Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Amrita
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 18 What About Your Friends
T
ôi có thư của Eiko, một bức "thư tình" từ Hawaii.
"Cậu khỏe không?
Còn tớ, đang cảm thấy vô cùng... Hawaii!
Cảm ơn cậu chuyện hôm trước nhé! Rất rất rất cảm ơn! Chỉ cần nhớ đến chuyện đó thôi, tớ đã cảm thấy ăn ngon miệng hơn, bơi vui vẻ hơn rồi. Đến đây thế này, tớ vừa báo hiếu được cha mẹ, vừa thỏa chí mua sắm.
Thực sự cảm ơn cậu.
Tớ yêu cậu, rất rất nhiều!
Eiko."
Nét bút tuyệt đẹp, câu chữ ngắn gọn, nhưng tôi vẫn cảm thấy khuôn mặt tươi cười rám nắng và đôi bàn tay nhỏ nhắn lộ ra khỏi bộ đồ chơi golf của Eiko như đang hiện lên trước mặt. Tôi còn cảm nhận được cả tình cảm của cô ấy từ nơi đó dành cho tôi. Nghĩ vậy, tôi lại tự cảm thấy con người mình tốt đẹp hơn một chút.
Em trai tôi rời nhà vào một sáng tháng Năm ấm áp. Đó là một ngày cả gió khiến những cành cây rung lắc ngả nghiên và áo quần những người đi đường bay phần phật khiến cho cảnh vật sống động hơn hẳn ngày thường. Tôi thức giấc sớm nên nhân tiện ghé vào phòng nó. Thằng bé đang lúi húi sửa soạn đồ đạc trong ánh sáng tờ mờ của buổi sớm. Nó ra sức nhồi nhét những vật dụng quan trọng nhất vào một chiếc cặp nhỏ. Trông nó thực sự như đang chuẩn bị cho một chuyến đi xa.
- Dù thế nào, em cũng không thể chấp nhận những ngôi trường bình thường nữa sao?
Tôi đứng trước của phòng chứng kiến cảnh tượng ấy và thử cố làm thằng bé thay đổi ý định.
- Em cũng đã thử đủ cách rồi, nhưng kiểu gì cũng không được!
- Không thể ngoại trú được à? Đi về hàng ngày vẫn được cơ mà. Chắc ở trường đó cũng có những bạn như thế hả?!
- Không được đâu. Em đã quyết định rồi mà! Em tôi đáp.
- Chị sẽ buồn lắm! Không có em ở nhà chán lắm!
Nghe tôi mè nheo, nó ra bộ người lớn, giảng giải:
- Chị Saku! Cứ cuối tuần là em lại về kia mà!
Mẹ tôi mặc một bộ vét, trông rất ra dáng "người bảo hộ" và đưa em tôi đi. Hai mẹ con quay lưng bước ra khỏi cổng rồi khuất dần phía xa, bỏ lại đằng sau cả khu vườn trống trải đầy nắng. Khi tôi và cô Junko trở vào trong bếp thì trên bàn vẫn còn cốc trà đang uống dở của thằng bé. Tôi bỗng cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Nó đã luôn ở trong ngôi nhà này, lúc nào cũng chộn rộn đến mức ồn ào như một con cún con, như một con mèo nhỏ. Từ khi nó còn là một đứa trẻ ẵm ngữa cho đến ngày hôm nay, tôi chưa từng nghĩ sẽ có ngày chúng tôi sẽ phải sống mỗi đứa một nơi. Vẫn biết rồi sẽ có ngày đó nhưng tôi không biết rằng nó sẽ một mình rời khỏi đây như thế này, vào lúc này. Cũng có thể chính việc cứ xoắn xuýt như thế đã khiến thằng bé phá triển không bình thường.
- Nếu chuyện này tốt cho thằng bé thì cũng không sao nhỉ! Cô Junko nói. Chuyện lần này khiến cô suy nghĩ nhiều. Ngay bản thân cô cũng không thể cứ ở đây mãi được.
- Sao? Cả cô cũng định đi nốt ư, cô Junko? Tôi lạc cả giọng.
- Cô sẽ không ra đi đột ngột đâu. Cô có phải trẻ con đâu mà! Cô Junko bật cười.
