Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 18 : Chuyển Tiếp Bạo Động
Q
uân đội Hoa kỳ sẽ tới chiếm đóng Đông Kinh trong vòng năm ngày nữa, tin đó làm nhà đương cục Nhật hoảng hốt. Quả thật họ có rất nhiều ký do để lo lắng.
Nhiều việc cho thấy những mưu đồ chống lại chính phủ và cuộc đầu hàng, vẫn đang được xúc tiến. Từ ngày ngưng bắn, khu trục cơ Nhật đã hai lần tấn công phi cơ trinh sát Hòa Kỳ. Tuy Đại tá Kosono đã bị đưa đi bệnh viện, nhưng binh sĩ của anh vẫn chưa chịu rời khỏi căn cứ. Phi cơ của họ vẫn còn tác chiến được, tinh thần chiến đấu của họ vẫn còn cao. Căn cứ Atsugi vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của Chính phủ, vậy mà nó lại là vị trí đổ bộ của những đơn vị đầu tiên Hoa Kỳ.
Tinh thần nổi loạn của căn cứ Atsugi được rất nhiều phần tử trong quân lực chia xẻ. Một đơn vị từ Mito, thành phố phía bắc Đông Kinh, kéo nhau về thủ đô để làm đảo chính. Họ đi xe lửa về tạm đóng tại khu lâm viên Ueno để chờ khởi sự.
Bộ tư lệnh Hiến binh quyết định biện pháp dẹp bọn người cản trở hòa bình. Trung tá Ishihara, một đồng chí cũ của Đại tá Hatanaka trong vụ bạo động đêm 14 tháng Tám bây giờ được thả ra khỏi phòng giam. Hiến binh khám phá thấy anh là bạn thân của lãnh tụ nổi loạn ở lâm viên Ueno. Từ chủ chiến biến thành chủ hòa, anh được Hiến binh trao cho trách nhiệm thuyết phục bạn anh ra đầu hàng.
Ngày 17 tháng Tám, Trung tá Ishihara tới lâm viên Ueno vào lúc nửa đêm. Đứng giữa những binh sĩ mưu loạn, anh lên tiếng gọi bạn:
- «Okajima, anh ở đâu».
Một sĩ quan tiến về phía anh và hỏi:«Anh hỏi Okajima có chuyện gì?».
Anh lại lên tiếng gọi: «Okajima... ».
Viên sĩ quan đã bắn chết anh.
Khi Okajima đến nơi, anh cúi nhìn xác bạn và rống lên kêu khóc. Viên phụ tá của anh liền rút kiếm đâm chết kẻ vừa bắn chết Ishihara.
Okajima mất hết tinh thần làm loạn. Sáng hôm sau, khi đại diện của Đại tướng Tanaka tới gặp anh, anh liền giải tán toàn thể lực lượng ở lâm viên Ueno.
Ngày 22 tháng Tám, một biến cố khác lại xảy ra tại vùng Atago ở Đông Kinh. Một đoàn sinh viên muốn chống lại cuộc đầu hàng, trongmấy ngày qua chiếm cứ khu cao ốc với một số lượng súng đạn khá lớn. Trước đó vào ngày 20, Đại tá Hiến binh Tsukamoto đã tới gặp bọn sinh viên nổi loạn, nhưng những lời khuyên giải của anh đã không lọt được vào tai họ. Sau một vài cuộc thương thuyết vô hiệu nữa, đến ngày 22 này, lính có võ trang kéo tới bao vây khu Atago của loạn quân.
Kodama được chính phủ trao cho đặc trách xử lý những vụ tương tự ở vùng Đông Kinh. Dưới trời mưa tầm tã, Kodama xông vào vùng loạn quân có võ trang. Anh yêu cầu tiếp xúc với lãnh tụ của họ và ngã bổ chửng vì anh ta không phải ai xa lạ, mà chính là bạn thântên là Ijyma. Kodama trình bày cho Ijyma được biết mọi sự thât về nội tình nước Nhật, và họ cùng nhau thở dài. Ijyma nói: «Chúng tôi muốn đóng ở đây cho đến sáng mai, rồi chúng tôi sẽ giải tán».
