Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tù Binh Và Hòa Bình
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 19: Những Lời Kết
N
HỮNG TÙ BINH TOÀN THỂ BỎ QUÊN
MỘT HÒA BÌNH THẬM TỆ DỐI GẠT
CUỐN SÁCH CẦN PHẢI VIẾT LẠI
Phan Nhật Nam tên thật Phan Ngọc Khuê, sinh ngày 9 tháng 9, năm 1943, chánh quán Thôn Nại Cữu, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị. Do một lý do ( thật chưa biết rõ ), cha mẹ đổi nên Phan Nhật Nam với ngày sinh mới, 28 tháng 12, 1942, làng Phú Cát, Huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Vốn lính tác chiến Nhảy dù ( Ám số chuyên môn 240.7 Chỉ huy một đơn vị bộ binh ), kể từ ngày mãn khóa Trường Võ Bị Đà Lạt, 23 tháng 11, 1963; qua các tiểu đoàn 7, 9, 2; Lữ Đoàn II Nhẩy Dù. Thế nên, mãi đến mùa xuân 1968 cũng không hề chuẩn bị, sắp sẵn cho việc viết văn. Dấu hiệu tài năng thiên phú lại là điều không khả thể, cho dù với tỷ lệ nhỏ nhất. Trong chức vụ sĩ quan hành quân Lữ đoàn với lệnh hành quân, máy truyền tin, điều động phối hợp, theo dõi bốn tiểu đoàn bộ chiến Nhẩy dù, hai tiểu đoàn pháo cơ hữu, một tiểu đoàn pháo diện địa, hai liên đội Địa Phương Quân, một Giang Đoàn Xung Phong tăng cường... Công việc đúng nghĩa 24/24 giờ của một ngày. Một tháng đúng ba mươi ngày bắt đầu kể từ ngày vào vùng hành quân. Không một chút ngơi nghỉ, bởi một điều giản dị - Lực lượng Cộng sản không hề có dấu hiệu chấm dứt Tổng Công Kích kể từ đêm giao thừa Tết Mậu Thân. Sẵn giấy bút, đêm khuya không hết; và người bạn thời niên thiếu ( Đã là nhà văn Nguyên Vũ ) đang luôn ngồi bên cạnh làm sĩ quan liên lạc pháo binh thúc dục... Định Mạng của một Nghiệp Vận kỳ lạ mở ra - Người Lính Cầm Bút cùng lần với Vũ Khí. Và viết đã trở nên một nhu cầu. Viết mở ra một thế sống mới, một cứu viện sinh tử - Không có không được. Bởi cơn đau với dấu ấn binh lửa không phải chỉ cảnh nhà cháy, súng nổ, đạn bom rơi vãi... Điều kinh khiếp vô phương cứu nạn của chiến tranh lần hiện rõ - Thật lần tận diệt Con Người. Người Việt Nam hoàn toàn bị coi khinh, đầy ải ngay chính trên Quê Hương mình. Và Chiến Tranh không hề có dấu hiệu, khả năng chấm dứt. Cũng như tính tất yếu ( được Lựa Chọn ) của Tự Do - Người Việt chỉ có quyền đứng về phía của Chiến Tranh.
Từ trong tình cảnh khốn cùng khắc nghiệt kia: Dấu Binh Lửa - Dọc Đường Số I - Mùa Hè Đỏ Lửa, phải viết nên cho buổi Sống Thật và Chết Oan Khiên. Không phải của một cá nhân đơn lẻ mà toàn Dân Tộc Nghiệp Hận... Kẻ Bắc - Người Nam; trong binh ngũ, với dân lạc loài... Tất cả cùng chung mang dấu lửa, càng ngày càng đậm sắc, xuyên sâu. Và dẫu rằng đằng sau cái chết, vẫn sừng sững nỗi oán hờn thiên thu của dòng sống oan nghiệt thật đã hình thành từ rất lâu. Tận đáy vực không phương thế trốn thoát ấy, tiểu thuyết của: Dựa Lưng Nỗi Chết - Ải Trần Gian, cũng chung một cảnh sắc bi thiết - Đất nước thật nơi tan vỡ với Sự Chết Thường Hằng.
