Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Vô Gia Đình
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 18: Lò Đá
L
ần đầu chúng tôi đi qua những phố đông người, thầy tôi không nói gì cả. Nhưng không bao lâu, chúng tôi vào một đường hẹp và vắng, thầy tôi ngồi trên một cái mốc đá và nhiều lần lấy tay bóp trán, đó là cái dấu hiệu thầy tôi có điều lo nghĩ.
Thầy tôi nói một mình:
- Nghe cái thiện tâm của mình có lẽ cũng cao đẹp đấy, nhưng vì thế thành bơ vơ trên vỉa hè Ba-Lê, không một đồng dính túi, không một mẩu bánh ở dạ dày. Con có đói không?
- Con không được ăn gì sau miếng bánh mà thầy đã cho con sáng nay.
- Con ơi! Khổ cho con! Con còn phải chịu bữa chiều nữa con ạ. Mà cũng chưa biết tối nay ngủ ở đâu đây.
- Ta định gửi con ở đấy đến hết mùa đông và vay 20 phật-lăng để trang trải các việc. Nhưng thấy hắn đánh đập trẻ con, nên thầy không giữ được bình tĩnh. Con không thích ở đó, phải không?
- Thầy thật có lòng nhân từ!
- Trái tim chưa khô héo hẳn trong cái thân tuổi tác giang hồ này. Ta đã tính toán đâu đấy cả, nhưng không may, trái tim công phẫn đã làm đảo lộn cả. Bây giờ biết đi đâu?
Đêm xuống đã lâu, trời lạnh dần. Gió bấc lại nổi lên, rét không chịu được.
Thầy tôi ngồi dai trên mốc đá. Còn tôi và Lãnh-Nhi thì đứng trước mặt đợi thầy tôi quyết định. Chợt thầy tôi đứng dậy.
Tôi hỏi:
- Thưa thầy, đi đâu bây giờ?
- Đến Gentilly, tìm chỗ trú mà trước kia đã ngủ nhờ một lần. Con có mệt lắm không?
- Con đã được nghỉ ở nhà Phú-Lợi rồi.
- Khổ quá! Ta chưa được nghỉ lúc nào, bây giờ thấy mệt quá. Nhưng thôi, phải đi. Tiến lên! Các con!
Tiến lên! Thầy tôi thường giục chúng tôi đi với bộ hăng hái vui vẻ, nhưng tối nay thầy tôi nói câu đó một cách buồn rầu.
Chúng tôi bắt đầu rời các phố Ba-Lê. Tối đen như mực. Những ngọn đèn “gaz” hai bên đường bị gió bạt đi chiếu xuống những tia sáng chập chờn. Chúng tôi thường bước nhầm vào những rãnh bùn hay những váng nước trên hè. Thầy tôi dắt tay tôi, con Lãnh-Nhi theo sau. Thỉnh thoảng nó lại dừng lại ngửi trong đống rác xem có cái xương hay mẩu bánh thừa nào không vì nó cũng đói như chúng tôi, nhưng những rác đó bị vùi trong khối băng nên vô ích, nó lại cúi đầu lủi thủi theo chúng tôi.
Chúng tôi qua phố lớn vào ngõ hẹp, rồi lại qua ngõ hẹp ra phố lớn. Chúng tôi đi thất thểu trên đường. Ai thấy chúng tôi cũng phải nhìn. Vì cách ăn mặc của chúng tôi hay vì bộ mệt nhọc của chúng tôi mà họ chú ý? Những Cảnh binh cũng theo dõi xem chúng tôi làm gì và đi đâu. Thầy tôi bước lom khom, không nói năng gì. Trời rét thế mà tay nóng như lửa truyền sang tay tôi và hơi run. Thỉnh thoảng ông lại dừng lại một vài phút gục vào vai tôi, tôi thấy cả người thầy tôi bị co giật.
