Đàn Hương Hình epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
III-chương 2 - Mi Nương Tự Thuật
ha ơi cha, Triệu Giáp bảo sẽ dùng cọc đàn hương xiên suốt người cha như xiên chả, Mi Nương tui bấn loạn tâm can. Tui chạy lên huyện tìm Tiền Đinh. Cổng huyện đóng kín, lính gác vây quanh, bên trái là quân Vũ Vệ của Viên Thế Khải, bên phải là lính Đức của Caclôt – tên súc sinh. Tên nào tên ấy mắt gườm gườm. Tui vừa dấn lên, chúng trợn tròn mắt như hai quả lục lạc, đã vậy, còn nghiến răng ken két để trợ oai, mi-ao ~ ~. Tim tui đập như trống làng, đành ngồi xuống đất, trừ phi mọc đôi cánh, nếu không, đừng hòng lọt vào trong! Xem ra, bọn lính này võ nghệ cao cường, không như bọn bị thịt của huyện. Bọn lính huyện tui quen nhẵn mặt, chỉ cần giúi cho cái gì đấy là xong. Còn bọn này thì không dám coi thường, cứ dấn tới là ăn đạn của chúng. Ngóng mái ngói màu xanh của phòng duyệt án, nước mắt tui ngực áo ướt đầm: cha tui đang bị giam trong đó. nghĩ tới cha dạy hát Miêu Xoang, dạy vũ đạo như hành vân lưu thủy, đi thoe cha khắp chốn cùng quê, bánh bao thịt dê, bánh phở thịt dê, bánh phở thịt bò, bánh tráng nóng hổi mới ra lò… Quên đi những cái xấu của cha, chỉ nhớ những cái tốt của cha, tui quyết thân liều thân như chẳng có. Tui liều chết định xông lên, chợt nghe sau lưng có tiếng ồn ào…
Miêu Xoang. “Đàn hương hình. Trường điệu”
Từ ngõ son phấn phía tây nam huyện lỵ, một đoàn người ăn mặc lòe loẹt, sắc mặt xanh đỏ tím vàng, cỡ người cao thấp béo gầy, đi ra. Dẫn đầu là một anh chàng mặt bự phấn, môi son đỏ chót, trông giống người chết treo. Hắn mặc chiếc áo lụa đỏ dài quá gối (lột của người chết là cái chắc) để lội hai cẳng chân đen nhẻm, bàn chân to bè không đi giày, trên vai có một con khỉ, tay cầm thanh la bằng đồng, nhảy nhót tiến lên. Hắn không phải ai khác, chính là Hầu Tiểu Thất trong đám ăn mày. Tiểu Thất gõ ba tiếng thanh la: phèng, phèng, phèng… rồi cao giọng hát một câu Miêu Xoang:
Aên mày ăn Tết vui như Tết…
Giọng hắn cao vút, trơn tuột, rất đặc biệt, nghe rồi không biết nên khóc hay nên cười. Bọn ăn mày đệm tiếng mèo kêu vào đoạn ngân của cuối câu:
M… eo, m… eo, m… eo!…
Tiếp đó, mấy chú choai choai chụm miệng bắt chước tiếng Miêu cầm, đệm cho Miêu Xoang hát tiếp.
Tơ rưng tr… ưng, tơ rưng tr… ưng, tơ rưng tr… ưng… …
Màn giáo đầu đã xong, tui thấy ngứa ngáy, nhưng hôm nay không còn bụng dạ nào mà hát. Tui không muốn hát, nhưng Tiểu Thất thì muốn. Trên đời này không kể là quan hay là dân, ít nhiều đều có mối lo, duy chỉ có ăn mày không biết lo buồn là gì. Tiểu Thất hát:
Đầu đội giày, chân đi mũ, ai nghe tôi hát ngược đời cho nghe… M… eo, m… eo, m… eo. Ta cưới vợ, mẹ mặc áo tang. Quan huyện Tiền đi bộ ngồi kiệu, m… eo m… eo. Chuột nhắt đuổi mèo chạy khắp phố, tháng Sáu nóng nực tuyết bay bay. M… eo m… eo
Tui lú lẫn một lúc rồi nhớ ra ngay, ngày mai là rằm tháng Tám. Hàng năm cứ đến ngày mười bốn như hôm nay, là ngày Tết của những người ăn mày ở Cao Mật. Ngày hôm nay, ăn mày toàn huyện phải đi diễu trên phố lớn trước cổng huyện ba lượt. Lượt thứ nhất, cao giọng Miêu Xoang; lượt thứ hai biểu diễn trò; lượt thứ ba, các ăn mày cởi túi vải hoặc ruột tượng bên người ra, trước tiên là Phố Nam, rồi sau lên Phố Bắc, các bà các cô đứng sẵn ở cổng, tay bê đấu nếu là lương thực, bát nếu là bột mì, phân loại ra rồi trút vào túi. Ngày này hàng năm, tui cứ cho tiền xu vào đầy ống tre quang dầu nhẵn bóng, trút loảng xoảng vào cái bát của một chú ăn mày. Chú ta nhất định sung sướng gào toáng lên: cảm ơn mẹ nuôi đã thưởng tiền! Mỗi lần như thế, bọn ăn mày nhất loạt quay lại nhìn. Biết chúng rất thèm tui, tui cố ý cười duyên với chúng, cố ý ném cho chúng ánh mắt tình tứ, đến nỗi chúng nhào lộn như điên, những người đi xem cũng vui lây. Chồng tui là Giáp Con còn vui hơn bọn ăn mày, dậy từ tinh mơ, lợn không thịt, chó cũng không mổ, lúc thì hát, lúc bắt chước tiếng mèo kêu. Giáp Con hát thì không ra gì, nhưng bắt chước tiếng mèo thì tuyệt diệu, lúc là tiếng mèo đực, lúc là tiếng mèo cái, lúc là tiếng mèo đực gọi là mèo cái, lúc là tiếng mèo con bị lạc gọi mèo mẹ, người nghe mủi lòng chảy nước mắt, như trẻ mồ côi nhớ mẹ.
