Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Hương Hoa Dân Việt
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tình Yêu Quê Hương
B
ất cứ định nghĩa nào về hai chữ "Quê Hương" cũng không nói lên đủ tình cảm của một người đối với đất nước; thế nên tình yêu quê hương được cảm nhận hơn là hiểu biết và phân tích. Nếu thử đặt câu hỏi tại sao lại yêu mến quê hương, câu trả lời sẽ không bao giờ cùng mà có chăng khi vừa trả lời xong đã thấy mình thiếu sót. Có thể nói, tình yêu quê hương là tình yêu chính mình, nó man mác nơi tâm hồn như được kết hợp với bản thể. Nói cách khác, ai yêu quê hương sẽ yêu chính mình và ai hận thù chính mình sẽ không cảm nhận được tình yêu quê hương.
Mặc dầu tình yêu quê hương không được diễn tả nhiều trong Ca Dao, tuy nhiên, những hình ảnh quê hương lại được dùng như những biểu tượng thố lộ tình cảm: "Anh đi anh nhớ non Côi, nhớ sông Vị Thủy nhớ người tình chung." Tình yêu quê hương được gắn liền nơi tình cảm con dân Việt qua những hình ảnh quen thuộc thân thương từ nơi công việc đồng áng dẫu cực nhọc nhưng đượm tình tha thiết gắn bó: "Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. Cấy cày vốn nghiệp nông gia, ta đâu trâu đấy ai mà quản công" cho tới những nhung nhớ hoài mơ một hình bóng: "Trăm năm đành lỗi hẹn hò, cây đa bến cũ con đò khác xưa." Về phương diện tình cảm, chính những hình ảnh nơi thực tại gợi lên và nhắc nhở lòng yêu mến gắn liền cảnh vật nơi đất nước một người được lớn lên tạo nên tình yêu quê hương: "Chim xa rừng thương cây nhớ cội, người xa nguồn trôi nổi lắm nơi;" vì dẫu trôi nổi tới đâu và con người dầu có phải lăn lộn với cuộc đời nối tiếp sự sống, nhưng tâm tình đâu dễ dàng xóa bỏ như thay nghề đổi nghiệp bởi nét sâu đậm khắc ghi của tâm hồn mẫn cảm, ngập tràn lòng biết ơn, nhận thức mối tương quan cũng như sự đào luyện của văn hóa, giáo dục tạo nên cá tính bản thân mình. Nhận thức này rất rõ rệt mỗi khi một người tự đặt câu hỏi mình là ai, và chắc chắn đặc tính đầu tiên của câu trả lời phải là "tôi là người Việt Nam" vì tôi được sinh ra từ dòng máu dân Việt, "Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn."
Tình yêu quê hương theo nghĩa hẹp được đại diện bởi tình yêu làng thôn nơi một người lớn lên từ tấm bé, hòa nhập và tôn trọng lối sống đã đào luyện nên con người của mình. Thế nên ai không cảm thấy: "Không nơi nào đẹp bằng quê hương ta;" nơi chứa đựng những tâm tình ấu thơ ngọt ngào; chốn gìn giữ ký ức thời thanh xuân man mác trên từng con đường xưa, lối cũ trải dài qua những vườn rau, áo cá. Chính những nét đẹp quê hương ươm đọng sâu đậm nơi tâm hồn không nơi nào có thể so sánh ấy mới có thể đào tạo nên những con người hòa hợp với mình: "Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn," hoặc "Trâu ta ăn cỏ đồng ta, tuy là cỏ cụt nhưng là cỏ thơm." Để rồi khi con người vì lý do nào đó gặp cảnh xa quê, tình nhung nhớ dâng lên vời vợi qua những hình ảnh kỷ niệm nơi ký ức: "Ao sen, giàn mướp, lũy tre, nhắc chi những nỗi đi về năm xưa. Đầu xanh độ ấy đang vừa, rủ nhau chui lách lưa thưa vào vườn. Ôi quê hương, ôi quê hương, nói sao cho xiết niềm thương nỗi lòng." Dĩ nhiên, kỷ niệm càng sâu xa, tình thương mến càng đậm đà: "Đêm qua đốt đỉnh hương trầm, khói lên nghi ngút âm thầm nhớ quê," và thường được sống dậy do cảnh sắc thực tại gợi về: "Chiều chiều trước bến Văn Lâu, ai ngồi ai câu ai sầu ai thảm? Ai thương ai cảm ai nhớ ai trông? Thuyền ai thấp thoáng bên sông, đưa câu mái đẩy, chạnh lòng nước non." Niềm nhớ nhung này chẳng những bao kín tâm tư mà còn ảnh hưởng thực tại nỗi lòng con người: "Vui là vui gượng qua thì, xóm làng xa vắng, vui gì mà vui." Thế nên tình yêu quê hương là căn bản cho tâm tình yêu mến giống nòi: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng." Chẳng may khi có những chuyện tranh chấp "Nồi da xáo thịt" xảy ra trong đất nước, thật là đau lòng cho những tâm hồn nặng tình với quê hương dân tộc: "Chim không đánh chim cùng một tổ, trâu một chuồng không nỡ húc nhau. Cùng chung một giọt máu đào, nỡ nào bán nước, nỡ nào hại dân;" hoặc "Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau." Tình yêu quê hương không những bao gồm người cùng dòng máu mà còn bao gồm những người cùng sinh sống biết quên mình xây dựng đất nước: "Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn."