Dù chuyện có lạ lùng đến mấy, nếu cứ diễn ra hàng ngày thì sẽ chẳng còn cảm thấy lạ nữa. Một người ngoài, một cô em họ, mẹ, tôi và em trai. Một sự quần cư ô hợp. Mọi người cùng ăn cơm, mỗi người một chủ quyền, và cứ sống với nhau như thế. Có thể chính sự không bình thường đó đã ảnh hưởng đến em tôi. Không, không có câu trả lời nào thỏa đáng cả. Thậm chí biết đâu, trí nhớ của tôi cũng có liên quan đến chuyện này. Cả chuyện quán Belize không còn nữa, cả chuyện giờ đây tôi đang quan hệ với Ryuichiro... tất cả đều ảnh hưởng lẫn nhau, tạo nên hiện thực với bộ dạng như chúng ta đang nhìn thấy. Biến đổi, không tốt, cũng chẳng xấu, chỉ là sự thay đổi hình dạng không ngừng, theo dòng chảy.
Tôi giúp Ryuichiro tìm thuê phòng khá lâu. Chúng tôi đã đi xem bao nhiêu nơi rồi nhỉ, có lẽ là khoảng hai mươi. Nhưng vốn kỹ tính trong chuyện này, dù cho ai có nói gì, dù cho tôi có cảm thấy mệt mỏi và thỏa hiệp "Chỗ này là được rồi còn gì!" thì Ryuichiro cũng quyết không nhân nhượng. Xe khá nhiều phòng hiện không có người ở, tôi cảm thấy rất lạ. Mỗi lần mở cửa ra, trong giây lát, tôi luôn cảm thấy dấu hiệu của người trước đây đã sống ở đó. Nếu là nhà mới xây thì chỉ có mùi sơn mới. Rồi tôi hình dung ra cảnh Ryuichiro sống ở đó, tưởng tượng ra cả cảnh hai đứa đi mua sắm rồi trở về nhà. Và thế là trong ít phút, tôi sống với bao nhiêu viễn cảnh tương lai, để rồi mỗi lần không thuê được, bao nhiêu tương lai cũng chết cùng. Sự không tưởng đó của con người quả là không gì có thể ngăn trở được.
- Không thầy mặt trời buổi sáng là hỏng. Dù phải đi bộ từ ga xa đến mấy cũng được, chứ chỉ thấy mặt trời chiều thôi thì hay mấy cũng hỏng.
Ngắm nhìn Ryuichiro ra sức giải thích điều đó thôi cũng khá thú vị. Chẳng mấy khi thấy anh tất bật với chuyên gì nên nếu không có chuyện tìm thuê nhà này, có lẽ khó có dịp để thấy thêm một nét nữa trong con người anh. Cuối cùng rồi chúng tôi cũng tìm được một căn phòng lý tưởng và thật là kỳ lạ, đúng vào cái ngày em tôi ra đi. Đúng là có chuyện buồn thì cũng có chuyện vui. Lạ hơn nữa là tình cờ thế nào, căn phòng đó lại nằm trong một khu chung cư cũ ngay cạnh cầu thang tôi đã trượt chân ngã trước đây. Có thể nhìn thấy cầu thang này từ cửa sổ. Chắc hẳn hôm ấy, từ đây cũng có thể nhìn thấy tôi đang leo lên từng bậc cầu thang.
- Nhìn thấy anh đứng cạnh cửa sổ này, em sẽ vẫy tay và chắc sẽ lại ngã mất. Thế rồi lại mất trí nhớ. Nếu thế thật thì không hiểu cuộc đời em sẽ ra sao nhỉ?! Tôi nói.
Chúng tôi đang để người của công ty môi giới đợi phía ngoài. Căn phòng trống trải có mùi nắng lẫn với mùi bụi bặm. Nền nhà lạnh băng và giọng nói nghe rất vang.
- Rồi em sẽ lại nhớ ra thôi!
- Kia! Anh nhìn kia kìa!
- Hả? Nhìn gì chứ?!
- Vết máu của em. Vẫn chỗ đó!
- Phịa nào! Thôi đi! Nghe ghê quá! Mặt anh trông có vẻ thấy ghê thật.