Mẹ ơi, bất hạnh tày trời con mất mẹ, mẹ mất rồi con cơ khổ lênh đênh. Cũng may cho mẹ về trời sớm, khỏi kinh hoàng thất thố vì cha… Tui trông thấy đoàn ăn mày đàng hoàng diễu qua chỗ bọn lính đóng quân, hát Mật Xoang, Hầu Thất giọng không run, học tiếng mèo, bọn ăn mày không lạc điệu. Ngày mười bốn tháng Tám ăn mày ở Cao Mật là chúa tể, kiệu của quan huyện gặp đoàn diễu hành cũng phải nhường đường. những năm trước ăn mày khênh ghế mây, ngồi trên ghế là tên khốn Tám Chu đầu đội mũ giấy kiểu xung thiên, mình mặc long bào màu vàng chóe…
Nếu là dân nghèo mà ăn mặc như vậy thì bị coi là mưu toan làm bậy, toi mạng là cái chắc. Nhưng với lão Chu Bát thì không có chuyện gì xảy ra. Aên mày tự lập thành vương quốc. Cuộc diễu hành năm nay tương đối nhẹ nhàng, bọn ăn mày xúm quanh chiếc ghế không, Chu Bát mất tăm không biết đi đâu? Hắn vì sao không về ngồi kiệu tỏ rõ oai phong? Quan nhất phẩm đương triều cũng chỉ oai đến thê! Nghĩ đến đây Mi Nương tui chợt giật mình, tui cảm thấy ngày hôm nay đoàn ăn mày có điều kỳ quái.
Tui sinh ra, lớn lên ở Cao Mật, mười chín tuổi lấy chồng ở huyện. Trước khi lấy chồng, tui đi hát Miêu Xoang khắp chín thôn mười tám đồn. Huyện thành tuy là nơi rộng lớn, nhưng tui vẫn thường qua lại luôn. Vẫn mang máng nhớ rằng, cha thường dạy hát cho bọn ăn mày. Khi đó tui còn nhỏ, tóc cắt kiểu nồi đất, mọi người cứ tưởng tui là con trai. Cha tui nói, con hát với ăn mày là một, vốn là một phường, kiếm cơm thực tế là biểu diễn, biểu diễn thực tế để kiếm cơm. Vậy nên, tui có duyên phận với bọn ăn mày. Do vậy, cuộc diễu hành ngày mười bốn tháng Tám của ăn mày, tui thấy lạ mà không lạ. Nhưng với bọn lính Đức từ Thanh Đảo, lính Vũ Vệ quân từ Tế Nam đến, thì chưa lần nào trông thấy cảnh này. Chúng lên đạn lách cách, chúng vỗ súng bồm bộp, mắt trợn trừng trợn trạc, nhìn đoàn người kỳ quặc, ồn ào kéo đến. Khi đoàn người đến gần, chúng mới buông súng, nhăn mũi nhíu mày, bộ dạng kỳ quặc. Đám Vũ Vệ quân thì không đến nỗi buồn cười như lính Đức, vì hiểu lời Miêu Xoang qua giọng hát của Hầu Thất. Lính Đức không hiểu lời nhưng nghe được tiếng mèo kêu. Tui biết những người Đức cảm thấy bực, vì sao có nhiều người nhại tiếng mèo đến thế? Họ tập trung vào đoàn diễu hành, quên cả tui đang có mặt ở đó, có thể lẻn vào trong bất cứ lúc nào. tui hăng lên, đánh bài liều đừng để lỡ thời cơ. tát nước theo mưa, chảo nóng mò đậu, chảo dầu nêm muối, rối tinh lên để Mi Nương lẻn vào.
