Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Dòng Thác Cuốn
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 17
K
hi Giác Tuệ trở lại phòng riêng, tiếng những con xúc sắc trong chén đã ngừng rồi, nhưng nhiều người vẫn ngồi chuyện trò bên bàn cờ bạc. Tuy tiếng quân mà chược vẫn còn vang lên trong phòng Giác Tân, nhưng cũng không còn ồn ào náo nhiệt nữa. Bầu trời bắt đầu sáng lên. Năm đã hết. Cái cũ biến mất cùng với bóng tối, và cái mới rực rỡ đang hiện ra.
Pháo bắt đầu nổ bên ngoài đại sảnh. Ba cột pháo cùng nổ một lúc. Giác Tân và ba người chú bước lên kiệu và xuất hành đi chúc mừng ngày đầu năm. Các bà bước lên những xác pháo, tươi cười bước qua cổng lớn ra ngoài đường. Ðây là hài kịch hàng năm về việc "xuất hành" của đàn bà. Hàng năm chỉ vào cái giao thời ngắn ngủi ấy, họ được phép tự do đi lại ngoài nơi công cộng, thay vì phải ngồi kiệu. Các bà thoả mãn con mắt tò mò trên con đường nhỏ vẫn còn ngái ngủ. Rồi vì sợ gặp mặt một người lạ nào, họ vội vàng rút lui vào bên trong khuôn viên ngay. Tiếng pháo chấm dứt, tiếng cười lắng đi. Sau một lúc ngắn ngủi, con đường lại rơi vào im lặng.
Với những biến cố quan trọng của ngày hôm ấy qua đi, phần lớn nhà họ Cao đi ngủ rất sớm, vì đã thức suốt đêm vừa qua. Ngoại trừ những người như Giác Tân và Khắc Minh có nhiều bổn phận giao tế phải làm, hầu như mọi người ngủ suốt buổi cho tới chiều tối. Giác Dân và Giác Tuệ ngủ luôn đến sáng ngày hôm sau, không thức dậy để ăn tối.
Như vậy ngày mồng một Tết trôi qua xuông xẻ. Chương trình của mỗi ngày được sắp xếp trước, gần giống như những năm trước. Chỗ nào cũng là sòng bạc; âm thanh của quân xúc sắc và mà chược hầu như không ngừng. Ngay Kiến Vân vốn coi cờ bạc là vô bổ, cũng tham dự cuộc chơi, không do dự hành động ngược lại ước muốn của riêng mình, chỉ để làm vui lòng người khác. Trong những lúc như thế, chàng có thể rũ bớt được nỗi sầu buồn.
Vào ngày mùng hai, Ngọc Cầm và mẹ nàng tới. Bà Trương ở lại ba ngày rồi trở về nhà, cho phép Ngọc Cầm ở lại cho tới ngày mười sáu.
Những người trẻ tuổi trong nhà họ Cao rất vui khi có thêm Ngọc Cầm, suốt ngày cùng chơi đùa ngoài hoa viên và kể chuyện. Mọi người chung tiền và sai gia nhân đi mua những đồ ăn đặc biệt cay và mặn, và đem tới chân đồi sau toà nhà "Nhật Nguyệt", và hâm lại đồ ăn trên những bếp nhỏ. Khi đồ ăn sẵn sàng thì hoặc là đem vào bên trong tòa nhà "Nhật Nguyệt", hoặc đem tới một nơi sạch sẽ yên tĩnh. Rồi mọi người cùng ngồi xuống ăn uống thực lòng, kèm theo trò chơi uống rượu ồn ào náo nhiệt.
Một hôm họ mời một người khách là Hạ Kim Ngọc, một bạn học của Ngọc Cầm. Kim Ngọc sống trong một dinh cơ nằm gần như đối diện với nhà họ Cao. Nàng là một cô gái mập tròn, khoảng mười tám tuổi, ăn nói tự nhiên với cử chỉ tự do phóng khoáng, rất giống với các nữ sinh tân thời. Giống như Ngọc Cầm, nàng cũng rất thèm muốn được chuyển vào trường con trai. Nàng rất muốn gặp Giác Dân và Giác Tuệ, để hỏi bao giờ trường của họ thu nhận nữ sinh.
Cha của Kim Ngọc hoạt động trong Ðồng Minh Hội của Tôn Văn. Khi còn trẻ, ông theo học tại một đại học Nhật Bản. Sau này ông điều khiển một tờ báo cách mạng chủ trương lật đổ nhà Mãn Thanh. Bây giờ ông làm việc trong Văn phòng Hải ngoại Sự vụ thuộc chính quyền Tứ Xuyên. Ông tiến bộ trong tư tưởng hơn một người bình thường của thời ông.
