Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Trên Đường
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
[3]
C
ả bọn tôi về tới nhà ở Paterson và đi ngủ ngay. Tôi là người đầu tiên thức dậy, lúc chiều muộn. Dean và Marylou vẫn ngủ trên giường tôi, Ed và tôi trên giường của bà cô. Cái va li cũ mèm của Dean nằm chỏng trơ trên sàn, lòi cả bít tất ra ngoài. Hiệu thuốc dưới nhà gọi tôi xuống nghe điện thoại. Tôi chạy xuống. Đó là Old Bull Lee gọi từ New Orleans. Hắn rên rỉ ca cẩm bằng giọng chua loét. Hắn nói có một cô nàng tên Galatea Dunkel vừa đến chỗ hắn để tìm một thằng cha tên là Ed Dunkel; Bull đếch biết mấy vị này là ai hết. Galatea Dunkel cứ dai như đỉa. Tôi nói Bull hãy làm cho nàng yên tâm, rằng Dunkel hiện đang ở với Dean và tôi, và rất có khả năng bọn tôi sẽ qua đón nàng ở New Orleans trên đường ra bờ biển. Rồi chính nàng cầm máy. Nàng muốn biết Ed thế nào rồi. Nàng hoàn toàn chỉ quan tâm đến việc hắn có hạnh phúc không.
“Bằng cách nào cô đi từ Tucson về New Orleans thế?” tôi hỏi. Nàng nói là đã phải đánh điện về nhà xin tiền rồi đi xe khách. Nàng quyết tâm tìm Ed bằng được vì nàng yêu hắn. Tôi chạy lên cầu thang và báo tin cho Ed béo. Hắn đang ngồi trên ghế, vẻ tư lự, trông hắn lúc này thật thánh thiện, thực sự thế.
“Giờ thì đâu vào đấy cả rồi.” Dean nói, vùng dậy và nhảy ra khỏi giường. “Điều cần làm lúc này là ăn, ngay lập tức. Marylou, em chạy vào bếp lục lọi thử xem có thức gì ăn được. Còn Sal, ông và tôi xuống ngay dưới nhà để phôn cho Carlo. Còn Ed, việc của ông là phải dọn dẹp cửa nhà sạch sẽ.” Tôi theo Dean xuống nhà dưới.
Gã quản lý hiệu thuốc nói, “Lại vừa có điện - lần này từ San Francisco - hỏi một người tên là Dean Moriarty. Tôi trả lời là ở đây không ai có tên như vậy cả.” Đó là nàng Camille kiều diễm gọi cho Dean. Gã bán thuốc, Sam, bạn của tôi, nhìn tôi và gãi đầu. “Này, nói cho tôi biết đi, ông đang làm cái quái gì vậy, chủ một nhà thổ quốc tế à?”
Dean cười khùng khục như điên. “Tôi thích ông rồi đấy, ông bạn!” Hắn nhảy đến buồng điện thoại và gọi một cuộc người nghe thanh toán đến San Francisco. Rồi a lô cả cho Carlo đang ở Long Island, nói với hắn là phải đến đây ngay. Hai tiếng sau, Carlo xuất hiện. Trong khi chờ đợi, Dean và tôi chuẩn bị về Virginia chở nốt số đồ đạc còn lại và đưa bà cô tôi về luôn thể. Carlo Marx đến, nách cắp tập thơ, thoải mái ngồi xuống ghế, đôi mắt sáng quắc cứ trân trân nhìn chúng tôi. Trong vòng nửa tiếng đồng hồ đầu tiên, hắn nhất định không chịu mở miệng. Hắn trở nên trầm hơn từ ngày hắn làm bài thơ “Nỗi tuyệt vọng Denver”; và những nỗi tuyệt vọng ở Dakar* đã khiến hắn trầm hẳn. Tại Dakar, hắn để râu dài, lang thang các phố nhỏ với bọn trẻ con, chúng dẫn hắn đến chỗ một lão phù thủy để lão này xem bói cho. Rồi hắn sục sạo đến những con phố ổ chuột toàn lều tranh, bộ mặt tăm tối tận cùng của Dakar. Hắn nói trên đường về suýt nữa hắn đã làm như Hart Crane*, nhảy từ trên tàu xuống biển. Dean ngồi bệt trên sàn bên cái hộp nhạc, hào hứng lắng nghe giai điệu đơn giản của bài “A Fine Romance” đang phát ra. “Nghe này, các chiến hữu, ôi những tiếng chuông thánh thót! Ôi, nghe đi! Tất cả hãy cúi xuống mà nhìn thử vào trong cái hộp nhạc này để tìm ra điều bí mật của tiếng chuông thánh thót, chà!” Ed Dunkel cũng đang ngồi trên sàn, tay cầm hai cái dùi trống của tôi; bỗng hắn khe khẽ gõ nhịp theo giai điệu cái hộp nhạc. “Tic... tac... tictic... tactac.” Dean xòe tay đặt lên vành tai nghe cho rõ, mồm há hốc, “A, chà chà!”