Nhằm cứu cha khỏi chốn lao tù, Tôn Mi Nương liều chết vào huyện, dù biết thế là trứng chọi với đá, nhưng không thành nhân thì cũng thành danh! Yù đã quyết, chỉ cần chộp lấy thời cơ. Tiếng thanh la của Hầu Tiểu Thất càng lảnh lói, chuyện ngược đời càng hát càng thê lương, dàn đệm m… eo, m… eo, m… eo của đám ăn mày không nghỉ không ngừng, không biết mệt. Một số ăn mày còn nặn đủ bộ mặt kỳ quái trước mặt bọn lính. Đoàn người tới gần tui, như có ám hiệu, đồng loạt lấy ra bộ da mèo để nguyên cả đầu đuôi, lớn thì khoác lên vai, nhỏ thì đội lên đầu. Bọn lính ngạc nhiên đến sững sờ. Lúc này không lẻn vào thì lúc nào? Tui lách vào khoảng trống giữa lính Đức và lính Cảnh vệ, xông thẳng vào huyện đường. Bọn lính chợt tỉnh, một thẳng chĩa lưỡi lê vào ngực tui. Một liều ba bảy cũng liều, cứ xông vào, chết bỏ. Chính trong giờ phút nguy cấp ấy, có hai ăn mày khỏe mạnnh tách khỏi đoàn, một người đứng sau giữ chặt hai tay tui. Tui làm như vùng ra để xông lên, nhưng thực tế tui không định xông lên. tui không sợ chết nhưng lòng tui chưa muốn chết. Chưa gặp Tiền Đinh thì tui chết không nhắm mắt. Tui chẳng qua định tát nước theo mưa. Đám ăn mày vừa kêu la inh ỏi, vừa quây tròn lấy tui, rồi thì tự nhiên tui thấy mình đã ngồi trên ghế mây. Tui định nhảy ra, nhưng họ giữ lại, rồi kiệu lên vai đưa tui đi. Tui ngồi ngất ngưởng trên cao, người nhún nhảy dập dình theo bước kiệu, chợt thấy sống mũi cay xè, nước mắt lã chã. Bọn ăn mày vui mừng như điên, tiếng thanh la của Hầu Tiểu Thất càng vang dội, giọng Tiểu Thất càng vút cao:
Đường chạy theo chân người, chó từ nam bay đến, nhặt chó làm gạch ném, gạch cắn thủng tay người!… M… eo, m… eo, m… eo.
Tui ngồi lắc lư theo nhịp kiệu, bỏ lại huyện đường phía sau lưng. Đội ngũ diễu hành rời phố lớn, rẽ ngoặt, đi mấy chục bước, miếu Bà Cô mái mọc đầy cỏ đuôi chó, đã ở trước mặt. Sau khi rời phố lớn, đoàn diễu hành lập tức dừng ca hát và gào thét, dồn bước đi rất nhanh. Tui hiểu, cuộc diễu hành hôm nay không phải để khất thực, mà vì tui. Không có họ, có lẽ tui đã bị bọn lính Đức đâm thủng ngực.
Kiệu mây nhẹ nhàng hạ xuống bậc thềm miếu Bà Cô. Lập tức có hai ăn mày cầm tay tui, ừa kéo vừa đẩy tui vào gian trong tối mò. Có tiếng hỏi vọng ra:
- Đưa được Cô về rồi hả?
- Rồi ạ, thưa ông Tám – Tên ăn mày đáp.
Tám Chu ngồi trên manh chiếu rách kề bên tượng, Bà Cô, tay cầm một cái bọc sáng nhấp nháy.
- Đốt nến lên! – Tám Chu ra lệnh.
Lập tức có hai ăn mày đánh lửa châm vào cây nến trắng chỉ còn một nửa. Aùnh sáng tỏ khắp gian phòng, khuôn mặt Bà Cô đầy phân dơi cũng bừng sáng. Tám Chu trỏ một manh chiếu, nói:
- Mời Cô ngồi.
Đến nước này thì còn gì để nói nữa. Tui ngồi xuống luôn. Lúc này, tui cảm thấy hình như mình không còn chân nữa. Cặp chân đáng thương của tui! Từ khi cha tui bị giam trong khám lớn, đôi chân tui chạy đông chạy tây, chạy lên chạy xuống, đế giày đã mòn vẹt. Oâi, chân trái thân yêu, ôi, chân phải thân yêu, các em khổ quá!
Tám Chu nhìn tui không chớp, hình như đợi tui nói trước. Cái bọc phát sáng của ông ta, giờ ánh sáng yếu đi nhiều, thì ra đó là ánh sáng của một trăm con đom đóm. Tui đang rối như tơ vò, nhất thời không thể đoán ra ông chơi đom đóm để làm gì.
Tui ngồi xuống. Bọn ăn mày cũng ngồi xuống chiếu của chúng. Có đứa nằm lăn ra. Nhưng dù nằm hay ngồi, chúng đều ngậm tăm không nói nửa lời, ngay cả con khỉ cực kỳ hiếu động của Tiểu Thất cũng ngồi yên trước mặt chủ. Tám Chu nhìn tui. Tất cả bọn ăn mày cũng nhìn tui. Tui khơi mào trước:
- Ông Tám nhân đức ôi, - Chưa mở miệng nước mắt đã chảy tràn, tiểu nữ hàm oan! Ông hãy cứu cha cháu! Viên đại nhân trên tỉnh, tên Caclôt người Đức, tri huyện nhóc Tiền Đinh, ba tên đã định xong hình phạt, họ bắt cha cháu chịu cực hình! Người thi hành án là bố chồng cháu Triệu Giáp và chồng cháu Giáp Con. Họ muốn cha cháu không chết nhanh, họ muốn cha cháu chết dở sống dở. Họ định bắt cha cháu sống thêm năm ngày sau khi thụ hình, tức là cho đến ngày khai thông đường sắt… Ông Tám hãy cứu cha cháu, không cứu được thì giết cha cháu đi, một dao là xong, đừng cho bọn chúng đạt mục đích.
