Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Câu Hỏi Lãng Quên
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 19 -
N
ói chuyện với anh thật ý vị. Thoạt đầu tôi nghĩ anh có ý định tấn công tôi nhưng đến giờ tôi thấy mình đã lầm. Thế nên, yêu cầu anh giải thích lối nhìn phiếm diện anh vừa nhắc tới để mình có thể tự do phát biểu hầu tránh sự e ngại bị phán đoán sai hoặc đúng...
- Con muốn nói tới đứng về phía mình cho là đúng để có cái nhìn thiên lệch về những gì mình cho là không đúng. Thật ra, đúng và sai chỉ là lối nhìn chiều theo thị dục mà còn chiều theo thị dục thì vẫn còn luẩn quẩn, vẫn còn chưa thoát ra được, vẫn chưa hiểu Phúc Âm nói gì. Sự vật nó là thế và nó phải là thế; thay vì tìm cách xử dụng sự vật cho hợp lý hợp tình, người ta đã lạm dụng, và để ngăn ngừa những sự lạm dụng cần phải có những luật lệ như một ước định xã hội và thế rồi con người bị chết chìm với những lẽ đúng sai thường tình. Chính vì vậy con thấy Phúc Âm viết một đàng, những tôn giáo lấy Phúc Âm làm chuẩn rao giảng một nẻo không cần biết Phúc Âm nói gì mà ngược lại cứ coi như là những bài học luân lý do đó đặt nặng vấn đề thưởng phạt.
- Anh có thể chứng minh được không?
- Con chỉ nêu lên mấy điểm chính yếu khác biệt giữa tôn giáo và Phúc Âm thử xem cha nghĩ thế nào. Theo Mác Cô (1:15), "Thời buổi đã mãn và Nước Thiên Chúa đã gần bên! Hãy hối cải và tin vào Tin Mừng," vậy Tin Mừng Đức Giêsu rao giảng là gì? Nước Thiên Chúa hay Nước Trời là gì mà tại sao con chỉ thấy nói về một thiên đàng theo óc tưởng tượng khác hẳn với những dụ ngôn Nước Trời? Thêm nữa, đức tin hay lòng tin là gì và tại sao những lời tuyên xưng của các giáo phái khác hẳn những gì Phúc Âm nói về lòng tin? Nếu con không lầm, lòng tin Phúc Âm rao giảng chỉ có một mà những giáo phái Kitô Giáo lại có những bản tuyên xưng đức tin khác nhau; phỏng sự phân rẽ thành nhiều giáo phái chỉ là kết quả của kiến thức về lòng tin hoặc kiến thức thần học hay không? Điểm khiến con ngạc nhiên nhất là những giáo phái Kitô Giáo chỉ rao giảng kiến thức suy luận về Phúc Âm theo kiến thức thần học và lẽ đúng sai luân lý chứ không phải rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu đem đến... Nói đúng hơn, rao giảng tôn giáo dựa trên căn bản e sợ sự luận phạt của con người... rồi đem một thiên đàng tưởng tượng làm mồi nhử; kẻ rao giảng giống như người ngồi trên lưng con lừa cầm đoạn cây treo nải chuối đưa về phía trước... kèm thêm bó đuốc đang cháy đeo lủng lẳng phía sau...
Cha Hoàng phá lên cười vì hình ảnh ví von mà Kính tạo nên để diễn giải khuôn khổ giảng đạo... Đã đến thời điểm Thánh Thần làm việc qua những nhận định của con người. Kinh Thánh đâu viết riêng cho một giới nào và lời Phúc Âm phải được ứng nghiệm. "Hết thảy chúng sẽ là môn sinh của Thiên Chúa. Phàm ai nghe và học nơi Cha thì sẽ đến với Ta" (Gioan 6:45). Một giáo dân mà có được nhận định như vậy phỏng giới rao giảng sẽ phải đặt vấn đề như thế nào... Rồi sẽ đến thời điểm những con đê phân rẽ, đóng khung, trói buộc, và đàn áp lòng khao khát tâm linh phải bị phá vỡ để cho những môn sinh của Thiên Chúa tuyên dương Tin Mừng. Những dòng nước Thần Khí đang từ muôn phương, nơi mọi ngong ngách đổ về được hướng dẫn bằng quyền lực lòng tin sẽ tạo nên sức mạnh san bằng tất cả chướng ngại vật ngăn cản lòng khát khao Thần Khí... Niềm phấn khởi nào đó chợt bùng lên nơi tâm hồn người linh mục trẻ. Phải vậy mới được, ngài thầm nghĩ; Thánh Thần càng kiên nhẫn chỉ càng khốn khổ cho con cái loài người...
