Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Mùa Tôm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 17
N
gười ta bảo rằng khi người vợ chết, đến đêm hồn người vợ sẽ nhòm vào chỗ ngủ của người chồng, hoặc hồn người vợ sẽ tan vào trong không khí mà người chồng vẫn thở. Đó là kiếp sau của người vợ.
- Ông hãy lấy người khác.
Tại sao Chakki lại nói vậy? Có lẽ bà đã tính đến một tình huống có thể xảy ra và cho rằng đó là lời khuyên tốt nhất bà có thể nói với chồng. Cũng có lẽ bà biết tính chồng thích hưởng lạc, vì thế ông sẽ cần đến một người đàn bà.
Ai cũng nói Chemban đã mất đi cánh tay phải của mình. Đúng thế. Chakki là cội nguồn cho việc làm ăn phát đạt của ông. Ở làng này không có người đàn bà nào đảm đang như bà.
Bây giờ thì Chemban còn làm được gì? Panchami, đứa con gái nhỏ của ông liệu có trông nom nhà cửa được không? Karuthamma không trở lại và ông cũng sẽ không bao giờ cho người đi gọi cô về.
- Ông hãy lấy người khác.
Lời giối giăng đó vẫn văng vẳng bên tai Chemban. Ông đến hỏi Achakunju:
- Ông thấy thế nào, tôi có nên lấy vợ kế không?
Achakunju bảo:
- Chỉ có cách đó thôi. Con ông cần đến một người mẹ.
- Nhưng không có ai được như bà Chakki nhà tôi.
- Đúng, không có ai thay thế được bà ấy!
Chemban nhờ Nanlapennu trông hộ Panchami, rồi ông cùng Achakunju đi tìm một người đàn bà mới về làm vợ.
Achakunju tỏ ra là người hiểu biết khi khuyên bảo Chemban trong việc này. Chemban bây giờ không phải là Chemban ngày xưa nữa. Ông đã có địa vị và tiền tài, cho nên ông phải tìm một người đàn bà có gia thế xứng với địa vị xã hội mới của ông.
Chemban nghe nói lấy làm phải. Không chỉ vì lẽ đó. Chemban nay đã là một người mệt mỏi, cả về thể xác lẫn tinh thần. Ông không làm việc được như trước. Nay đã đến lúc xả hơi và nghỉ ngơi.
Thế là một hôm, trên đường đi tìm, Chemban và Achakunju gặp được một người đàn bà khá giả quen biết cũ. Đó là Pappikunju, vợ góa của Panlikunnát Kandankoran, người đẳng cấp Valakkaran chết cách đây ít lâu. Cảnh ngộ Pappikunju hiện có phần nào khó khăn.
Không đắn đo, Chemban bằng lòng xin cưới. Chính tại nhà người đàn bà này lần đầu tiên ông đã được biết đến cảnh ăn sung mặc sướng. Hai người đến thưa chuyện với trưởng làng ở đấy rồi Chemban đưa bà ta về Niakunnam. Bà ta đem theo một đứa con trai đã lớn.
Tuy đã phải trải qua những lúc khó khăn từ ngày chồng chết, Pappikunju vẫn còn là một người đàn bà hấp dẫn. Gương mặt bà có những nét đặc sắc. Thế nhưng Panchami không sao ưa thích được người đàn bà xa lạ đã len chân vào nhà mình. Cô bé thường hay chạy sang nhà Nanlapennu cho khuây khỏa.
- Mày không được kêu ca gì cả, con ạ. - Nanlapennu khuyên cô gái.
- Sao cháu không được kêu ca?
- Bố mày sẽ nổi giận đấy.
Panchami òa khóc. Nó nào hiểu được vì sao.
Lần đầu tiên trong đời, Chemban cảm thấy xấu hổ vì ngôi nhà cũ kỹ của mình. Nó không được sạch mắt cho lắm. Ông cười ngượng nghịu và xin lỗi Pappikunju.
