Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Những Thiên Đường Mù
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 18
T
ôi vào trường, xin ở nội trú. Quản trị tạm ghép cho tôi ngủ cùng với một cô bạn người Tày quê Lạng Sơn. Cô ta to béo, hai má luôn đỏ như trái đào chín, cười nói suốt ngày. Cô giúp tôi thu xếp đồ đạc, rồi xẩm tối, cô trang điểm kỹ càng, ra đi.
- Đằng ấy cứ buông màn ngủ trước nhé. Còn khuya tớ mới về.
Nói xong cô nháy nháy mắt nhìn tôi.
- Thông cảm. Người yêu đang chờ ở cửa ký túc xá.
Cô đi. Mùi nước hoa nội địa tạt lại, sực nức. Mấy cô trong phòng cũng lần lượt đi nốt. Tôi ngồi bó gối, nhìn ngọn đèn điện sụt thế tối lù mù như một thứ đèn hoa kỳ hạng bét treo lơ lửng giữa phòng. Nó giống con mắt màu da cam nhìn vào mắt tôi, bệnh hoạn, tăm tối. Bên ngoài, gió rất nhẹ, reo vi vút. Trời không rét, chỉ lành lạnh. Tôi nhớ căn nhà, ngọn đèn với cái chao bằng sứ trắng, giá sách cỏn con của tôi. cái lọ sành cắm mấy bông cúc vàng đặt ở góc cửa sổ... Giờ này, chắc mẹ tôi cũng ngồi bó gối trong căn phòng trống vắng, giá lạnh như tôi. Nước mắt tôi rơi từng giọt. Khi con người có quá nhiều lòng tự trọng, mà buộc phải hành động thiếu lương tâm, họ không đủ can đảm nhìn vào tội lỗi. Liêm sỉ, ở khía cạnh tiêu cực, là một sợi thòng lọng không có cơ hội tháo gỡ. Tôi biết mình thất bại...
Cuộc sống trong ký túc xá bắt đầu bằng một kỷ niệm vui vẻ. Những chuỗi ngày tiếp theo cũng không nhiều sóng gió. Có vài ba cuộc va chạm nhẹ, nhưng bản tính tôi không chấp nể, nên mọi kết thúc cũng tốt đẹp. Cô bạn người Tày rất đáng yêu. Một người dễ tính, tốt bụng và có đôi phần ngốc nghếch. Cô học rất kém, tôi luôn luôn phải chép bài cho cô. Bù lại, cô có nhiều anh chàng theo đuổi, toàn những chàng trai đẹp mã, thân hình như tượng thần Apôlông. Chàng này tặng thơ, chàng khác làm bài hát tặng cô. Và cô đánh số thời gian thư từ, các nhạc phẩm và thi phẩm thành bộ. Bộ sưu tập ấy cứ một tháng một lần được đem ra khoe tôi. Tôi giúp cô làm những bài thơ họa lại, viết những tình ca vớ vẩn tặng lại, khiến đám nhân tình của cô lăn lóc mê cô như phải bùa. Tóm lại, chúng tôi quý nhau. Về phần kinh tế, ngay từ tuần lễ thứ hai tôi vào khu nội trú, người đàn ông đeo kính màu xanh đã đèo cô Tâm tới nơi. Từ đó, cứ hai tuần, cô lên chơi. Tiền nong, thực phẩm cô cung cấp cho tôi thừa mứa. Phải nói thực thà là, cả năm cô nữ cùng phòng với tôi và hội nam sinh nội trú bên cạnh được nhờ cậy ít nhiều vào cái kho thực phẩm của tôi. Người vác bát sang xin mỡ, người bưng ca nước sang xin đường. Có nhóm tới bữa cơm cầm chiếc camen gõ coong cong trước cửa lán. Tôi lại phải đem nồi thức ăn mặn của mình ra san sẻ.
- Hằng ơi, viện trợ bát nước mắm.
