ích cho tổ quốc. Cha nó tìm kiếm khắp nơi, Vũ rõ chuyện, nhất định không về. Nó coi gia đình như chiếc lá bay. Đất nước mới là cây cổ thụ treo leo giữa trời. Nó thù thực dân Pháp tự ngày thực dân Pháp chiếm Nam Bộ. Rồi, thực dân Pháp tiến chiếm thủ đô Hà Nội và các thành phố, các tỉnh lỵ Bắc Bộ.
Thái Bình bị đập phá hết nhà cửa, dinh thự. Nhìn thấy rõ quê hương mình tàn phá vì thực dân đe dọa sẽ xâm chiếm, Vũ căm thù thực dân Pháp còn thẫm nét hơn. Pháp đã sang Thái Bình, năm 1947. Rút ngay. Hồ chủ tịch quyết định Thái Bình là đồng không, nhà trống, sau đó. Vũ đã mong tuổi nó lên vội vàng. Để vào Nam tiêu diệt Pháp. Lại mong để vào bộ đội.
Vũ đã vào bộ đội. Vẫn đại đội 4, trung đoàn 44, dưới sự dẫn dắt của các anh trí thức thành phố. Trung đoàn 44 luôn luôn chiến thắng. Ở Hưng Yên. Ở Hải Dương... Trung đoàn 44 chưa biết thua trận. Các anh lính trí thức thành phố đánh Pháp thật hiên ngang, thật rạng rỡ. Cuối năm 1949, trung đoàn 44 dưỡng quân tại làng Thư Điền, Tiền Hải. Đầu năm 1950, Pháp chiếm Thái Bình và Vệ quốc quân bị giải tán. Thay đổi cấp chỉ huy hàng loạt. Trung đoàn 44 biến tích. Các anh lính trí thức thành phố đáng yêu đi đâu hết.
Bây giờ, Vũ là lính trong Quân đội nhân dân. Đảng lao động ra đời. Đảng sẽ lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Vũ chẳng cần chi tới Đảng lao động, tới quân đội nhân dân, các văn nghệ sĩ học tập lớp chỉnh huấn, tới những bài hát suy tôn Liên xô, Trung hoa, tới giai cấp đấu tranh. Và, lính đánh Pháp, nông dân thay thế trí thức thành phố. Quân đội nào cũng được, lính nào cũng được, đảng nào lãnh đạo cũng được, miễn là làm cho Thái Bình mau mau giải phóng.
Một hôm, chính ủy của đại đội 14 - chính trị viên của đại đội 4 cũ - gọi Vũ nói chuyện:
- Đồng chí có hiểu tại sao bộ đội trí thức bỏ ra đi không?
- Không. Tôi kh6ng cần hiểu.
- Phải hiểu chứ, đồng chí!
- Thưa đồng chí chính ủy, xin đồng chí giảng nghĩa cho.
- Bộ đội trí thức thành phố là giai cấp tiểu tư sản, không thích hợp cho cuộc chiến đấu hôm nay và cho cuộc chiến đấu mai sau. Đảng đã gạt giai cấp tiểu tư sản ra ngoài cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thưa đồng chí, đồng chí cũng là trí thức mà!
- Tôi đã đầu hàng.
- Đồng chí đầu hàng ai?
- Giai cấp vô sản!
- Tôi không chú ý tới giai cấp, vì giai cấp nào cũng đánh Pháp. Tôi hằng mong Pháp đại bại ở Thái Bình, tôi trả súng ống cho Đảng, về sống với gia đình, chẳng màng gì vào cuộc chiến đấu mai sau nữa.
- Đồng chí có thể về với gia đình tự bây giờ.
- Thưa đồng chí, tôi đi từ liên lạc viên đến bộ đội, ngót nghét năm năm, không cấp bậc và cũng không cần cấp bậc. Năm năm chịu đựng gian khổ, tôi vẫn trung kiên giữ lời thề: Giải phóng thị xã Thái Bình. Nếu tôi bị Đảng gạt ra ngoài thì đành chịu. Bằng không, đồng chí cứ để tôi chiến đấu với lính nông dân đến ngày thị xã Thái Bình được giải phóng.
- Phải giữ đồng chí lại chứ. Đồng chí nên hiểu giai cấp của mình, chiến đấu càng đầy nghị lực.
- Thưa đồng chí, tôi ở giai cấp nào?
- Bố đồng chí là lái buôn hàng chuyến, chứ?
- Vâng.
- Thuộc thành phần trung thương, như trung nông ấy.
- Vâng.
- Đồng chí nằm trong giai cấp nông dân! Đó là giai cấp lính.
- Tôi được chiến đấu?
- Hãnh diện là khác.
- Tôi chiến đấu ở Thái Bình?
- Đồng ý. Chiến đấu tới ngày giải phóng thị xã.
Từ đấy, Vũ chiến đấu tại tỉnh Thái Bình, các mặt trận bên kia sông Trà Lý. Vũ làm liểng xiểng Pháp ở Quỳnh Cội, Phụ Dực, Thụy Anh, Duyên Hà. Một năm đầu, Pháp đại bại. Lính nông dân mơ làm anh hùng Nguyễn Thị Chiên, La Văn Cầu, Bế Văn Đàn... cứ nhẩy vào lửa, xông lên tiêu diệt địch quân. Pháp đã rùng mình kinh sợ.
Hai cuộc hành quân Trái Chanh, Trái Quít làm giảm cường độ chiến đấu của ta. Bây giờ, thế trận thay đổi, Pháp không chạy nữa, quân ta chạy dài dài. Pháp bắt được quân ta, lại thả ra vì là nông dân. Ta là người nông dân, mặc áo lính, Pháp không hiểu câu hát này, và có hiểu thì, nông dân thời chiến tranh có mặc áo lính bao giờ. Lính nông dân đi chân đất, đánh Pháp, người nông phu đi chân đất, cầy ruộng. Lính nông dân mặc áo cánh rách rưới, quần đùi, khi chạy Pháp, gói súng đạn vào ny lông, ném xuống sông ngòi, Pháp thộp cổ, nhìn những khuôn mặt hiền lành như... nông dân, Pháp thả ngay. Lính nông dân có lợi như thế đó. Phần đông ta đỡ hao hụt quân số.
Đến những cuộc hành quân đầy rẫy quy mô sau đó, cách mạng tan nát, kháng chiến rã bầy, bộ đội tán loạn. Tình hình ổn định, yên tĩnh khắp nơi, đấy là sự thắng lợi lớn của Pháp. Pháp chỉ tiễu trừ Việt Minh, không sát hại lương dân và thu lương dân về phía mình.
Cách mạng cho dân biết vẫn còn cách mạng. Thỉnh thoảng vài trận lớn xẩy ra. Trận mà Vũ tham dự ở Thụy Anh là trận đánh lấy tiếng cho cách mạng. Cuộc đời đãi ngộ Vũ thật nhiều, một lần không đãi ngộ, một lần thôi, làm chếnh choáng tâm hồn Vũ.
Vủ nằm xuống giường bệnh. Nước mắt nó ứa ra...
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Thằng Luyến
Duyên Anh
Thằng Luyến - Duyên Anh
https://isach.info/story.php?story=thang_luyen__duyen_anh