Ngày 27 tháng 1, 1973, Hiệp Định Tái Lập Hòa bình tại Việt Nam được ký kết. Bởi cơn đau không sút giảm, cuộc chiến chỉ thoáng đổi thay cường độ, không phải để kết thúc. Người viết đã nên quả quyết - Hòa Bình là trạng thái không Thật - và bản văn Hiệp Định chỉ hoàn tất chuyện dối lừa.
Tính Thiện và Tâm Thành đưa Người Lính Viết Văn bước cao hơn, vượt quá mưu toan biển lận của chính trị - TÙ BINH VÀ HÒA BÌNH vì thế PHẢI ĐƯỢC VIẾT.
Ngày 28 tháng 1, toàn thế giới tung dây ngũ sắc, rót rượu uống mừng Hòa Bình. Ở Việt Nam, người viết với tâm cảnh bi thương trên quê hương khổ nạn đã cất lời cảnh cáo: “ Kẻ lảnh giải thưởng Nobel huân công Hòa Bình kia là một lũ bợm bãi sát nhân...”. Thế giới, loài người, kể cả ở Sài Gòn... Nào mấy được ai nghe!!
Có ai nghe tiếng kêu trầm thống của người tù mặt trận Hạ Lào nơi thung lũng Việt Hồng, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên, tỉnh Hoàng Liên Sơn... Những Đại Tá Nguyễn Văn Thọ - Lữ Đoàn Trưởng; Trung Tá Trần Văn Châu, Thiếu Tá Đức, các Đại Úy Châu, Thương, Trụ của Lữ Đoàn III Dù; Thiếu Tá Trần Ngọc Huế của Sư Đoàn I Bộ Binh và hằng trăm người của những toán Biệt Kích mang bí danh: Bear, Cat, Lance, Red Dragon, Remus.. Những Biệt Kích Quân bị bắt từ những năm đầu của thập niên 60, Nguyễn Huy Luyện, Hà Sơn, Nguyễn Công Thành... ở “ Cổng Trời ” Quyết Tiến, Hà Giang - biên giới Việt-Trung, chịu đựng suốt hai, ba mươi năm ( 60, 70, 80...) cách đối xử tàn nhẫn đã vượt hẳn kỷ lục và kỹ thuật giết người của Đầm Đùn - Lý Bá Sơ, thuở Cộng sản còn trong giai đoạn “ chuẩn bị cho tổng tấn công sau 1950 ”. Danh sách trao trả do phía Cộng sản chuyển đến phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại Ba Lê không có tên những người tù kể trên. Phía Cộng sản nhận đủ 26.508 người không một sai sót. Trại giam tù quân sự Phú Quốc hoàn toàn giải thể và ba tiểu đoàn Quân cảnh ( coi giữ tù ) biến cải thành bộ binh, đưa trở về đất liền.
Lê Đức Thọ, Nguyễn Thị Bình ở Ba Lê; Trần Văn Trà, Lê Quang Hòa, Võ Đông Giang ở Tân Sơn Nhất; Xuân Thủy, Nguyễn Duy Trinh ở Hà Nội đều đồng loạt trịnh trọng tuyên bố “Nếu có quân nhân phía Việt Nam Cộng Hòa bị bắt ở mặt trận đường 9 Nam Lào thì (có thể) họ bị quân đội Pathet Lào bẳt giữ?!...”. Ở Hà Nội đồng thời cho phổ biến phim Người Khách Không Mời với nhân vật chính, Thiếu Tá Huế, sĩ quan cùng khóa, cùng đại đội với Phan Nhật Nam ở trường Đà Lạt. Huế bị bắt ngay tại LZ, bãi đáp mục tiêu Tchépone, Hạ Lào đầu năm 1971.