- Hằng ơi, tớ xin thìa mỡ.
- Hằng ơi, cơm nhạt khó nuốt quá. Nồi cá kho của cậu xem chừng cần san bớt đi. Chủ nghĩa cộng sản được xây dựng trên tinh thần tương thân tương ái.
May mắn hơn nhiều bạn sinh viên khác, tôi không phải lo lắng vì miếng cơm, manh áo. Nhưng tôi bị phân tâm vì mẹ tôi. Bất kể sự ngang trái nào, bất kể sai lạc nào, tôi cũng là con. Và tôi yêu mẹ. Qua tin tức của những người quen, tôi biết những nỗ lực của mẹ tôi đã có kết quả. Cậu Chính khỏi bệnh, trở lại làm việc. Một lần mẹ tôi ốm, cậu mợ ấy đã đèo nhau tới chơi. Lần ấy, mẹ cũng bày biện trà thuốc, bánh kẹo, mời cô Vị và đám láng giềng sang để giới thiệu vợ chồng người em trai.
- Cậu ấy là cán bộ tư tưởng của Đảng và mợ ấy là giáo sư trường Đoàn.
Đứa con gái cô Vị kể lại với tôi, mẹ đã sung sướng biết bao khi giới thiệu những người ruột thịt của mẹ như thế, trước đám dân lao động trong ngõ phố. Nghe chuyện, tôi tạm yên tâm. Tôi mừng cho mẹ. Dầu sao, con người cũng nên có một cái lý để tự hào. Nhưng tôi không thể nén cảm giác tủi cực, có đôi phần uất ức. Chính họ, chính những người đem cho mẹ niềm vinh hạnh ấy là duyên cớ sự chia rẽ trong gia đình chúng tôi. Và, chui vào một góc tối trong học đường, ngồi giữa những hàng ghế thênh thang, bụi bặm, tôi mơ đến mái nhà vá víu của mình. Tiếng mưa rỉ rách gõ trên mái tôn. Âm điệu xôn xao của buổi lê minh, khi chân trời chưa rạng, khi tiếng gọi í ới, tiếng mắng chửi con cái, tiếng sai bảo công việc cùng lúc vang lên, ném qua các bức tường, hòa với mùi thơm của các món ăn sáng, tạo nên bầu không khí quen thuộc với tôi từ thuở ấu thơ. Tôi mơ tới giàn hoa đăng tiêu cháy như lửa, ngạo nghễ và chói chang giữa khóm nhà lô nhô, giữa những bức tường cắm mảnh chai bẩn thỉu và gớm ghiếc, như một bài ca khát vọng quá mãnh liệt trào lên trên ngọn triều bèo bọt của đời thường. Tôi mơ đến tiếng hát khàn và sai lạc của anh què, nghe như tiếng đổ vỡ, tiếng kêu, lời mời gọi. Tôi mơ tới một que kẹo mạch nha...
Học kỳ ấy tôi được xép hạnh sinh viên ưu tú, Cô Tâm may cho tôi hai chiếc áo bằng hàng mútxơlin ngoại, một chiếc màu lòng tôm, một chiếc xanh da trời. Ai cũng khen tôi mặc áo mới, trông trẻ và xinh hẳn ra. Cô Tâm im lặng nghe những lời khen ấy, với vẻ mặt đăm chiêu. Chắc cô đang tính xây cho tôi một thiên đường ngay ở cõi trần ai này. Cô đổi chiếc xe nữ Thống Nhất cũ rỉ tôi vẫn đi bằng chiếc xe Mifa mới. Cô định mua xe Pơgiô cho tôi nhưng may sao, người đàn ông đeo kính màu xanh chai đã kịp gàn.
- Không phải em tiếc cháu. Nhưng con gái đi xe đắt tiền chỉ làm mồi cho bọn bất lương.