Hướng Đông và hướng Nam đều có cửa sổ. Khi gió thổi, tấm rèm trắng người chủ cũ để lại lay động trông như cực quang. Những chuyển động đó nếu chuyển thành tiếng động có lẽ sẽ giống như những giai điệu của hộp nhạc lên dây cót.
- Chỗ này có vẻ được đây! Ryuichiro nói.
- Anh cũng có tiền ư?
- Dám coi thường anh à! Anh nói rồi còn gì. Cuốn sách trước đây bán được nhiều lắm. Giờ vẫn còn bán được kia mà. Đừng có bắt anh phải tự nói ra mấy chuyện đó chứ!
- Anh có tiền tiết kiệm à?
- Có chứ!
- Vậy à?
Căn phòng đó thật giống với phòng khách sạn ở Saipan, từ ánh nắng chiếu vào phòng cho đến màu giấy dán tường. Khi nghe tôi nói thế, Ryuichiro cũng thốt lên:
- Ừ nhỉ! Cứ có cảm giác như ngay bên ngoài cửa sổ là biển ấy!
Đúng lúc ấy... Tôi bổng cảm giác anh không phải là một người lạ. Mãi đến gần đây, chúng tôi vẫn còn là những người xa lạ, sinh ra và lớn lên ở những nơi hoàn toàn khác nhau, vậy mà tôi không cảm thấy điều đó. Tôi có cảm giác chúng tôi đã bên nhau thế này từ lâu lắm rồi. Tôi hiểu rõ điều đó vì cả hai đang ở một nơi vắng lặng và trống trải như một phế tích. Trong thành phố, hiếm khi có dịp ở trong một không gian như thế này nên trước đây tôi không nghĩ đến chuyện đó. Nhưng ở đây, tất cả đều như tờ giấy trắng nên cái cảm giác rằng ở đây, tôi và con người này, tuy là hai con người khác nhau nhưng có chung một cái gì đó thật sâu nặng như rõ nét hơn lên.
Cuộc sống không có em tôi giống như một bộ phim không có tiếng động, tôi cứ thấy thiêu thiếu cái gì đó. Mỗi khi đi ngang qua cửa phòng nó, vẫn biết không phải nó đã chết song tôi luôn cảm thấy hụt hẫng như mỗi lần nhìn ảnh Mayu hoặc ảnh bố tôi. Một màu u tối phủ bóng lên tâm hồn tôi. Mikiko cũng mua dư một chiếc bánh ngọt, về đến nhà mới sực nhớ ra, rồi bọn tôi phải chia nhau ăn nốt.
- Em cứ hình dung phải đến khi nào Yoshio đi học đại học, có bạn gái đầu đời, mải mê ít khi về nhà thì mình mới phải trải qua cảnh này cơ. Thế này có sớm quá không?!
Mikiko nói hồn nhiên, như chưa thể tin rằng chuyện này là có thật. Có những thứ khi có thì chẳng ai để ý đến cả, nhưng chỉ cần chúng không còn ở đó nữa, ta sẽ lập tức nhận ra chúng.
Một cảm giác cay đắng như tâm trạng hối hận khi đánh mất một người quan trọng với ta.
Người phụ nữ ấy bắt chuyện với tôi khi tôi đang ngồi một mình trong quán cà phê trên đường đi làm về. Lúc đó tôi đang đọc sách. Giữa chiếc bàn gỗ rộng thênh thang trước mặt tôi là một bình hoa to tướng, nào là hoa bách hợp trắng Casablanca, nào là cẩm chướng, rồi thì cành cây trang trí nên tôi không hề nhận thấy cô ấy ngồi ngay phía đối diện, chăm chú nhìn tôi một lúc rất lâu.
- Xin lỗi chị... Cô ấy cất giọng khe khẽ.
Rời mắt khỏi trang sách và ngước nhìn lên, tôi thấy một phụ nữ ngồi ở phía bàn đối diện đang nhìn về phía mình. Tôi thấy một khuôn mặt trắng trẻo qua những bông hoa và cành lá.
- Làm phiền chị nhưng tôi nghĩ có lẽ chị là người than của một người là bạn tôi. Cô ấy nói khá nhanh.