Mẹ Kim Ngọc cũng từng du học ngoại quốc, đã chết hai năm trước, nhưng cha nàng không tục huyền. Vì là con gái một, Kim Ngọc được một vú già chăm sóc kể từ ngày nàng sinh ra.
Ðược nuôi dưỡng trong hoàn cảnh này, Kim Ngọc không tránh khỏi có cá tính khác hẳn Ngọc Cầm. Nhưng hai người vẫn là bạn thân.
Kiến Vân cũng sống trong nhà họ Cao vài ngày. Chàng dường như có vẻ tươi tỉnh hơn, mặc dù Giác Dân không che giấu ác cảm với chàng, trong khi các bạn trẻ khác đều rất tốt với chàng.
Vào ngày mùng tám, bọn con trai sau khi sửa soạn hai ngày liền, mời người lớn ra hoa viên xem đốt pháo bông. Không thể cưỡng lại được sự năn nỉ của bọn trẻ, người lớn đều tới đúng giờ, ngoại trừ Ðại lão gia không chịu được cái lạnh của ban đêm.
Tất cả đèn điện trong hoa viên đều sáng rực. Ngoài ra còn những ngọn đèn lồng nhỏ màu đỏ, màu lục và màu vàng treo trên nhũng cành trúc và cành tùng. Lan can thắp sáng của chiếc cầu cong hoà nhập với bóng dưới nước làm thành những vòng rất tròn. Những đèn lồng lớn đong đưa tại đầu hồi của tòa nhà "Nhật Nguyệt", hắt lên những bóng màu hồng dịu, tạo ra một thứ không khí như mơ.
Khán giả ngồi trong toà nhà bên cạnh những cửa sổ mở rộng. Ngoại trừ một vài cái bóng màu sắc mờ mờ chỗ này chỗ kia, bên ngoài trời rất tối.
Bà Châu cười nói, "Pháo bông đâu? Các con đánh lừa tụi ta hả?"
Ngọc Cầm mỉm cười trả lời, "Một phút nữa mợ sẽ thấy." Nàng nhìn quanh và nhận thấy bọn con trai đã biến mất.
Trong cái sự yên tĩnh tối đen như mực bên ngoài cửa sổ, bỗng nhiên từ một chỗ hơi sáng, nổ tung những tiếng xé màng tai, và một trái banh lửa đỏ vọt lên bầu trời tối đen, nổ bùng thành một trận mưa vàng, rồi tan biến vào đêm tối. Ngay lập tức một vật trắng như tuyết to bằng trái trứng ngỗng bắn lên trời. Lại một tiếng nổ dữ dội nữa và những tia lửa bạc bay tung khắp nơi. Rồi một tia ánh sáng xanh vọt lên trời, rồi đổi màu và rơi xuống thành những giọt đỏ, mau lẹ biến thành một trận mưa màu lục. Pháo bông cuối cùng rực rỡ đến nỗi ngay cả sau khi đã tan biến rồi mà mọi người vẫn trông thấy những bông màu lục trước mắt họ.
Bà Châu nói, "Thực là quá đẹp. Các con mua pháo bông này ở đâu vậy?"
Ngọc Cầm chỉ mỉm cười, không trả lời. Trong ánh sáng rực rỡ của chiếc pháo bông sau đó, một con thuyền nhỏ hiện ra gần bờ hồ bên kia.
"Ðó là nơi bọn chúng bắn pháo bông. Thảo nào pháo dường như mỗi lần bay lên từ một nơi khác nhau." Bà Vương nhận xét với ông chồng Khắc An. Ông ta gật đầu và mỉm cười.
Trong một lúc, mặt hồ yên tĩnh. Mọi người ngóng cổ nhìn, nhưng không thể xuyên qua được màn đêm trên mặt hồ.
Khác Ðịnh hỏi một cách tiếc rẻ, "Hết rồi à?" Ngay khi ông ta bắt đầu đứng dậy, thì mặt hồ bỗng sáng trưng.
Bỗng vô số pháo bông bay vọt lên và nổ bùng khắp trời. Sau một lúc, bóng tối lại buông xuống. Không khí run rẩy và tiếng réo rắt của một cây sáo trúc nổi lên mặt hồ, kèm theo tiếng đàn hồ cầm hai giây, ru khán giả bằng một khúc nhạc du dương mê mẩn như trong chuyện thần tiên, làm cho họ quên đi những ưu phiền, gợi ra những giấc mơ cũ, những giấc mơ không hoàn thành được.
"Ai thổi sáo mà hay quá vậy?" Bà Châu hỏi khi khúc nhạc gần hết.