Mọi ngày tôi không dám hỏi thầy tôi, nhưng bây giờ tôi phá lệ đó, vì tôi thấy tôi cần phải nói lên rằng tôi yêu thầy tôi hay ít ra cũng phải làm cái gì cho thầy tôi.
Đến chỗ nghỉ, tôi hỏi thầy tôi:
- Thầy ơi! Thầy ốm rồi!
- Ta cũng sợ thế, vì mệt lắm. Mấy hôm nay đi nhiều quá. Đêm nay lại rét buốt. Giá được cái giường êm, bữa súp nóng và một cái buồng có lửa thì dễ chịu biết bao! Nhưng đó là một giấc mộng. Thôi cứ tiến lên! Các con!
Tiến lên! Chúng tôi ra khỏi thành phố, lúc đi qua những dãy tường cao, lúc đi trong đồng ruộng, chúng tôi cứ đi. Không có người qua lại, không có cảnh binh, không có đèn “gaz” nữa. Tuy nhiên đó đây có một vài cái cửa sổ khép để lọt ánh sáng đèn ra và trên đầu chúng tôi, bầu trời mờ tối lác đác mấy ngôi sao. Gió lạnh thổi vù vù, làm cho quần áo dính đét vào người. May sao gió thổi phía sau lưng nhưng áo tôi rách; gió cứ nhè các khe luồn vào khắp thân thể tôi, lạnh thấu đến xương.
Trời tối mò, đường có nhiều chỗ rẽ, thầy tôi đi tự nhiên như người quen lối; vì thế tôi không thấy sợ lạc, chỉ mong sao cho chóng đến lò đá để nghỉ ngơi.
Thình lình thầy tôi đứng dừng lại hỏi tôi:
- Con có nhìn thấy lùm cây cao không?
- Con không trông thấy gì.
- Con có nhìn thấy một đám đen đen ở phía trước mặt không?
Trước khi trả lời, tôi nhìn khắp bốn phía. Có lẽ chúng tôi đang ở giữa cánh đồng vì mắt tôi nhìn thấu bóng đen sâu thẳm mà không thấy cây cối, nhà cửa gì; chung quanh chúng tôi là khoảng không, chỉ nghe thấy tiếng gió xào xạc thổi qua những bụi cây mà chúng tôi không trông rõ.
Thầy tôi trỏ phía trước mặt bảo tôi:
- Mắt ta tự nhiên lóa đi. Con thử nhìn đằng kia xem.
Tôi lặng yên không dám nói là không nhìn thấy gì. Thầy tôi lại đi.
Đi được vài phút thầy tôi lại đứng lại hỏi:
- Con có nhìn thấy lùm cây không?
Tôi không vững dạ như trước, tự nhiên thấy lo sợ nên trả lời giọng run run:
- Con chả nhìn thấy gì cả.
Thầy tôi bảo:
- Vì con sợ nên hoa mắt đấy!
- Con nói chắc rằng con không nhìn thấy cây.
- Không có vết tích bánh xe nữa à?
- Không.
- Chúng ta lạc lối chăng?
Tôi không trả lời được vì tôi chẳng biết chúng tôi đang ở chỗ nào và chúng tôi đi đâu nữa.
- Chúng ta đi 5 phút nữa, nếu không nhìn thấy cây thì lộn lại, vì có thể ta lầm đường.
Bây giờ tôi sợ lầm đường nên tôi rủn cả người, không bước được, thầy tôi phải kéo tôi đi:
- Sao thế?
- Con không đi được nữa.
- Con tưởng ta còn sức chăng? Nay ta cố đứng vững là sợ rằng nếu chúng ta ngồi xuống thì không bao giờ chúng ta đứng dậy được và chúng ta sẽ chết rét ở đây mất. Vậy cứ đi, con!
Tôi theo thầy tôi.
- Đường này có vết bánh xe sâu xuống không?
- Chẳng có gì cả!