- Tôi cảm thấy hơi lạ vì anh thực hiện câu nói nơi thư gửi giáo đoàn Thessalônikê mà lại không biết câu này... Thế mới có thể nói Thần Khí của Đức Kitô làm việc bằng nhiều cách khác nhau...
- Con đọc Kinh Thánh nhưng nhận ra Phúc Âm viết khác hẳn Cựu Ước và các thự Theo nhận xét của con, Phúc Âm trình bày một Thiên Chúa đối nghịch với quan niệm thông thường của mọi người nhất là quan niệm Do Thái nơi Cựu Ước. Các thư đa số dùng Phúc Âm như những bài học luân lý theo quan niệm thế tục một chiều, đã không làm sáng tỏ mà có thể còn dẫn giải sai lạc Phúc Âm; do đó con không để ý đến câu "Hãy nghiệm xét mọi sự" mà chỉ tự đặt vấn đề rồi góp nhặt những câu nói trong Phúc Âm để so sánh.
- Anh không sợ bị rối đạo sao?
- Con nghĩ, Phúc Âm đâu phải viết riêng cho một giới đặc sủng nào mà cho mọi người. Tôn giáo không phải là cùng đích đời người cũng không phải là đường hướng tâm linh. Đức Giêsu nói "Ta là đường, là sự thật, và là sự sống" chứ không nói đạo này là đường, đạo kia là sự thật, hoặc đạo nào đó là sự sống. Hơn nữa, vì nhận thấy Phúc Âm trình bày khác hẳn nếu không muốn nói là đối nghịch với tất cả những sự thực hành tôn giáo nên ý tưởng rối đạo không có quyền lực trên con. Thực tâm mà nói, con không cho phép bất cứ sự sợ hãi nào ảnh hưởng đến mình do đó chẳng ai có thể hù con được...
- Trên đời này nào ai có thể hù được ai, nhưng sao anh lại nghĩ đến vấn đề này... ?
- Theo kinh nghiệm tôn giáo so sánh với Phúc Âm, con nhận thấy Phúc Âm nói về một lòng tin, một Thiên Chúa, một Nước Trời khác biệt với tất cả những gì con được học nơi giáo lý... Thêm vào đó, con có cảm nhận những lời giảng giải của các vị thuyết giáo hình như cứ cố tình loan báo về tội chứ không thấy Tin Mừng đâu cả. Đã gọi là tin mừng sao cứ nói về hình phạt sợ muốn chết... nào lửa sinh lửa diêm, nào người này nhìn thấy đất nứt ra để lộ hỏa ngục, nào Chúa nổi cơn thịnh nô... Con thử hỏi cha, rao giảng một Thiên Chúa yêu thương vô bến bờ, và nhân từ, hay thương xót mà dám oang oang nói cũng Chúa ấy nổi cơn thịnh nộ thì tự lời rao giảng đã chống đối lẫn nhau. Phúc Âm rao giảng về sự tha thứ lầm lỗi bởi lối nhìn sai lầm thế tục mà đạo nào cũng chỉ rao giảng về tội; thế nên, có phải sự rao giảng trở thành cổ võ điều đối nghịch Phúc Âm hay không? Con không thể tưởng được phương pháp nào tàn tệ hơn cách dạy cho những người tốt lành đi nhà thờ về tội mà lại gọi đó là rao giảng Tin Mừng... Cha thử trả lời con xem, một Thiên Chúa nhân từ vô cùng có thể là một Thiên Chúa công thẳng, chính trực được không? Một Thiên Chúa yêu thương vô bờ bến có can đảm để phạt con người đời đời được không? Thiên Chúa của mấy nhà thuyết giáo kỳ cục vì đó chỉ là Thiên Chúa theo quan điểm thị dục của con người. Đức Giêsu rao giảng một Thiên Chúa "cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ và người lành, và làm mưa trên người ngay và kẻ ác" (Mt. 5:45) thế mà cứ hô ầm lên Chúa thưởng kẻ lành và phạt kẻ dữ. Có lẽ con rối đạo rồi nên không sợ rối vì Tin Mừng có thể chỉ được viết cho những người không có đạo mà thôi. Con trộm nghĩ, người có đạo không cần đến Tin Mừng vì nếu theo đúng Phúc Âm sẽ bị coi là rối đối với những tôn giáo lấy Phúc Âm làm chuẩn.