Để cho Mi Nương đỡ đói lòng, bánh bao nhân thịt mua cho nàng! – Tám Chu hát xong, nói – Bánh bao này không phải của ăn xin, mà là bánh của nhà Tư Giả, mua về.
Một ăn mày chạy đến sau lưng tượng, lấy xuống một gói giấy dầu. Tám Chu đưa tay sờ thử, nói:
- Người là thép, cơm là gang, bắt nhịn mắt đói vàng! Aên đi Cô, còn nóng đấy.
- Ông Tám, tình hình cấp bách quá rồi, cháu chẳng còn bụng dạ nào mà ăn.
- Tôn Mi Nương đừng vội. Vội là thóc lúa không thu hoạch, vội là chuyện bé xé ra to. Người ta có câu, nước thì ngăn, giặc thì chống, hãy ăn vài cái cho chắc bụng, rồi hãy nghe tôi nói tỏ tường…
Tám Chu giơ bàn tay phải có sáu ngón khua khua trước mặt tui, trong tay là con dao lá liễu. Ông rạch nhẹ một nhát, cái gói đã mở ra; một lô bánh bao to tướng, nóng hôi hổi. Vùng Cao Mật có bốn đặc sản: bánh ngọt Tư Dòng, thịt quay Đỗ Côn, thịt chó Mi Nương, bánh bao Tư Giả. Thịt chó ở Cao Mật rất nhiều, nhưng sao chỉ của nhà tui mới ngon? Vì rằng khi luộc thịt chó, tui giúi vào đấy một chân lợn. Khi thịt chó, thịt lợn, gia vị (gừng tươi, quế chi, tiêu sọ) cùng sôi, tui rót vào một ly hoàng tửu. Bánh bao, ba cái ở dưới, một cái ở trên, trông như đài nến. Đúng là danh bất hư truyền: bánh bao Tư Giả trắng bóc, nóng hổi, núm bánh hình hoa mai, một chấm nhỏ nằm ở giữa – đó là quả táo Kim Ti nhỏ xíu trông ngồ ngộ mà duyên dáng. Tám Chu đưa con dao nhỏ để tui xiên bánh mà ăn, chắc sợ tui bỏng tay, cũng có thể sợ tay tui không sạch. Tui ra hiệu không cần dao. Bánh ấm cả tay, mùi thơm điếc mũi. Aên quả táo đỏ, vị ngọt thấm tận cổ. Trái táo nhỏ xíu vào dạ dày, lập tức kích thích cảm giác thèm ăn. miếng thứ hai cắn đứt núm bánh, để lộ ra nhân thịt màu hồng, củ cải ngọt thịt cừu thơm, hành tỏi điều hòa vị giác ngon. Ai chưa ăn bánh nhà Tư Giả, coi như chưa hề sống ở đời! Tui không phải tiểu thư khuê các, nhưng cũng là con gái nhà lành, tui không thể buông tuồng trước đám ăn mày, mà phải ăn nhỏ nhẹ. Nhưng cái miệng không nghe lời tui, chỉ một ngoạm đã cắn đứt quá nửa cái bánh to hơn nắm tay tui. Tui biết người phụ nữ là phải ăn nhỏ nhẹ, nhưng trong họng tui như có bàn tay chực sẵn, cướp luôn miếng bánh vừa cắn. Chưa kịp biết mùi vị thì một cái bánh đã biến mất trong miệng. Tui đâm ra nghi ngờ, có đúng là mình đã ăn một cái không? Nghe nói, bọn ăn mày có tà thuật, cách bức tường mà bắt được chó, di chuyển đồ đạc bằng ý nghĩ. Nhìn bề ngoài, cái bánh chui vào bụng tui, nhưng thực tế chui vào bụng Tám Chu thì sao? Chui vào bụng tui thì sao tui vẫn cảm thấy bụng vẫn rỗng, cảm giác đói còn mạnh hơn trước khi ăn. Tay tui không nghe tui chỉ huy, nhanh như chớp cầm lấy cái bánh thứ hai, rồi chỉ hai ba miếng đã xơi gọn chiếc bánh. Khi đó mới cảm thấy quả thật trong bụng đã có đôi chút. Liền sau đó, tui ăn cái thứ ba, bụng đã cảm thấy nằng nặng. Biết mình đã no, tui vẫn cầm lên cái bánh cuối cùng. cái bánh to ra to, khá nặng và ngoại hình thì rất thô? Nghĩ tới ba cái bánh vừa to vừa nặng vừa thô đã vào bụng, tui bất giác ợ một cái. Nhưng mắt to hơn bụng, tui ăn tiếp. Có ba cái lót dạ rồi, cái thứ tư ăn chậm hơn, mắt có thì giờ nhìn ngang nhìn dọc. Tui thấy Tám Chu nhìn tui không chớp. Sau lưng ông ta, mấy chục đốm mắt sáng lên nhìn tui. Tui biết, trong con mắt họ, tui không còn là một tiên nữ giáng trần nữa, mà chỉ là một mụ tham ăn. Thế mới biết, người ta sống để tiếng, không ai sống vì miếng ăn. Phú quí sinh lễ nghĩa là như vậy.
