Chương 14.1
uổi sáng hôm sau Maxim điện thoại về báo tin bẩy giờ tối chàng sẽ về đến nhà. Chính bác Frith trả lời. Maxim không yêu cầu nói chuyện với tôi. Trong lúc tôi đang ăn điểm tâm, tôi nghe tiếng chuông điện thoại và tôi nghĩ rằng Frith sắp vào phòng ăn và nói với tôi: “Ông muốn nói chuyện điện thoại với bà”. Tôi bỏ khăn ăn xuống và đứng lên. Nhưng Frith chỉ vào phòng ăn thông báo.
Tôi ngồi xuống trước đĩa trứng và tự hỏi tôi sẽ làm gì ngày hôm nay. Đêm qua tôi đã khó ngủ, có lẽ tại chỉ có một mình trong buồng. Tôi đã thức dậy nhiều lần sau những giấn mơ hãi hùng. Chúng tôi đi chơi trong rừng. Maxim và tôi, và chàng đi trước tooi một chút. Tôi không theo kịp chàng. Tôi không thể nhìn thấy mặt chàng, chỉ có tấm lưng luôn ở trước mặt tôi. Vừa ngủ tôi vừa khóc, bởi vì lúc buổi sáng dậy, chiếc gối bị ẩm, và nhìn vào trong gương, tôi trông thấy mắt tôi sưng lên. Trông tôi xấu lắm. Tôi phớt một chút phấn hồng lên má, cố tạo cho mình vẻ tươi tốt. Nhưng càng xấu hơn.
Vào lúc mười giờ, trong lúc tôi đang cấu bánh mì cho chim bồ câu trên sân bằng, chuuông điện thoại lại reo lên. Lần này là cho tôi. Bác Frith đến báo đó là bà Lary.
- Alô, chị Béatrice. – Tôi nói
- Alô, em thân mến, em có khỏe không?
Giọng nói trong điện thoại đúng với bản chất của chị hơn, nhanh, đột ngột, gần như nam giới. Rồi không đợi tôi trả lời, chị nói luôn: “Chị muốn đến thăm bà chiều nay. Chị đang ăn trưa ở nhà những người ở cách chỗ em ba chục kilômét. Em có muốn chị đến đón em để chúng ta cùng đi đến nhà bà không? Đã đến lúc em phải ra mắt bà rồi đó.
- Thế thì em thích lắm, chị Béatrice.
- Được rồi. Vậy vào quãng ba giờ rưỡi, chị đến đón em nhé. Anh Giles có gặp Maxim hôm qua ở bữa tiệc. Thức ăn thì tồi, nhưng rượu rất tuyệt, anh ấy nói thế. Vậy lát nữa nhé!
Tôi quay trở lại vườn. Tôi rất thích, được chị ấy rủ đến thăm bà nội, ngày hôm nay như vậy là đỡ tẻ. Đối với tôi, thời gian dài quá cho đến bây giờ. Tôi chẳng có vẻ gì là nghỉ hè. Tôi không còn muốn đi cùng với Jasper vào Thung Lũng Hạnh Phúc nữa, xuống vịnh và ném những hònn đá sỏi xuống nước. Cảm tưởng tự do đã tan biến cùng với niềm ước ao trẻ con được chạy nhảy trên bãi cỏ. Tôi vào ngồi trong vườn hồng với quyển sách, tờ báo và đồ thêu.
Tôi có để ý vào những cột bào rồi chìm đắm vào những tình tiết rắc rối của cuốn tiểu thuyết tôi cầm trên tay. Tôi không muốn nghĩ đến buổi trưa hôm qua và đến bà Danvers. Tôi cố gắng quên sự có mặt của bà ta trong nhà, lúc này đang dò xét tôi qua cửa sổ. Roòi có lần lúc tôi đưa mắt lên khỏi quyển sách để nhìn vào trong vườn, có cảm giác không phải chỉ có mình tôi.
May thay bữa ăn trưa đến, chấm dứt buổi sáng dài dằng dặc này. Tài nấu nướng tuyệt diệu của Frith và vẻ mặt thơ ngây của Robert làm tôi vui hơn là sách báo. Đến ba giờ rưỡi, tôi nghe có tiếng ô tô rồi thấy chiếc xe của Béatrice rẽ vào lối đi và đỗ trước thềm nhà. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng, chạy ra gặp, tay cầm găng.