Ðang mê mẩn lắng nghe, Ngọc Cầm hơi giật mình trước câu hỏi bất ngò. Nàng vội thì thầm, "Chị Thục Anh đấy. Và Ðại ca chơi hồ cầm." Nàng lại tập trung vào màn trình diễn cuối cùng.
Tiếng sáo ngưng lại, và từ đằng xa là tiếng tán thưởng vui vẻ. Nhưng mọi âm thanh dường như bị mặt hồ nuốt đi, và không nổi lên nữa. Chỉ một vài âm thanh thoát khỏi mặt nước và tới với khán giả trên cánh bay của một làn gió; và những âm thanh này đã rất mơ hồ, tắt dần cùng với tiếng vọng lãng đãng của vài điệu nhạc cuối cùng.
Rồi cái âm thanh réo rắt của cây sáo lại bay lên trong một không khí sống động và hứng khởi, và một giọng nam mạnh mẽ nhập lời ca, xuyên vào màn đêm đen tối, xua đuổi đi tiếng vọng của khúc nhạc du dương trước đó. Khán giả trong toà nhà bị đánh thức khỏi những giấc mộng mơ hồ; họ nhận ra tiếng hát của Giác Dân.
Tiếng hát không kéo dài lâu. Ngay lập tức, cùng với tiếng sáo, tiếng hát mờ dần vào đêm tối. Rồi tiếng hát của Giác Dân lại vang lên, lần này hát một bài hát nổi tiếng. Khi chàng hát đến câu thứ hai, khán giả cùng hát theo. Nhưng dù những âm thanh này hoà lẫn với nhau, người ta vẫn có thể phân biệt được tiếng hát của cá nhân; giọng nữ cao của Thục Anh không bị chìm bởi giọng trầm của Giác Dân. Âm nhạc mạnh mẽ gây hứng khởi cho khán giả. Nó tràn vào tai họ; nó bay quanh hồ; nó dường như lung lay cả toà nhà nơi họ đang ngồi.
Rồi ngay khi khán giả ở vào lúc căng thẳng nhất, tiếng hát bỗng ngừng lại. Nhưng ngay lập tức là tiếng cười rầm rộ - khán giả không được một giây phút nghỉ ngơi. Tiếng cười đụng vào nhau trên không, vỡ tan không hàn gắn được; một tiếng cười mới dâng lên, đuổi theo tiếng cười trước vẫn còn nguyên vẹn, và tan ra thành từng mảnh. Ðối với khán giả trong toà nhà, dường như tiếng cười nhảy lên, duổi nhau trong bóng tối.
Những đèn lồng màu đỏ và màu lục bắt đầu xuất hiện, trôi trên mặt hồ, chiếc này sau chiếc kia. Ngay sau đó, cái giải nước nơi khán giả đang chú ý nhìn, phủ đầy đền lồng. Những đèn lồng này di chuyển rất chậm, hắt lên những màu sắc lạ lùng trên mặt nước, thay đổi, nhưng không một tiếng động. Bỗng nhiên là một loạt những hoạt động và đèn lồng tách ra để rồi đi theo một con đường ở giữa. Lại tiếng cười nữa - lần này rất mơ hồ. Một chiếc thuyền nhỏ chở đầy tiếng cười từ từ lại gần, và dừng lại trước cây cầu. Tiếng cười bây giờ nghe rõ hơn bên trong toà nhà; người ta có thể trông thấy Giác Tân và hai em trai bước lên bờ. Con thuyền lại trôi đi dưới cây cầu cong và tiến lại gần bờ. Khán giả ngạc nhiên thấy còn có một chiếc thuyền nữa sau chiếc thuyền đầu tiên. Chiếc thuyền thứ hai dùng lại bên cầu, và vài cô gái bước xuống - Thục Anh, Thục Hoa và Thục Phần, tất cả đều cầm đèn lồng.
Trong lúc bọn trẻ bước vào nhà, không khí bỗng trở nên sống động.
Giác Tân cười hỏi, "Thế nào, mọi người thích không?"
Ông chú Khắc Ðịnh khen ngợi, "Tuyệt hay. Tối mai chú sẽ mời các cháu dự buổi múa rồng. Tự tay ta sửa soạn ống lửa."
Giác Anh khích dộng vỗ tay, và bọn trẻ khác cũng reo hò đồng ý.
Buổi trình diễn tối hôm đó quả thực làm sáng đời sống của những người lớn tuổi như một chiếc cầu vồng. Nhưng chỉ một lúc thôi là mọi thứ trở lại cái hình thức nguyên thủy, và hoa viên đứng yên lặng trong bóng tối lạnh lẽo.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Dòng Thác Cuốn
Nguyễn Vạn Lý
Dòng Thác Cuốn - Nguyễn Vạn Lý
https://isach.info/story.php?story=dong_thac_cuon__nguyen_van_ly