Đó là một phụ nữ có vẻ quý phái với mái tóc dài màu nâu, búi lại phía sau lưng. Đôi lông mày dài, cặp mắt hơi xếch với ánh nhìn màu nâu nhạt. Đôi môi rất mỏng, làn da trắng muốt. Dưới chiếc áo len trắng rất bình thường là một chiếc váy bò dài cũng rất bình thường. Trông như một quý tộc Anh, tôi có ấn tượng như thế mà chẳng dựa vào chút kiến thức nào cả.
- Sao cơ? Tôi ngạc nhiên.
Lại một người lạ lùng nữa. Nếu vậy thì tôi đã quá đủ tới mức đem bán đi không hết đây. Xin kiếu nhé! Sẽ là không trung thực nếu nói rằng tôi không có ý nghĩ đó. Nhưng trí tò mò đến mức có thể giết chết cả một con mèo đã khiến tôi mỉm cười.
- Vâng, có thể lắm... Nhưng bạn chị là người như thế nào?
Nghe tôi hỏi vậy, cô ấy đáp:
- Dạ đó là một cậu học sinh tiểu học.
- Có thể đó là em trai tôi. Chị có thể sang ngồi bên này được không?
Lần đầu tiên cô ấy mỉm cười, chóp mũi khẽ nhăn lại, hàm răng trắng đều lộ ra. Một nụ cười dễ thương, thu hút lòng người. Thế rồi cô ấy cầm cốc trà sữa đến bên tôi. Thực là một đồ uống hợp với cô ấy, tôi nhủ thầm, dù chỉ mới gặp lần đầu.
- Chị gặp em tôi ở đâu? Tên thằng bé là Yoshio. Còn tôi là Sakumi!
- Xin lỗi chưa kịp giới thiệu. Tôi hiện là sinh viên đại học. Ở trường, mọi người gọi tôi bằng tên lóng là Mì Sợi (nguyên văn là Kishimen, một loại mì Udon của Nagoya, làm bằng bột gạo, sợi dẹt - ND) vì bữa trưa tôi toàn ăn mì sợi. Ha ha ha...
Quả đúng là một người lạ lùng. Phải chăng tôi như một đài truyền hình luôn phát sóng chương trình chuyên dành cho kỳ nhân dị khách?
- Tôi gặp Yoshio trong công viên vào một buổi trưa. Hình như hôm đó cậu ấy trốn học và trông có vẻ rất rảnh rỗi. Còn tôi hôm đó trống tiết, lâu lắm mới lại đi dạo trong công viên và đã chủ động bắt chuyện. Bọn tôi nhanh chóng tỏ ra hợp nhau, nói đủ thứ chuyện, quyết định trở thành bạn của nhau và đã hẹn gặp nhau nhiều lần ở đó nhưng đã khá lâu rồi không thấy cậu ấy đến nữa. Tôi cứ nghĩ mãi không biết có chuyện gì xảy ra với cậu ấy, người bạn nhỏ không địa chỉ, không số điện thoại, không biết tên của tôi.
- Làm sao chị biết được tôi là chị thằng bé, khuôn mặt chúng tôi cũng không giống nhau lắm, lại chênh nhau từng này tuổi?
- Đôi lúc, tôi có thể làm được chuyện đó. Yoshio cũng thế phải không? Lúc nãy ngồi uống trà, trông thấy chị bước vào từ cửa đằng kia rồi rất tự nhiên ngồi xuống phía đối diện với tôi, không hiểu sao tôi có một ấn tượng rất lạ, một cảm giác rất giống với người chị mà Yoshio kể cho tôi là đã bị mất trí nhớ. Và thế là tôi nhủ thầm, nhầm cũng được, mình phải thử bắt chuyện xem sao.
- Ra là vậy, tôi đã có phần hiểu ra.
Nhờ có em trai tôi và những người bạn ở Saipan, tôi đã hoàn toàn miễn dịch với những chuyện như thế này.
- Thằng bé đã bỏ trường, vào học nội trú trong một trường tư thục có ký túc xá rồi. Hình như thời gian biểu ở trường cũ kín đặc từ sáng đến tối nên nó không muốn đến đó nữa thì phải.
- Ồ, chuyện là thế sao? Tôi hoàn toàn không biết gì cả. Miễn cậu ấy cứ khỏe mạnh là tốt rồi. Tôi chịu không đoán được cậu ấy đã đi học trở lại, chuyển nhà hay có vấn đề về sức khỏe nên hơi lo một chút thôi mà! Cô ấy cười. Thôi, tôi cứ gửi chị địa chỉ và số điện thoại. Chuyển cho cậu ấy giúp tôi nhé!