- Thế anh không sợ xuống hỏa ngục sao? Cha Hoàng mỉm cười hỏi diễu.
- Khi một người đã ở tận đáy vực thì còn nơi nào cho họ rơi nữa thưa chạ Kính thấy giọng ngài hỏi có vẻ dễ chịu nên ra bộ nghiêm trang nói. Có câu truyện kể rằng anh kia khi ngủ cứ hay trở mình tùm lum và nhiều lần lăn khỏi giường rớt xuống đất khiến anh ta giật mình rất khó chịu. Hỏi một cụ già xem có cách nào chữa trị để khỏi bị té lúc đang ngủ, cụ trả lời, thì đừng ngủ trên giường nữa sao anh có thể rơi xuống đất... Nếu nói theo Kinh Thánh, sau khi ông Adong và bà Evà phạm tội, và vì là tội nguyên tổ lớn lao hơn hết mọi tội nên Thượng Đế tức giận đuổi họ ra khỏi vườn địa đàng. Cả đôi rớt tõm xuống hỏa ngục sinh con đẻ cháu, làm ăn thịnh vượng, sung sướng đến độ vui thú không tha thiết gì đến cảnh buồn tẻ ở vườn địa đàng. Thấy lâu quá không có ai năn nỉ trở lại cảnh điền viên mát mẻ không rượu chè, cờ bạc, trai gái, sống mãi không già ấy, Ngài phải nhập thể làm người thử xem vì lý do gì. Ngài hiện thân thành Đức Giêsụ Đó là nguyên nhân tại sao Đức Giêsu bị quân Giurêu kêu trách đã ăn nhậu với bọn người tội lỗi.
Câu kết luận chẳng ngờ khiến cha Hoàng lại phá lên cười. Anh này đã nhận ra được sự giới hạn của ngôn ngữ diễn tả nơi Kinh Thánh hèn chi có được nhận định trung thực về ảnh hưởng thị dục của tổ chức thế tục nơi các tôn giáo. Đem so sánh sự sung sướng cuộc sống hữu hình với cảnh buồn tẻ theo con mắt thế tục về thiên đàng bao hàm ngụ ý chê bai sự hiểu biết hạn hẹp nhân sinh về con đường tâm linh, nói kiểu này chắc thiên hạ sẽ cho là ngang lắm đây. Thế mà lại còn ra bộ nghiêm trang kể chuyện không muốn rơi khỏi giường thì cứ dưới đất mà nằm... Đúng vậy, người nào đã suy niệm và tìm hiểu nơi Phúc Âm thì chẳng có quyền lực nào đe dọa họ được nữa; Lời Chúa giải thoát con người khỏi những lo âu kết quả của thị dục.
Chị Lữ cũng vừa dọn dẹp xong, nghe thấy cha Hoàng cười, mang bình nước nóng ra phòng khách, trong lúc châm thêm nước vào ấm trà, chị hỏi,
- Có chuyện gì mà hôm nay cha vui thế?
- Nếu tôi không lầm thì dân ở đây cho rằng anh Kính nói ngang lắm phải không?
- Anh ấy có biệt hiệu là Ngáng Kinh mà, thưa cha.
- Đem kèn thổi tai trâu không bị nó húc cho còn là may lắm...
- Anh ấy cũng bị vài vố rồi nhưng cũng may vì nếu không đúng cơ... lại ít nói.
- Bị như thế nào, cha Hoàng hỏi.