Kodama đi thương thuyết một đêm và cuối cùng được bộ Tư lệnh Hiến binh dành cho họ thời hạn sáu giờ sáng phải giải tán, tức là chỉ còn 30 phút nữa.
Anh trở lại khu Atago của loạn quân vào lúc sáu giờ thiếu hai phút. Khi vừa bước chân ra khỏi xe anh nghe thấy tiếng súng nổ, rồi tiếng lựu dạn nổ. Hiến binh đã nổ súng sớm hai phút, và khi thấy súng nổồ, loạn quân đã quây quần lại, để cùng tự sát bằng lựu đạn.
Kodama nhìn thấy bạn anh bị vỡ tan lồngg ngực. Anh quì bên xác bạn, tay vuốt nước mưa tầm tã trên mặt, trong khi Hiến binh đi thu lượm những khối thịt nát tan tành.
Người gửi
Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Hoàng gia Nhật.
Người nhận
Tư lệnh Tối cao Đồng Minh
Ngày 22 tháng Tám
«…..Mặc dù chúng tôi đã nỗ lực tối đa để tránh thảm họa chiến tranh, tình hình ở Trung Hoa vẫn chưa được cải thiện. Những hoạt động của một phần lực lượng...vẫn còn gây khó khăn nghiêm trọng cho cuộc ngưng bắn...Cả ở chính quốc Nhật và ở những vùng Nhật tạm chiếm, cuộc đầu hàng vẫn luôn luôn bị phá hoại….. »
Chiều ngày 23 tháng Tám một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại Đông Kinh. Nay đã đến lúc phải lựa chọn nhân vật tiếp đón những người Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ vào đất Nhật. Tư cách và tác phong của nhân vật này có thể quyết định tính cách của toàn bộ công cuộc chiếm đóng sau này.
Dưới trời mưa như trút nước xuống Đông Kinh, một người ngồi xe tới dự cuộc họp với hy vọng là sẽ được lựa chọn để gánh vác nhiệm vụ tế nhị tiếp đón Hoa Kỳ. Ngưòi đó là Trung tướng Arisu trưởng phòng tình báo của quân đội Hoàng gia Nhật. Sự hy vọng căn cứ vào những biệt tài của ông và vào kinh nghiệm tiếp xúc với giới sĩ quan Hoa kỳ trong thời tiền chiến. Tuy nhiên Arisu cũng tiên liệu sự chỉ định sẽ vấp phải sự phản đối của bộ Ngoại giao là nơi ông có nhiều kẻ thù. Khổ người cao to, miệng ngậm xì-gà, Arisu không ngántranh đấu để tiến thân.
Ông tiên liệu đúng. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao gọi ông là một phần tử phát xít không thích hợp đóng vai trò nghênh tiếp Mac Arthur. Lập trường đó của bộ Ngoại giao được Thủ tướng Kuni ủng hộ.
Tướng Arisu không chối cãi đã liên lạc mật thiết với nhà độc tài Ý Đại Lợi Mussoloni trong thời gian ông ở Âu Châu. Nhưng ông nhấn mạnh: Sự liên lạc đó không tất nhiên có nghĩa ông là một phần tử phát xít. Sau một hồi tranh cãi, cuối cùng ông thắng lợi và được lệnh ngày hôm sau lên đường đi Atsugi, chuẩn bị đón tiếp Hoa Kỳ sẽ tới đây trong vòng 48 tiếng đồng hồ.
Khi rời phòng họp viên tướng có nhiều tham vọng đó, vừa mừng vì thắng lợi cá nhân vừa lo về nhiệm vụ khó khăn ông phải cáng đáng. Căn cứ không quân Atsugi không những là ổ phiến loạn mà còn ở trong tình trạng tan nát khó có thể đón tiếp máy bay của phe chiến thắng. Nằm trên giường, Arisu vẫn còn lo nghĩ làm sao chu toàn được nhiệm vụ mà ông đã tranh đấu đẻ giành giựt về phần mình.