Carlo cứ lim dim mắt, ngồi ngắm cảnh tượng quái gở này. Cuối cùng hắn đập tay vào đầu gối và nói, “Tôi muốn thông báo một chuyện.”
“Ừ? Gì?”
“Cái chuyến đi New York này mang ý nghĩa gì đây? Các ông đang làm trò thảm hại gì vậy? Tôi muốn nói, các chiến hữu ạ, các vị định đi đến đâu đây? Đi về đâu, hỡi nước Mỹ, trên những chiếc xe hơi bóng loáng trong đêm kia?”
“Đi về đâu?” Dean nhắc lại, mồm vẫn há hốc. Chúng tôi cứ ngồi đấy, chẳng biết nói gì; chả có gì để nói thêm nữa. Việc duy nhất cần làm là đi. Dean chồm lên và nói đã sẵn sàng trở lại Virginia. Hắn đi tắm, tôi đi nấu một đĩa cơm tổ chảng bằng tất cả những gì còn ăn được trong nhà. Marylou khâu lại bít tất rách và mọi người đã sẵn sàng lên đường. Dean, Carlo và tôi, ba thằng phóng thẳng đến New York, hứa với Carlo là sẽ gặp lại hắn trong vòng ba mươi tiếng đồng hồ nữa, đúng giao thừa. Lúc đó đã là đêm. Chúng tôi để hắn ở lại Quảng trường Thời Đại rồi quay lại qua đường hầm Lincoln, đến New Jersey và thế là lại trên đường. Thay nhau cầm lái, Dean và tôi đến Virginia trong vòng mười tiếng đồng hồ.
“Nhiều năm rồi đây mới là lần đầu tiên hai ta được ở riêng một chỗ để nói chuyện,” Dean nói. Và hắn nói suốt cả đêm. Như trong một giấc mơ, một lần nữa chúng tôi lại lao qua Washington còn đang chìm trong giấc ngủ, trở lại những cánh rừng xứ Virginia, vượt qua sông Appomattox lúc rạng đông rồi phanh kít trước cửa nhà thằng em vào lúc tám giờ sáng. Trong suốt thời gian ấy, Dean hết sức kích động trước mọi thứ mình trông thấy, trước mọi chuyện mình nói ra, trước mọi chi tiết trong từng thời khắc trôi qua. Hắn như mất hết lý trí, chỉ còn một đức tin đích thực. “Và tất nhiên giờ thì không ai có thể nói với chúng ta rằng trên đời này không có Chúa. Tôi với ông đã trải qua mọi tình huống. Ông còn nhớ không, Sal, khi lần đầu tiên tôi đến New York và muốn Chad King chỉ giáo về cụ Nietzsche. Bao nhiêu lâu rồi ông biết không? Mọi thứ đều tốt đẹp, Chúa có tồn tại, ta hiểu được thời gian. Mọi thứ được khẳng định từ thời văn minh Hy Lạp đều sai bét. Lý thuyết hình học và cách tư duy kiểu hình học chẳng giải quyết được gì hết. Tất cả chỉ có thế này!” Hắn nắm tay lại thành nắm đấm; xe vẫn nuốt đường mà chạy như bay. “Và không chỉ có thế, chúng ta biết rằng tôi không thể có đủ thời gian để giải thích sao tôi và ông đều biết rằng Chúa có tồn tại.” Có lúc tôi phàn nàn về những khó khăn trong cuộc sống, về chuyện gia đình nghèo túng, về ý muốn được giúp đỡ Lucille của tôi, nàng cũng nghèo và đã có một đứa con gái. “Khó khăn, ông thấy đấy, là từ khái quát cho mọi thứ dung dưỡng sự tồn tại của Chúa. Chủ yếu là chớ có ngã lòng. Đầu tôi ong ong rồi!” Hắn kêu lên, giơ tay ôm chặt lấy đầu. Hắn lao ra khỏi xe đi mua thuốc lá, dáng điệu hệt như Groucho Marx* - cái kiểu hùng hổ giậm mạnh chân xuống đất