Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đâu Mái Nhà Xưa
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 17
T
rong mấy ngày đó không có sự thay đổi nào ở Pierre cả. Một hoặc hai lần trong ngày em đã bị chứng co rút bắp thịt và sự hoành hành dữ dội của cơn đau nhức; thời giờ còn lại em nằm đó với một cảm giác lờ mờ trong cái nửa thức nửa ngủ. Thời tiết ấm áp đã bị xé toang ra trong một loạt những cơn gió bão, và dưới trận mưa phùn dai dẳng khu vườn và vũ trụ đã mất đi cái rực rỡ phong phú của mùa hè của nó.
Sau cùng Veraguth đã ngủ lại đêm trong giường ngủ của ông. Mấy ngày cuối cùng đó ông đã đi vẩn vơ trong sự mệt mỏi gây ra bởi chứng sốt, và hiện giờ khi ông thay quần áo bên cánh cửa sổ mở, bất thần ông trở nên ý thức đến cái lạnh khó chịu. Ông ngã người ra phía cửa sổ và hơi run rẩy, hít thở cái không khí trời mưa của một buổi sáng không ánh nắng. Có cái mùi đất ướt át và mùa thu đang tới, và ông, người thường xuyên có sự bén nhạy linh động với các dấu hiệu của các mùa, đã suy nghĩ với sự ngạc nhiên rằng mùa hè này đã tan biến đối với ông gần như chẳng có dấu vết gì, như thể là không nhận thức được. Đổì với ông thì hình như ông không phải ở lại trong phòng bệnh của Pierre những ngày những đêm mà là suốt cuộc đời.
Ông khoác chiếc áo mưa vào và đi sang ngôi nhà. Được cho biết rằng đứa bé thức dậy sớm nhưng đã ngủ lại ngay tức thì một giờ trước đó, ông cùng ngồi ăn điểm tâm với Albert. Albert rất bận tâm với sự bệnh hoạn của Pierre, mặc dù cố không bộc lộ điều đó ra, đã khốn đốn ở cái không khí bệnh viện tràn ngập, sự chán nản và ái ngại về cậu ta.
Khi Albert đã đi về phòng cậu để bận rộn với bài học của cậu, Veraguth đi vào xem Pierre, em vẫn còn ngủ, và ông ngồi bên giường đứa bé. Một đôi khi, trong những ngày mới đây, ông đã ao ước rằng cái kết thúc sẽ đến nhanh, chỉ cốt ích lợi cho đứa bé, có trời mà biết em đã không nói lấy một lời lâu biết bao và trông em kiệt lực và già nua thế kia, như thể chính ông đã biết rằng em đã ở ngoài sự cứu giúp được. Song lẽ Veraguth không muốn bỏ sót lấy một giờ, ông bám vào chỗ ngồi của ông cạnh giường bệnh với lòng ghen tị cuồng nhiệt. Ồ bé Pierre thường đến với ông biết bao và nhận thấy ông mỏi mệt hay lãnh đạm, say mê trong công việc của ông hoặc chẳng quan tâm, đầu óc ông để ở đâu xa xôi biết bao khi ông cầm lấy bàn tay bé nhỏ gầy gò này trong tay ông và ông gần như không nghe thấy lời nói của đứa bé, mà hiện giờ mỗi lời nói ấy đã trở thành một kho tàng vô giá. Cái đó có thể chẳng bao giờ trở nên tốt đẹp cả. Nhưng hiện giờ thì đứa bé khốn khổ nằm đó trong sự hành hạ, đương đầu với cái chết chỉ một mình với một con tim bé bỏng đã bị tổn hại, không đề kháng được, hiện giờ thì ông đã bị kết án để trải qua trong khoảng một ít ngày tất cả sự đau đớn tê tái, tất cả sự thống khổ của nỗi tuyệt vọng với sự đau ốm, yếu đuôi, trở nên già nua và cái chết khủng khiếp đang tiến tới và một con tim bị áp chế, hiện thời ông đã ao ước được ở bên cậu bé mãi mãi và mãi mãi. Ông không phải vắng mặt và sự thiếu sót nếu ngộ lỡ một giây phút nào đó khi cậu bé cần đến ông, lúc đó ông có thể có một vài sự giúp đỡ nhỏ mọn nào đó cho em hoặc chứng tỏ cho em chút tình yêu thương của ông.
Và nhìn kìa và ghi nhớ, sáng hôm ấy ông đã được tưởng thưởng. Buổi sáng hôm ấy Pierre mở đôi mắt của em ra, mỉm cười với ông và nói trong một giọng dịu dàng, yếu ớt: "Ba!".