- Chúng tôi xây ngôi nhà này từ lâu lắm rồi, hồi tôi chưa có thuyền và lưới. Và bà Chakki nhà tôi không khó tính lắm về mặt này. Vì vậy chúng tôi chưa làm nhà mới.
Ông không biết Chakki của ông, tuy đã khuyên ông tục huyền, song liệu có bằng lòng với người vợ mới này không. Ông quay nhìn xung quanh mình ông tin chắc người vợ trước của ông thể nào cũng có mặt đâu đó quanh đây.
Panchami cứ khóc lóc mãi bên nhà Nanlapennu. Chemban sang gọi con gái về để làm quen với người mẹ kế.
- Đi đi, con. - Nanlapennu bảo nó.
Nước mắt lã chã, Panchami nói:
- Cháu không về.
- Tao sẽ sang với mày.
Nanlapennu lấy gấu áo chùi mặt cho Panchami. Bà dỗ nó nín và dắt nó về nhà.
- Nó còn trẻ con - Chemban nói - Nó khóc mẹ nó đấy.
Ông giữ chặt con gái trong tay và nói:
- Bà này sẽ là một người mẹ tốt đối với mày. Nín đi.
Gangađattan, con riêng của Pappikunju, một người khách không mời, cũng về sống với bố con Chemban. Nó không sao thân thiết được với cả người bố dượng lẫn Panchami. Gangađattan đã lớn. Nó là một gánh nặng cho mẹ nó. Cũng như Panchami không hiểu vì lẽ gì nó lại về đây ở, nó cũng không biết mẹ nó tái giá là để cho nó có người nâng đỡ trong cuộc sống hay chỉ cốt cho cuộc sống của chính bà bớt khó khăn.
Hương vị ngọt ngào của những món mà Pappikunju đã nấu cho ông ăn hôm ông đến mua thuyền của Panlikunnát vẫn còn lưu lại trong trí nhớ của Chemban. Chính bữa cơm hôm ấy là cái mốc đầu tiên làm ông hiểu ra thế nào là cuộc sống phong lưu, sung sướng. Bây giờ ông sẽ được thưởng thức những món ăn ấy mỗi ngày ba lần.
Chemban thuê làm một cái đệm, giống cái đệm ở nhà Panlikunnát. Nhưng Pappikunju hình như không còn được nước da như cũ. Phải chăng gió biển làng này làm hỏng nước da bà ta? Ông bắt đầu nhận thấy Pappikunju không còn vẻ tươi tắn, rực rỡ xưa kia nữa.
Cái cảnh mà Chemban đã lúng túng thuạt lại với Chakki cách đây ít lâu - cảnh Kandankoran và Pappikunju trong vòng tay nhau - ông cũng vẫn còn nhớ. Ông muốn chính ông sẽ thủ một vai trong cái cảnh đó. Nó làm tăng thêm màu sắc cho cách hiểu của ông về hạnh phúc và cuộc sống đầy đủ.
Nhưng không có cái hơi ấm áp trong sự âu yếm giữa hai người. Họ ôm ghì nhau không nồng nhiệt. Trong cơn khát vọng sắc dục mà Chemban tự khơi dậy ở mình, những lời thốt ra ở miệng ông lại là “Chakki của anh”. Miệng Pappikunju cũng vô tình bật ra một cái tên gì khác. Có lẽ là cái tên mà bà ta vẫn thường gọi Kandankoran. Hai người không thể gần lại nhau và hòa hợp với nhau làm một. Nếu Pappikunju và Chemban đến với nhau từ sớm trong cuộc đời, sự thể có lẽ sẽ khác.
Tiếng cười trong ngôi nhà này bây giờ hơi gượng gạo. Sự vui đùa không tự nhiên mà có. Lối sống mới của họ mang vẻ sang trọng nhưng Chemban cảm thấy không được tự nhiên. Một niềm ân hận khó tả âm ỉ trong ông. Ông không thể ngồi rỗi, không làm gì. Ông chưa bao giờ sống như vậy.