Năm 1976, Ngưòi Lính Viết Văn Bị Tù gặp đủ chiến hữu của mình ở thung lũng Hoàng Liên Sơn. Ngày 21 tháng 2, 1979 vào phòng kiên giam số 2, trại 5 Lam Sơn, Thanh Hóa, Phan Nhật Nam nghe từ buồng số 4 có tiếng hát “Bảo vệ làng thôn Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa...” giọng khàn đục mệt mõi - Anh Nguyễn Công Thành bị kiên giam từ 1964 - Năm anh bị bắt.
Cuối cùng, ba mươi năm sau, những Biệt Kích Quân còn lại, khoảng bảy mươi người của tổng số hơn bốn trăm bị Cộng sản Bắt Việt giam giữ kể từ những toán đầu tiên: Atlas, Bart, Bear, Bell, Becassine, Bull... Tellus, Swan (Lưu ý bạn đọc, danh hiệu đã quá hai mươi bốn chữ cái) của giai đoạn 1961 -1962 đến những người cuối cùng được ghi nhận, Mai Văn Tuấn bị bắt năm 1969, chết ngày 2 tháng Tám, 1970 tại Trại Phong Quang, Yên Bái, trở về Nam... Khi thiết lập hồ sơ H.O. những người lính trở về từ cõi chết này KHÔNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN LÀ QUÂN NHÂN THUỘC QUÂN LỰC VNCH. Cơ quan tuyển mộ, huấn luyện điều động họ - TOÁN NGHIÊN CỨU VÀ QUAN SÁT/BỘ TƯ LỆNH YỂM TRỢ QUÂN SỰ ( Military Assistance Command Studies and Observation Group - Viết tắt MACSOG hoặc SOG ) từ đầu năm 1960 - 61; sau này thuộc Bộ Quốc Phòng, nhận quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương ( Kể từ biến cố 1963 tại Việt Nam mà các bộ phận kia trước đây có dính líu chặt chẽ với tổ chức, nhân sự của Đệ Nhất Cộng Hòa ) - Đổi qua Kế Hoạch mang bí danh Alpha 34, mà chính Bộ Trưởng McNamara cũng không hề trình đến Tổng Thống Mỹ - sự kiện không hề được ai biết. Không một ai muốn nhắc lại. Lính Biệt Kích Việt Nam Cộng Hòa không được kể đến trong tiêu chuẩn, chính sách di dân của chính phủ Mỹ qua chương trình ODP. Một người Mỹ, Sedgwick “ Wick ” Tourison, trước 1975 là nhân viên tình báo Lục Quân Hoa Kỳ, sau này phụ trách công tác Nghiên Cứu thuộc Ủy Ban Tù Binh và Người Mất Tích/Phòng Tình Báo Bộ Quốc Phòng Mỹ ( 1983-1988 ) lật khối hồ sơ bi thảm về những người bị cả bạn lẫn thù đẩy vào bóng tối lãng quên và sự chết. Chiến hữu cao thượng này không kìm được phẫn nộ. Anh gióng lên lời báo nguy: Secret Army Secret War - được thành hình. Thế nên, Người Viết Văn không thể im lặng. Người Lính không thể bỏ cuộc chiến đấu cùng đồng đội; lời tố cáo tội ác xảo quyệt cần phải được nhắc lại. Hơn hai mươi năm sau, Tù Binh và Hòa Bình vẫn còn nguyên giá trị về một lời báo động - Tù Biệt Kích VNCH vẫn thăm thẳm vũng tối đọa đày nơi vùng đất có cái gọi là Hà Nội - Niềm Tin Yêu và Hy Vọng - Thủ Đô của Phẩm Giá Con Người ”. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt hôm hay lập lại tình cảnh của Đại Úy Biệt Kích Nguyễn Huy Luyện ba mươi năm trước, ở trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa; cũng là nơi Phan Nhật Nam đã đến từ ngày 17 tháng 4, 1986. Lúc ở đấy không còn một ai là tù người Nam. Vâng, phải đến ba mươi năm để cốt giết một người. Những người tù miền Nam kia không được làm người biết đau đớn; họ là bọn “ ngụy quân, ngụy quyền có nợ máu với nhân dân ” nên con người vẫn tiếp tục bị đồ hình ở Quyết Tiến, Hà Giang; Phố Lu, Yên Bái; ở hệ thống trại Thanh Cẩm, Thanh Phong, Lam Sơn ( Thanh Hóa ). Hoặc khắp cùng Vĩnh Phú, Hà Tây, Nghệ Tĩnh... Bao nhiêu đất bấy nhiêu trại tù. Không mấy người nghe đến. Loài người khó ai nhận ra điều đau đớn đơn giản trên; kể cả các vị lãnh đạo tôn giáo, cầm đầu các Quốc gia, người tranh đấu cho nhân quyền, hòa bình thế giới. Chỉ mới kể một nửa nước, vùng phía Bắc Việt Nam.