- Vậy thì chúng ta đi lộn lại.
Ngọn gió trước thổi sau lưng, bây giờ quấn vào mặt chúng tôi dữ quá khiến chúng tôi nghẹt thở. Tôi có cảm giác như là bị rát bỏng khắp người.
Lúc đi, chúng tôi bước đã không nhanh, lúc trở lại bước càng chậm chạp.
Thầy tôi bảo:
- Khi nào con nhìn thấy bánh xe thì bảo ta. Đường vào ở bên tay trái, có bụi cây ở ngã tư.
Lại 15 phút nữa, chúng tôi phấn đấu với gió. Chúng tôi cố bước. Những tiếng giầy của chúng tôi đi trên đất rắn, lộp cộp trong đêm vắng lặng như tờ. Chân tôi đã không bước được nữa mà bây giờ đến lượt tôi phải dắt thầy tôi. Tôi vừa đi vừa nhìn phía bên trái.
Chợt một ngôi sao đỏ lấp lánh trong đêm tối.
Tôi chỉ tay bảo thầy tôi:
- Có ánh sáng!
- Ở đâu?
Thầy tôi nhìn. Tuy ánh sáng đó cách không xa lắm, nhưng thầy tôi không nom thấy gì. Do đó, tôi nhận thấy mắt thầy tôi kém rồi, mọi khi tỉnh lắm và ban đêm nhìn được rất xa.
Thầy tôi nói:
- Ánh sáng đó chẳng ích gì cho ta. Đó là ngọn đèn để trên bàn của một nhà thờ hay bên giường người hấp hối. Ta không thể đến gõ cửa nhà đó được. Ở nhà quê khi lỡ ngại ban đêm, ta có thể xin ngủ nhờ được chứ ở chung quanh Ba-Lê, người ta không cho ngủ nhờ đâu. Ta cứ đi thôi.
Đi độ vài phút, tôi nhìn hình như có con đường cắt ngang lối chúng tôi đi. Ở một góc có đám đen lù lù, đích thị là bụi cây. Tôi buông tay thầy tôi chạy tới chỗ đó.
Con đường ngang này có nhiều vết bánh xe rất sâu.
- Bụi gai đây rồi! Có cả vết xe nữa.
- Đưa tay cho ta. Chúng ta thoát nạn rồi. Lò đá cách đây 5 phút thôi. Con nhìn kỹ có lùm cây đấy.
Tôi nhìn hình như có đám đen đen, tôi đáp:
- Vâng, có cây.
Hy vọng làm chúng tôi phấn khởi. Chân tôi thấy nhẹ đi. Đất không thấy rắn chói nữa. Nhưng 5 phút của thầy tôi sao mà dài thế!
Thầy tôi đứng lại, hỏi:
- Ta vào đường này quá 5 phút rồi thì phải?
- Hình như thế.
- Vết xe đi đâu?
- Vết xe đi thẳng.
- Lối vào lò tất ở bên trái. Chúng ta đi qua mà không nhìn thấy. Đêm tối mù khó nhìn thật. Tuy vậy, cứ vết bánh xe, có thể ta đã đi quá xa.
- Con tin chắc rằng chưa có chỗ nào vết xe quay sang bên trái.
- Ta cứ trở lại xem.
Lại lần nữa, chúng tôi đi lộn lại.
- Con có nhìn thấy lùm cây không?
- Có kia kìa, ở bên trái.
- Còn vết xe ở phía ấy?
- Tuyệt nhiên không.
Thầy tôi lấy tay dụi mắt và nói:
- Ta lòa rồi sao? Con đưa tay đây, dẫn ta đi thẳng vào đám cây.
- Có bức tường.
- Đó là đống đá.
- Thưa thầy, không, chính là bức tường.
Lời tôi nói đó dễ chứng minh vì chúng tôi chỉ cách tường có vài bước. Thầy tôi bước lại gần và không tin ở mắt mình, lấy tay sờ vào vật chướng ngại đó, tôi gọi là bức tường mà thầy tôi bảo là đống đá.
