Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Linh Sơn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 18
K
hi ta đến bờ hồ tảo, ở nguồn của sông Ô Giang, Sông Đen, trời sầm xì và lạnh. Bên hồ xây một tòa nhà mới. Đấy là trung tâm quản trị của khu bảo tồn tự nhiên mới mở, đứng một mình giữa cái vùng bùn mênh mông này, dựa trên những móng cao làm bằng đá phiến xếp chèn. Người ta đến đó bằng một đường mòn lầy và xốp; hồ lui đã rất xa, nhưng trên bờ cũ còn mọc lên đây đó những cỏ nước hiếm hoi. Leo cầu thang đá bên tòa nhà, người ta đến những gian được chiếu sáng hoàn hảo nhờ các cửa sổ lớn, những mẫu vật chim, cá, bò sát chất đống ở đây.
Người phụ trách trung tâm quản trị tầm vóc cao, mặt toát ra lòng độ lượng. Ông cắm bếp điện để rót đầy trà vào một cái ca tráng men lớn. Ông ra hiệu bảo ta lại gần lửa để uống trà đang nóng.
Ông nói rằng mười năm trước, quanh hồ, một vùng chung quanh hàng trăm, núi hãy còn cây che phủ. Hai mươi năm sớm hơn nữa, một rừng rậm và tăm tối trải ra đến tận bờ hồ và ông thường tình cờ nhìn thấy hồ. Bây giờ, ngay đến các búi cây cũng biến mất khỏi các núi, đồi. Gỗ dùng để nấu cơm và nhất là để sưởi. Mười năm vừa rồi, mùa đông đặc biệt rét, băng giá sớm và hạn hán mùa xuân rất gay gắt. Trong Cách mạng văn hóa, Ủy ban cách mạng huyện vừa mới lập đã muốn cách tân bằng dẫn nước cải tạo đồng ruộng trong toàn huyện. Huy động một trăm nghìn dân công đánh mìn mở hàng chục con mương tưới tiêu và đắp đập ngăn hồ. Nhưng làm cạn cái hồ với những trầm tích lâu hàng nhiều triệu năm không dễ. Năm đó một trận gió lốc đã nổi lên trên mặt hồ, nông dân cả quyết rằng con rồng đen của hồ Tảo bị quấy rầy đã chạy trốn. Bây giờ chỉ còn lại một phần ba khối lượng nước. Bờ hồ hóa thành đầm lầy. Người ta chẳng làm cạn các đầm lầy ấy mà rồi cũng chẳng trả lại được cho chúng cái dáng vẻ ban đầu.
Ở cửa sổ đặt một ống nhòm có tàm nhìn rất lớn. Trong ống kính, vùng nước xa nhiều cây số đang biến thành một bề mặt mênh mông lóa trắng. Người ta phân biệt bằng mắt thường một chấm nhỏ tôi tối. Đó là một cái thuyền với đằng mũi bóng hai người hiện ra nhưng mặt vẫn bị lờ mờ. Ở đăng đuôi, một người đang cử động, tựa như quăng lưới.
- Diện tích hồ lớn thế này, không tài nào kiểm soát được họ. Khi mình đến, họ đã chuồn từ lâu, ông nói.
- Cái hồ này nhiều cá không?
- Bắt ở đây cả trăm thậm chí cả nghìn cân cá một mẻ là chuyện dễ. Vấn đề là người ta còn cứ dùng mìn. Con người ta tham mà, làm sao lại được.
Ông lắc đầu, vì chính ông chịu trách nhiệm về cái trạm quản trị của khu vực bảo vệ tự nhiên.