- Hôm ấy cũng nhậu ở nhà con, nhân đọc kinh giỗ ông nội anh Lữ nên có mời thêm mấy cụ chòm xóm... Chẳng biết đầu đuôi phát sinh từ đâu mà người bàn vô, kẻ tán ra về lợi ích của việc đọc kinh cầu nguyện cho người chết. Lúc mọi người đã ngà ngà, anh Thanh nói, lên thì lên rồi, xuống cũng xuống rồi, con cháu chỉ mượn cớ đọc kinh cầu nguyện cho ông bà để ăn nhậu. Hoa nến thì ít mà tiền bia tiền rượu thì nhiều; do đó, muốn tụ họp nhau ăn uống thì cứ nói thực chứ đừng mượn cớ, bởi đọc kinh, cầu nguyện thì ai đọc nhà nấy đâu tổn ải chi... Nói qua nói lại, cuối cùng anh Kính lên tiếng, "Đọc kinh thì cứ đọc và nhậu thì cứ nhậu, đàng nào cũng có lợi đâu hại chi mà phải bàn tán." Mấy người bạn hùa nhau bắt chứng minh lợi như thế nào bởi vì xưa nay anh Kính nổi tiếng nói ngang mà hợp lý... Thế rồi anh ấy mới lên giọng khiến mọi người tưởng là chuyện quan trọng lắm lo lắng tai nghe. "Thì đọc kinh, cầu xin từ miệng mình nên Chúa nghe mình mà ban cho mình chứ chẳng lẽ mình xin Chúa ban cho kẻ khác. Việc này cũng giống như sự đổi chác có lời, bỏ ra ít phút đổi lấy ơn huệ nọ, ơn huệ kia theo ý thích thì tất nhiên phải có lợi. Đàng khác, ăn nhậu mà không có lợi cho mình thì ai ăn làm chi, âu là nhất cử lưỡng tiện, vừa được đàng nọ lại được cả đàng kia. Có điều, Phúc Âm chỉ nhắc đến nào vua Đa-vít, vua Salômôn, Abraham, Lazarô, thánh Giuse, người trộm lành, ông nọ, bà kia, tất cả chẳng ai được rửa tội mà cũng không ai là Công Giáo... " Lạy Chúa tôi, mấy cái mỏ ngà ngà rượu đổ xô vào biện minh cho công lao giữ đạo của họ. Có cụ nói, "Anh nói gì giống quân chống đạo vậy? Đi nhà thờ nhà thánh không chịu nghe giảng giải lại nói thiên đàng không có người Công Giáo... "
Cha Hoàng lại cười... Thế mới biết, không dám suy nghĩ hoặc đặt vấn đề đối nghịch chỉ là sự lạm dụng những câu nói đã có sẵn một cách từ chương. Điều này chứng tỏ một nội tâm mù đặc hoặc ỷ lại... Như vậy mới giải thích được câu: "Không phải mọi kẻ nói với Ta lạy Chúa, lạy Chúa là sẽ vào được Nước Trời."
- Có lần khác, bố anh Thanh hí hửng vì đỡ đầu cho gia đình ông bà Tuyến mới sang trở lại đạo. Hôm rửa tội làm tiệc mừng linh đình. Anh Kính cũng ở đó vì anh Thanh cố kéo tới cho có bạn nhậu. Nơi bữa tiệc, thôi thì cụ này tuyên dương công trạng, cụ kia tỏ lời khôn ngoan khói lên... Tại nhóm xồn xồn, bia bung thi đua bật cứ như pháo rang. Anh Thanh được bữa làm chủ xị nên ngà ngà sớm bèn lên giọng: "Thiên đàng chỉ là hồ tắm bằng bia, không cần uống cũng hạnh phúc tràn đầy." Lời qua tiếng lại chẳng hiểu chuyện đi về đâu đến lúc anh Kính nói, "Thế là từ nay thêm một mớ bước vào con đường hẹp. Đường thênh thang không muốn, đường khốn khổ đầy hy sinh, chịu đựng lại cứ thích tỏ ra vinh quang tiến vào." Chẳng ai hiểu anh Kính nói gì, đến lúc gặn mãi, anh ấy mới giải thích, "Ở ngoài thì đâu có hỏa ngục mà xuống! Tại sao gọi là trở lại vì nào có ai vừa sinh ra đã là Công Giáo rồi bỏ trốn mà dùng tiếng trở lại. Nếu trở lại phải nói là trở lại với những gì mình đã được sinh ra với nó, tức là bỏ tất cả mọi sự hiểu biết đã được dạy dỗ để trở về với chính mình." Và thế là sau này có tin đồn cho rằng anh Kính chống đạo.
Con chim có thể bay vì đã được sinh ra với khả năng và đôi cánh để bay; con người có thể suy tư nên được sinh ra với khả năng và khối óc để tư tưởng... Anh này bị vạ vì không chiều theo nhận định được đa số chấp nhận mà dám dùng khả năng suy tư nghiệm xét... cha Hoàng nghĩ.