Đợi tui ăn xong cái cuối cùng, Tám Chu hỏi:
- No chưa?
Tui ngượng ngịu gật đầu.
- No rồi thì hẵng nghe tôi nói đây – Tám Chu mân mê cái túi đom đóm và con dao, mắt sắc lạnh, mặt buồn buồn – Tôi thấy bố cô là một anh hùng. Hồi ấy cô còn nhỏ nhưng có lẽ vẫn nhớ, tôi và bố cô là bạn bè. Bố cô đã dạy tôi hai mươi bốn làn điệu Miêu Xoang, cho đám ăn mày thêm phương tiện kiếm sống. Ngay cả Tết Aên Mày mười bốn tháng Tám cũng do bố cô đề xuất mà có. Chưa kể những chuyện khác, chỉ riêng một bụng đầy Miêu Xoang của ông, chúng tôi phải cứu ông rồi. Bọn tôi đã mua được tên gác ngục Tô Lan Thông, biệt hiệu Mắt Nhài Quạt, kế hoạch đánh tráo người, treo đầu dê bán thịt chó. Bọn tôi đã kiếm được thằng thế mạng này – Tám Chu nhìn một ăn mày đang tựa lưng vào tường mà ngủ, ngáy rất to – Nó sống đủ rồi, diện mạo cũng hao hao giống bố cô. Nó tự nguyện chết thay. Tất nhiên là sau khi chết, bọn tôi sẽ dựng bia cho nó, quanh năm hương khói cho nó!
Tui vội quì sụp, dập đầu một cái thật kêu để cảm ơn chú ta. Tui nói, nước mắt lưng tròng:
- Ông ơi, nhân nghĩa của ông bao la trời đất, ông quên mình là việc thiện, tiếng thơm để đời. Ông là một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất. Ông chết để cho cha cháu sống, khiến cháu vô cùng khó nghĩ. Nếu như cha cháu trở lại với đời, cháu sẽ bảo cha cháu dựng tích hát Miêu Xoang về ông, để người đời ca tụng ông…
Ông ta giương cặp mắt ngái ngủ nhìn tui một cái, rồi nghiêng người ngủ tiếp.
Lúc chạng vạng tối, tui tỉnh giấc sau một cơn ác mộng. Tui mơ thấy một con lợn đen đứng trên bục sân khấu ở bãi tập bên cạnh thư viện Thông Đức. Đứng sau con lợn đen là cha nuôi Tiền Đinh, ngồi giữa sân khấu là một người nước ngoài tóc đỏ mắt xanh, mũi lõ, tai rách. Hắn là Caclôt – Tên đã giết mẹ kế và hai em tui, đốt sạch thôn trấn, tay nhuốm máu dân Đông Bắc Cao Mật. Đúng là kẻ thù gặp nhau mắt đỏ đọc! Tui những muốn xông tới xé xác hắn, nhưng tui là đàn bà con gái trong tay không một tấc sắt, xông lên chắc toi mạng. Ngồi sánh vai với Caclôt là một đại quan tai to mặt lớn, để ria chữ bát, đội mũ chóp đỏ. Tôi đoán lão là Tuần phù Sơn Đông Viên Thế Khải, kẻ đã giết sáu quân tử trong vụ chính biến Mậu Tuất; là kẻ giết đến người cuối cùng Nghĩa Hòa Đoàn tỉnh Sơn Đông; là kẻ mời lão bố chồng súc sinh của tui hành hình cha đẻ tui. Lão vuốt râu cười tít, hát.
Đẹp thay hoa khôi Tôn Mi Nương, trách chi Tiền Đinh yêu điên cuồng! Bản quan cũng ngứa ran mình mẩy khi thấy nàng!
Tui mừng thầm, định quì xuống xin tha tội cho cha, nhưng lão Viên lập tức trở mặt. Mặt lão như quả dưa đông bị sương muối phủ lên. Lão khoát tay về phía sau, bố chồng tui bê thanh đàn hương ngậm no dầu thơm, Giáp Con cầm dùi đục gỗ táo ngậm no dầu lạc, một cao một thấp, một béo một gầy, một âm một dương, một khùng một ngố, đến bên lợn đen. Viên Thế Khải liếc xéo Tiền Đinh, giọng bỡn cợt:
- Thế nào, Tiền đại nhân?
Tiền Đinh phủ phục trước mặt Viên Thế Khải và Caclôt, lễ phép thưa:
- Để đảm bảo ngày mai thi hành án tốt đẹp, ti chức cho gọi bố con Triệu Giáp thực tập ở con lợn, mong đại nhân chỉ bảo.
Viên nhìn Caclôt. Caclôt gật đầu. Tiền Đinh đứng dậy đến trước con lợn đen, tay nắm hai tai lợn, bảo bố con Triệu Giáp:
- Bắt đầu!
Bố chồng tui luồn thanh đàn hương đang nhỏ dầu tong tỏng, vào hậu môn con lợn, bảo Giáp Con:
- Nào con, ta bắt đầu!
Giáp Con xoay người, giạng chân kiểu chữ bát, nhổ nước bọt vào lòng bàn tay, vung dùi đục gõ một nhát mạnh vào đốc kiếm đàn hương. Chỉ thấy sựt một tiếng, thanh kiếm gỗ đã ngập một nửa. Con lợn đen cong vổng lưng, kêu một tiếng rách màng nhĩ, lao về phía trước, húc Tiền Đinh bắn xuống phía dưới sân khấu, rơi đúng mặt một cái trống đại. Tiền Đinh kêu ầm lên:
- Mẹ bay, chết bản quan rồi!
Tui bất mãn với Tiền Đinh, nhưng dù sao, tui và ông ta đã từng có quan hệ xác thịt. Tui xót xa, bất kể ất giáp, nhảy xuống đỡ Tiền Đinh dậy. Chỉ thấy ông ta sắc mặt tím tái, hai mắt ngắm nghiền, hình như đã về chầu ông vải. Tui cắn chảy máu tay, day huyệt nhân trung, cuối cùng, ông ta thở một hơi dài, sắc mặt hồng trở lại.Ông nắm chặt tay tui, nước mắt vòng quanh, nói:
- Mi Nương thân yêu của ta, ta còn sống hay đã chết? Ta tỉnh hay mê? Ta là người hay ma?
Tui nói:
- Chàng Tiền Đinh oan gia của em, bảo là chàng đã chết nhưng chàng vẫn đang sống, bảo rằng chàng đang tỉnh thực ra chàng đang ngủ mê, bảo rằng chàng là người nhưng chàng giống hệt một con ma!
Lúc này, sâu khấu rối tinh rối mù, tiếng trống tiếng thanh la dồn dập, miêu cầm tr… ưng tưng tưng. Lợn đen xoay tròn, hậu môn lút nửa kiếm đàn hương, cha con Triệu Giáp xoay theo như một cơn lốc đen. Tuần phủ Sơn Đông Viên Thế Khải bị lợn cắn gãy một cẳng, máu chảy dầm dề. Tư lệnh quân Đức Caclôt bị cắn mất nửa mông, nằm phủ phục mà la hét. Sướng quá, mát ruột mát gan! Đã trừ khử được hai tên súc sinh! rồi ầm một tiếng trời long đất lở, chân Viên Thế Khải lại nguyên vẹn, mông Caclôt không có chuyện gì. Họ đang ngồi yên vị trên ghế giữa sân khấu. con lợn đen lắc mình biến thành cha tui Tôn Bính, nằm sấp trên đất chịu tội đóng cọc xuyên hậu môn. Chỉ nghe tiếng gõ bụp bụp bụp, tiếng cọc xuyên qua thịt sựt sựt sựt, cha tui gào thét xé màng nhĩ…
Tim tui đập thình thịch, toàn thân tóat mồ hôi lạnh. Tám Chu cười tủm, hỏi:
- Ngủ đủ chưa?
Tui ngỏ ý xin lỗi:
- Ông Tám, chán quá, không hiểu sao lúc này mà cháu ngủ được!
- Ngủ được là tốt. Ơû đời, chỉ những người ăn ngủ bình thường trước khi hành sự, mới làm nổi những chuyện kinh thiên động địa – Tám Chu lại đẩy gói bánh bao Tư Giả về phía Mi Nương, nói – Cứ ăn từ từ, vừa ăn vừa nghe tôi kể lại tình hình ngày hôm nay. Sáng nay, bố chồng cô đã chuốt xong hai chiếc cọc bằng gỗ đàn hương. Quan huyện đã cho dựng đài Thăng Thiên trên bãi tập trước thư viện Thông Đức đối diện với sân khấu. Trước Đài dựng một lều cói, bên lều đặt một ghênh lớn đầy dầu, sôi sùng sục. bố chồng cô Triệu Giáp, chồng cô Giáp Con, hai cha con vui mừng hí hửng. Thả cọc đàn hương đun trong dầu, mùi thơm thoang thoảng bay mười dặm. Dầu thơm ghênh lớn, chảo nhỏ thịt bò, cha con Triệu Giáp, miếng nhỏ miếng to ăn nhờn mép. Đợi giờ Ngọ trưa mai, đóng cọc cha cô như xiên chả. Trước cổng huyện vẫn lính gác dày đặc. Tiền Đinh mà cô rất thân vẫn biệt tăm cùng Viên Thế Khải và Caclôt. Tôi sai một đứa đóng giả làm người đưa thực phẩm vào huyện, liền bị lính Đức đâm một lê. Xem ra, cổng trước không vào được. Tám Chu đang nói, chợt bên ngoài có tiếng rít chói tai. Mọi người giật mình thì một con khỉ lẻn vào, theo sau là Hầu Tiểu Thất mắt sáng rực, lại gần Tám Chu, nói:
- Ông Tám, vui rồi! Con đợi phía sau nha môn một lúc thì được tin ông Tư, nói quá nửa đêm thì vào trong bằng cách vượt tường hậu. Nhân lúc bọn lính mỏi mệt, ma không biết quỉ không hay, ta đánh trái người. Con đã tranh thủ quan sát địa hình, phía tường hậu có một cây du cổ thụ mọc nghiêng, leo lên cây du mà vào bên trong.
Tám Chu mừng ra mặt, lão hí hửng:
- Bây giờ ai ngủ được thì ngủ, ai không ngủ được thì nằm yên dưỡng thần. Đã đến lúc này cần đến sức khỏe rồi. Ta mà thành công chuyến này, chẳng khác quật vào mông Caclôt – Tám Chu sôi nổi nói với người đang nằm trên chiếu, chuẩn bị đánh tráo cho Tôn Bính – Dậy đi chú Sơn, chú ngủ đã tương đối rồi, sư phụ đã chuẩn bị một hồ rượu, một con gà đã rút xương, ta uống chia tay nhau. Nếu chú có gì băn khoăn thì ta lập tức thay người khác. Kỳ thực, đây là chuyện long trời lở đất, tiếng nổi như cồn. Ta biết, chú thích hát, chú mới đúng là chân truyền đệ tử của Tôn Bính, giọng của chú là phiên bản của giọng Tôn Bính, nét mặt dáng người chú giống Tôn Bính đến bảy phần. Tôn Mi Nương nhìn kỹ chú Sơn, xem có giống bố cô hay không?
Người kia uể oải ngồi dậy, ngáp một cái sái cả quai hàm, lấy tay chùi nước miếng, rồi quay mặt về phía tui, khuôn mặt anh ta thô và dài như đẽo bằng rìu. Mắt anh ta quả nhiên có đến tám phần giống mắt cha tui, mũi cũng cao cao như mũi cha tui. Miệng anh ta thì khác xa miệng cha tui. Cha tui có cặp môi dày, còn môi người này thì hơi mỏng. Tui nghĩ giả sử làm thế nào để môi anh ta dày lên một chút, thì anh ta rất giống cha tui, nếu như cho mặc quần áo của cha tui, thì thật khó mà phát hiện thực giả.
- Ông Tám, con còn quên một chuyện – Hầu Tiểu Thất có phần lúng túng – Ông Tư dặn con phải lập tức nói cho ông Tám rõ, rằng Tôn Bính khi thẩm vấn đã chửi mắng rất dữ, Caclôt thẹn quá hóa giận, dùng báng súng lục đánh gãy hai răng cửa của ông ấy…
Mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Sơn. Miệng anh ta, giữa cặp môi hé mở là hàm răng đều đặn. Aên mày nhai sắt nhai thép, nên nói chung răng phải khỏe. Tám Chu nhìn miệng Uùt Sơn, nói:
- Chú nghe thấy rồi đấy, hãy suy nghĩ cho kỹ, đồng ý thì làm, không đồng ý thì thôi, không ép.
Uùt Sơn nhe răng, cố ý phô hàm răng tuy không thật trắng nhưng đều tăm tắp, mỉm cười:
- Sư phụ, đồ đệ đến thân còn chẳng tiếc, tiếc gì hai cái răng?
- Giỏi, chú Sơn, không hổ là đồ đệ của ta – Tám Chu cảm động nói, hai tay cầm cái bọc đom đóm đưa đi đưa lại trước ngực, soi rõ bộ râu bạc phơ rối bù.
- Sư phụ – Uùt Sơn lấy tay gõ đàn răng, nói – Chúng bắt đầu ngứa ngáy rồi, sư phụ cho bê rượu thịt lại đây!
Bọn tiểu yêu vội vàng bê gói thịt gà bọc lá sen và vò rượu để sau lưng Tám Chu. Gỏi lá sen chưa mở, nhưng tui đã ngửi thấy mùi thơm của thịt gà; nút vò chưa mở, nhưng tui đã ngửi thấy mùi thơm của rượu. Mùi thơm của thịt gà quay và mùi thơm của rượu rất khác nhau, nhưng trộn hai mùi ấy làm một lại mang đậm không khí Tết Trung thu. Một luồng ánh trăng rọi qua khe cửa, dưới ánh trăng ấy, con gà quay màu hồng lấp lánh, dưới ánh trăng ấy, hai cái bát đàn được bày hai bên con gà. Tám Chu giắt túi đom đóm vào thắt lưng, phủi phủi hai bàn tay màu xanh. Tui trông thấy những ngón tay thon thả, khéo léo như những chu nhỏ. Ông ta chỉ nhích hai cái là đã ngồi trước mặt con người tình nguyện đột nhập nhà lao chết thay cha tui. Ông đưa bát rượu cho Uùt Sơn. Uùt Sơn phát ngượng, vội vàng đỡ lấy bát rượu:
- Sư phụ, làm sao dám để sư phụ rót rượu cho đồ đệ?
Tám Chu bê bát rượu của mình lên, cụng bát của Uùt Sơn một cái rõ kêu, rượu bắn tung tóe, rồi hai người nhìn nhau không chớp, mắt như những đốm sao lấp lánh, như tia lửa bắn ra từ cái liềm sắt dùng để đánh lửa; hai cặp môi đều run, hình như định nói gì mà không nói, rồi cùng ngửa cố uống ừng ực một hơi hết bát rượu. Tám Chu đặt bát xuống, tự tay xé một đùi gà dính nguyên cả da, đưa cho Uùt Sơn. Uùt Sơn đón chiếc đùi gà, định nói gì nhưng lại thôi, rồi nhét đầy miệng. Tui trông thấy thịt gà lộn hai vòng trong miệng Uùt Sơn rồi chui xuống bụng, yết hầu cộm lên như có con chuột chạy trong đó. Tui rất muốn chạy về nhà làm món xáo chân chó mời anh ta, nhưng không kịp nữa rồi. Món này phải ninh một ngày một đêm. Hàm răng Uùt Sơn hơi vàng nhưng cực khỏe. Gặm hết gân, anh chuyển sang nhai xương rau ráu, nuốt hết, không nhả ra chút gì. Ôi, con người thương mến, nếu biết hôm nay anh vì chữ nhân mà chết thay cha tui, thì tui đã mời anh đến nhà, bày ra mâm cỗ đầy, mời anh thưởng thức mĩ vị của trần gian. Tiếc rằng sống ở trên đời, không ai có mắt sau gáy! Uùt Sơn vừa ăn xong cái đùi gà, Tám Chu đã đưa tiếp cái đùi còn lại. Uùt Sơn chắp tay vẻ nghiêm trang, nói:
- Cảm ơn sư phụ đã cho đồ đệ hạnh ngộ này.
