Nhím Thanh Lịch epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 14: Nước Nhật Xưa
áng hôm sau, Chabrot bấm chuông phòng tôi. Có vẻ như ông ấy đã bình phục, giọng nói không run nữa, mũi khô, da rám nắng. Nhưng trông giống một con ma.
- Ông Pierre mất rồi, - ông ấy nói với tôi, giọng lạnh lùng.
- Tôi rất tiếc, - tôi nói.
Tôi thật lòng tiếc cho ông ấy, bởi vì nếu Pierre Arthens không đau ốm nữa, Chabrot cần học cách sống như đang chết.
- Đội tang lễ sắp tới, - Chabrot nói với giọng của hồn ma. - Tôi sẽ rất biết ơn nếu bà vui lòng chỉ cho họ lên căn hộ.
- Tất nhiên rồi, - tôi nói.
- Tôi sẽ quay lại sau hai tiếng nữa, để chăm sóc bà Anna.
Ông ấy thoáng nhìn tôi trong im lặng.
- Cám ơn bà, - ông ấy nói, lần thứ hai trong hai mươi năm.
Tôi cố gắng trả lời theo đúng truyền thống của ông tổ nghề gác cổng, nhưng không hiểu tại sao, lời nói không thoát ra được. Có lẽ bởi vì Chabrot sẽ không đến nữa, vì trước cái chết, đến pháo đài cũng sụp đổ, bởi vì tôi nghĩ tới Lucien, cuối cùng, bởi sự ý nhị không cho phép ngờ vực để không làm xúc phạm những người đã khuất.
Vì thế, tôi không nói:
- Không có gì.
Mà nói:
- Ông biết đấy... mọi thứ đều có lúc của nó.
Câu này nghe giống như một câu tục ngữ dân gian, mặc dù đó cũng là lời mà nguyên soái Kutuzov, trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, nói với công tước Andrei. Người ta chẳng đã trách cứ tôi khá nhiều, cả vì chiến tranh, cả vì hòa bình... Nhưng mọi thứ đều có lúc của nó... Mọi thứ đều đến đúng lúc của nó cho người nào biết chờ đợi...
Tôi rất muốn trả giá đắt để đọc câu này trong nguyên bản. Điều luôn làm tôi thích thú trong đoạn này chính là chỗ ngắt, sự cân bằng của chiến tranh và hòa bình, sự tràn lên rồi lại trút xuống trong câu nói, giống như thủy triều trên bãi cát mang đến rồi lại mang đi sản vật của đại dương. Liệu có phải là sáng tạo của người dịch không, khi tô điểm một văn phong Nga rất đúng mực - người ta đã trách cứ tôi khá nhiều vì chiến tranh và vì hòa bình - và trong câu nói trơn tru không bị bất cứ một dấu phẩy nào làm ngắt quãng, đưa những suy nghĩ về biển của tôi đến chương về những việc làm ngông cuồng vô căn cứ, hay đó là chính cốt lõi của đoạn văn tuyệt vời mà cho đến tận hôm nay vẫn khiến tôi rơi nước mắt vì sung sướng?
Chabrot khẽ gật đầu rồi quay đi.
Phần còn lại của buổi sáng trôi đi trong sự rầu rĩ. Tôi không có tí thiện cảm nào với ông Arthens sau khi ông ta mất, nhưng tôi lê bước như một linh hồn bị trừng phạt và tôi không thể nào đọc được. Chiếc ngoặc đơn sung sướng đã mở ra trong sự sống sượng của thế giới nhờ cây hoa trà trên đám rêu của đền thờ nay đóng lại một cách vô vọng và màu đen của tất cả những sự sụp đổ đó đã gặm nhấm trái tim cay đắng của tôi.
Khi đó, nước Nhật xưa xen vào. Từ một căn hộ trên cao vọng xuống một giai điệu rõ nét, trong sáng và vui tươi. Ai đó đang chơi một bản nhạc cổ điển trên đàn dương cầm. Ôi, giờ phút ngọt ngào không báo trước xé tan tấm màn sầu muộn... Trong một phần nhỏ của sự vĩnh cửu, mọi thứ đều biến đổi và thay đổi hình dạng. Một đoạn nhạc trích từ một bản nhạc không quen, một chút hoàn hảo trong dòng chảy của những thứ gắn với con người - tôi hơi cúi đầu, tôi nghĩ tới cây hoa trà trên đám rêu của đền thờ, nghĩ đến một chén trà trong khi bên ngoài, gió vuốt ve tán lá, cuộc sống trốn chạy bỗng đông cứng lại thành một thứ châu báu không có ngày mai, cũng không có dự định, số phận con người được cứu thoát khỏi chuỗi ngày ảm đạm, cuối cùng đã tỏa sáng và, vượt lên trên thời gian, khiến trái tim bình lặng của tôi rạo rực.
Nhím Thanh Lịch Nhím Thanh Lịch - Muriel Barbery Nhím Thanh Lịch