Quỳ epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 19
ắng xuyên qua tàng cây nhãn già cỗi dọi xuống cái võng thành những đốm sáng lung linh. Gió rì rào. Buông cuốn sách xuống Quỳ thở dài. Lật bật đã hai năm kể từ ngày Kiên bị nàng tống lên ghe đi tị nạn. Từ đó nàng không nghe bất cứ tin tức nào về anh.
Cũng từ ngày đó nàng sống một đời sống khác biệt. Nàng có chức vụ, quyền lực, tiền bạc. Cái gì nàng cũng có. Trong khi nhà nước ra lệnh tịch thu sách vở, báo chí, băng nhạc hay những gì liên quan tới văn hóa đồi trụy của ngụy thì tại nhà, nàng vẫn đọc, vẫn gìn giữ và nâng niu những gì mà Kiên đã mua tặng cho nàng. Nó là kỹ niệm. Nó là hình ảnh của Kiên. Đảng và nhà nước có thể cho nàng mọi thứ trừ một điều. Kiên. Nàng yêu đảng. Nàng yêu nhà nước nhưng tận cùng tâm khảm nàng biết những thứ đó chưa đủ. Dù đã được kết nạp vào đảng, nàng vẫn cảm thấy giữa cá nhân mình và cái tập thể rộng lớn đó vẫn có một cái gì xa lạ và cách ngăn. Đảng không mơ mộng. Nhà nước không lãng mạn. Do đó mà đảng viên cũng không được phép mơ mộng hay lãng mạn. Đảng không có yêu ai ngoại trừ đảng. Vì vậy mà nàng cũng không thể yêu ai ngoại trừ yêu đảng. Đó là đạo đức cách mạng. Nàng đã được dạy dỗ từ hồi nhỏ là phải noi gương đạo đức cách mạng của bác và đảng. Tuy nhiên chỉ cần sau hai năm sống dưới sự chỉ đạo của đảng và nhà nước, nàng đâm ra hoài nghi, thắc mắc và thất vọng. Nàng cảm thấy thiếu thốn. Đảng với nhà nước cung cấp cho nàng mọi thứ nàng cần trừ một thứ.
Tình yêu.
Nàng nhớ tới lần nói chuyện cuối cùng với Kiên. Nàng đã mời anh tham gia cách mạng và anh đã thẳng thắn từ chối. Lý do mà Kiên nêu ra là không thể và không muốn sống chung với những người dối gian, giả trá và lường gạt như nàng. Ngày đó nàng giận Kiên và tống cổ anh lên tàu tị nạn. Bây giờ nàng mới nhận ra Kiên có lý. Thiên đường chỉ là tưởng tượng của con người, huống hồ gì thiên đường cộng sản thuần là tưởng tượng trong đầu óc bệnh hoạn của lãnh tụ. Cùng là đồng bào mà người ta xử tệ với nhau. Cùng là người đồng quê hương mà người ta lại thù ghét nhau. Ở trong cái tập thể mà người ta gọi là đảng không có tình yêu, không có một chỗ nào dành cho tình thương, mà chỉ là chèn ép, lừa gạt, dối trá, tố cáo, triệt hạ nhau bằng đủ mọi thủ đoạn, mưu mô và mánh khóe hèn hạ và bỉ ổi. Ngay sau khi cách mạng thành công, nàng là bí thư tỉnh ủy.
Một năm sau nàng tình nguyện nhường chức vụ béo bở này lại cho một đồng chí của mình từ ngoài bắc vào. Tuy nhiên đảng vẫn còn có lòng ưu ái bằng cách cho nàng chức vụ phó trưởng ty giáo dục vì ngày xưa nàng là cô giáo. Điều cay đắng nhất, ông trưởng ty, ông sếp của nàng lại là người có trình độ học vấn mới học hết lớp ba của một trường làng đâu đó ngoài Nam Định. Với trình độ này, Quỳ nhớ, trước năm 1975, ông ta chỉ có làm gác dan hay lau cầu tiêu. Thế mà bây giờ, được đảng cho làm trưởng ty, ông ta hãnh diện về thành tích cách mạng của mình. Mỗi lần hội họp, ông ta thao thao giảng dạy về lý thuyết cộng sản, đạo đức cách mạng, đường lối giáo dục cho nhân viên của mình, mà những người nghe đó đều có bằng tú tài hoặc cử nhân. Nhưng thôi nàng cũng không muốn nghĩ tới các sự kiện cười ra nước mắt đó. Một điều mà nàng không chịu được là cái nhìn của bạn bè, người quen và luôn cả người bên nội. Đất nước thống nhất, nhưng gia đình nàng lại chia thành hai phe. Ba và hai anh rể mỉa mai nàng. Họ xa lánh nàng. Họ không thèm cầu cạnh nàng dù nàng có quyền uy và địa vị. Nàng cảm thấy lạc lõng và bơ vơ.
Từ đó nàng cảm thấy một điều mà lâu nay nàng quên bẵng đi. Tình thương mới là cái quí nhất. Nàng nhớ Kiên. Mỗi buổi chiều, sau khi đi làm về, ra sân ngồi trên võng đọc sách, nàng nhớ Kiên vô cùng. Nàng nhớ giọng nói của anh. Nàng thèm được nhìn vào mắt anh. Nàng muốn được nắm tay anh đi dạo trên bờ dừa lấp lánh ánh nắng. Nàng muốn được Kiên vùi mặt trong mái tóc thơm mùi bông sứ của mình và thì thầm ba tiếng anh yêu em…. Đời sống không có tình yêu là một đời sống dẫy chết. Kiên đã nói như thế. Muốn sống hạnh phúc nàng biết phải làm điều gì khác hơn là nhắm mắt quay theo cái guồng máy đang từ từ nghiền nát mình. Đảng không thể cho nàng tình yêu và hạnh phúc. Tại sao mình không đi tìm Kiên. Vượt biên. Ý tưởng nổ bùng ra trong trí làm Quỳ thảng thốt. Nàng sợ. Sợ có người nào đọc được ý tưởng của mình. Nàng sợ đôi mắt vô hình của đảng đang rình mò, quan sát mình. Vượt biên để tìm Kiên. Ngày xưa vì bất đồng chánh kiến hai người đã xa nhau. Bây giờ nàng bằng lòng bỏ sự nghiệp cách mạng của mình để đổi lấy tình yêu. Nàng từ bỏ hết những gì mình có chỉ để gặp Kiên, sống cho tình yêu của mình.
Ngồi trên chiếc võng mà ngày xưa hai đứa hay ngồi chung với nhau, nàng như thấy Kiên đang mỉm cười nhìn mình bằng ánh mắt thương yêu. Từ đó nàng âm thầm phác họa kế hoạch đi tìm tình yêu. Sáu tháng sau, chiếc thuyền chở người vượt biên, trong số đó có Quỳ tới được trại tị nạn Bidong. Một năm sau nàng đặt chân lên đất Mỹ.
Quỳ Quỳ - Chu Sa Lan Quỳ