Nói rồi cô ấy viết lên một tờ khăn giấy của quán. Suzuki Kaname, một cái tên rất bình thường.
- Tôi sẽ chuyển! Tôi nói và cầm tờ giấy.
- Chỗ ấy đúng là đừng đến cho xong! Kiểu đó có khác gì trại lính! Biết thế khỏi cần trường với lớp làm gì cho mệt. Cứ để nó ở nhà còn hơn!
Một hôm, từ trường em tôi về, mẹ tôi cáu ầm cả lên. Vì mới nhập học chưa lâu, cuối tuần em tôi vẫn chưa được cho về nhà.
- Tại sao? Nó không được tự do ạ? Hay những người ở đó tỏ ra khó chịu? Tôi hỏi.
- Không phải chuyện đó! Họ rất thân thiện nhưng con xem, ai đời đi hỏi tọc mạch cả những chuyện như ly hôn trước đây này nọ. Thật không thể tin được. Bực cả mình. Người ta đã quên đi rồi lại còn...
- Còn thằng bé thế nào ạ?
- Nó khỏe. Nó bảo ở đó vui hơn ở trường cũ. Hình như có cả bạn mới rồi đấy!
- Thế là được rồi còn gì hả mẹ! Tôi nói.
- Với mẹ thì chẳng được tý nào! Tại sao đến cả mẹ cũng phải gặp riêng giáo vụ ở đó chứ? Mẹ tôi vẫn chưa nguôi.
- Mẹ mà nói thế thì con cũng chịu rồi! Tôi đáp.
Mẹ tôi vẫn vậy, độ lượng những chuyện không đâu nhưng những chuyện thế này lại rất ngoan cố. Ngồi xem tivi cạnh đó, Mikiko nói:
- Nhưng bác cũng có lý. Chị xem, Yoshio có bị làm sao đâu! Chẳng phải bệnh tự kỷ, còn không muốn đến trường, chẳng qua cũng chỉ là trốn học đi chơi thôi chứ có vấn đề gì về tâm lý đâu. Đâu có giống những đứa trẻ khác ở đó!
- Đúng thế đấy! Mẹ tôi nói. Ở tuổi ấy, nếu muốn đi khỏi nhà hoặc không muốn đến trường nữa thì chỉ còn mỗi cách đó thôi đúng không? Nhưng thực ra đâu phải vậy. Vẫn còn những cách khác tốt hơn. Mẹ nghĩ chẳng qua nó chưa có đầu óc để nghĩ được chuyện đó thôi.
- Cũng có thể như thế! Tôi nói. Ví dụ cho nó vào học trường nào đó nội trú hoàn toàn, hay cho ra nước ngoài học chẳng hạn.
- Làm gì có tiền mà làm thế!
- Vậy thì ít nhất cũng là chuyển trường.
- Chuyện đó thì mẹ cũng nghĩ đến rồi!
- Nhưng tại sao nó lại muốn tới đó đến kia vậy chứ? Con chưa lần nào hỏi đến chuyện đó!
- Làm sao mà biết được!
- Có lẽ con sẽ đi gặp nó thử xem. Không biết chị gái có được gặp không nhỉ?
- Nếu mẹ lấy lý do không đi thì chắc con đến được! Mẹ tôi nói.
Sau một loạt các chuyến đi của hai chị em, giờ đây trong nhà tôi, có vẻ như mọi người đã ngầm quyết định tôi là người phụ trách của thằng bé. Đưa tay sờ mẩu giấy có ghi địa chỉ của Mì Sợi vẫn nằm nguyên trong túi, tôi nghĩ thầm, "Phải rồi! Mình phải gặp thằng bé xem sao!"