Cô nghe theo, nhưng cô vẫn đánh một sợi dây chuyền vàng tây bắt tôi đeo.
- Nam vô tửu bất thành nam, nữ bất điểm trang bất thành nữ.
Cô nói thế. Rồi cô xuống một làng ngoại thành đóng cho tôi một lúc ba đôi giày. Thứ có gót, thứ hở gót, thứ quai tết không khóa cài. Nhưng có một nguyên tắc, không bao giờ cô đưa quá nhiều tiền cho tôi. Vàng cũng thế. Tôi ít ra thành phố, thường lúc rỗi tôi chúi mũi vào thư viện đọc sách. Chưa nhận lời yêu ai, tôi không ham đi xem chiếu bóng, xem xiếc, rong chơi. Tiền đối với tôi dường như không cần thiết. Và thế, món trợ cấp hàng tháng của cô cứ dồn tích lại. Tôi định khi nào mẹ nguôi giận tôi sẽ đem món tiền ấy về, thay lại mái nhà cũ. Nếu không đủ đổ mái bằng, tôi cũng lợp ngói Tây. Nhưng trái với dự tính của tôi, món tiền ấy đã được dùng vào việc khác.
Ấy là một chiều xuân, tháng hai, mưa phùn rắc đầy trời. Ánh chiều tím sẫm, lọc qua mưa, bảng lảng như khói. Chúng tôi ngồi trong phòng, vừa tí tách ăn hạt bí, vừa tán chuyện hôm trước, lớp trưởng của chúng tôi cưới vợ. Anh ta là bộ đội chuyển ngành, 33 tuổi, xấu mã nhưng rất tốt bụng. Một người chính trực, công bằng. Trong lớp, kể cả những chàng trai ngang ngược nhất, kể cả những cô gái chỏng lỏn, hoặc lười học ham chơi, hoặc đôi co mách lẻo, hoặc có thói ăn cắp vặt... những người bị anh đề nghị kỷ luật cũng không thù ghét được anh. Sáng qua, mưa phùn dầm dề. Cả lớp đội mưa, bì bõm lội qua một khúc đường sống trâu để vào dự đám cưới. Làng anh ở Vĩnh Phú, vùng đồi xinh tươi nhưng nghèo khó. Đám cưới có cả kẹo nuga, kẹo Hải Hà, cả kẹo bột và chè lam nhà tự nấu. Hạt bí anh phải mua từ Hà Nội đem về. Cô dâu ở làng, một thôn nữ khỏe mạnh, lưng to chân to. Hai má không cần đánh phấn cũng đỏ rực. Đám cưới vui.
Chừng bảy tám giờ tối, lũ chúng tôi mới mò mẫm ra ga, trở về Hà Nội. Cô dâu chú rể quần xắn ngang bắp chân theo ra ga đưa tiễn. Hai người dúi cho chúng tôi một gói hạt bí, một bọc chè lam, lại cả một đùm bánh khoai bánh nếp. Con tàu chạy suốt đêm. Chúng tôi vừa phải chống đỡ đám hành khách lôi thôi tràn trên các ga lẻ, vừa rôm rả chuyện trò.
Gần sáng, tàu mới tới thành phố. Kéo nhau về khu học xá, cả bọn lăn ra ngủ. Nhưng khi cơn buồn ngủ đã được thỏa mãn, chúng tôi lại cảm thấy phấn khích, lại tụ tập nhau cắn hạt bí, tán chuyện. Đối với tuổi thanh xuân, đám cưới, hôn nhân, tình yêu là đề tài bất tận. Một cô nàng chợt hô lên.
- Sắp hết hạt bí rồi.
Cả đám nhao nhao nói.
- Đề nghị tiếp tục trợ cấp.
- Tới lượt ai?
- Ninh, tới lượt cái Ninh. Ba lần trước nó đều đánh trống lảng. Ê, Đào Thị Ninh, xùy tiền ra. Nay đã tới phiên nhà ngươi nộp thuế thân.