- Em thân mến, chị đây rồi! trời hôm nay đẹp quá phải không?
Béatrice đóng cánh cửa xe lại sau lưng chị và trèo lên bậc thềm. Chị khẽ hôn tôi ở gần tai và vừa nói vừa ngắm nhìn tôi:
- Trông em không được tươi tỉnh. Em gầy quá và xanh nữa. Có gì không ổn chăng?
- Không có gì đâu ạ, mặt em thường không được đỏ.
- Ồ không, em không được như lần trước chị thấy em.
- Có lẽ tại không giữ được màu da cháy nắng ở nước Ý?. Tôi vừa nói vừa trèo lên ô tô.
- Ôi sao em giống Maxim thê, không chịu tiếp thu phê bình về sức khỏe của mình. Em không đợi một em bé đấy chứ?
Chúng tôi đi và xe xuống đường hơi nhanh.
- Không ạ, chưa có gì đâu ạ!
- Không buồn nôn vào buổi sáng. Hay đại loại thế?
- Không ạ.
- Đúng là chưa có gì. Chị chưa bao giờ khỏe trong thời gian sinh Roger. Trước hôm sinh chị còn chơi golf. Không nên bực tức trước những vấn đề của Thiên nhiên.
Nếu en có chút nghi ngờ nào, hãy báo ngay cho chị.
- Thật đấy mà chị Béatrice, chẳng có gì để báo cả.
- Chị thấy cần phải nói với em là em cần có người nối dõi tông đường. Được như vậy Maxim sẽ sung sướng lắm. Chị mong là em không từ chối việc đó.
- Tất nhiên là không rồi. – Tôi nói và bụng nghĩ thầm: “Chuyện gì mà kỳ thế!”
- Em đừng thấy thế là chướng, đừng coi thường lời chị nói. Những thiếu phụ ngày nay có quyền làm theo sở thích của mình. Khi người ta muốn đi săn, thật là phhiền thấy mình có mang ngay từ vụ đầu. Như thế làm hại đến tình nghĩa vợ chồng nếu cả hai là những thợ săn. Về trường hợp của em tất nhiên như vậy không ảnh hưởng gì. Những em bé không trở ngại gì co vấn đề vẽ. Vẽ của em dạo này ra sao?
- Em cũng không vẽ nhiều lắm.
- Thế hả? Tuy nhiên, cũng không nên ra ngoài trời ngồi một thời gian nào đó. Hãy cho chị biết những quyển sách của chị có ích lợi cho em không?
- Tốt lắm ạ! Mó quà của chị thật đáng quý.
- Vậy chị rất vui lòng.
Xe ô tô mỗi lúc một nhanh hơn, Chân chị không rời bộ phận gia tốc và tất cả những chỗ quành đều thành góc nhọn.
- Sắp tới đây cháu Roger sẽ vào đại học Oxford. Có trời mới biết cháu vào đó làm gì. Mất cả thì giờ. Đó là ý kiến của anh Giles và của chị, nhưng mà biết làm thế nào hơn. Cháu cũng gióng như anh Giles và chị, chỉ thích ngựa. Chiếc ô tô trước mặt chúng ta nghĩ gì? Này anh bạn, tại sao không đưa tay ra? Quả thật trên đường có những kẻ cần phải giết.
- Các em có mời khách không? – Béatrice hỏi tiếp.
- Không ạ, sinh hoạt của chúng em rất bình lặng.
- Như thế tốt đấy! Chị vẫn thường nói: mở những cuộc chiêu đãi lớn khác chi khổ sai. Nhà chị không bao giờ làm gì như thế. Anh chị có rất nhiều hàng xóm tốt, và anh chị rất thân ái với mọi người. Những người này sang ăn ở nhà những người kia và người ta chơi bài không ăn tiền với những người ngoài. Em có biết chơi bài không?
- Chơi không giỏi ạ.
- Ồ, chả sao cả, miễn là biết chơi. Chị khó chịu nhất với những người không chịu học chơi. Về mùa đông giữa bữa trà và bữa ăn tôi, người ta biết làm gì với họ, và sau bữa tối nữa. Người ta không thể cứ ngồi mà nói chuyện mãi được.
Tôi tự hỏi tại sao, nhưng không nên nói ra thị hơn… chị Beatrice tiếp tục lái xa trong một thời gian không nói năng gì. Một lát sau chị lại tiếp tục:
- Sức khỏe của Maxim thế nào?