Hôm sau trên đường đi Atsugi, tướng Arisu gặp hàng đoàn lính Nhật đi ngược chiều. Được võ trang đầy đủ có cả chiến xa và trọng pháo, họ được lệnh rút khỏi vùng này để tránh xô xát với lực lượng chiếm đóng sắp tới. Đối vói Arisu, đây là một cảnh tượng hình như không thực, lính Nhật phải rút lui trước khi được giao tranh với địch tại những vùng họ có nhiệm vụ bảo vệ.
Tướng Tanaka, tư lệnh Quân đoàn miền Đông ngồi tư lự trong phòng, ngay cạnh văn phòng của ông ở tòa nhà Dai Jchi. Ông đã đành hai mươi bốn giờ qua để làm cho xong mọi công việc giấy tờ. Vào lúc xế chiều, người con trai thứ hai của ông là Toshimoto tới thăm ông, và ông đã đột ngột đuổi y đi với lời dặn: «Đêm nay ba có khách, đừng làm rộn ba».
Hôm qua Tanaka đã sống vài giờ yên ổn với vợ con tại nhà riêng. Ông đùa rỡn với bọn cháu nội, và ngâm thơ trong phòng khách. Khi ông từ biệt những người thân yêu, cầm dù ra xe thì bà vợ ông trao cho viên phụ tá của ông một khẩu súng sáu và nói nhỏ: «Anh đưa giúp tôi cái này cho ông».
Là người kiêu hãnh, tướng Tanaka trong những tháng cuối cùng của chiến cuộc đã rất đau đớn vì tình hình Nhật Bản mỗi ngày một thêm suy xụp. Đời ông khác hẳn với đa số những nhà lãnh đạo quân sự ở Nhật. Ông đã từng theo học tại trường đại học Oxford và rất am hiểu những tác phẩm của thi hào Shakespare, ông đã từng làm tùy viên quân sự tại tòa đại sứ Nhật ở Hoa Kỳ. Ảnh hưởng Tây-phương đối với ông không lấy gì làm bền chặt, và càng già ông càng thấy mình là Nhật Bản hơn.
Với quyền chỉ huy Quân đoàn miền Đông, Tướng Tanaka có nhiệm vụ phòng thủ quân khu Đông Kinh. Vậy mà ông đã phải cam chịu để cho lực lượng B.29 lui tới đánh phá Đông Kinh như vào chỗ không người. Trận mưa bom ngày 25 tháng Năm phá sập một phần Hoàng cung đã khiến cho ông vô cùng tuyệt vọng. Đã thề nguyện bảo vệ Hoàng Đế, Tướng Tanaka muốn dem cái chết để chuộc lại cho sự bất lực của ông trước trận mưa bom. Ông chỉ bỏ ý định tự sát hôm đó, vì nhà vừa đích thân khuyên giải và thứ tội cho ông.
Nhưng Tanaka vẫn giữ lời đó trong lòng, và sau khi dẹp yên cuộc nổi loạn do Đại tá Hatanaka chủ xướng, ông lại tới xin nhà vua khoan thứ. Nhật Hoàng Hirohito thấy ông quá lo lắng cho trách nhiệm đã hạ lời ban khen và ngỏ ý hy vọng Tanaka sẽ tiếp tục nỗ lực phục vụ đất nước.
Tướng Tanaka phục tùng lệnh đó. Sau ngày 15 tháng Tám ông xúc tiến việc giải ngũ quân đoàn của ông và đóng vai chủ yếu -trong việc duy trì trật tự ở Đông Kinh. Địch quân Hoa Kỳ sắp tới chiếm đóng quân khu Đông Kinh, ông coi đây là một sự sỉ nhục đối với cá nhân ông, những lời tuyên bố cuối cùng của ông, ông dành cho nhóm sinh viên nổi loạn ở Kawaguchi:«Với tư cách là Tổng Tư lệnh Quân đoàn miền Đông tôi nói cho các anh hay nước Nhật Bản của chúng ta đã bại trận. Chúng ta phải giải tán quân lực. Tôi hiểu rõ các anh có cảm nghĩ gì, nhưng tất cả chúng ta phải tuân hành lệnh của Hoàng Thượng.Thanh niên các anh sẽ có tương lai tươi sáng. Từ nay trở đi chính các anh có nhiệm vụ lãnh đạo Nhật Bản. Bom nguyên tử đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt của chiến tranh. Các anh phải nỗ lực xây dựng một quốc gia mới».