Tôi đến đó vào một chiều thứ Bảy. Chẳng hiểu sao, tôi cứ hình dung mình sẽ phải đi qua những hàng rào sắt nhưng hoàn toàn không, đây không phải là một nhà tù. Trường nằm ngay tầng một của một tòa nhà hết sức bình thường. Sáng sủa, sạch sẽ, có cảm giác sinh hoạt khá thoải mái, lại còn cả những tấm áp-phích và đồ chơi có vẻ hợp với bọn trẻ, nơi đây không hề có vẻ gì tồi tàn hay u ám gì cả. Từ quầy lễ tân nhìn vào, tôi thấy phía trong rất nhiều trẻ con đi đi lại lại. Chúng trò chuyện huyên náo xem ra khá vui vẻ và theo như tôi quan sát thì không có đứa nào có vẻ kỳ quặc cho lắm. Nghe tôi hỏi "Tôi là chị của cháu. Xin hỏi có được phép đưa cháu ra ngoài không ạ?" cô lễ tân vui vẻ cười đáp "Dạ, được thôi! Nếu chị muốn cho cháu ăn tối ở đây thì hãy đưa cháu về trước bảy rưỡi." Ở đây xem ra cũng khá thoải mái. Tôi thở phào. Chắc ở đây cũng có những đứa trẻ gặp khó khăn vì không thể nghỉ ngơi được khi ở nhà. Nhưng so với chúng, tôi không hề nghĩ rằng em tôi đã làm nũng khi nó đòi đến đây. Tôi chẳng thể nào biết trong đầu nó đã xảy ra những gì vì nó không nói ra. Biết đâu, đêm đến, nó không thể ngủ được và bị rối loạn bởi những chuyện siêu nhiên như đã từng có trước đây. Vả lại, dù có kể với mẹ tôi, chắc chắn là bà sẽ chẳng thèm tin nó. Và nó hiểu rõ điều đó nên đã tự quyết định đến nơi này. Một người đàn ông trông khá thân thiện dẫn em tôi tới. "Cháu đi một lát nhé!" nó mỉm cười chào khi đi ngang qua quầy lễ tân về phía tôi.
- Chị Saku! Lâu quá không gặp chị!
- Mình đi ăn gì đó đi! Em có thèm ăn gì không?
- Bánh ngọt! Em chỉ muốn ăn bánh ngọt thôi!
- Ăn uống ở đây thế nào?
- Cũng khá ngon!
- Vậy à?
Chúng tôi nói khe khẽ vài câu rồi rời khỏi đó.
- Không khí bên ngoài thật tuyệt!
Ra khỏi tòa nhà, em tôi cười thật tươi trong ánh nắng nhạt. Phải thừa nhận là nó có vẻ điềm tĩnh hơn so với trước, giống như cảm giác yên ổn vì được bảo vệ.
- Có vui không? Mọi người đều tốt cả chứ?
- Vâng! Em có bạn mới nữa đấy! Có cả bạn bị chứng tự kỷ nhưng em không thấy đến mức không hiểu nhau. Ngoài ra, tất nhiên cũng có những bạn tự nhiên khóc lóc hoặc làm loạn lên, có bạn chỉ im lặng với thầy giáo, có bạn đang trò chuyện vui vẻ với các bạn khác nhưng thấy bố mẹ đến là im bặt.
- Nhiều bạn cũng gay đấy nhỉ!
- Vâng! Thường trước lúc đi ngủ, mọi người hay kể những rắc rối khi ở nhà mình.
- Họ nói em bị làm sao? Chẳng hạn trong giờ tư vấn tâm lý ấy!
- Họ bảo em bị mẫn cảm thái quá!
- Có vẻ đúng đấy nhỉ!
- Thôi thì em cứ nhấn mạnh rằng mình buồn vì chuyện bố mẹ bỏ nhau.
- Ừ! Có hiệu quả đấy!
- Sau đó, trong buổi gặp riêng phụ huynh, không biết mẹ có bị trách cứ gì không nữa?
- Cái đó cũng hiệu quả nữa! Cũng tốt chứ sao! Tôi động viên nó.
- Chẳng sao cả vì em cũng không ở đây lâu đâu!
- Vậy à?
- Em định thế! Nó nói.
Chúng tôi lên tàu điện, đi về phía ga gần nhà. Muốn kiếm một nơi hơi đông vui một chút quanh đây thì chỉ còn mỗi ga đó. "Tiện thể, có ghé qua nhà không?" nghe tôi hỏi, nó nói "không đâu!" Khá lắm, tôi thầm nhủ, vẫn còn là một đứa trẻ, không thể nói nó không nhớ mẹ được. Cảnh vật ngoài cửa sổ dịu nhẹ như nhìn qua một làn sương mỏng. Đây đó, những cánh hoa xuân đã bắt đầu rụng. Trưa thứ Bảy, toa tàu vắng khách chở đầy nắng, nhịp nhàng lắc lư.