- Tốt lắm, cảm ơn.
- Bằng lòng, sung sướng và tất cả chứ.?
- Vâng, cũng tương đối.
Lúc đi qua đường, chị phải tập trung chú ý. Tôi tự hỏi có nên nói cho chị biết về bà Danvers không, về gã Fawell ấy. Tôi sợ chị ấy lại hớ hênh đi nói với Maxim.
- Chị Beatrice này! – Tôi cứ quyết định nói. - Chị có bao giờ nghe nói đến một gã tên là Fawell không?
- Jack Fawell. Có, chị có biết gã ấy. Jack Fawell, một kẻ thô bỉ. Cách đây mấy năm chị có gặp gã một lần.
- Hôm qua gã đến Manderley thăm bà Danvers.
- Thế à! Ôi, có thể là gã muốn…
- Muốn gì?
- Hình như gã là anh em họ với Rebecca.
Tôi rất ngạc nhiên. Tôi không ngờ họ hàng với Rebecca mà lại thế…
- Ôi, em không biết là như thế.
- Có thể là gã có thói quen thường hay đến Manderley. Chị không thể nói cụ thể với em được, vì chị cũng hiếm khi về đây.
Béatrice nói một cách ngắn gọn như thể chị không muốn đề cập đến vấn đề ấy. Tôi nói:
- Em không thích gã đàn ông ấy
- Có thể là như thế.
Béatrice không nói nhiều và bản thân tôi cũng nhận thấy không nên kể với chị gã đã yêu cầu giữ bí mật về cuộc đến thăm của gã.
Phức tạp lắm, vả lại chúng tôi cũng đã đến nơi. Một hàng rào trắng và một lối đi rải sỏi.
- Em nên biết là bà lão gần như lòa hẳn, và hồi này bà không được khỏe lắm. Chị đã điện thoại cho cô y tá báo tin chúng ta đến thăm.
Ngôi nhà to lớn, tường gạch đỏ, xây dựng từ cuối thế kỷ XVIII, và không được đẹp lắm. Thoáng nhìn biết ngay là nhà đông người ở và tư cách lắm. Và quản lý ngôi nhà là một bà già hầu như loà.
Một chị hầu phồng duyên dáng ra mở cửa.
- Chào Nora. – Béatrice nói. - Chị có khỏe không? Và bà cụ thế nào?
- Thưa bà, cũng bình thường, lúc khỏe lúc không. Thấy các bà đến, hẳn cụ vui lòng lắm.
Và Nora tò mò nhìn tôi.
- Đây là bà Winter. - Béatrice nói.
Qua một hành lang nhỏ và một phòng khách đầy đồ, chúng tôi đến một hàng hiên mở ra một bãi cỏ hình vuông. Những bồn đá trồng đầy loại phong lữ thảo đỏ bầy dài trên bậc thềm. Trong một góc hàng hiên có một chiếc ghế bành có bánh lăn. Trên chiếc ghế bànhlà bà của Béatrice ngồi tựa vào mấy cái gối và quấn đầy khăn. Tiến đến gần tôi nhận ra cụ hao hao giống Maxim. Nếu Maxim già và lòa cũng sẽ giống hệt. Cô y tá ngồi bên cạnh đứng lên, đánh dấu vào quyển sách cô đang đọc to và mỉm cười với Béatrice.
Béatrice bắt tay cô và giới thiệu tôi.
- Bà cụ trông khỏe lắm! Ai ngờ được là đã tám mươi sáu tuổi rồi. - Rồi chị cúi xuống cát tiếng nói to – Thưa bà, chúng cháu đã đến, bình an vô sự ạ!
Bà cụ quay đầu về phía chúng tôi nói:
- Cháu Béa thân mến, cháu đến thăm bà ngoan lắm. Ở đây chẳng có gì thú vị đối với cháu.
Béatrice cúi đầu xuống và hôn cụ.
- Thưa bà, cháu có đưa vợ Maxim đến. Cô ấy muốn tới thăm bà sớm hơn kia đấy, nhưng hai vợ chồng đều có rất nhiều việc phải làm.
Béatrice đẩy lưng tôi và nhắc: “Hôn bà đi”. Tôi cúi xuống và hôn lên má cụ Cụ đưa tay sờ lên mặt tôi.
- Cháu ngoan lắm. Cháu đến thăm, bà mừng lắm. Lẽ ra cháu nên mang cả Maxim đến.