- Nhưng mà đến hôm nay mỗ lại hết tiền... Ha ha ha... may thật là may.
Đào Thị Ninh, một cô gái quê Hải Phòng, to béo, đen mập, sống mũi gồ to như con trai nhâng nháo nói. Nói xong, cô nàng lại đứng phắt lên, ngay giữa đám đông lộn hết các túi áo túi quần. Mấy cậu bạn trai nhăn mũi.
- Hắt xì hơi, mất vệ sinh.
- Thôi, ngồi xuống, đàn bà con gái gì mà...
Ninh liền túm tóc cậu con trai vừa nói lên.
- Mà làm sao, nói tiếp?
Cậu bạn cười cười, cố gỡ mái tóc uốn quăn chùm nho khỏi bàn tay cứng như thép của nữ lực sĩ. Ninh hỏi.
- Nói mau, không ta cho một chưởng.
Cậu bạn chớp mắt, rồi đánh liều.
- Mà mà... thơm như hoa nhài vậy.
Cả bọn rũ ra cười, nước mắt giàn giụa, cười xong, chừng vẫn nhớ rằng hạt bí sắp hết, mà câu chuyện đang giòn. Tất cả quay lại Đào Thị Ninh.
- Mày đích thị là đồ hủi. Lần nào phải nộp phạt mày cũng hết tiền.
Ninh cười ha hả.
- Số mỗ luôn luôn may. Thần tài phù trợ cho mỗ.
Đoạn Ninh khoa chân múa tay, hát tuồng.
- “Như ta đây, chẳng phải dân Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng thánh keo cũng gọi bằng cụ tổ. Năm một hội, tháng hai kỳ, dân con miền Trung xì xụp khói hương, lễ bái ta, ta phù hộ độ trì cho muôn dân xứ... keo...”
Một cô bé quê ở Hải Hưng rú lên trước, rồi cả bọn cứ thế mà cười theo. Lần này, đứa nào đứa nấy ôm bụng bò lóp ngóp trên giường, lũ con trai chổng cả vó lên, giãy đành đạch. Từng cơn cười kéo tới, không kiềm chế nổi, từ người nọ lây lan sang người kia. Phải 10 phút sau, chúng tôi mới hoàn hồn. Tích, một anh chàng quê Nghệ An, vừa lau nước mắt vừa nói.
- Tổ cha mi, mi vào quê tao xem mi có dám hát thế không?
Ninh đáp lại liền.
- Tổ cha mi, tau mà vào quê mi tau thành triệu phú.
Tích thật thà quay lại hỏi.
- Sao vậy?
- Tau thuê thợ tiện, tiện một ngàn con cá gỗ. Đem sơn vàng, sơn đỏ, vào quê mi bán giá thắt cổ, tau thành triệu phú liền.
Tích vỡ lẽ, giơ nắm tay đấm Ninh. Ninh chạy. Hai người đuổi nhau mấy vòng liền. Rồi, sau đó, Ninh giơ tay đầu hàng.
- Kéo cờ trắng.
Cả hai về chỗ ngồi, thở hổn hển. Lúc ấy, Đào Thị Ninh quay sang bảo tôi.
- Ê, nhà tài phiệt mặc quần thâm, xì tiền đi mày.
Tôi bảo.
- Cũng được. Nhưng mày phải đi mua. Trời mưa, tao ngại lắm.
Ninh liền trợn mắt quát:
- A, ra mày cậy có tiền, mày muốn ngồi nhà phải không?
Tôi đáp:
- Tất nhiên, ông mất của kia, bà chìa của nọ.
Cô gái lực sĩ liền túm lưng áo tôi, nhấc bổng lên.
- Này, đây là luật của bạn bè, nghe không? Mặc áo mưa vào và đi ngay tắp lự. Mày giở thói bà chủ ra, mày sẽ bị tống cổ khỏi hội ngay.