Ông bảo ta hồi đầu những năm năm mươi, một người đỗ tiến sĩ đã được cử đến đây sau khi anh ta ở nước ngoài về. Anh ta quê quán ở Thượng Hải, đến làm ở đây; đầy nhiệt tình, anh đứng đầu một nhóm bốn sinh viên tốt nghiệp sinh học và thủy canh để lập một trạm chăn nuôi động vật hoang dại. Anh đã nuôi thành công rái cá, cáo bạc, ngỗng đầu loang lổ cũng như nhiều loại chim nước và cá. Nhưng rất nhanh anh đã mâu thuẫn với nông dân săn bắt trái phép. Một hôm anh đi qua ruộng ngô, một nông dân phục sẵn đã chụp lấy đầu anh từ đằng lưng, quàng vào cổ anh một rổ ngô mới bẻ rồi đổ cho anh ăn cắp mà đánh anh đến hộc máu mồm. Không một cán bộ nào của huyện ủy dám đứng ra bảo vệ chính nghĩa của một phần tử trí thức, thế là anh chết, tức chết. Trạm chăn nuôi tự giải thể, rái cá được đem chia cho các cơ quan khác nhau của huyện ủy thịt chén.
- Anh ấy không có gia đình à?
- Không ai nói chuyện đó. Các sinh viên đi theo anh ấy đã đến dạy học ở cac trường đại học, tại Trung Khánh và Quí Dương.
- Cũng chẳng ai đến đặt vấn đề chuyện anh ấy?
Ông nói rằng vào dịp thanh lọc các hồ sơ liên quan các vụ lâu ngày của huyện mới phát hiện ra hơn một chục sổ tay của anh ấy, trong đó ghi nhiều điều chỉ dẫn về môi sinh của hồ này. Ông đã xem xét kĩ và thấy chúng rất tỉ mỉ mà viết cũng rất văn vẻ. Nếu ta thấy thú, ông có thể cho xem.
Một âm thanh rỗng không cất lên, đén từ đâu không rõ, như tiếng của một ông già cố ho.
- Tiếng gì thế?
- Hạc, ông nói.
Ông đưa ta xuống tầng trệt. Trong gia chăn nuôi quây bằng lưới sắt, có một con hạc cổ đen đầu đỏ, cao hơn một mét và nhiều con hạc xám, chốc chốc chúng lại kêu lên. Ông bảo ta rằng con hạc cổ đen bị thương vào chân và họ đã bắt được nó để nuôi, còn các hạc xám đẻ ra năm nay thì bắt được ở tổ trước khi biết bay. Trước kia, vào mùa thu, hạc đên qua mùa đông ở đây. Chúng ở khắp nơi trong các đám lau sậy ven hồ nhưng về sau, chúng đã gần như biến mất hoàn toàn vì săn bắn. Sau khi lập khu vực tự nhiên, cách đây hai năm, khoảng sáu chục con đã trở lại và năm ngoái, hơn ba trăm con hạc xám cổ đen. Đông hơn cả vẫn là hạc xám, nhưng vẫn chưa thấy hạc đầu đỏ về.
Ta hỏi ông liệu có ra hồ được không. Ông bảo mai, nếu có mặt trời, ông sẽ bơm xuồng cao su đưa ta làm một vòng. Hôm nay, gió quá mạnh và trời quá lạnh.
Ta cáo biệt ông rồi thả bước đi ra phía hồ.
Men theo một con đường nhỏ ở sườn núi, ta đến một cái chòm có bảy, tám gia đình sinh sống. Cột kèo các ngôi nhà đều bằng đá. Chỉ có những cây non mới trồng ở trước cửa nhà và trong sân. Cách đây vài chục năm, rừng sâu đen ngòm chắc phải viền bọc lấy cái chòm này.
Ta xuống tới ven hồ, bước qua các vồng đất mềm nhão, lầy lội ở giữa các thửa ruộng. Thời tiết này tụt giày chân đi không thì quá lạnh nhưng để giày thì bùn cư dày thêm dần ở dưới đế. Trước mặt ta, tận đầu cùng cánh đồng, có một con thuyền và một đứa bé ở bên hồ. Nó mang xô và cần câu. Ta thèm đẩy con thuyền đến chỗ nó, bèn hỏi nó:
- Cho thuyền này xuống nước được không?