ấy, đuôi áo phất phơ - mỗi tội hắn không có đuôi áo như Groucho thôi. “Kể từ lúc ở Denver, Sal ạ, tôi đã suy ngẫm rất nhiều. Tôi từng đi trại suốt, từng là một thằng du côn, thích khẳng định bản lĩnh - chuyện ăn cắp ô tô chỉ là một cách biểu hiện về mặt tâm lý vị trí của mình, chứng tỏ bản lĩnh yêng hùng. Tại sao tôi phải vào tù, giờ thì tôi biết rồi, mọi sự đã sáng tỏ. Tôi sẽ không bao giờ phải đi tù nữa đâu. Còn những chuyện khác thì đâu phải lỗi tại tôi.” Xe phóng qua một thằng nhóc đang ném đá vào những ô tô chạy trên đường. “Hãy nghĩ đến chuyện này đi,” Dean nói. “Một hôm nó ném một cục gạch vào cửa kính một cái xe và thế là tay tài xế gặp tai nạn rồi chết - hoàn toàn tại thằng nhóc. Ông hiểu ý tôi không? Chúa tồn tại dù ta có công nhận hay không. Trong khi chúng ta đang chạy xe trên con đường này tôi tin tuyệt đối rằng mọi chuyện đều đã được sắp đặt - rằng ngay cả nếu ông cầm tay lái, mặc dầu ông rất sợ lái xe” (tôi rất ghét lái xe và không tin vào tay lái của mình) - “thì mọi thứ vẫn sẽ tự nó diễn ra, ông sẽ không đi chệch đường và tôi có thể yên tâm ngủ. Hơn nữa chúng ta lại rất thuộc nước Mỹ, ta đang ở nhà mình; tôi có thể đến bất cứ chỗ nào trong nước Mỹ này và lấy được bất cứ thứ gì tôi muốn bởi vì ngõ ngách nào cũng giống nhau cả; tôi hiểu mọi người, biết họ làm gì. Chúng ta cho, chúng ta nhận và thế là cứ mặc sức đi khắp nơi trên con đường ngoằn ngoèo phức tạp nhưng ngọt ngào đến khó tin này.” Mọi thứ hắn nói đều mơ hồ, nhưng ý chính thì bằng cách nào đó đã được diễn đạt trong sáng, rõ ràng. Hắn rất hay dùng từ “trong sáng”. Tôi không bao giờ hình dung Dean lại có thể trở thành một kẻ thần bí. Đây là thời kỳ đầu chủ nghĩa thần bí của anh chàng, sau này sẽ đưa hắn đến một thứ thánh thiện kỳ lạ bệ rạc theo kiểu W. C. Fields.
Đến cả bà cô tôi cũng phải tò mò dỏng một bên tai nghe hắn nói chuyện trong khi xe lao về phía Bắc quay lại New York ngay đêm hôm đó, mang theo đồ đạc chất cả phía sau. Giờ đây khi bà cô tôi đã ngồi trong xe, Dean bắt đầu nói đến công việc của hắn ở San Francisco. Hắn kể lại mọi chi tiết về nghề hãm phanh tàu hỏa, kèm theo cả biểu diễn khi xe chạy qua đường tàu, rồi đến một lúc, hắn thậm chí còn dừng xe lại và nhảy hẳn xuống đường để chỉ cho tôi cách người hãm phanh làm hiệu lệnh để tàu tăng tốc. Cô tôi ngồi xuống ghế sau và bắt đầu ngủ. Bốn giờ sáng xe đến Washington, Dean lại gọi cho Camille ở Frisco, lại một cuộc người nhận trả cước. Ít phút sau, khi chúng tôi rời khỏi Washington, có một xe cảnh sát kéo còi inh ỏi vượt xe chúng tôi, bắt dừng lại và đòi phạt vi cảnh vì chạy quá tốc độ, bất chấp thực tế là chúng tôi chỉ bò có ba mươi dặm một giờ. Tất cả chỉ tại cái biển số xe California. “Các bố tưởng mình muốn phóng nhanh thế nào cũng được chỉ vì các bố quê ở California sao?” tên cớm nói.
