Chương 3
ũng như nước Nga, Trung Quốc có một dân số đông đảo, đông đảo gấp hơn ba lần nước Nga. Cũng như nước Nga, Trung Quốc bao gồm một khoảng lục địa mênh mông tới 12.000.000 cây số vuông, tức là hơn cả Âu châu. Nhưng cũng như nước Nga, Trung Quốc nằm trong tình trạng chậm tiến. Còn chậm tiến hơn nước Nga nhiều, nhất là về phương diện kỹ nghệ. Từ 1905, nước Nga đã phát triển được khá nhiều xí nghiệp, trong khi tại Trung Quốc, chỉ có vỏn vẹn một ít xí nghiệp của ngoại quốc tại các tô giới mà thôi. Nên trong khoảng thời gian 1911-1949, tầng lớp thợ thuyền chỉ là tối thiểu số tại Trung Quốc, và rất ít giác ngộ. Tầng lớp nông dân là tối đại đa số... Cũng như ở Nga, dân chúng Trung Quốc rất quen thuộc với chế độ tập quyền của nhà vua, vì để chế đã tồn tại ở Trung Quốc từ 40 thế kỷ. Tuy nhiên, phải nhận rằng đơn vị thôn xã tại Trung Quốc vẫn sinh hoạt một cách tương đối biệt lập và dân chủ. Bao trùm lên trên dân chúng, tự thời xa xưa, vẫn có nền ý thức hệ Khổng-Mạnh, tin tưởng ở trời đất, ở tính hiểu sinh và lòng thiện, với quan niệm luân lý cổ truyền trung hiếu tình nghĩa. Pha trộn với Phật giáo, ý thức hệ Khổng-Mạnh đã trở hành một chủ nghĩa của nền trật tự xã hội, thường khuyên răn dân chúng phải vâng lời chịu đựng. Nó không phải là một chủ nghĩa nổi loạn.
Nhưng mặc dầu những tính chất trên đây, cuộc cách mạng vô sản đã bột phát ra thành công tại Trung Quốc, về cuộc cách mạng vô sản này, có mấy đặc tính cần nhận định ngay. Điểm thứ nhất là cuộc cách mạng của họ Mao không phải thắng lợi do sự phát khởi tự nhiên và nhiệt liệt của quần chúng. Cuộc cách mạng Nga sô đã bùng nổ phần lớn do sự bột phát của quần chúng, nhất là quần chúng thợ thuyền ở Pétrograd. Họ tự động lập Sô viết thợ thuyền hoặc dân cày. Tại Trung Quốc, tầng lớp thợ thuyền rất ít nổi loạn, nếu không nói là không có. Đã không nổi loạn, nên cũng không có Sô viết tự động thành lập. Dân cày cũng ít nổi loạn, vì phần đồng đều ít học, và đều thầm nhuần lễ giáo Khổng-Mạnh. Có thể nói rằng tại Trung Quốc, chỉ có khuynh hướng cách mạng tư sản dân quyền là có sự phát động bồng bột và nhiệt liệt mà thôi. Đó là dưới thời vận động cách mạng của Tôn Dật Tiên, và những tầng lớp hoạt động sôi nổi là tầng lớp tiểu tư sản và trí thức.