Khi thuyền gần về tới bờ, ông sẽ phải bước ra bãi, súng sính trong bộ quần áo sang trọng. Ông sẽ bán cá. Đó là cách sống trước kia của Kandankoran, người đẳng cấp Valakkaran. Nhưng đấy không phải là cách sống mà Chemban đã được nuôi dạy. Chakki chết đi làm cho tham vọng của ông muốn trở thành một người cao sang tàn lụi theo. Và bây giờ thì ông đang cố trở thành Panlikunnát Kandankoran.
Tuy ông không phải làm lụng vất vả nhưng sức khỏe của ông không vì thế mà khá hơn. Nước da bánh mật của ông không còn nữa. Ông trở nên xanh xao nhợt nhạt. Một hôm, ông bảo với Pappikunju:
- Dạo này, phần cá nhà mình được chia kém lắm.
Pappikunju không nói gì. Có lẽ bà ta chưa hề bao giờ tham gia bàn bạc những chuyện như vậy.
- Trước kia, tôi được chia không những phần của thuyền và lưới mà cả phần của người cầm lái, - Chemban nói tiếp - và mẻ cá của thuyền tôi thường gấp đôi các thuyền khác.
Rồi với nét mặt tươi lên khi nhớ lại những kỷ niệm cũ, ông nói:
- Khi tôi giao phần tiền được chia đó cho bà Chakki nhà tôi thì chỗ tiền ấy tự nó sinh sôi nảy nở.
Ông kể với Pappikunju xưa kia Chakki làm việc và kiếm tiền như thế nào. Ông kể hết cho người vợ mới nghe Chakki đã đi về miền đông bán cá như thế nào, đã phơi cá và trữ cá như thế nào. Đang nói, ông thấy nét mặt Pappikunju sa sầm lại.
- Không phải tôi có ý muốn bảo bà phải làm những việc đó đâu. Bà Chakki nhà tôi đã quen với những công việc đó từ nhỏ. Còn bà thì đã không lớn lên theo cách sống ấy.
Nhưng Chemban cảm thấy Pappikunju day dứt vì không đỡ đần được ông như thế. Mọi thứ ở cái nhà này, ngay cả cái giường bà ta nằm, đều là nhờ Chakki vất vả tằn tiện mà có.
Gangađattan lại là một mối lo phiền nữa đối với mẹ nó. Nó muốn đi khỏi nơi này càng sớm càng hay. Nó bảo với Pappikunju:
- Con không thích đôi mắt lạnh lùng của đứa con gái kia khi nó nhìn con. Đến một ngày nào đó, nó sẽ khích bác cho mà xem. Con phải bỏ đi trước khi nó nói ra những câu như thế.
Pappikunju làm cách nào để có được ít tiền cho con đi? Bà biết Chemban không có tiền, với lại bà cũng cảm thấy ngượng không dám hỏi xin.
Panchami lại dùng đến một mánh khóe khác. Nó bám riết lấy bố suốt ngày. Pappikunju không làm sao lại gần ông được. Mà bà cũng không tìm cách tách rời hai bố con. Panchami không thèm đếm xỉa gì đến người mẹ ghẻ, và tỏ ra nặng mày nặng mặt với Gangađattan. Cô bé khó chịu nghĩ hai mẹ con nhà này không đâu bỗng nhiên kéo nhau đến nhà cô ở.
Một hôm, lúc Pappikunju đang đi, Panchami đi sau bắt chước điệu bộ và riễu cợt bà. Pappikunju quay lại trông thấy. Nanlapennu ở trong nhà nhìn ra thấy thế phì cười làm cho Pappikunju bật khóc.
Một lát sau Chemban về, Pappikunju mách:
- Ông phải để mắt đến con gái ông đấy, nó sắp trở thành một đứa vô lại.
Chemban hỏi có chuyện gì. Pappikunju sợ ông tức mình nếu bà nói xấu con gái ông, vì vậy bà chỉ kể bập bõm. Chemban không nhận ra con ông bây giờ là một đứa con gái mất mẹ.