Con tim nhà họa sĩ đập liên hồi khi cuối cùng ông nghe thấy cái ầm thanh mà ông đã thiếu vắng lâu biết chừng nào, cái âm thanh mà nó đã trở nên mong manh và yếu ớt thế kia, thốt gọi ông và chấp nhận ông. Đã lâu lắm kể từ khi ông đã nghe cái âm thanh ấy trái hẳn với cái âm thanh rên rỉ và lầm bầm một cách khốn khổ trong sự đau đớn khô héo, rằng ông đã hoảng hồn với niềm vui.
- Pierre cục cưng của ba!
Ông dịu dàng cúi xuống và hôn lên đôi môi mỉm cười ấy, Pierre trông tươi tắn hơn và hân hoan hơn mà ông chưa bao giờ hy vọng thấy lại được như vậy, đôi mắt em trong sáng và linh động, nét nhăn sâu giữa đôi chân mày đã gần như biến mất.
- Con cảm thấy khỏe chứ, thiên thần của ba?
Cậu bé mỉm cười và nhìn đến ông như thể là ngạc nhiên. Thân phụ em đưa tay ông ra và em đặt bàn tay nhỏ bé của mình vào bàn tay ấy, cái bàn tay chưa bao giờ được mạnh lắm và hiện giờ nó đã bé tí, trắng bệch và mệt mỏi thế kia.
- Bây giờ con sẽ có thức ăn điểm tâm của con ngay đấy, và rồi ba sẽ kể chuyện cho con nghe.
- Ồ phải đấy, về ông Larkspur và các con chim ấy. - Pierre nói, và đối với thân phụ em thì có vẻ như một phép lạ điều mà em sẽ nói lên và mỉm cười và lại thuộc về em đó một lần nữa.
Ông mang thức điểm tâm vào cho em. Pierre ăn một cách sốt sắng và ngay cả còn để cho mình bị dụ dỗ ăn cái trứng thứ hai. Rồi em yêu cầu cuốn sách hình ưa thích của em. Thân phụ em cẩn thận kéo một trong các tấm màn qua một bên, chấp nhận cái làn ánh sáng nhợt nhạt của ngày mưa gió, và Pierre cố ngồi dậy để xem các hình ảnh. Sự cố gắng ấy có vẻ không đem đến cho em sự đau đớn, em theo dõi nhiều trang sách một cách chăm chú và chào đón các bức hình yêu dấu ấy với những tiếng kêu nho nhỏ của niềm vui. Rồi em trở nên mệt mỏi vì ngồi và đôi mắt bắt đầu hơi mỏi mệt. Em để cho ba em đỡ em nằm xuống trở lại và yêu cầu ông đọc một vài câu thơ, đặc biệt là câu thơ Quả Dưa Leo biết bò để gặp thầy Lang Cây Tầm Gửi:
Thầy Lang Cây Tầm Gửi
Ồ, hãy giúp tôi với thuốc dán của ngươi!
Tôi không thể đến, tôi không thể đi
Tôi nhức nhối cả thân thể tứ chi!
Veraguth đau đớn để đọc một cách vui vẻ và bông đùa được bao nhiêu tốt bấy nhiêu, và Pierre mỉm cười một cách thâm tạ. Nhưng các câu thơ dường như đã mất đi cái sức mạnh xa xưa của chúng, như thể Pierre đã trưởng thành lớn hơn kể từ cái dạo nghe chúng lần cuối cùng. Những tranh ảnh và các câu thơ đã hòa lẫn với ký ức của những ngày vui đùa, trong sáng, những cái niềm vui xưa cũ và sự nhẹ dạ ưa viển vông ấy không thể đến lần nữa, và đã có, chẳng biết vì sao, Pierre đã nhìn lui cái thuở ấu thời của em, thời ấy vẫn còn là sự thực trong những ngày và những tuần lễ trước đây thôi, với sự mong mỏi khát khao và sự buồn rầu của tuổi trưởng thành. Em không còn là một đứa bé nữa. Em đã là một kẻ tàn phế mà từ kẻ ấy linh hồn và cái thế giới của thực tại đã trôi tuột đi, trở thành sức thấu thị, đã ý thức được cái hiện tại rằng cái chết đang rình rập từ bốn phía.
Tuy vậy, buổi sáng hôm ấy ánh sáng và niềm vui đã tràn ngập sau những ngày khủng khiếp kinh hoàng. Pierre thì yên lặng và biết ơn và Veraguth thì chống lại ý chí của mình cứ không ngớt cảm thấy có dự phần với hy vọng. Dù sao cậu bé không thể sẽ được thương xót hay sao? Và rồi em sẽ thuộc về ông; chỉ một mình ông thôi.