Những thanh niên nghe ông và cả chính ông nữa đều khóc nức nở khi ông dứt lời.
Đêm 24 tháng Tám này, ông ngồi uống trà với viên phụ tá trẻ tuổi. Ông nói: «Anh đã dành cả cuộc đời cho tôi», rồi đứng dậy đi sang phòng kế bên. Người sĩ quan ngồi khóc, mười phút sau một người lính vào bảo Tanaka muốn gặp anh.
Khi vào đến nơi anh thấy Tanaka bận bộ quân phục với đầy đủ nghi trang, uy nghi ngồi trên cỗ ghế bành. Họ lặng lẽ nhìn nhau giây lát rồi tướng Tanaka bấm cò, viên đạn súng sáu xuyên thủng ***g ngực.
Trên chiếc bàn bên cạnh, Tanaka xếp đặt rất ngay ngắn sáu bức thư tuyệt mệnh, chiếc mũ nhà binh, đôi găng trắng và thanh kiếm do nhà vua ban cho ông. Đằng sau tất cả những vật ấy là một bức tượng vua Minh Trị, một hộp thuốc lá, hai tập kinh Phật và đôi mắt kiếng.
Thư tuyệt mạng của Tanaka để lại cho gia đình rất giản dị: «Toàn thể quân lực nguyện hy sinh cho Hoàng Thượng. Nhật Bản ngày nay bị bại trận là điều tôi không thể chịu nổi. Tôi tự sát với tâm hồn thanh thản không hối tiếc gì cả. Trước khi chết, tôi cầu chúc cho gia đình tôi được an khang và thịnh vượng».
Trong những giờ sau, người phúng điếu ra vào tấp nập. Bà Tanaka tới chịu tang chồng với một tinh thần khác thường.
Bà thay cho ông bộ quân phục đẫm máu trong khi Tướng Sugiyama, tổng tư lệnh Đệ nhất Quân đoàn đứng lặng nhìn chiến hữu của ông nay chỉ còn cái xác không hồn. Sugiyama ngỏ lời phân ưu với bà Tanaka rồi ra đi với một tâm hồn đây ưu tư.
Hàng ngàn cây số về phía Tây Nam, căn cứ không quân Atsugi chìm ngập trong nước mưa, tại Manila một người đang cố tưởng tượng Atsugi thực sự ra sao. Anh nghĩ ngợi đến Atsugi vì anh sẽ là người lính Hoa Kỳ đầu tiên đặt chân lên đất Nhật.
Charlie Tench, một Đại tá xuất thân từ trường võ bị West Point không bao giờ tự cho mình là một nhân vật quan trọng. Là một sĩ quan tham mưu của Mac Arthur, trong suốt cuộc chiến Thái Bình Dương, anh góp phần vào việc hoạch định những chương trình đổ bộ. Sau khi bom nguyên tử nổ trên đất Nhật, dường như anh không còn có việc gì để làm.
Chiều ngày 19 tháng Tám, trong khi đang ngồi đọc những tờ báo cũ thì anh được Tướng Chamberlain gọi vào văn phòng có việc cần. Ông này cho anh biết có một sứ mạng quan trọng phải làm. Hoa Kỳ đang cần một người cầm đầu một lực lượng tiên phong tiến vào đất Nhật, với nhiệm vụ chuẩn bị mọi phương diện vật chất và tinh thần cho cuộc đổ bộ vào Atsugi.