- Nó chẳng coi tôi ra gì - Pappikunju dè dặt nói - Chính hàng xóm láng giềng dạy nó thế.
Chemban gọi to Panchami. Cô bé đang ở nhà bên cạnh. Nghe tiếng bố gọi, nó rất sợ. Chemban gọi năm sáu lần nó mới về. Pappikunju đã can ông đừng đánh đập gì con, nhưng nổi cáu lên, ông tát cô bé hai cái.
Panchami òa khóc và gọi mẹ. Nghe tiếng khóc, Nanlapennu chạy sang, ôm lấy có bé.
- Chuyện gì thế, bà kia? - Nanlapennu hỏi Pappikunju - Tại sao bà lại đi trả thù đứa con gái tội nghiệp mồ côi mẹ này?
- Để cho nó khỏi bị hư hỏng. - Pappikunju bẻ lại, và lộ rõ mối ác cảm đối với người đàn bà hàng xóm.
Nanlapennu hỏi vặn:
- Nó đã làm cái gì sai trái? - Rồi quay sang Chemban, bà nói tiếp - Ông đừng có nghe người đàn bà kia mà giết chết con ông.
- Việc gì đến bà? - Pappikunju hỏi.
- Lúc hấp hối, bà Chakki đã giao phó đứa trẻ này cho tôi. Bà Chakki chính là người mà bà hiện đang ăn đẽo của cải đấy.
Tuy nhu mì, song Pappikunju cũng là một phụ nữ dân chài. Người phụ nữ dân chài trong bà trỗi dậy. Bà nói:
- Này bà, vừa vừa mồm thôi. Bà đang nói chuyện với Pappikunju, người đã từng là vợ của Panlikunnát Kandankoran.
Như một cái tát vào mặt đối phương, Nanlapennu nói toạc ra:
- Nhưng bây giờ bà là vợ của Chemban Kunju và bà đang ăn đẽo của cải của bà Chakki. Nên bớt vênh váo đi thì hơn.
Chemban đứng như phổng, không biết nói gì, làm gì.
Pappikunju không kiềm chế được mình trong cơn tức giận.
- Bà có cái quyền gì ở đây? Bà là gì đối với ông Chemban Kunju? Mời bà ra khỏi đây ngay!
Nanlapennu cũng nổi xung lên. Tức run người, bà rủa thẳng vào mặt Pappikunju. Bà nói bà có đủ mọi quyền trông nom đứa bé, mà không phải bà là tì thiếp gì của Chemban Kunju. Chemban là bạn chồng bà từ thuở nhỏ và bà có quyền chăm lo đến bạn chồng và con của bạn chồng. Từ ngày Chakki về sống ở nhà này, bà ta và Nanlapennu đã kết bạn với nhau, thân nhau như ruột thịt. Tuy đôi lúc có những chuyện bất hòa nhưng hai người hết mực yêu mến nhau. Đó là cơ sở cho những quyền của bà. Bà nhắc lại rằng Chakki trong giờ phút lâm chung đã giao lại Panchami cho bà, và bà kể lể bà yêu quý và chăm sóc Panchami như thế nào.
- Tôi coi đứa trẻ này như con tôi. Chỉ có khác là tôi không rứt ruột đẻ ra nó thôi. Đúng quyền của tôi đấy.
Nanlapennu quay sang bảo Chemban:
- Chemban, ông tống cổ mụ phù thủy này đi, tôi sẽ trông nom con Panchami cho.
Rồi bà nói tiếp trong cơn phẫn nộ:
- Đáng đời ông lắm. Ông đã hành hạ một người vợ hiền, đẩy người ta đến cõi chết. Ông là một kẻ tham lam. Ông lại xua đuổi con gái ông đến nơi hoang dã. Bây giờ ông chỉ còn lại có đứa con này. Cuối cùng là... thôi, tôi không nói nữa.
Nanlapennu lại quay sang Pappikunju:
- Ở làng này, đàn bà chúng tôi không theo trai sau khi chồng chết đâu. Lối sống của đàn bà chúng tôi ở đây là như thế.
