Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Nguyễn Trường Tộ
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 17 - Văn Thơ Nguyển Trường Tộ
X
em các thiên trên, ta đã thấy ông Nguyễn Trường Tộ là người chỉ trọng thực tế, ghét sự phù hoa, không ưa lối văn chương kiểu sức. Lời văn của ông trong các tập điều trần lưu loát như nước chảy, sáng sủa như mặt trời. Ông chỉ quan tâm đến có một điều là làm thế nào cho người đọc có thể hiểu được đầy đủ ý tưởng của ông...
Ngay từ lúc thiếu thời, khi còn học ông Huyện Địa Linh, ông đã tỏ ý khinh lối từ chương, cho nên không chịu làm những bài văn chỉ có lời đẹp mà rỗng: Học ông Huyện ba năm, mà chỉ có một lần vì thày ép quá, ông mời làm một bài phú thi với anh em. Đầu bài ra là: ‘’Xa Giá Tây Đô Trường An Phú’’. Ông hạ bút viết thao thao; đến lúc nộp bài; thày phê cho chữ ‘’ưu’’ và khen lấy khen để. Tuy vậy ông vẫn thảm niên, vì đã thừa biết là lối thi phú của chế độ khoa cử không có một chút thực dụng nào.
Song người trọng thực dụng ấy lại là người có một tấm lòng đầy tình cảm và một trí tưởng tượng mạnh mẽ. Tình cảm ấy, tưởng tượng ấy thêm vào nền giáo dục thần bí của Đạo Gia Tô đã tạo nên cho ông một tâm hồn thi sĩ tuyệt vời.
Những lúc cảm hứng xúc động, tư tưởng dồi dào, ông phải thốt ra những lời thơ hoặc khẳng khái hoặc thiết tha. Tiếc rằng ông chỉ viết toàn thơ chữ Hán, nhưng không phải vì thế mà ta có thể để ông ra ngoài làng thơ Việt Nam được.
Sau đây chúng tôi xin trích mấy bài thơ đặc sắc của ông, để độc giả thưởng thức một lối thơ không gọt dũa, vọt tự đáy lòng ra và còn như giữ nguyên được màu tươi thắm của con tim.
Lúc ở Pháp về, đi thẳng lên Hương Cảng, ông có gặp một ông Giám Mục người Anh. Vì là chỗ thanh khí, nên hai ông quyến luyến nhau lắm. Ông Giám Mục giữ ông Nguyễn Trường Tộ ở lại mấy tháng, khi về lại còn cho mấy trăm bộ sách, nhưng giữa đường bị bọn giặc bể cướp mất cả.
Trong khi ở Hương Cảng, ông đi thăm miếu Hạng Vũ, nhân cảm hứng có đề một đôi câu đối:
Anh hùng dụng vũ, phi vô địa,
Chiến thắng thành công cái hữu thiên.
Xin tạm dịch:
Dùng võ anh hùng không thiếu đất,
Nên công chiến thắng ở như trời.
Câu đối ấy tả được cái khí phách trượng phu của Hạng Vương chỉ biết lăn mình vào vòng chiến đấu, còn cuộc thành bại không thèm để ý đến. Mà cái chí khí ấy cũng hợp với lòng hoài bảo của ông Nguyễn Trường Tộ, lúc bấy giờ ở Pháp mới về, chỉ muốn đem cái kiến thức của mình ra phụng sự quốc gia, nhưng không biết có được thành công hay không, cho nên ông mượn tư cách người xưa mà tỏ ý mình.
Cũng hồi ấy, cùng mấy bạn làng văn đi chơi núi ở Quảng Đông, ông có họa với họ một bài:
Thừa nhân tỷ lý trực đăng sơn.
Túc hạ phong sinh, chuyển giác han.
Hãn mạn dĩ cùng thương mãng ngoại,
Bồi hồi như tại bích vân đoan.
Tam hoan thành thị phai minh khan,
Lưỡng quảng giang sơn chỉ chưởng gian.
Vạn lý phù dao như khả tá,
Lăng không hồi quốc bất ưng nan.
Xin tạm dịch:
Thư nhà bước tới đỉnh non chơi,
Dưới gót hiu hiu gió lạnh người.
Đã lúc lang thang bên góc bể,
Nay còn lơ lửng giữa mây trời.