- Nhưng không hiểu sao em thấy hợp với tất cả mọi người. Em cảm thấy mình hiểu mọi người nghĩ gì. Dù rằng so với các bạn ở trường bình thường, có bạn hơi kỳ quặc, mất cân bằng, có bạn sợ hãi vì không biết mình định nói tiếp theo... nhưng em vẫn có thấy thích họ, theo một cách nào đó.
- Tại em có phần trưởng thành sớm hơn các bạn cùng tuổi, có lẽ cũng thông minh nữa nên chính vì thế suy nghĩ nhiều chuyện hơn và chỉ cần nhìn em cũng đã cảm nhận thấy điều đó. Các bạn khác em ở chỗ luôn cảm nhận được những điều mà những đứa trẻ bình thường chưa cần phải nghĩ đến, nên hợp với em cũng không có gì là lạ.
Tôi cứ thử phân tích thế xem sao nhưng đem so với những gì thằng bé này cảm nhận bằng cả con người nó, chắc chắn sẽ rất thiếu sức thuyết phục. Em tôi khẽ gật đầu.
- Ở trường bình thường nhất định cũng phải có bạn hợp với em. Chỉ có điều lúc này em chưa thể tìm được vì cảm thấy không đủ khỏe để làm việc đó thôi.
"Không cần gắng sức quá đâu em!" tôi định nói vậy rồi lại thôi. Biết nói gì với một đứa trẻ đang cố hết sức để rèn giũa chính mình? Tôi không thể nói gì cả.
Chúng tôi đến một quán quen, và tôi đãng trí quên khuấy chuyện của Mì Sợi cho đến khi ngồi xuống chiếc bàn rộng ấy. em tôi gọi những bốn chiếc bánh ngọt khiến tôi ngạc nhiên và đúng vào lúc tôi đang cố nhớ lại xem lần cuối cùng chúng tôi đã ăn loại nào ở đây thì đột nhiên từ đáy ký ức, tôi chợt nhớ ra chuyện đó.
- Xin lỗi em. Có chuyện này chị quên mất! Tôi nói. Một người chị gặp hôm trước ở đây nhờ chị chuyển cho em địa chỉ và số điện thoại!
- Người đó là đàn ông?
Khi hỏi tôi câu đó, nét mặt thằng bé lộ rõ vẻ căng thẳng lạ lùng, không diễn tả nổi. Nó sợ, tôi nhận ra điều đó.
- Không! Đàn bà! Tôi đáp và đưa cho nó mẩu giấy.
- Có phải người đó tên là Mì Sợi không? Thằng bé vừa xem mẩu giấy, vừa hỏi.
Trên đó chỉ viết tên thật của cô ta nên xem ra chính nó cũng không nhận ra.
- Ừ! Đúng là cô ấy!
Lần này, trông nó có vẻ rất vui. Đằng sau sự thay đổi thái độ này rõ ràng là có uẩn khúc gì đây.
- Bạn em à?
- Vâng! Em kết bạn với chị ấy trong công viên. Chị ấy là một người rất tốt nên bọn em hợp nhau lắm. Mỗi tội anh bạn chị ấy lại là một người rất đáng sợ nên em chẳng nói gì với họ, lẳng lặng nhập học ở trường này nên chắc chị ấy lo cho em thôi.
- Đáng sợ là đáng sợ thế nào?
- Em cũng không biết nói thế nào cho rõ nhưng sợ lắm. Có vẻ như anh ấy rất thích em thì phải!
- Đồng tính sao?
- Không phải theo kiểu đó đâu!
- Thế thì theo kiểu nào?
- Đêm nào anh ấy cũng xuất hiện trong giấc mơ của em hoặc gửi đến em một loại sóng điện nào đó.
- Chị nói điều này nghe có vẻ tiểu thuyết nhưng liệu em có cảm thấy có ai đó trong quán này đang theo dõi em như gián điệp không?
Tự nhiên tôi nghĩ, hay thằng bé bị chứng tâm thần phân liệt nên thử hỏi câu đó. Nghe vậy, thằng bé sững người.