Vậy Mao Trạch Đông đã thành công bằng gì? Ta có thể trả lời ngay rằng: bằng võ lực và quân đội. Ngày thành lập nền Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, bộ trưởng lao động Lý Lập Tam đã nói rõ trong bài diễn văn: " Cuộc cách mạng của chúng ta có đặc điểm là được phôi thai đo sự chiếm cứ đât đai bởi quân đội nhân dân giải phóng, không phải phôi thai do sự khởi loạn của tầng lớp thợ thuyền". Đó là đặc điểm thứ hai: Thực hiện cách mạng bằng Hồng quân. Nên tất cả tiến trình cách mạng của đảng Cộng sản Trung Hoa gần như thâu tóm trong lịch trình xung đột bằng binh lực, tiếp diến trong gần 30 năm giữa họ Mao và họ Tưởng. Lẽ dĩ nhiên là song hành với nguyên nhân binh lực trên đây, phải còn nhiều lý do chiến thuật khác: kỹ thuật tổ chức Đảng, chiến lược và chiến thuật đấu tranh, cũng như chính sách khủng bố. Tuy nhiên, trong các nguyên nhân chiến thắng, cầu kể thêm một trường hợp rất thuận lợi cho họ Mao: đó là cuộc chiến tranh Hoa Nhật. Do chiến tranh, họ Tưởng không kịp thì giờ tiêu diệt họ Mao, và Mao Trạch Đông đã lợi dụng cuộc chiến tranh kháng Nhật để nuôi dưỡng lực lượng. Lénine đã nói: "Cniến tranh là bà rnụ của cách mạng". Và Mao Trạch Đông đã biết áp dụng lời nói đó trong thời kỳ kháng Nhật của Trung Quốc.
Điểm đặc biệt thứ ba của cuộc cách mạng vô sản Trung Hoa là sự hỗ trợ của Nga sô. Hai nước Nga - Hoa vẫn có một giải biên thùy chung dài hàng mấy ngàn cây số. Và trong khi các nước Tây phương còn ngẩn ngơ chưa dám can thiệp vào Trung Quốc, thì Nga sô đã sớm quyết định một chính sách o bế và nắm giữ. Lénine, khi còn bôn ba hải ngoại, đã từng nói: "Con đường tới Paris, phải đi qua Bắc Kinh và Calcutta". Tuy nhiên, khi nắm được chính quyền, Lénine quá bận rộn vì nội bộ, nên không kịp thì giờ nghĩ tới Trung Hoa. Vả lại, lúc đó, chịu ảnh hưởng của thuyết mác xít, Lénine còn mỏi mắt trông chờ những cuộc cách mạng tại Đức và Tày phương. Nên ông chỉ phái một ít người sang tiếp xúc với Tôn Dật Tiên. Khi chính quyền sang tay Staline, Staline bắt đầu nghĩ đến Á đông, nhất là Trung Quốc. Nhưng ông vốn là một người không chính thống mác xít, lại thận trọng tinh toán và rất ghét phiêu lưu chủ nghĩa. Lúc đầu, Staline cũng do dự về thái độ đối với đảng Cộng sản Trung Quốc. Đã hơn một lần, Staline hy sinh các đồng chí Trung Quốc cũng như các đồng chí Tây Ban Nha, để giữ vững quyền lợi cho mình ông thường hy sinh chủ nghĩa quốc tế cho quyền lợi quốc gia. Từ 1924 đến 1942, Sialine giúp đờ rất ít về vật chất cho đảng Cộng sản Trung Hoa, ông thường chỉ can thiệp để giàn xếp giữa hai bên Quốc-Cộng, mỗi khi cộng sản yếu thế. Nhưng từ 1942 trở đi, sau khi chiến thắng ở Stalingrad, và nhận thấy cộng sản Trung Hoa đã đủ lông đủ cánh, Staline mới quyết định tích cực giúp đỡ. Từ đó trở đi, Staline và họ Mao đã đồng mưu lập kế để giành giật mảnh dư đồ Trung Quốc.
Vì cuộc xung đột Quốc-Cộng tại Trung Quốc đã diễn ra trong ngót 30 năm, nên sự nghiên cứu rất lợi ích cho sự tìm hiểu chiến lược chiến thuật, cùng nguyên tắc hành động của phe vô sản Bolsevich. Trong chương này, sẽ chỉ lược thuật những sự kiện chính đã xảy ra. Phần II sẽ bình luận về chiến lược chiến thuật cùng các nguyên tắc hành động đó.
Cách Mạng Và Hành Động Cách Mạng Và Hành Động - Nghiêm Xuân Hồng Cách Mạng Và Hành Động