- Chính là bức tường xây bằng đá, ta sờ thấy nữa. Vậy thì lối vào đâu? Con tìm vết xe đi!
Tôi cúi xuống đất theo bức tường đi cho đến hết, không nhìn thấy vết xe nào rẽ vào đấy cả. Tôi trở lại cho đến đầu kia, cũng không tìm thấy vết xe hay cửa vào.
- Con chỉ nhìn thấy tuyết.
Tình trạng rất bối rối. Có lẽ thầy tôi lầm đường. Không phải lò đá ở chỗ này.
Khi tôi bảo không tìm thấy vết xe chỉ có tuyết, thầy tôi đứng một lúc không nói gì, rồi áp tay vào lượt nữa, lần từ đầu này đến đầu kia. Con Lãnh-Nhi nóng ruột kêu ỏm tỏi.
Tôi theo thầy tôi.
- Có nên tìm xa tí nữa không?
- Thôi! Cửa vào xây bịt rồi!
- Bịt rồi!
- Họ đã xây kín. Không vào được nữa.
- Bây giờ làm thế nào?
- Làm thế nào? Phải không? Ta cũng không biết nữa. Chết ở đây!
- Thầy ơi!
- Phải, con không muốn chết, con còn trẻ, con chưa chết được. Thế thì cứ đi. Con còn đi được không?
- Không, thầy!
- Khi nào ta không đi được nữa, ta lăn ra như con ngựa già.
- Đi đâu bây giờ?
- Trở về Ba-Lê. Khi ta gặp cảnh binh, ta sẽ nhờ đưa về bót. Ta muốn tránh cảnh binh, nhưng không muốn con phải chết rét, Lê-Minh, con ơi! Can đảm lên! Con ạ.
Thế rồi chúng tôi lại đi ngược lại con đường đã đi. Mấy giờ rồi? Tôi cũng không biết nữa. Chúng tôi đi chậm lắm và lâu lắm. Có lẽ là nửa đêm hay một giờ sáng rồi! Trời vẫn xám xanh, không trăng, chỉ lác đác có vài ngôi sao nhỏ hơn ngày thường. Gió thổi mạnh hơn, cuốn những bụi tuyết ở hai bên đường ném vào mặt chúng tôi. Những nhà đi qua đều đóng cửa kín mít. Không một ánh đèn. Những người đang ngủ êm ấm trong giường kia nếu họ biết chúng tôi đang lang thang trong gió rét, có lẽ họ không nỡ không mở cửa.
Nếu chúng tôi đi nhanh thì cũng bớt lạnh, nhưng thầy tôi vừa đi vừa thở hổn hển như người mới chạy. Tôi hỏi thì thầy tôi không nói gì và sẽ giơ tay ra hiệu là thầy tôi không nói được.
Từ cánh đồng chúng tôi lần về thành phố, nghĩa là chúng tôi lại phải đi qua những bức tường cao, bên trên có những ngọn đèn dầu đưa đi đưa lại, kẽo kẹt.
Bỗng thầy tôi đứng lại, tôi biết thầy tôi đã kiệt sức rồi.
Tôi nói:
- Hay là con gọi cửa một nhà gần đây?
- Thôi. Người ta không mở cửa đâu. Đó là nhà những người làm vườn. Họ không dậy đêm đâu. Cứ đi đi!
Nhưng thầy tôi ý chí tuy vẫn vững mà hơi sức thì không còn, đi được vài bước lại đứng. Thầy tôi nói:
- Cho ta nghỉ một chút. Không sao đi được nữa.
Chỗ đó là một hàng rào, bên trong có một đống rơm cao. Gió thổi tung ngọn đống rơm ra đường và giắt cả vào chân giậu.
Thầy tôi bảo:
- Chúng ta vào kia ngồi!