- Chị bảo sao? Nó nói. Chuyện đó làm em thấy sợ, hơn nữa em cũng không đến trường khá lâu rồi nên hôm trước em cùng chị đi gặp bố thực ra là định hỏi xem bố có thể cho em sống cùng một thời gian được không đấy!
Tôi đã chẳng hay biết gì tất cả những chuyện xảy đến với nó. Lồng ngực tôi khẽ nhói đau.
- Vậy ư?
- Nhưng khi gặp, biết bố cũng vất vả vì còn có em bé và nhất là cữ nghĩ, dù bất tiện đến mấy, chắc ông không bao giờ từ chối, em lại càng không thể nói ra được.
- Em của chị giỏi lắm! Biết tự mình giải quyết chuyện của mình!
- Vâng!
Bánh ngọt được mang đến và thằng bé bắt đầu ăn như sắp chết thèm. Tôi chỉ uống cà phê và khác với hôm trước, hôm nay tôi ngắm hoa trong bình. Những bông lay-ơn màu cam dịu được cắm xen với những cành một loại cây gì đó nhiều chỗ gấp khúc có màu nâu sậm. "Hượm đã nào! Lần trước là hoa bách hợp trắng và..." đúng lúc tôi nghĩ đến đó, thằng bé lên tiếng.
- Em rất quý chị Mì Sợi. Chị có thấy ở chị ấy có một cái gì đó rất lạ không?
- Ừ, chị cũng thấy thế. Hôm đó cô ấy ngồi ngay đối diện với chị, khuôn mặt hiện lên giữa những cánh hoa. Biết nói sao nhỉ...
Trong lúc nói những lời như thế, tôi hồi tưởng lại hình ảnh của cô ấy, hệt như một kỷ niệm thời thơ ấu, một thước phim cũ, một mùi hương xưa thân thuộc. Tất cả những hình ảnh tôi đã ghi nhận như đang được chiếu lại trước mắt tôi, da diết như một nỗi nhớ khi yêu vậy.
- Để em gọi điện thử xem sao!
- Tích cực nhỉ!
- Bạn bè mà lại!
Nói rồi nó đi gọi điện nhưng liền sau đó quay lại và bảo chẳng ai nhấc máy cả, có lẽ chị ấy đi vắng. Sau đó, nó bắt đầu ăn tiếp chỗ bánh ngọt. Tôi cũng tiếp tục uống cà phê rồi lơ đãng nhìn dãy đồ gốm xếp thành hàng trên bậu cửa sổ. Bát đĩa trong quán này dùng toàn đồ gốm Nhật và đặc biệt ở đây có một loại cà phê hạt rang kỹ rất đậm đà. Tất cả bàn đều làm bằng gỗ, mộc và to. Sàn nhà cũng lát gỗ nên tiếng bước chân nghe cũng rất dễ chịu. Ngay đến bánh ngọt cũng không phải loại to tướng phết kem tươi tú hụ mà rất xinh xắn theo kiểu châu Âu. Tóm lại là tôi rất thích nơi này. Uống trà ở đây sau giờ làm việc trước khi trở về nhà đã trở thành một thú vui của tôi, một niềm vui nho nhỏ của một người sống trong thành phố. "Một tuần có tới vài lần mình ghé qua đây nhưng đúng là chẳng bao giờ để mắt đến những người xung quanh thật. Có lẽ cô ấy cũng hay đến đây từ trước cả mình cũng nên!" đúng lúc tôi đang thầm nghĩ như vậy... Chuông cửa khẽ rung lên, mấy cô phục vụ đon đả chào khách và một đám học sinh ồn ào kéo vào, và liền sau đó, cô ấy lướt vào, lặng yên như một cái bóng và nhẹ như một cơn gió.
- Mì Sợi! Em tôi thốt lên, như hô mật khẩu.
Sau một thoáng kinh ngạc, cô ấy nở một nụ cười, khuôn mặt rạng rỡ như muốn nói "Biết ngay là em ở đây mà!" hay "Chị biết, rồi thế nào mình cũng sẽ gặp lại!"
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Amrita
Banana Yoshimoto
Amrita - Banana Yoshimoto
https://isach.info/story.php?story=amrita__banana_yoshimoto