- Anh Maxim đi Luân Đôn vắng ạ. – Tôi nói. - Tối nay nhà cháu mới về.
- Vậy lần sau đưa anh ấy tới nhé. Cháu ngồi xuống ghế bành này để bà được nom thấy cháu. Còn Béa ngồi phía bên này. Thế còn bé Roger thế nào? Chẳng thấy nó đến thăm cụ bao giờ.
- Hè này cháy sẽ đến. – Béatrice -. Cháu đã rời Otton để vào Oxford.
- Trời ơi, vậy thì là một chàng thanh niên rồi. Bà làm sao nhận ra nó nữa.
- Cháu đã cao lớn hơn cả bố cháu rồi đấy ạ.
Béatrice tiếp tục nói chuyện về chồng con, về ngựa và chó. Cô y tá lấy chiếc áo len đang đan dở ra ngoáy kim đan. Cô quay về phía tôi thân mật và vui vẻ:
- Thưa bà, bà có thấy thích Manderley không ạ?
- Có chứ, thích lắm cô ạ.
- Ở đấy đẹp lắm. Tiếc thay tôi không còn được đến đấy nữa, bà cụ chịu không nổi. tôi rất thích những ngày được ở đấy.
- Một ngày nào đó, cô có thể đến một mình cũng được.
- Cám ơn, tôi rất muốn. Tôi mong rằng ông Winter khỏe chứ ạ.
- Khỏe lắm, cám ơn.
- Ông bà qua tuần trăng mật ở bên Ý có phải không ạ? Tấm bưu thiếp của ông Winter làm chúng tôi rất vui.
- A, anh ấy có gửi bưu thiếp về à? Tô không nhớ nữa.
- Vâng. Chúng tôi rất sung sướng. Chúng toi thích những thứ đó lắm. Chúng tôi có một quyển album đầy những loại như thế của gia đình. Thích lắm!
- Như vậy tốt quá. – Tôi nói.
Tôi lắng nghe từng mẩu chuyện của Beatrice phía bên kia.
- Bà có nhận ra con chó Marksman không? Nó đã già lắm rồi, có lẽ cần phải hạ nó mất. Đáng tiếc, con chó săn tốt nhất đàn.
- Ôi con chó săn già Marksman ấy à? Tội nghiệp
- Vâng, nó lòa mất rồi!
- Tội nghiệp nó! - Cụ già nhắc lại.
Cô y tá cất tiếng hỏi tôi:
- Bà có hay đi săn không ạ?
- Tiếc thay, tôi không biết săn.
- Rồi bà cũng sẽ biết thôi. Trong miền này, mọi người đều thích đi săn.
- Bà Winter rất ưa thích nghệ thuật. Béatrice nói với cô y tá. – Tôi có nói với bà ấy ở Manderley có rất nhiều nơi vẽ tốt lắm.
- Đúng thế! Chị y tá xác nhận và ngừng đan một lát. - Một môn giải trí thật tốt. Toi cũng có một người bạn gái đã làm nên biết bao điều kỳ diệu chỉ với cây bút chì. Chúng tôi cùng nhau đến Provence nghỉ Pâques, cô ta đã vẽ biết bao tranh đẹp.
- Chúng cháu đang nói chuyện với nhau về hội hoạ. – Béatrice kêu vào tai bà cụ. – Bà không biết rằng trong gia đình chúng ta có một nghệ sĩ.
- Ai đấy, thế mà bà không biết.
- Cháu dâu mới của cụ. Cụ hãy hỏi xem món quà tặng cưới của cháu là gig?
Tôi mỉm cười và chờ câu hỏi. Bà cụ quay đầu về phía tôi:
- Béa nói gì với bà vậy? Bà không biết cháu là một nghệ sĩ. Gia đình chúng ta chưa có nghệ sĩ bao giờ.
- Chị Béatrice nói đùa đấy ạ. – tôi nói – Cháu không phải là một nghệ sĩ thực thụ. Cháu thích vẽ và mới học vẽ. Chị Béatrice đã cho cháu những quyển sách thật tốt.
- Ồ. Bà cụ hỏi vẻ kinh ngạc – Beatrice đã cho cháu sách à? Đó là mang nước đổ vào sông. Trong thư viện ở Manderley thiếu gì sách.
Rebecca (Tiếng Việt) Rebecca (Tiếng Việt) - Daphné Du Maurier Rebecca (Tiếng Việt)