Tướng Chamberlain phác họa cho anh biết về cuộc thương thuyết giữa hai bên đang diễn ra ở Manila, rồi hỏi: «Anh có muốn chỉ huy lực lượng tiên phong tiến vào đất địch không». Sau một phút suy nghĩ, Đại tá Tench nhận lời một cách hãnh diện.
Khi phái đoàn Kawabé rời Manila lên đường về Đông Kinh, thì Đại tá Tench hoàn tất chương trình đổ bộ. Anh và binh sĩ trực thuộc sẽ đi Okinawa ngày 25, và ngay đêm hôm đó rời Okinawa đi Nhật.
Tới Okinawa, Tench tham dự một buổi thuyết trình tại bộ tư lệnh của tướng Whitehead về sứ mạng của anh. Mọi người đều đồng ý binh sĩ nổi loạn Nhật Bản có thể gây khó dễ cho cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ. Vào buổi chiều 25, một trận bão lớn xảy ra, và đến tối anh được Manila ra lệnh hoãn lúc lên đường hai ngày vì lý do thời tiết. Tướng Arisu ở căn cứ không quân Atsugi và Đại tá Tench ở Okinawa đều có lý do để vui mừng.
Nhật Bản sống trong lo âu, sợ hãi.
Tại thành phố Gifu, viên thị trưởng ra lệnh cho các thiếu nữ từ 15 đến 25 tuổi phải rút lên núi để tránh nạn lính Hoa Kỳ.
Các nữ công nhân tại xưởng đóng máy bay Nakajima ở Utsunomiyama yêu cầu ban giám đốc cho họ thuốc độc để họ tự sát, trong trường hợp bị lính địch xâm phạm đến tiết hạnh. Họ liền được phân phát những viên Cyanide.
Những viên chất độc đó cũng được phân phát cho hàng ngàn nữ công nhân đang làm việc tại công ty Kanto Kyogo để giúp họ «bảo tồn danh dự phụ nữ Nhật» khi bị tấn công.
Ngay tại thủ đô Đông Kinh, báo chí đăng nhiều loạt bài bàn về cách thức đối xử với quân chiến thắng. Phụ nữ được khuyến cáo nên ăn mặc kín đáo, và khi bị xâm phạm nên «giữ gìn lấy nhân phẩm, đồng thời kêu cứu». Bậc làm cha và chồng được khuyên nên đưa đàn bà di tản về nhà quê để tránh nạn trong giai đoạn lộn xộn đầu tiên của cuộc chiếm đóng. Người ta luôn luôn nhắc nhở đàn bà con gái không được cười với lính Hoa Kỳ, khiến họ có thể hiểu lầm thái độ thân hữu là sự mời mọc.
Trên hết tất cả, công dân Nhật được nhắc nhở là không bao giờ nên quên tinh thần kiêu hãnh của dân tộc Nhật có hy vọng sẽ dẫn họ đến những ngày tươi sáng trong tương lai. Chính phủ Nhật cũng góp sức vào việc này và tìm hết cách để duy trì lòng tin tưởng của dân chúng ở tương lai và duy trì sự tự trọng và quốc thể.
Người gửi: Bộ Tổng Tư lệnh Nhật.
Người nhận: Tư lệnh Tối cao Đồng Minh.
«Một số binh sĩ Đồng Minh không báo trước đã tự động đáp máy bay xuống một vài nơi dưới quyền kiểm soát của Nhật để liên lạc và thăm viếng tù binh... chúng tôi khẩn khoản yêu cầu ông ngăn chặn những hành động như vậy... »
Trong bức điện văn đó, nhà cầm quyền Nhật than phiền về những hoạt động cấp cứu tù binh của Hoa Kỳ. Họ lo ngại những hoạt động đó có thể dẫn đến đổ máu giữa binh sĩ Hoa Kỳ với lính Nhật còn đầy đủ súng đạn trong tay. Sự lo ngại đó về phía Nhật cũng như về phía Hoa Kỳ, cho đến lúc này vẫn chưa thành sự thật ở mọi nơi có binh sĩ Hoa Kỳ nhẩy dù xuống để liên lạc với tù binh của họ.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig