Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đèn Cù
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 20
C
ặp nhân vật này cứ đêm đến lại thì thầm lên sổ thu chi được mất với nhau. Chủ nhân mất nhiều, rất nhiều, tóm lại toàn bộ bản ngã hắn… Nhưng bù lại cái bóng của hắn lại thu về rất nhiều. Địa vị, quyền lợi, tên tuổi. Tóm lại vớ bẫm. Và rồi cái bóng cứ thế lớn ra, trùm lên chủ nhân, hoá thành hào quang lý tưởng dắt dẫn chủ nhân và chủ nhân không còn.
Nhưng chán ngán vì lý tưởng đang vụn vỡ thành các mảnh vụn, tôi đã coi chuyện viết là thứ phù phiếm, thậm chí sai lầm, và rốt cuộc thì tét hết.
Bài nói rất dài. Chính Yên đọc hơn một tiếng. Chiếc mùi-soa cô con gái thôn quê mua làm nơ buộc tóc cũng bị rủa là "học đòi tiểu tư sản", văn công lên diễn sao cứ phải phấn son?
Trừ phi diễn cho nước ngoài thôi chứ còn thì cứ là diễn mộc, mặt thế nào thì lên sân khấu cứ để nguyên thế ấy! Bà tướng, vợ Phạm Kiệt cũng bị chửi là "đỏm dáng như khỉ".
Nhà Tiếp ở cách hàng vàng giả Mỹ Ký xưa kia chút ít. Ở Tiếp về sau đó, tôi bảo Chính Yên:
- Xưa có một Mỹ Ký và họ nhận họ hàng giả, nay là liệt Mác Ký nhưng đều nhận Mác thật.
Cụ Hồ đã yêu cầu thu hồi bài nói. Vài năm sau Hồng vệ binh Trung Quốc cũng nói y thế. Nguyễn Chí Thanh đánh phá ác liệt tiểu thuyết "Phá Vây" của Phù Thăng vì có câu "hoà bình là nguyện ước của vạn vạn con người". Rồi "Vo Đời" của nhà văn quân đội Hà Minh Tuân. Thép Mới, Như Phong bảo tôi viết phê bình. Tôi nói Tuân bị chê mãi là "tô hồng" thì nay sửa bằng bôi đen tí ti đi chứ có gì đâu mà phê?
Sáng sau Như Phong hớn hở đến nói mày thôi, để tao viết.
Như Phong là cựu Văn hoá Cứu quốc nhưng nay cũng ở danh sách những người mê Mao, sùng bái Mao, Mao-nhều, bảo tôi:
- Tối qua ông Thanh gọi tao đến nói đây là thuốc độc, anh phải vạch trần ra.
Như Phong viết "Vào Đời, chén thuốc độc". Bại hoại, tan một đời Hà Minh Tuân. Đọc đầu đề bài báo, tôi bảo Như Phong:
- Thuốc độc là của ông Thanh còn chén chứ không thìa hay bát thì do dược sĩ Như Phong quy định!
Như Phong hi hí cười:
- Thuốc độc thì một chén đã là đủ đô rồi còn gì nữa hả mày!
Sau bài báo này Như Phong lại được dùng rồi sang báo Văn Nghệ. Nhưng cuối những năm 70, chính anh đã bảo tôi:
- Mày nhìn rõ lão Mao rất đúng và rất sớm!
Giữa năm 1963, Nguyễn Chí Thanh có bài đăng trang nhất báo Nhân Dân kêu gọi tiết kiệm lương thực. Hợp tác xã cha chung không ai khóc, năng suất thấp, thóc gạo thiếu, biện pháp duy nhất thích hợp là bóp miệng lại, Thanh nay liệt bún vào bảng xa xỉ phẩm. Viết hẳn: Tại sao phải ăn bún?
Lúc Tố Hữu mở bữa thịt chó khao in tiểu sử Cụ, chưa hợp tác hoá nông nghiệp, bún ê hề, Thanh ca ngợi thiên tài bếp núc dân tộc thể hiện ở tổ hợp bún, thịt chó, mắm tôm. Từ ngày hợp tác hoá nông nghiệp, quản lý hết thóc gạo thịt thà, kể cả chó, thiên tài bếp núc gần như tiêu ma. Một cá nhân bèn dám lớn tiếng truy hỏi dân tộc: "Sao phải ăn bún?" và nổ bộc phá vào nền móng thiên tài ẩm thực dân tộc! Sau phải có chế độ đổi tem gạo lấy bún để duy trì tổ hợp thiên tài.