Viên bác sĩ tới và ở lại một chập lâu ở bên giường Pierre nhưng không hành hạ em bằng các câu hỏi hoặc khám bệnh em. Chỉ vào lúc bấy giờ mà bà Adele đã chia phiên canh chừng với cô y tá đêm rồi, mới xuất hiện. Bà đã bị bối rối bởi sự cải thiện bất ngờ ấy, nên bà cầm lấy tay Pierre chật đến nỗi làm em đau, và đã chặn lại những giọt nước mắt giải tỏa tuôn trào trên đôi mắt của bà. Albert, cũng được cho phép vô phòng trong cùng một lúc.
- Đấy là một phép lạ - Veraguth nói với bác sĩ - Ông có ngạc nhiên không vậy?
Viên bác sĩ mỉm cười và đưa ra một cái mỉm cười thân mật. Ông ta chẳng nói không, nhưng cũng chẳng chứng tỏ bất cứ lòng sốt sắng lớn lao nào. Tức thì nhà họa sĩ đã bị tấn công bởi sự ngờ vực. Ông nhìn bác sĩ một cách kỹ lưỡng và thấy rằng, ngay cả khi gương mặt ông ta mỉm cười, thì sự tập trung lạnh lùng và sự chế ngự không xóa được trong đôi mắt của ông ta. Sau đây ông đã lắng nghe qua kẽ hở của cánh cửa, cuộc nói chuyện của bác sĩ với cô y tá, và mặc dù ông không thể hiểu lấy một chữ, có vẻ như chẳng có gì ngoại trừ sự nguy hiểm trong cái giọng nói thì thầm trang nghiêm, đứng đắn của ông ta.
Cuối cùng ông đưa ông ta ra xe và hỏi vào phút cuối cùng:
- Tôi hiểu rằng ông không coi trọng sự cải thiện này?
Cái gương mặt tự chế, khó chịu đó quay lui với ông:
- Hãy cứ hài lòng là em có được một ít giờ tốt đẹp, con chó con 1 khốn khổ ấy! Cứ hy vọng rằng nó kéo dài trong thời gian ít lâu.
Không có dấu hiệu hy vọng đọc thấy trong đôi mắt sắc sảo của ông.
Vội vàng, như để không đánh mất một phút giây nào, ông trở lại phòng bệnh. Bà Adele đang kể câu chuyện Giấc ngủ Tuyệt vời. Ông ngồi xuống bên cạnh bà và nhìn diện mạo của Pierre theo dõi câu chuyện.
- Mẹ sẽ kể cho con nghe một chuyện khác nhé. - Bà Adele hỏi.
- Không - Em nói có phần mỏi mệt - Để sau đã.
Bà đi ra lệnh ở nhà bếp và Veraguth nắm lấy tay cậu bé. Cả hai bọn họ im lặng nhưng chốc chốc Pierre nhìn lên với một nụ cười yếu ớt, như thể lấy làm vui lòng việc ba em ở lại bên em.
- Bây giờ con cảm thấy khỏe chứ. - Veraguth nói một cách dịu dàng.
Pierre hơi đỏ mặt, các ngón tay em tinh nghịch trên bàn tay thân phụ em.
- Ba thương con chứ, phải không ba?
- Cố nhiên là ba thương con chứ, cưng. Con là đứa con yêu dấu của ba, và khi con khỏe mạnh trở lại chúng ta sẽ luôn luôn ở bên nhau.
- Ồ phải, ba ạ... Một lần con ở ngoài vườn và con trơ trọi có một mình, và không có một ai thương yêu con gì cả. Ba phải lúc nào cũng thương con và ba phải giúp đỡ con khi nó lại làm cho con đau đớn. Ồ, nó đau đớn một cách tệ hại thế kia!
Đôi mắt em nửa nhắm lại và em nói một cách nhỏ nhẹ thế kia nên Veraguth phải cúi sát gần miệng em để hiểu em.
- Ba phải giúp đỡ con. Con sẽ mạnh giỏi, luôn luôn, ba khỏi phải la rầy con. Ba sẽ không bao giờ rầy la con nữa, phải không ba? Và ba cũng nên nói cho Albert biết nữa.
Mí mắt của em rung rung và mở ra, nhưng cái nhìn trong mắt em thì tối tăm và đôi con ngươi của em cũng quá lớn.