Tôi nghĩ, Ninh cũng có lý. Vả lại, không ai có thể khuất phục cái con bé nặc nô ấy. Bụng tức, nhưng tôi vẫn phải trùm áo mưa đi. Ở cổng trường, có một dãy hàng quán. Tới đó, có thể mua từ hộp sữa ngoại tới vài cái kẹo vừng hoặc mấy nắm bỏng ngô.
Sân trường lầy lội. Khu nội trú càng lầy lội hơn. Những viên gạch ném trên lối đi chìm nghỉm trong lớp bùn nhão. Đám cỏ loi phoi nhú ngọn lên. Tôi bước từ viên gạch lát này sang viên gạch lát kia, cố gắng không trượt chân dẫm xuống nước. Chú tâm vào việc đó, tôi không biết có một người đang đi ngược lại phía mình.
- Hằng!
Tiếng gọi giật giọng khiến tôi giật nảy, ngẩng mặt lên. Cách tôi vài bước chân là cô Vị. Cô trùm tấm nilông xám, dài ngang khoeo chân. Quần đen xắn tới bẹn. Đôi chân trần lội trong bùn. Một tay cô giữa tấm vải che mưa, tay kia xách đôi dép.
- Cô tìm cháu suốt từ lúc tan tầm.
Tôi nhìn gương mặt đầm đìa nước của cô.
- Lâu quá cháu chưa về nhà... Có chuyện gì thế cô?
Cô cũng đăm đăm nhìn tôi, rồi thay vì trả lời, cô nói một câu chẳng ăn nhập gì vào câu chuyện.
- Mày có lớn mà chẳng có khôn, Hằng ạ...
Xung quanh chúng tôi là khoảng sân láng nước, mấp mô các gờ đất, các lối đi rải sỏi. Không nơi nào trú chân được. Tôi nói với cô.
- Cô quay ra cổng trường với cháu. Ở đó, có quán hàng.
Cô gật đầu.
- Ờ.
Rồi chúng tôi im lặng đi về phía cổng trường. Mười phút sau, tôi đưa cô vào quán bà Nhu, một bà chủ quán quen thuộc. Nhiều lần cô Tâm lên, cô cháu tôi thường ra ăn quà ở đó. Bà Nhu đang ngồi ngáp, đon đả cất tiếng chào. Rồi bà chỉ cho chúng tôi khúc tre thừa đầu quán, để móc mấy tấm vải che mưa. Những chiếc ghế băng lấm bùn. Tôi mượn bà Nhu mảng giẻ lau. Bà hỏi.
- Cô Hằng ăn gì?
- Cháu xin bà hai chén chè nóng với đĩa bánh đậu xanh.
Bà Nhu rót hai chén chè Thái xanh vào chén vại, rồi đặt một gói bánh đậu xanh lên chiếc đĩa hoa Hải Dương.
- Bà với cô tự nhiên nhé, cho tôi vô phép...
Sau khi nói một cách lịch sự, bà co hai chân lên ghế tựa lưng vào vách, ngủ gà ngủ gật. Cô Vị uống một hơi hết cả chén nước, có lẽ cô đang lạnh. Rồi cô hỏi.
- Sao hôm đi, không rẽ vào cô?
- Mẹ cháu đuổi cháu đi tức khắc. Vả lại, lúc ấy cháu không nghĩ ra.
- Lúc ấy, cô còn ở nhà. Hàng chưa đủ gánh. Giá cô biết thì không đến nỗi.
Cô thở dài sườn sượt. Tôi ngồi im. Tốt nhất là im lặng và đợi. Những năm tháng sống cô đơn dạy tôi điều ấy. Cô Vị lại uống nốt chén chè thứ 2, và nói.
- Mẹ mày khổ lắm.
- Nhưng cháu cũng có sung sướng gì đâu?
- Đã đành, nhưng mẹ vẫn là mẹ.