Đọc xong bài báo của một cá nhân dám lên tiếng truy hỏi dân tộc: "Sao phải ăn bún?" tự nhiên tôi sang buồng Thợ Rèn, hỏi lại chuyện dạo nào Thợ Rèn theo thư bạn đọc làm một bài "chuyện lớn chuyện nhỏ" phê một xe hơi chở mấy cậu ấm chạy chơi trên bãi biển Sầm Sơn đang buổi tắm đông người.
Bài có chú thích hẳn số xe hơi. Đúng hôm báo đăng, hai anh công an đến gặp Thợ Rèn hỏi tại sao anh đả kích cái xe có biển số kia. Rồi cho biết cái xe đó là của anh Thanh. Phải cảnh giác bọn phản động bôi nhọ lãnh tụ. Chúng tôi đem thư về nghiên cứu bút tích tìm kẻ tố cáo.
Tôi thấy Nguyễn Chí Thanh lần đầu ở chiến dịch Vĩnh Phúc, 1951. Ở mặt trận về Tổng cục Chính trị tiền phương, đến một đầu lũng nhỏ, tôi chợt nghe thấy tiếng thú gầm gừ và tiếng vật lộn. Rẽ vào một tràn ruộng cạn, tôi chậm chân lại: một người quần áo nâu đang vật nhau với một con béc-giê to tướng. Người nằm dưới gạt đầu chó ra nhìn tôi - kẻ phá quấy - rồi lại tiếp tục cuộc đọ tài cao thấp. Tôi nhận ra một khuôn mặt vuông vức, xám đen, dân dã nhưng oai. Vào Cục tuyên huấn, tôi hỏi Tử Phác đang trực ở đó rằng ai ở đây mà Tây thế, vật nhau với béc-giê? Tử Phác thủng thẳng:
- Ông tướng nông dân Nguyễn Chí Thanh, người vẫn phê bình cán bộ đến cà phê cô Hạ Cao Vân là hoà bình hưởng lạc đấy!
Năm 1964, tôi đi với hai nhà báo Trung quốc Luo Lie và Xi Hong Shi vào Vĩnh Linh. Khi trở ra, tôi đến Nguyễn Tuân. Anh hỏi thăm ông chủ nhiệm Nhà giao tế Đồng Hới còn không. Rồi hạ giọng hỏi:
- Ông hay gần các ông to, tôi xin hỏi ông là có thật anh Thao (Nguyễn Chí Thanh thanh đạm như vẫn đồn không?
Tôi nói tôi không rõ ông này. Tuân bèn nói:
- Lần ấy mình dẫn Pierre Abraham của tờ Nouvelle Critique vào trong đó. Đến Nhà giao tế, nhòm vào tủ rượu, mình thấy hai chai săm-banh Moet & Chandon thì mừng quá bèn khen xừ chủ nhiệm chuẩn bị đến cho cả rượu ngon của Pháp cho khách quý Paris. Xừ chủ nhiệm bèn nói không, đây là dành cho anh Thao, anh Thao ngày nào cũng hai chai. Sáng sau sắp lên đường đi tiếp, xuống nhà ăn thấy hai cái thồi to kê sát vào nhau bày đầy món ăn rất ngon, mình lại nhanh nhảu khen tay chủ nhiệm khéo chuẩn bị cho ông khách quý Paris có cái ăn trong mấy ngày ở Vĩnh Linh. Xừ chủ nhiệm lại nói:
- Dạ thưa bác, hôm nay gia đình anh Thao lên núi đi săn với thường vụ tỉnh uỷ, các cái này là phục vụ các anh ấy đấy ạ!
Kể đến đây, Tuân nhành mồm ra cười đánh khì một cái rồi nghiêng người đặt tay lên đùi gật gù, như tượng "Người suy tư" của Rodin nhưng chán đời.
Hai năm sau, 1966, chuyện cũng dính đến ô tô.
Hôm ấy, Mỹ ném bom Phú Thượng, quãng ngã ba đường Bưởi. Làm việc với anh chị em từ trong Nam ra ở K.15 Nghi Tàm, năm giờ chiều Nguyễn Khải và tôi về. Thì ngập vào đám đông bà con lũ lượt chạy về Hà Nội nghẽn hết cả đường. Chợt một Volga đen từ Hà Nội nhích từng vòng bánh lên phía Phú Thượng. Trên xe ba đứa con trai nhảy từ ghế trên xuống ghế dưới. Và Nguyễn Chí Thanh lặng ngắm Hồ Tây đỏ tía ánh chiều tà trước khi tới tham quan nơi bị bom Mỹ.
Tôi nói:
- Đang "Buồn trông cửa biển chiều hôm" kìa.
- Ông ấy nên đeo khăn tang, - Khải nói.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đèn Cù
Trần Đĩnh
Đèn Cù - Trần Đĩnh
https://isach.info/story.php?story=den_cu_so__tran_dinh