Pappikunju không ngăn nổi miệng của Nanlapennu. Cả Chemban cũng vậy. Đến khi mệt lử, cơn giận của bà mới nguôi đi đôi chút, nhưng bà vẫn không chịu từ bỏ quyền của bà đối với Panchami. Bà hỏi:
- Mày có sang tao không, Panchami?
Chemban cứ đứng im không nhúc nhích trong khi Nanlapennu bảo con gái ông sang nhà bà và Panchami đi theo.
Cả đời, Pappikunju chưa bao giờ bị làm nhục như hôm nay. Không ghìm nổi nỗi giận hờn và buồn tủi trào lên trong lòng, bà hỏi Chemban:
- Ông đem tôi về đây có phải để tôi thế này không? Cuộc sống của tôi từ trước đến nay là một cuộc sống đàng hoàng chứ đâu như thế này.
Chemban không biết làm gì nên cứ lặng thinh. Pappikunju nói tiếp:
- Những phụ nữ dân chài bình thường chưa hề bao giờ dám nói đụng đến tôi. Tôi sinh ra trong gia đình vị trưởng làng Ponnani.
Cố khuyên giải Pappikunju, Chemban nói:
- Người dân ở đây nó thế.
- Nhưng tại sao ông cứ nín thinh?
- Tôi biết làm gì?
- Ông biết làm gì à? Ra thế! Tôi đã sống với những người đàn ông ra đàn ông, và bây giờ số phận tôi lại đến nỗi này.
Cơn giận của bà bây giờ chuyển sang chĩa vào Panchami.
- Cô con gái yêu quý của ông nghe thấy mụ ấy gọi là cun cút theo sang ngay.
- Chính bà ấy thực tế đã nuôi dạy hai đứa con tôi khôn lớn. - Chemban nói.
- Ra thế!
Không nén nổi nỗi lòng oán giận, Pappikunju nhiếc móc:
- Rồi nó cũng sẽ theo gót con chị nó thôi.
Chemban choáng váng. Một lời nguyền rủa ghê gớm.
Ông đã mất đứa con gái lớn, nay chỉ còn lại Panchami. Ông không biết liệu có mất nốt nó không.
Pappikunju chưa chịu thôi. Dù có chết bà vẫn phải nói cho bằng hết.
- Cùng một giuộc cá. Như con chị, con em rồi cũng sẽ tìm một thằng con trai như thằng Parikutti và đi lang thang trong làng.
Karuthamma đã yêu một thằng con trai Hồi giáo ư?
Đột nhiên, câu chuyện sáng tỏ ra với Chemban. Bây giờ ông mới hiểu ra tại sao Karuthamma lại nóng lòng trả nợ Parikutti! Bà nó... không biết Chakki có dính líu vào không? Đó là tất cả những gì bây giờ ông muốn biết.
Chemban như người mất trí. Ông chạy sang nhà Nanlapennu. Ông giằng Panchami khỏi tay bà ta và đánh cho con bé một trận nên thân. Vừa đánh ông vừa hỏi:
- Liệu mày có đi với một thằng Hồi giáo không?
Nanlapennu kinh ngạc, đứng há hốc mồm. Panchami khóc, gọi mẹ.
- Mày hãy nói là mày sẽ không đi với một tên Hồi giáo đi.
Đau quá, không chịu nổi, Panchami thưa:
- Lạy bố, con sẽ không đi với một kẻ Hồi giáo.
Con bé tội nghiệp. Nó có hiểu gì không? Có lẽ nó hiểu. Nó đã chứng kiến hết cả mà. Chemban đuổi con bé về nhà.
Đêm hôm ấy, người ta thấy Chemban mang cuốc ra đào mộ Chakki. Không ai hiểu tại sao. Có lẽ ông muốn lục vấn vợ việc ấy...
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mùa Tôm
Thakazhi Sinvasankara Pillai
Mùa Tôm - Thakazhi Sinvasankara Pillai
https://isach.info/story.php?story=mua_tom__thakazhi_sinvasankara_pillai