Nói theo phương diện tâm lý cá nhân, khi mình yêu thương ai, cuộc đời mình sống cho và vì người ấy không quản nề hy sinh vất vả, không so sánh thiệt hơn. Khi mình thích vật gì hay lối sống cách nào, những phiền toái hay giá phải trả do ý thích gây ra không được đặt thành vấn đề. Tình yêu quê hương đòi hỏi con người những sự hy sinh nơi bản thân tùy theo khả năng để giữ gìn hay xây dựng mảnh non sông cha ông dày công gây dựng và để lại. Tuy nhiên, bình thường "Cha chung không ai khóc," của chung chẳng ai chăm sóc nên nhiệm vụ với quê hương cần được trở thành bổn phận của mọi người. Như vậy, bổn phận hay nghĩa vụ với quê hương dân tộc bao hàm tình yêu và hy sinh của con người cho đất nước hay được gọi cách khác: "nợ nước," "Tấm gương sáng tỏ ngàn thu, đảm đương nợ nước đền bù cho xong." Bổn phận này không phải chỉ riêng cá nhân nhưng ảnh hưởng liên hệ đến mối tương quan trong cuộc sống của người thi hành: "Anh ơi phải lính thì đi, cửa nhà đơn chiếc đã thì có tôi..." hoặc "Anh ơi giữ lấy việc công, để em cày cấy mặc lòng em đây." Lẽ thường, ai cũng lo chu toàn việc riêng của mình trước hết bởi nếu việc mình lo chưa xong sao có thể giúp gì được cho ai. Ngược lại với những chuyện bình thường trong cuộc sống, nghĩa vụ với quê hương đất nước được đặt lên hàng đầu và được coi là công việc tối thượng của người dân đối với quốc gia. Thi hành nhiệm vụ đối với đất nước giữa chốn muôn người chẳng những là cơ hội phát triển tài thao lược cá nhân mà lại còn là niềm hãnh diện cho gia đình, thân thuộc: "Anh đi em ở lại nhà, hai vai gánh vác mẹ già con thơ. Lầm than bao quản nắng mưa, anh đi, anh liệu chen đua với đời." Sự hy sinh cho quê hương dân tộc đòi hỏi sự hy sinh tâm tình riêng tư: "Cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Nàng về nuôi cái cùng con, để anh đi trẩy nước non kịp người; cho kịp chân ngựa chân voi, cho kịp chân người kẻo thiếu việc quan." Chẳng những thế lại còn cần sự hỗ trợ nơi người thân yêu "Chàng đi đưa gói thiếp mang, đưa gươm thiếp vác cho chàng đi không." Hoặc, "Giá vua bắt lính đàn bà, để em đi đỡ anh và bốn năm. Bởi vua bắt lính đàn ông, tiền nong gạo bị sắm trong nhà này." Bổn phận với quê hương là bổn phận với dân tộc "Khuyên anh đi lính cho ngoan, cho dân được cậy cho quan được nhờ," vì thế, hy sinh cho dân tộc tức là hy sinh cho quê hương, và chấp nhận đương đầu với những khó khăn cuộc sống để người bảo vệ quê hương an tâm xây dựng đất nước cũng góp phần hy sinh cho dân tộc.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Hương Hoa Dân Việt
Lã Mộng Thường
Hương Hoa Dân Việt - Lã Mộng Thường
https://isach.info/story.php?story=huong_hoa_dan_viet__la_mong_thuong