CUỐN SÁCH VÌ THẾ CẦN PHẢI VIẾT LẠI.
Sự kiện về người tù dù sao vốn dĩ cũng là vấn đề với bản chất khép kín, che dấu, như thân phận tội nghiệp của họ. Thế nhưng, lại có những điều tồi tệ khác xẩy ra dưới ánh sáng như những biểu hiện công khai và hợp lý - Cũng được xem như hình thái của xã hội văn minh và tiến bộ: Sinh hoạt chính trị và những con người đặc thù của nó - Những người luôn luôn kêu gọi, nại đến, trưng ra những danh xưng cao thượng Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ với những đối tượng mục tiêu có giá trị tuyệt đối - Tổ Quốc, Dân Tộc. Tiến trình mang tính “ Chính Danh, Chính Nghĩa ” này qua Hiệp Định dối trá ngang ngược kia cũng bị lộ hẳn toàn thể xấu xa sa đọa với những người gọi là: Chủ tịch, Tổng thống, Trưởng đoàn đại biểu, những ủy viên trung ương, hằng loạt đủ các thứ loại chính khách, chính trị gia... Kể cả những kẻ gọi chung danh nghĩa “ đấu tranh cách mạng ”... Tất cả đã bày ra trước mắt nhân dân và lịch sử nguyên hình đám múa rối vô duyên và cực kỳ xuẩn động. Những kẻ dụng bạc giả để mưu định buôn bán sinh mạng Quốc gia, đánh lừa hy vọng của toàn khối miền Nam. Cuối cùng, Dân Tộc Việt đồng bị xiên ngược trên giàn lửa bởi chính những người đồng chủng được ngụy danh nên thành “ Người cộng sản Việt Nam ”. Chung bàn tiệc máu kia còn xuất hiện vô số những người rất mực hân hoan và kiêu hãnh; họ lạc quan và chủ quan một cách bất bình thường rất đỗi kinh ngạc - Những kẻ được gọi là thành phần tiến bộ, ưu tú của miền Nam.... Ngày 24 tháng 7, 1973, tại địa điểm trao trả Lộc Ninh, những người tuổi trẻ như Võ Như Lanh, Trịnh Đình Ban, Cao Quế Hương, Trần Thị Lan, Trần Thị Huệ... Ngồi dưới gốc cây cao su vỗ tay hát lời ca hàm xúc... “ Nếu là chim tôi sẽ là một loài câu trắng. Nếu là hoa... Sẽ là một đóa hướng dương. Là người, sẽ chết trên quê hương tôi!! ” Suốt hai thập niên 70, 80, những người tuổi trẻ đấu tranh cho Hòa Hình, Tự Do, Hạnh Phúc, Công Bằng, Huynh Đệ kia... Những người đã cùng vỗ tay hòa nhịp với Trịnh Công Sơn hát “... Từ Bắc vô Nam tay lại nắm tay..” Nối vòng tay lớn mừng “ bộ đội cách mạng giải phóng Sài Gòn ”; những người tay mang băng đỏ như Cung Tích Biền, Nguyễn Hữu Đống ( Chủ Tịch sinh viên Đại Học Kiến Trúc ), Kim Cương đi lùng Ngụy, bắt “ văn nghệ sĩ Sài gòn phản động ” trong buổi sáng ngày 30 tháng 4, năm 1975... Tất cả những người nầy đều được chứng kiến, hoặc tự thân dự phần vào cuộc “ vượt chết ” bi tráng kỳ vĩ của Dân Tộc Việt - Hai triệu người xé thân trên đường vượt biên với giá máu sáu trăm ngàn người chết. Người Việt ra đi từ mũi Cà Mau đến biên giới sáu tỉnh phía Bắc... Hai đứa bé tuổi vừa quá lên mười vượt biển với chiếc thuyền thúng, hướng về Hồng Kông. Bà ngoại ôm cháu chết nghẹt trong chiếc ghe bị công an bắn chìm nơi cầu Rạch Chiếc ngay trên Xa Lộ Biên Hòa.