- Bao giờ cháu cũng yêu mẹ cháu.
- Trời đầy bà ấy.
- Chính mẹ cháu đã đuổi cháu đi.
- Phải, cô biết... Nhưng mẹ mày không muốn thế.
- Không muốn?
- Phải, không muốn, nhưng vẫn cứ làm. Ở đời, nhiều khi như vậy. Bao giờ cháu lớn lên, từng trải hơn khắc biết. Chẳng phải đương nhiên, nhân gian có câu: ma đưa lối, quỷ đưa đường.
Tôi mở chiếc nắp bông ủ trên tích nước chè, rót chén thứ ba cho cô. Chén chè nóng giãy. Cô đưa hai bàn tay ủ chén nước cho đỡ rét. Tôi nói.
- Cô bán hết hàng chưa?
Cô gật đầu.
- Bán hết hàng vừa tan tầm. Cô gửi quang gánh cho người quen rồi đi ô tô tới đây.
Uống nốt chém chè thứ ba, cô đứng dậy.
- Đi đi cháu.
Tôi ngạc nhiên hỏi.
- Đi đâu?
- Mẹ mày què chân rồi. Bị ô tô chèn sáng nay, khi gánh hàng qua đường. Lúc cô biết tin trời đã non trưa, người ta đã đưa bà ấy vào viện. Bác sĩ phải tháo khớp gối. Đi đi cháu, bà ấy nằm trong bệnh viện Bạch Mai.
Tôi không nhớ mình đã làm gì lúc ấy. Chân tay tôi giá lạnh, như bị chuột rút, tôi ngã vào bàn bày bát chén, bánh trái của bà chủ quán. Cô Vị đỡ tôi lên, trả tiền, nói gì đó thì thầm với bà chủ quá. Rồi bà chủ quán đội áo mưa le te chạy đi. Lát sau, bà quay về với chiếc xích lô. Chúng tôi cùng lên xe. Người lái xe kéo chiếc nón lá già che kín mắt, cắm cúi đạp. Đường gồ ghề, xóc nảy, mỗi lần xe xóc, lại vòng hào quang nảy ra trong mắt tôi. Một cơn rét run từ xương tủy lan tỏa ra da thịt. Cô Vị ôm tôi, khẽ đập vào vai.
- Khóc đi, khóc đi cho nhẹ.
Tôi không khóc được. Dường như tiếng khóc vón thành cục nước đá nằm trong họng. Dường như máu cũng đông thành một thứ tiết đặc trong các huyết quản tôi. Mắt tôi tối dần, cùng với bóng tối. Trời vẫn mưa. Mưa xiên lệch cả đất trới. Cái cổng vào viện trống toang hoác như cửa nhà mồ. Cô Vị đã phải năn nỉ mãi, người gác mới cho chúng tôi đi qua. Hành lang... Những giường bệnh... Những gương mặt xa cách và sầu não... Sau cùng là mẹ tôi...
- Mẹ ơi!
Tôi gọi. Và nước mắt trào ra như nước suối, nóng hổi, mặn, chảy tràn trên hai gò má, lan xuống cằm, rơi thánh thót. Bỗng dưng, khối tiết đông đặc trong tôi tan chảy thành các dòng máu. Cục đá trên tim tan chảy thành từng giọt lệ. Người tôi nhẹ bổng đi.
- Mẹ ơi!...
Mẹ tôi quay ra, giơ một bàn tay cho tôi, mỉm cười. Nhưng môi mẹ méo xệch. Rồi nước mắt cũng tuôn đầm đìa trên gò má những vết nám và những vết tàn nhang. Chân mẹ quấn đầy băng cụt ngang gối.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Những Thiên Đường Mù
Dương Thu Hương
Những Thiên Đường Mù - Dương Thu Hương
https://isach.info/story.php?story=nhung_thien_duong_mu__duong_thu_huong