- Lần khác lại cũng trong bữa nhậu, số là anh Chỉnh có đứa em họ yêu thương một người ở Texas lỡ có bầu hai tháng... Đến khi biết chuyện, bố mẹ, ông bà họ hàng lo xốn vó lên bởi trái bom cứ từ từ tới thời điểm mà đàng trai, đàng gái dắt díu nhau đến gặp cha, không hiểu còn đang bận bịu chuyện gì và vì chẳng biết cái vụ bom nổ chậm, ngài cứ nói thong thả đã. Luật hôn nhân đòi phải gặp linh mục sáu tháng trước mà đã ba tuần, ba lần đi gặp cha, hãy còn bị trả lời thong thả nên gia đình đàng gái bắt đầu có điều ong tiếng ve... bởi e rằng đến ngày cưới cô dâu vác cái bụng chình ình ai coi cho được. Không hiểu người nào ngứa miệng đưa vấn đề này ra giữa lúc nhậu khi các tướng đã ngà ngà, và thế là kẻ đặt vấn đề phải kiếm cha khác, người nói nên đi gặp cha xứ Mỹ, lại có người dám cả gan đề nghị để con nhỏ sanh xong rồi ít tháng sau hãy cưới. Người bàn vô, kẻ tán ra thật gay cấn nhưng không ai nêu lên nổi ý kiến gì thiết thực có thể giải quyết vấn đề cho êm đẹp vì được đàng nọ lại mất đàng kia... Cuối cùng, không hiểu sao anh Kính đế vộ Cha biết không, từ đầu đến cuối, anh ấy chẳng nói chẳng rằng thế mà lúc chót lại quay ra phá ngang, "Tôi tưởng rằng không có bầu được mới sợ chứ đã có bầu rồi thì chẳng có phép cưới con bé vẫn đẻ." Ai cũng nghĩ anh ấy có ý kiến gì hay về cưới hỏi nên im lặng chăm chú nghe, nào ngờ chỉ bầu với đẻ khiến mọi người chưng hửng. Anh Chỉnh bô bô nói, "Mày nói như cái đếch, không có bầu chỉ có đái chứ sao có thể đẻ mà cũng nói." Con xin lỗi cha; thế rồi anh Kính bồi thêm một câu càng khiến mọi người xôn xao, "Bộ tao nói sai sao? Có bầu và cưới chuyện nào quan trọng hơn... " Đơn giản chỉ có thế mà có người sau này cho rằng anh Kính coi thường phép đạo.
Cha Hoàng ôm bụng cười... Chị này hôm nay kể chuyện thật sống động mà sao gặp mấy lần trước chị ta có vẻ im lìm như không để ý bất cứ ai nói gì, có được hỏi chỉ trả lời cho qua... Ngài thấy hơi lạ nhưng ngại hỏi vì e chị Lữ cụt hứng nên nói,
- Theo chị, lý do gì anh Kính bị họ nói như thế?
- Từ lâu con chỉ để ý nghe nhiều nhưng thấy mình không hợp với những chuyện vẫn thường được mọi người đề cập đến do đó chỉ ậm ừ cho quạ Con thấy anh Kính nói cũng hơi có lý nhưng không đặt vấn đề nhiều, chỉ nghe sao biết vậy bởi không có người nói chuyện hợp với mình nên ý nghĩ đến rồi đi. Sở dĩ từ nãy đến giờ con nói nhiều vì con mời anh Kính tới dùng cơm trưa rồi nói chuyện cả chiều nay nên quen miệng đó thôi... Con nghĩ để anh Kính giải thích vì chỉ anh ấy mới có thể nói đúng điều anh ấy ám chỉ...
- Sao anh Kính, lý do gì anh có thể đặt vấn đề về những chuyện như thế một cách vừa bình thường vừa khác thường như vậy.