- Ngủ đi bé, ngủ đi. Con mệt rồi đấy. Ngủ, ngủ, ngủ, đi.
Veraguth nhẹ nhàng khép đôi mắt Pierre lại và ông hát ư ử một cách êm ái cho em như thỉnh thoảng vẫn làm như lúc em còn là một hài nhi. Và chú bé hình như đã sa vào giấc ngủ.
Một giờ sau đó cô y tá đến gọi Veraguth ra bàn ăn và thay phiên ông canh ở giường Pierre. Ông đi tới phòng ăn, một cách lơ đãng và lặng lẽ ăn một tô súp, gần như không nghe nói gì ở xung quanh ông. Những lời thì thầm dịu dàng, hoảng sợ, yêu dấu của cậu bé đã vang vọng ngọt ngào và buồn bã trong tai ông. Ồ, đã hàng trăm lần ông có thể có cuộc nói chuyện như thế với Pierre như thế nào, thưởng thức sự tín cẩn hồn nhiên của tình yêu vô tư lự của cậu bé, và đã bị phủ nhận để được thưởng thức tình yêu ấy như vậy.
Một cách như máy ông với tay lấy cái bình pha lê để rót nước cho mình. Và lúc bấy giờ giấc mơ của ông đã bị tan tác bởi một tiếng hét đâm suốt qua từ phòng Pierre. Tất cả ba người đều nhảy xô tới đó với một bộ mặt tái mét, cái bình pha lê ngã xuống, lăn cù trên bàn và rớt xuống sàn nhà.
Trong một khoảnh khắcVeraguth đã ở ngoài cửa và có mặt tại phòng Pierre.
- Túi đựng nước đá! - Cô y tá kêu lên.
Ông không nghe gì cả. Không nghe gì cả ngoại trừ tiếng hét khủng khiếp, tuyệt vọng đó, tiếng hét đã đâm vào ý thức của ông như một lưỡi dao nhíp trong vết thương. Ông chạy bổ tới giường.
Pierre nằm đó trắng bệch như tuyết, miệng em méo xẹo một cách xấu xí; tay chân ốm nhom khẳng khiu của em đã trắng bệch trong sự quằn quại dữ dội, mắt em nhìn đăm đăm vào nỗi kinh hoàng không suy xét được. Và bất thần em thốt ra một tiếng hét khác, man rợ hơn và to lớn hơn tiếng hét vừa qua, và thân thể em cong vòng lên một cách dữ dội đến nỗi cái khung giường cũng rung chuyển; Và rồi thân thể em ngã xuống và lại cong lên, căng thẳng với sự đau đớn và cong lại như một cây roi trong tay đứa bé giận dữ.
Tất cả đều đứng đó vô vọng với nỗi kinh hoàng, cho đến khi mệnh lệnh của cô y tá tạo ra trật tự. Veraguth quỳ xuống bên cạnh giường và cố ngăn chặn Pierre đừng làm đau đớn cho mình bởi chứng động kinh của em. Dầu vậy, tay phải em đã chảy máu vì đập vào cái vành sắt của chiếc giường. Rồi em ngã xuống, nằm sấp lại, một cách im lặng cắn vào chiếc gối, và bắt đầu đá cái chân trái của em một cách nhịp nhàng. Em nhấc nó lên, buông nó xuống với một cử động dậm chân, nghỉ ngơi một lát, và rồi làm lại cùng cử động ấy, mười lần, hai mươi lần, và tiếp tục và tiếp tục.
Các bà lo xoa bóp, Albert đã được cho đi khỏi phòng. Veraguth vẫn còn quỳ ở đó, nhìn lên khi cái chân em bé đưa lên với sự đều đặn ky dị dưới cái mền, duỗi ra và thả rơi xuống. Đứa bé của ông nằm đó mà nụ cười của em mới ít giờ trước đây đã chiếu sáng như ánh mặt trời và giọng nói nài nỉ thầm thì đáng yêu đã xúc động ông và cuốn hút quyến rũ tâm hồn ông đến những chiều sâu sâu thẳm của nó. Em nằm đó và chẳng có gì hơn là một thể xác run rẩy một cách máy móc, một bó vô vọng thảm thương của sự đau đớn và thống khổ.
- Chúng tôi ở đây với con đây mà. - Ông kêu lên trong tuyệt vọng.
Nhưng con đường từ đôi môi của ông đến với đầu óc của cậu bé đã bị cắt đứt, những lời nài nỉ vỗ về của ông, những lời thầm thì vỗ về của ông, những lời thầm thì dịu dàng vô nghĩa của ông đã không còn thâm nhập vào nỗi cô đơn khủng khiếp của một đứa bé đang hấp hối đó. Em đã xa khơi biền biệt ở một thế giới khác, lang thang chết khát qua một địa ngục của sự hành hạ và chết chóc, và có lẽ tại đấy, trong thung lũng của địa ngục, đã vang lên tiếng gào kêu của một kẻ chính thực kẻ đang quỳ bên cạnh em, kẻ sẽ hài lòng nhận chịu sự khốn khổ ở mỗi cuộc hành hạ để giúp đỡ cho con ông.
Tất cả bọn họ đều biết rằng đây là chung cuộc. Kể từ tiếng hét đầu tiên đầy tràn nỗi khủng khiếp thú vật sâu xa thế kia, cái chết đã rình rập ở mỗi cửa sổ và cái cửa của ngôi nhà. Không ai nói đến nó, nhưng tất cả đều nhìn nhận nó, Albert cũng thế, và các chị tớ dưới lầu và ngay cả con chó, nó chạy loanh quanh một cách bất an trên con đường lát sỏi, thỉnh thoảng để thoát ra tiếng rên ư ử hoảng sợ. Và mặc dù tất cả bọn họ đã làm những gì cho họ có thể làm được, nước sôi, mang nước đá vào và rất là bận rộn, nhưng cuộc chiến đâu đã xong, niềm hy vọng đã biến mất.
Pierre đã mê man bất tỉnh. Cả cơ thể em run rẩy như bị lạnh, thỉnh thoảng em thốt ra một tiếng hét yếu ớt mê sảng, và cứ lập đi lập lại mãi, sau khi ngừng nghỉ vì mệt nhoài, chân em bắt đầu đá lên và dậm, một cách nhịp nhàng như thể được điều khiển bằng dây thiều.
Thế nên buổi trưa đã trôi qua và buổi chiều sau cùng đã đến. Cái chết chưa tới cho đến buổi sáng, khi kẻ chiến đấu tí hon ấy đã cùng kiệt sức lực của em và đầu hàng trước kẻ thù, cha mẹ đã trao đổi nhau một cái nhìn im lặng qua cặp mắt không ngủ, Johann Veraguth đặt tay ông lên ngực Pierre và cảm thấy không còn đập nữa, và ông để tay ông lên lòng ngực lép kẹp của đứa bé cho đến khi nó trở nên mát và lạnh ngắt.
Đoạn ông dịu dàng vuốt đôi tay vòng lại của bà Adele và nói thì thầm: "Xong hết rồi". Khi ông dắt vợ ông ra khỏi phòng, dìu đỡ bà và lắng nghe tiếng khóc nức nở khàn khàn của bà; khi ông uỷ thác bà cho cô y tá và lắng nghe ở cửa Albert để xem thử cậu có thức hay không; khi ông đi trở lại với Pierre và kéo sửa ngay ngắn trên giường ngủ, ông cảm thấy rằng một nửa cuộc đời của ông đã tử vong và đã được mai táng.
Với sự trầm tĩnh ông đã làm những gì cần thiết, rồi sau cùng ông để đứa bé lâm chung lại cho cô y tá, và nằm xuống ngủ một giấc ngủ ngắn thật say. Khi ánh bình minh ngập tràn chiếu qua các cánh cửa sổ, ông thức giấc lập tức ngồi dậy, và khởi sự cho tác phẩm cuối cùng ông định vẽ ở Rosshalde. Ông đi đến phòng Pierre và mở tất cả màn ra, để cho cái ánh sáng mát mẻ mùa thu chiếu trên gương mặt trắng bệch và đôi tay cứng ngắc của đứa con bé bỏng yêu dấu của ông. Đoạn ông ngồi xuống gần giường trải dài tờ giấy ra, và vì lẽ đây là lần cuối cùng vẽ những diện mạo mà ông đã nghiên cứu thường xuyên thế kia, những diện mạo mà ông đã biết yêu thương kể từ thuở yếu ớt đầu tiên của chúng, và nay nó đã trưởng thành và bị giản lược đi bởi cái chết, nhưng vẫn còn tràn đầy nỗi khốn khổ không thể hiểu nổi.
--------------------------------
1 Tyke: Câu này chỉ có nghĩa tâng tiu, quý chuộng ở câu nói nựng, vì người Tây phương vốn "cưng" chó, nhất là chó con
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đâu Mái Nhà Xưa
Hermann Hesse
Đâu Mái Nhà Xưa - Hermann Hesse
https://isach.info/story.php?story=dau_mai_nha_xua__hermann_hesse