Tôi và Dean phải đến phòng cảnh sát và chúng tôi cố giải thích rằng mình không có tiền nộp phạt. Họ nói nếu không nộp phạt thì Dean bị tạm giam một đêm. Tất nhiên là cô tôi có tiền để nộp, mười lăm đô; bà có hai mươi đô cả thảy và thế là ngon lành cả. Thật ra thì trong khi chúng tôi đôi co với bọn cảnh sát thì một tên đã ra ngoài và nhìn thấy cô tôi đang ngồi trùm chăn ở ghế sau xe. Bà cũng nhìn thấy gã.
“Đừng lo, tôi không phải là gà mái của bọn găngxtơ đâu. Nếu các vị muốn khám xe thì xin mời. Tôi đang về nhà với thằng cháu và những đồ đạc kia không phải là đồ ăn cắp; nó là của cháu gái tôi, nói vừa đẻ con và đang dọn về nhà mới.” Thám tử Sherlock này đực mặt ra và trở về bốt. Cô tôi phải trả tiền phạt cho Dean, nếu không tất cả sẽ bị kẹt ở Washington; tôi không có bằng lái xe. Hắn hứa là sẽ trả lại tiền cho bà cô tôi và quả nhiên đã giữ đúng lời hứa, đúng một năm rưỡi sau đó, khiến bà cô tôi ngạc nhiên một cách sung sướng. Cô tôi là một bà già khả kính mắc kẹt trong cái thế giới u ám này, cái thế giới mà bà biết rất rõ. Bà nói với chúng tôi về tay cớm kia. “Nó đứng nấp sau một gốc cây, thử xem cô là người thế nào. Cô bảo nó: có muốn khám xe thì cứ việc. Tôi chả việc gì phải xấu hổ cả.” Bà biết có một cái gì đó khiến Dean phải xấu hổ và cả tôi nữa, bởi tôi cứ đi với Dean, và cả Dean và tôi đều buồn bã chấp nhận điều đó.
Một lần cô tôi nói rằng thế giới này sẽ không bao giờ tìm thấy sự yên bình chừng nào bọn đàn ông còn chưa chịu phủ phục xuống chân vợ họ để cầu xin tha thứ. Nhưng Dean biết điều này rồi và từng nhắc đến nhiều lần. “Tôi đã cầu xin và cầu xin Marylou hãy mãi mãi thấu hiểu tình yêu trong sáng, bình yên, ngọt ngào giữa bọn tôi, vứt hết mọi chuyện bất hòa đi. Nàng hiểu điều đó; nhưng nàng lại nghĩ về một hướng khác... nàng luôn luôn theo dõi tôi; nàng sẽ không hiểu được tôi yêu nàng đến mức nào, nàng đang bóp nghẹt tôi.”
“Sự thật là ở chỗ chúng ta không hiểu những người phụ nữ của mình; ta buộc tội họ mà lỗi là ở ta hết cả,” tôi nói.
“Ôi, đâu có đơn giản như vậy được. Sự bình yên sẽ đến bất chợt và ta không biết là khi nào... đúng không, anh bạn?”. Dai dẳng, chán nản, hắn vẫn lái xe qua vùng New Jersey, rạng sáng đến lượt tôi cho xe chạy vào Paterson, để hắn ngủ ở băng sau. Chúng tôi về nhà lúc tám giờ sáng, thấy Marylou và Ed Dunkel đang ngồi hút những mẩu thuốc thừa đã vứt vào cái gạt tàn; họ chưa ăn uống gì kể từ lúc Dean và tôi đi. Cô tôi liền đi chợ và nấu một bữa sáng thịnh soạn.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Trên Đường
Jack Kerouac
Trên Đường - Jack Kerouac
https://isach.info/story.php?story=tren_duong__jack_kerouac