- Thật sự, đó là những bài học trả giá về cái rởm của con thôi. Con đã biết rõ từ lâu có nói ra cũng vô ích và còn bị những người chung quanh lên án thế này thế kia, nhưng âu cũng là cái nghiệp con phải trải qua... mình trả cái nghiệp nhưng tội cho những người vô tình vấp phạm. Ở đây, nói với cha và chị Lữ con không có ý nghĩ gì hết vì thấy chẳng có gì đáng nói mà vì cha hỏi nên con tóm tắt đại khái... Đọc kinh là một điều tốt nhưng chủ đích đọc kinh trật bởi không đọc thì e người khác nói mình bất hiếu nọ kia và những thứ phụ tùng lỉnh kỉnh đã khiến việc đọc kinh trở thành một loại thời trang a dua, thiếu hiểu biết do đó con cố nhịn, nhưng phần nào thấy cần thức tỉnh họ đôi chút nên ngứa miệng. Cha coi, những người được tôn trọng trong Phúc Âm có ai là Công Giáo đâu mà tại sao đã bao nhiêu năm câu nói "Ngoài Giáo Hội không có ơn cứu độ" đã thống trị dân Chúa để rồi sinh ra không biết bao lòng khinh khi người khác là quân vô đạo, là quân ngoại... Cho đến bây giờ có lẽ vẫn còn những cụ già tin tưởng rằng ai không được rửa tội sẽ mất linh hồn. Khổ thật, chính mình cũng chẳng biết linh hồn của mình là thứ gì, to bé thế nào, hình dáng, màu mè ra sao mà cứ dựa vào danh hiệu tôn giáo một cách mù mờ tưởng rằng như thế là đủ, như thế là đáng được cứu. Theo con, chưa chắc họ đã hiểu họ mong được cứu thoát khỏi điều gì!
- Thì khỏi bị phạt, khỏi bị sa hỏa ngục chứ còn điều gì nữa!
- Ối giời ơi! Chị còn đủ can đảm để nói được câu này à?
- Em nói họ muốn được cứu thoát khỏi phải sa hỏa ngục.
- Chưa sa sao đã phải cứu?
- Thì sợ phải sa!
- Như vậy thì việc cứu thoát đầu tiên phải là cứu khỏi cái sợ. Thế nên, quyền lực đang hoành hành nơi họ là sự sợ hãi, không phải hỏa ngục. Chị thấy rõ chưa, Đức Giêsu đem đến Tin Mừng không ai thèm để ý tìm hiểu mà cứ làm tôi mọi cho sự sợ hãi thì có được cứu cũng vẫn còn sợ hãi.
- Anh Kính nói có lý nhưng khó có người dám chấp nhận vì có thể chưa đến lúc con người nhận ra hoặc không muốn được cứu... Cha Hoàng thêm vô.
- Cha nói sao, ai là người không muốn được cứu? Chị Lữ hỏi.
- Những người không dám nghiệm xét mọi sự!
- Cha có thể giải thích lý do nào khiến một người không dám nghiệm xét?
- Câu trả lời đúng nhất là chị tự hỏi. Có thể con người không muốn biết hoặc là không biết bởi không tìm hiểu, có thể sợ vì thấy sự suy nghĩ của mình không giống những điều người khác nói, có thể sợ bị cho là ngang, là rối, có thể cho rằng đã có Chúa cứu và mình chỉ làm theo những gì được bảo làm là được cứu... Thôi quá đủ, bây giờ phải trở lại chuyện của anh Kính để nghe giải thích lý do chống đạo... Cha Hoàng trả lời giọng nhẹ nhàng mang đậm nét tê tái...
- Con đâu bao giờ có ý nghĩ chống đạo nhưng đau lòng thì đúng hơn. Con tôn trọng những người không cùng tôn giáo với con thì sao lại phải chống đối ai! Chỉ có điều cảm thấy khắc khoải vì gần hai ngàn năm, lời Đức Giêsu rao giảng đã bị hiểu lầm và đạo đã trở thành mối đe dọa cho những người tin theo. Con đã nhiều lần tự hỏi, giả sử không có điều luật thứ ba giữ ngày Chủ Nhật thì phỏng có ai tới nhà thờ không? Họ tới nhà thờ vì sợ hay vì lý do gì? Tại sao những đạo khác chẳng hạn như Đạo Phật, Đạo Lão họ không có điều luật giữ ngày Chủ Nhật mà họ có thể xây được những đền đài lớn lao như thế? Nếu nói rằng không ở trong chăn không biết chăn có rận thì lại càng chứng tỏ tôn giáo đã không dẫn con người tới dòng suối tâm linh mà còn ngăn cản. Chính nhận định này giúp con cảm thấy thấm thía sự đau lòng của Đức Giêsu qua câu nói: "Khốn cho các ngươi, Ký lục và Biệt phái giả hình, vì các ngươi khóa Nước Trời chận người ta lại! Các ngươi sẽ chẳng vào đã rồi, mà những kẻ muốn vào, các ngươi cũng chẳng để cho vào... " và nhiều nữa