- Ban nãy thầy bảo nếu ngồi xuống thì bị lạnh rồi không đứng lên được.
Thầy tôi không trả lời; ra hiệu cho tôi nhặt rơm bỏ vào cửa giậu. Rồi thầy tôi ngồi phịch lên cái ổ đó, răng nghiến lại, thân thể run cầm cập.
Thầy tôi nói không ra tiếng:
- Lấy thêm rơm vào đây xếp cao lên để che cho khỏi gió.
Cho khỏi gió thì đúng chứ che cho khỏi rét thì sao được?
Tôi vội nhặt hết rơm lại, chất cao lên, xong tôi lại ngồi cạnh thầy tôi.
- Con ôm Lãnh-Nhi vào người để lấy chút hơi nóng sang con.
Ông Vỹ-Tiên là một người từng trải biết rằng cái rét như cái rét chúng tôi đang chịu, có thể chết người được. Vì đường cùng bắt phải giấu mình trong cơn nguy hiểm ấy, nên ông phải suy mòn.
Ông đã suy mòn thực. Nửa tháng nay ông đã lo nghĩ nhiều, tuổi già sức yếu lại thêm đói rét, khổ cực vô cùng nên ông đã héo hắt dần đi.
Thầy tôi có biết mình đã đuối sức rồi không? Tôi cũng không hiểu. Nhưng khi tôi vơ rơm và ngồi sát vào thầy tôi thì tôi thấy thầy tôi cúi mặt xuống tôi và hôn tôi. Đó là cái hôn thứ hai mà cũng là cái hôn cuối cùng.
Tôi nép đầu vào thầy tôi, lả đi và tự nhiên nhắm mắt lại. Tôi cố mở mắt ra nhưng không sao mở được. Tôi cấu mạnh vào cánh tay tôi, da vô tri giác, không biết đau, nhưng sự lay động đó cũng làm cho tôi tỉnh phần nào.
Thầy tôi ngồi tựa lưng vào cửa hàng rào thở khò khè từng cơn ngắn và nhanh. Con Lãnh-Nhi tựa đầu vào ngực tôi đã ngủ rồi. Trên trời, gió thổi vẫn to, ném những ngọn rơm xuống đầu chúng tôi khác nào như những chiếc lá khô trên cây rụng xuống. Trên đường, không một bóng người. Bốn bề buồn lặng như đượm màu tang.
Sự im lặng đó làm tôi kinh hãi. Tại sao kinh hãi? Tôi cũng không biết. Chỉ thấy một mối kinh hãi mơ hồ làm cho tôi buồn rầu, đau đớn, nước mắt tự nhiên ràn rụa ra. Có lẽ tôi chết ở đây thôi.
Nghĩ đến cái chết, tôi lại nhớ đến làng Văn-Ông, nhớ đến bà Bảo-Liên, mẹ tôi. Ôi! Nhắm mắt không được nhìn thấy mẹ tôi, nhà tôi, vườn tôi! Nhưng không, tôi đang đứng ở trong vườn nhà tôi. Mặt trời rọi những tia nắng ấm và vui. Những cây trường thọ đã nở hoa vàng. Mấy con sáo đang líu lo trong bụi. Mẹ tôi đang lúi húi phơi màn trên giậu. Mẹ tôi vừa đi giặt ở bờ suối về. Tiếng suối chảy nghe róc rách.
Kia là thuyền Thiên-Nga. Cậu An-Tuyên đang ngủ trên giường. Bà Mỹ-Lưu còn thức, nghe tiếng gió thổi ào ào, bà nghĩ trời rét thế này không biết tôi ở đâu?
Rồi óc tôi lộn xộn dần, tim tôi tê dại. Tôi lịm đi lúc nào không biết.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Vô Gia Đình
Hector Malot
Vô Gia Đình - Hector Malot
https://isach.info/story.php?story=vo_gia_dinh__hector_malot