Nó đi chân đất, quần xắn cao quá gối. Nó nom vẻ mười ba hay mười bốn tuổi. Mắt nó không để vào ta mà hướng về sau ta nữa. Quay đầu lại, ta thấy một hình người ở rìa làng đang gọi nó. Ở rất xa, cái bóng này như mặc áo cánh màu sắc tươi tắn, và là dáng một đứa con gái. Ta bước một bước lại phía thằng bé. Giày ta sục hoàn toàn vào bùn.
- Ơi...ya...yi...yơ...!
Âm thanh xa ấy nói cái gì ta nghe không rõ, chỉ thấy tiếng gọi tron veo dễ chịu. Chắc là gọi thằng bé. Cần câu trên vai, nó đi ngang qua người ta.
Ta càng đi lên càng khó, những đã đến ven hồ rồi thì âu bằng ta cứ ra giữa hồ nhìn xem một cái. Cái thuyền ở cách ta quá lắm mười bước. Ta chỉ việc xoạc cẳng xang chỗ thằng bé vừa đứng ở đó là đến được tới thuyền, chỗ đất ấy có vẻ khô rắn hơn. Một sào tre cắm ở mũi thuyền. Ta đã dò ra thấy trong lau sậy những con chim nước đang bay. Có lẽ vịt trời. Chúng đang kêu nhưng vì gió thổi từ bờ đến cho nên nghe thấy tiếng gọi rất xa của hai đứa bé mà không rõ được tiếng chim nước kêu ở chỗ gần trên mặt nước này.
Ta tự nhủ chỉ cần đẩy cái thuyền cho ra khỏi các búi sậy thì tới được các vùng nước rộng lớn kia. Để cho ta một mình trôi bồng bềnh giữa hồ, trong các đồi cao biệt lập và êm ả này, ta sẽ chẳng phải nói với ai mà hòa tan vào cảnh quan chỉ còn là một với ánh hồ, sắc trời, các màu núi cũng không phải là xoàng. Ta rút chân để đi lên một bước nhưng ta liền thụt đến nửa ống chân vào bùn. Ta không dám đưa sức nặng của ta về đằng trước. Ta biết rằng một khi đầu gối ta bị ngập, ta sẽ không còn cách nào để thoát ra khỏi đây. Ta cũng không dám xê dịch bàn chân sau. Không thể tiến thoái, ta không biết làm gì nữa. Tình huống hề, dĩ nhiên, nhưng vì không ai thấy ta, không ai có thể cười nhưng cũng chính vì thế lại càng ít người đến giúp ta được hơn. Cái này mới đáng ngán.
Cũng giống như lúc nãy ta từng thấy những người ở trên thuyền của họ nhờ cái ống nhòm của trung tâm quản trị, bây giờ ta cũng chỉ có thể hiện ra qua ống nhòm của họ như một cái bóng thấp thoáng không rõ mặt. Cho dù có chĩa ống nhòm vào ta, người ta cũng nghĩ đây chỉ là một nông dân ra hồ vớt nhặt vài sản phẩm gì đó để có thêm thu nhập và chẳng ai sẽ quan tâm đến việc đó.
Mặt nước im lặng, lũ chim nước đã biến mất. Mặt nước lấp lánh đang dần dần tối lại, không thể phân biệt ra. Sắc màu hoàng hôn từ các búi lau sập lan rộng đi, không khí lạnh dâng lên ở dưới chân ta. Ta tê cứng. Không tiếng dế rúc, không tiếng ếch nhái kêu. Rút cục, có thể đây chính là cái im lìm nguyên thủy trụi hết ý nghĩa mà ta nắm bắt được chăng?
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Linh Sơn
Cao Hành Kiện
Linh Sơn - Cao Hành Kiện
https://isach.info/story.php?story=linh_son__cao_hanh_kien