Không tiếng lời nào của tuổi trẻ, của văn nghệ sĩ ở Sài Gòn, ở Việt Nam nói về Một của tổng số Sáu Trăm Ngàn lần chết đau thương này. Trịnh Công Sơn thêm một lần nổi tiếng là người tài hoa lãng mạn với bài hát “Huyền Thoại Mẹ” có lời dạo đầu... “ Mẹ ngồi dưới hầm sâu nghe từng đêm đạn nổ...” Anh ta cũng có Người Mẹ hóa điên vỗ tay hoan hô Hòa Bình chiều đi qua Bãi Dâu, nơi chôn sống người ở Huế sau Tết Mậu thân, 1968, khi người Cộng sản rút quân đi.
NGƯỜI CHỈ MỘT LẦN SỐNG.
NGƯỜI CHỈ MỘT LẦN CHẾT.
NGƯỜI CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI MẸ.
CÓ NHIỀU MẸ LÀ MẸ NUÔI-ĐÓ LÀ CON HOANG.
Năm 1990, ông dân biểu một thời nổi tiếng đối lập chống độc tài Nguyễn Văn Thiệu: Lý Quý Chung, Bộ Trưởng Thông Tin cuối cùng của chế độ Cộng hòa miền Nam, khi trả lời với báo chí thiên tả Pháp, đã nói lên niềm hân hoan của người trí thức dưới chế độ xã hội chủ nghĩa “...Hôm nay có điều kiện để viết hơn bao giờ hết!! ” Người này nói thật - Anh ta là người viết chuyện đá banh khéo nhất, cũng là chủ tiệm ăn đông khách nhất của Sài Gòn. Có một điều người nầy quên kể ra, Anh ta là thành phần thứ ba - Đã một lần thuộc lực lượng tranh đấu cho Hòa Bình và Hòa Giải Dân Tộc. Danh xưng đưa đến sự nghiệp vinh quang của hiện tại. Thành Phần Thứ Ba, đứa con hoang đẻ vội mà người Cộng sản đã đạp xuống dưới đế dép lốp xe hơi một cách thậm tệ khinh miệt ngay trong buổi sáng ngày 30 tháng 4, 1975.
Cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng. Cái gọi là Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đình Thảo, Lâm Văn Tết, Trần Văn Trà, Nguyễn Hộ, Nguyễn Thị Bình, Dương Huỳnh Hoa... Tất cả đã cùng chung hố rác vô dụng và tầm phào, đừng nói gì cỡ Nguyễn Long, Tôn Thất Dương Kỵ, Huỳnh Văn Trọng, Phạm Thị Thanh Vân ( Vợ Ngô Bá Thành ). Riêng những kẻ ăn ké đồ thừa “ cách mạng chống Mỹ cứu nước ” - loại Ngọc Lan, Chân Tín, Lý Chánh Trung... Đám ruồi nhặng vây vo quanh tờ Đối Diện; báo Tia Sáng của nhóm Ngô Công Đức... Được một năm ân huệ. Sau 1976, hai tờ báo nhận lệnh đóng cửa; những kẻ gọi là “ trí thức cấp tiến yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội...”, thứ chuyên viên xuống đường “ đòi quyền sống và cải thiện chế độ lao tù ” ở đường phố Sài Gòn suốt thời gian của 1973, 1974 được nhận chức đại biểu nhân dân hữu danh vô thực. Để rồi tất cả đồng bị ném đi như một loại cặn bã tồi tệ phải loại trừ khẩn cấp - Nếu cần thiết cho vào trại cải tạo không ngại ngùng - Điều đơn giản tàn nhẫn này không lạ - Hãy xem gương Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường... Nhóm Nhân Văn Giai Phẩm có thiếu mặt ai trong chín năm kháng chiến chống Pháp?! Chống Mỹ cứu nước, chống tham nhũng Nguyễn Văn Thiệu kiểu các linh mục cấp tiến dòng Chúa Cứu Thế có là bao công trận mà đòi chuyện đền bù. Dòng Chúa Cứu Thế ở bãi biển Nha Trang biến thành phòng ngủ và chỗ giải trí - Trừng Phạt của Thiên Chúa hiện thực nơi năm tháng đang phải sống. Ngay hôm nay.
Cũng năm 1990 nầy, Huỳnh Tấn Mẫm bị hạ tầng công tác vì vợ đi buôn lậu, móc nối tham nhũng, hối lộ. Chức vụ có được cũng chẳng cao sang ghê gớm gì. Ngang với một chức Trưởng ty.
CUỐN SÁCH VÌ THẾ CẦN PHẢI ĐỌC LẠI.
“... Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam sẽ lần lượt đóng hết vai trò đoản kỳ của nó. Và trận đấu cuối cùng vẫn là giữa chúng ta với những sư đoàn chính quy Cộng sản Bắc Việt qua tấm đệm Ba Mầu - Lá Cờ Mặt Trận Giải Phóng - Thứ phế phẩm sẽ nhanh chóng bị vất bỏ khi trận chiến tàn cuộc ”. Hai mươi hai năm trước người viết đã có lời cụ thể chính xác như thế và cũng khẩn thiết khẳng định: Chúng ta có thể Hòa Giải cùng người Cộng sản Việt Nam được không? Tôi trả lời dứt khoát - Không được!! Chúng tôi chống Cộng bởi không thể là Cộng sản; không thể chịu được tư tưởng “ độc tôn yêu nước và độc tôn cách mạng xã hội của họ ”. Và nếu người Cộng sản chịu hòa giải trong một chiến thuật ngắn hạn nào đó, chắn chắn họ cũng không ngồi chung chiếu với “ lãnh tụ ” Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu chứ đừng nói đến đám đào kép cải lương mới nổi từ đồng lầy chính trị miền Nam -Trang 411-417, ấn bản 1974, Hiện Đại, Sài Gòn -
Ngày viết những lời trên, Người Lính Viết Văn vừa đúng ba mươi tuổi.
Hôm nay, nơi đất Mỹ, Phan Nhật Nam bị cáo buộc “ Hô hào hòa hợp hòa giải với Cộng sản ” bởi những người không một ngày chiến trận; không một lần tù tội và chưa hề tiếp xúc với một cán bộ Cộng sản nào, cho là thứ Cộng sản hạng bét sau ngày 30 Tháng 4, 1975.
Mùa Hè Uất Hận nơi Đất Mỹ
Tháng 5 - 1995
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tù Binh Và Hòa Bình
Phan Nhật Nam
Tù Binh Và Hòa Bình - Phan Nhật Nam
https://isach.info/story.php?story=tu_binh_va_hoa_binh__phan_nhat_nam