nơi Phúc Âm Máthêu đoạn 23 từ câu 13 tới câu 39. Mới đọc thì con tưởng Đức Giêsu lên án họ nhưng sau khi đọc lại nhiều lần con cảm thấy Ngài đang hét lên cho vơi bớt nỗi thương tâm... Giọng Kính trở nên trầm buồn... Đức Giêsu đến rao giảng Tin Mừng mà hỏi Tin Mừng là gì nào ai biết! Nếu đã không biết Tin Mừng thì lại càng không hiểu gì về Nước Trời và lòng tin mà chỉ luật này luật kia, phải thế này, phải thế nọ, những cái phải không phải là mình mà thôi! Đâu phải phi lý mà Phúc Âm đặt vào miệng Đức Giêsu câu nói, "Hỡi con gái Yêrusalem đừng khóc thương Ta, song hãy khóc thương lấy mình và con cái các bà." Tại sao những người theo các tôn giáo khác họ vui tươi, phấn khởi khi nghe giảng thuyết về giải thoát, về thức ngộ; ngược lại, con dân Chúa càng nghe nói về Tin Mừng càng lo sợ xuống hỏa ngục? Phỏng như vậy được gọi là tin mừng hay tin buồn? Con nghĩ, cha là linh mục cha thấm thía nỗi cô độc của Đức Giêsu khi nhìn thấy dân Chúa đã bao nhiêu ngày giờ trải qua vẫn còn trầm luân trong vòng luẩn quẩn thị dục...
- Anh có hiểu tại sao không?
Kính trầm ngâm một chút bỗng lên tiếng với câu nói buông xuôi,
- Chuyện phải xảy ra vậy thôi cha ạ!
- Thế sao anh còn đặt vấn đề cảm thông?
- Đúng rồi, Kính như người vừa chợt tỉnh khỏi cơn mê, vẫn còn lệ thuộc...
Chị Lữ nghe cha Hoàng và Kính đối đáp có vẻ ngơ ngác bởi không hiểu họ nói gì... Thấy thế cha Hoàng nói,
- Tôi hỏi có vẻ kỳ, nhưng chị biết anh Kính nói gì chứ?
- Con hiểu nhưng vì đâu cha lại nói sao anh Kính còn đặt vấn đề cảm thông với Đức Giêsu?
Quay qua Kính, ngài đề nghị,
- Anh giải thích được không?
- Còn đứng về phe nên, cảm thương cho phe không nên thì vẫn còn lệ thuộc...
- Đó là lẽ đương nhiên nhưng cảm thông với Đức Giêsu lại là chuyện khác...
- Dẫu cho mình muốn cảm thông với Đức Giêsu cũng không được vì mình không phải là Ngài nên không thể nào cảm nghiệm được nỗi đau lòng của Ngài. Cha Hoàng thấy chị Lữ chưa thể chấp nhận thì dẫu có giải thích mấy cũng vô ích nên nói trớ về tính chất cảm nghiệm. Thế còn vấn đề không cưới mà có bầu anh giải thích thế nào? Cha Hoàng quay qua Kính hỏi.
Kính hiểu ý ngài; anh thầm nghĩ, từ nay mình không hy vọng hiểu được ngài thế nào nữa. Ngài đã vượt sang thế giới quá xa mà càng xa lại càng trở thành cớ vấp phạm cho nhiều người. Có bao giờ ngài đặt vấn đề về điểm này không, anh tự hỏi... và lại chợt nhận ra mình vẫn còn vương vấn với lẽ nên và không nên; anh nói,
- Có gì đâu thưa cha, người ta chỉ biết phải có bí tích hôn phối vì không có thì sẽ có tội, chết sa hỏa ngục bởi được dạy bảo thế và phải như thế để được yên tâm, và nếu là người Công Giáo mà không có phép cưới, họ hàng thôn xóm sẽ chê cười, ra nguýt, vào lườm. Họ sợ bị người khác nói thế nọ thế kia chứ không phải vì phép bí tích. Con thử hỏi, giả sử đôi bạn trẻ nào đó ăn ở với nhau chẳng phép tắc chi mà mãi không có bầu, phỏng đến gặp linh mục để chịu phép cưới thì có bầu được không? Con người được sinh ra với quyền lực hiện hữu tác tạo thì chẳng thèm nhận biết mà cứ lo mất mặt với chê cười; phỏng không có mặt sao mất? Vậy bao nhiêu triệu người không phép cưới từ ngàn xưa đến giờ họ thế nào? Thực ra, theo con nghĩ, phép bí tích là sự tuyên xưng, tuyên dương quyền lực hiện hữu nơi con người, quyền lực của Thiên Chúa đang tràn lan mọi nơi mọi chốn mới đúng. Đàng này, phải có phép cưới vì sợ thế này, sợ thế kia... sao con người khổ thế! Vậy linh mục nào thời đó làm phép cưới cho Đức Mẹ và thánh Giusẻ Ai rửa tội cho Abraham, Jacob, Đavít, Salômôn? Miệng thì oang oang theo Đức Giêsu mà lòng đầy những lo sợ trong khi Phúc Âm chẳng chịu tìm hiểu chỉ chờ được cứu. Ối giời! Có muốn được cứu đâu mà chờ! Câu cuối cùng Kính nói theo hơi thở dài!