Ba vòng thành thị trông từng chỗ,
Hai Quảng non sông trỏ khắp nơi.
Muôn dặm gió đưa, như mượn được,
Muốn về đất nước, chẳng bao hơi!
Lúc bấy giờ ông mới ở Âu Châu về, mắt đã từng thấy cái văn minh sán lạn của người ta, ông tự cho như người đã giác ngộ, chỉ muốn mau mau về nước để đem cái sở học ra làm ích cho đồng bào. Cái giang sơn của nước Tàu đối với ông không có gì đáng lưu luyến; ông mong mỏi chóng dời cái đất cằn cỗi ấy mà về chỗ non sông của mình, cho nên đứng trên đỉnh núi cao, nhìn bao quát cả thành thị ở dưới chân, ông chỉ muốn nhờ ngọn gió to đưa bổng về đến quê nhà. Lòng yêu nước tràn ngập tâm hồn nhà thi sĩ, nên lời văn phóng khoáng, ngang tàng biết bao!
Về sau, khi đã giúp ông Tổng Đốc Hoàng Tá Viên đào xong Kênh Sắt, ông được Triều Đình để ý đến, nhà vua vời vào Kinh, ông hăm hở về bệ kiến, vì tin rằng phen ấy là một cơ hội, để ông trổ tài giúp nước.
Khi đi qua Đèo Ngang, ông có làm một bài cảm tác:
過橫山關有感
Quá Hoành Sơn Quan Hữu Cảm
此地昔曾南北限,
Thử địa tích tằng Nam Bắc hạn,
欣今一統北南平。
Hân kim nhất thống bắc nam bình.
巍關即壯山河色,
Nguy quan tức tráng sơn hà sắc,
絕頂中分宇宙形。
Tuyệt đỉnh trung phân vũ trụ hình.
戰壘已殘留古跡,
Chiến lũy dĩ tàn lưu cổ tích,
御碑長在作山靈。
Ngự bi trường tại tác sơn linh.
行人莫嘆登林苦,
Hành nhân mạc thán đăng lâm khổ,
過此應知近帝城。
Quá thử ưng tri cận Đế thành.
Xin dịch:
Đất này xưa vẫn phân Nam, Bắc,
Yên ổn mừng nay họp một nhà.
Non thẳm chia đôi hình vũ trụ.
Ải nguy tô đủ sắc sơn hà.
Lũy tàn tích cũ còn lưu lại,
Bia ngự non thiêng vẫn chửa lòa.
Lên ngắm thôi đừng than vất vả,
Kinh kỳ, qua đó chẳng còn xa.
Bài thơ ấy thực tả được hết cái lòng khăng khít của ông đối với vận mệnh của quốc gia và tấm nhiệt thành của ông đối với nền cải cách mà ông đương mơ tưởng.
Ông được nhà vua phái sang Pháp, cùng với Giám Mục Gauthier và ông Cố Điều, để mua máy móc và mướn thợ thuyền. Khi đi qua Đà Nẵng, nơi hai quân Pháp, Nam giao tranh lần đầu năm 1856, ông xúc cảm làm bài thơ sau này:
沱灢偶泊
Đà Nẵng ngẫu bạc
萬代天地此風景,
Vạn đại thiên trì thử phong cảnh,
西朝何事動兵刀。
Tây triều hà sự động binh đao?
一朝殺氣空流水,
Nhất triên sát khí không lưu thủy,
千古冤聲尚怒濤。
Thiên cổ oan thanh thượng nộ đào.
江自西南雙派下,
Giang tự Tây-Nam song phái hạ,
門開東北兩山高。
Môn khai Đông-Bắc lưỡng sơn cao.
如今已慶鯨波靜,
Như kim dĩ khánh kình ba lĩnh,
破浪乘風氣自豪。
Phá lãng thừa phong khí tự hào.
Xin dịch:
Vũng ấy muôn năm, cảnh khác nào!
Trời Tây sao bỗng nổi binh đao?
Can qua một sớm đầy sông thảm,
Oan khốc nghìn năm dậy sóng ào.
Tự ngả Tây-Nam, hai nhánh chảy,
Mở đường Đông Bắc cặp non cao.
Ngày nay sóng cả mừng yên tĩnh,
Cưỡi gió lâng lâng khí tự hào.
Bình sinh ông vẫn tin rằng binh lực của ta đối với lực lượng của người không thấm thía vào đâu, nên ông chỉ mong nước ta giảng hòa với nước Pháp và giao hảo với các cường quốc Âu Châu, để nhờ họ dìu dắt cho được kịp người...Nhưng ông là người bao giờ cũng lạc quan, nên bất cứ ở tình thế nào, ông cũng vẫn nồng nàn kỳ vọng về tương lai. Nỗi buồn thảm cũ không thể át được lòng ông mong mỗi một thời ký rực rỡ vẻ vang cho non sông nước Việt.
Khi đi qua Thạch Bi Sơn (ở phía Nam Trung kỳ), ông có làm một bài thơ bất hũ. Bài thơ này, Hội Trí Tri Hà Thành đã chọn làm đầu đề về kỳ dịch thơ năm 1941:
石碑山偶成
Thạch Bi Sơn Ngẫu Thành
風不能搖雨不摧,
Phong bất năng dao vũ bất thôi,
碑傳萬古自崔嵬。
Bi truyền vạn cổ tự đôi ngôi.
孤圓如削排山嵿,
Cô viên như tước bài sơn đỉnh,
卓立無雙鎮水隈。
Trác lập vô song trấn thủy ôi.
想是補天曾鍊過,
Tưởng thị bổ thiên tằng luyện quá,
非關填海被驅來。
Phi quan điền hải bị khu lai.
若移隻著成雙著,
Nhược di chích trước thành song trợ,
地作盤餐海作杯。
Địa tác bàn xan, hải tác bôi.
Bài thơ này rất khó dịch, vì lời thơ hùng tráng mà tứ thơ thì rất bất ngờ. Chúng tôi xin tạm dịch đây, cũng tự biết còn nhiều chỗ non yếu:
Gió thổi mưa tuôn, chẳng chuyển lay,
Bia truyền chót vót tự xưa rày.
Tròn tròn như gọt, đầu non thẳm.
Sừng sững riêng coi góc nước mây.
Hẳn để vá trời từng luyện trước,
Phải đâu lấp bể bị lùa đây.
Giá đem so đũa thành đôi nhỉ, (*)
Đất sẵn lòm mâm, bể chén đầy!
(*) Một bạn đọc vừa mới cho chúng tôi biết rằng: Nguyễn Trường Tộ tiên sinh dùng chữ Chính trợ là định nói đến một ngọn núi ở phía Bắc Trung kỳ. Vậy câu ấy phải dịch như sau đây: Giá rời Núi Đũa so đôi nhỉ.
Tả một ngọn núi đứng trơ ở miền hải biên, một bên là mặt đất phẳng lỳ, một bên là bể khơi, mà dám đem so sánh với một chiếc đũa khổng lồ đặt bên một cái mâm và cái chén vĩ đại, thì thực là đột ngột mà hào hùng. Trí tưởng tượng mạnh mẽ đến thế thì thiết tưởng trong vườn thơ Việt Nam chưa ai sánh kịp.
Vả lại khi làm thơ ấy, ông không khỏi chẳng nghĩ đến chí hướng của ông; trong cả một nước chỉ riêng mình ông là sáng suốt, là trông rõ thời cục và muốn ra tay cứu với cả giống nòi, thế thì có khác gì một ngọn núi cao đứng ngạo nghễ khinh cả gió mưa, vì đá núi ấy chính là đá bà Nữ Oa đã rèn để vá trời, nếu không phải là đá của chim Tinh Vệ ngậm đi để lấy bể Đông!
Tiếc rằng chúng tôi không thể chép được hết các vần thơ của ông Nguyễn Trường Tộ. Nhưng mấy bài trích dịch trên này cũng đủ tỏ cái thi tứ phóng đạt của ông đối với đất nước, non sông. Chỉ một cái nhiệt tâm đối với tiền đồ tổ quốc, biểu lộ trong lời thơ của ông, cũng đủ để ông có một địa vị xứng đáng trong thi đàn nước nhà vậy.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Nguyễn Trường Tộ
Nguyễn Lân
Nguyễn Trường Tộ - Nguyễn Lân
https://isach.info/story.php?story=nguyen_truong_to__nguyen_lan