- Nói như vậy có lẽ anh đã hiểu được câu Phúc Âm nơi Gioan, "Ngài đã có trong thế gian mà thế gian đã nhờ Ngài mà được có mà thế gian đã không biết Ngài" (1:10). Bất cứ nơi đâu người ta cũng có thể lấy được lửa mà đã phải những bao nhiêu thế kỷ con người mới biết lửa là gì... Sự thánh thiện của từng tạo vật vẫn chưa được nhận ra cũng chính bởi không muốn tự tìm hiểu trong khi cứ đinh ninh những sản phẩm suy tư, cặn bã của người khác để lại là khuôn mẫu để rồi cố gò ép mình trở nên những gì không phải là mình và hy vọng thần linh từ nơi xa thẳm nào đó đến phù hộ và cứu thoát do chẳng nhận ra quyền lực ngay nơi mình. Họ biết quá nhiều những điều không cần thiết nên không thể nào hiểu được câu "Hạnh phúc thay những kẻ ngu đần." Tuy nhiên, kinh nghiệm sống chứng minh, dù chỉ lời nói nghi ngờ sự chính đáng của qui ước một tổ chức cũng làm những người trong tổ chức đó phẫn nộ dẫu họ hiểu thế nào. Khi thời điểm chưa tới thì càng quay cuồng chỉ càng trở nên lệ thuộc cho ước muốn tốt lành. Thực ra, chẳng nên làm cho kẻ khác những gì mình muốn vì cái thích của họ khác của mình; đồng thời làm cho họ những gì họ muốn lại có thể là phương pháp giết họ một cách độc hại.
Giọng cha Hoàng trầm trầm, nhẹ nhàng nhưng chẳng khác gì những tiếng trống đập ngay nơi màng tang Kính. Con đường đi tới của mình còn dài, ngược lại còn muốn tới tất nhiên chưa tới, thôi thì đành chấp nhận chờ đến thời điểm cây đơm bông sẽ tự trổ bông, anh thầm nghĩ... Chị Lữ ngồi nghe mà cảm thấy cha Hoàng nói gì đâu lộn xộn. Thế nào là làm cho họ những gì họ muốn lại có thể là phương pháp giết họ một cách độc hại?...
Có tiếng vỏ xe cán trên sỏi lạo xạo bên ngoài; mấy phút sau anh Lữ, kỹ sư Long và nha sĩ Hải mở cửa bước vào. Theo câu chuyện kể lại, chẳng thà họ chịu nghe anh Lữ về sớm thì mỗi người được vài trăm... Tuy nhiên, anh Long biện luận, nếu số hên sẽ ôm về một mớ mà đã chẳng hên có cháy túi thì đã biết rõ trước khi xuống sòng bài... Sau ít phút nước non, cha Hoàng theo họ ra về, vẫn những bước đi gọn ghẽ với tướng nét tàng tàng. Kính thầm lặng, mang nặng lòng vương vấn, đếm bước dọc theo con đường nhỏ đây đó những bóng đèn đường chơ vơ tỏa ánh vàng đục như muốn chia nỗi cảm thông... Chị Lữ rửa chén tách, lau khô cất vào tủ mà ý nghĩ mông lung về câu nói nghịch thường từ cửa miệng người linh mục trẻ...
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Câu Hỏi Lãng Quên
Lã Mộng Thường
Câu Hỏi Lãng Quên - Lã Mộng Thường
https://isach.info/story.php?story=cau_hoi_lang_quen__la_mong_thuong