Rồi anh quài tay ra sau lưng cầm lấy viên gạch vỡ đập một phát vào miệng đánh “bốp”, một chiếc răng rơi xuống đất, máu miệng tứa ra.
Mọi người ngớ ra, không nói gì, lúc nhìn miệng Uùt Sơn máu me bê bết, lúc nhìn Tám Chu nét mặt tối sầm. Tám Chu dùng ngón tay trỏ gảy gảy cái răng dưới đất, ngẩng lên hỏi Tiểu Thất:
- Tôn Bính gãy tất cả mấy răng?
- Ông Tư nói là hai cái.
- Chú nghe rõ đấy chứ?
- Rất rõ, thưa ông Tám
- Sự tình như thế này… - Tám Chu nhìn Uùt Sơn tỏ vẻ băng khoăn – Sư phụ không nỡ bảo chú đập nhát nữa.
- Sư phụ đừng băn khoăn gì hết, đập một, đập hai cũng vậy thôi - Uùt Sơn nhổ bọt máu trong miệng rồi giơ viên gạch lên.
Tám Chu nghiêm giọng quát:
- Khoan hẵng…
Nhưng Uùt Sơn đã đập nhát thứ hai.
Uùt Sơn cúi xuống nhổ ra hai chiếc răng cửa.
Nhìn miệng Uùt Sơn giờ là cái hốc đen ngòm, Tám Chu cáu tiết quát:
- Đồ khốn, bảo gượm lại không gượm, nhiều hơn một cái rồi, thiếu thì còn đập tiếp được, nhiều hơn thì biết làm thế nào?
- Sư phụ đừng lo, khi ấy đồ đệ ngậm miệng lại là ổn.
Nửa đêm, theo lời chỉ dẫn của ông Tám, tui mặc áo chẽn rách, đội mũ cói rách, lặng lẽ cùng đoàn ăn mày ra khỏi cửa. Đường phố vắng tanh không một bóng người. Vầng trăng vằng vặc, ánh trăng màu nhũ bạc, khiến muôn vật giữa trời và đất thông linh được với nhau, mê hoặc nhau. Tui bất giác rùng mình, hàm răng va vào nhau lập cập. Tiếng răng va vào nhau chỉ mỗi tai tui nghe thấy, vậy mà tui cứ tưởng nó sẽ đánh thức cả huyện dậy.
Một đoàn người, có Hầu Tiểu Thất với con khỉ trên vai, dẫn đường. sau lưng Tiểu Thất là thằng Quậy với thân hình hộ pháp, tay cầm xẻng sắt, nghe nói anh là cấp tiên phong trong việc khoét gạch đào tường. Đi bên cạnh Quậy là Uùt Liên, bên mình đeo cuộn da trâu, nghe nói anh là tổ sư của nghề leo tường vượt mái. Rồi đến hiền nhân Uùt Sơn vĩ đại, một anh hùng vì đại nghĩa mà tự hủy dung nhan, dấn thân vào chỗ chết, tấm gương trung liệt sáng mải muôn đời. Chỉ thấy anh: mình không run, bước không loạn, dáng hiên ngang, khí ngất trời, đến chỗ chết mà như đi dự tiệc, người như thế, mấy trăm năm chưa chắc đã có một người! Đi sau Uùt Sơn là Thủ lĩnh Tám Chu, cũng là một trang hảo hán cắn sắt ngậm ngang, đội trời đạp đất ở đời. Ông Tám Chu dắtt tay tui. Tui là gái thuyền quyên mặt hoa da phấn. Một đoàn gọn nhẹ, Triển Đô Uùy, Bao Thanh Thiên, tả Vương Triều, hữu Mã Hán, tiền Địch Long, hậu Địch Hổ, mượn gió đông, tức khí Chu Du. Tại miếu cam lộ kết lương duyên…
Bọn tui đi theo Tiểu Thất qua phố lớn, rẽ sang ngõ Lò Rèn, từ ngõ Lò Rèn rẽ sang chợ Giầy Cỏ, sau chợ là bức tường thấp. Khom người chạy men theo bức tường, rẽ sang ngõ nhà họ Lỗ. Ra khỏi ngõ nhà họ Lỗ, là cầu Tiểu Khang bắc qua sông Tiểu Khang. Dưới cầu, nước trắng như bạc. Qua cầu Tiểu Khang, rẽ vào ngõ Hàng Dầu, ngẩng nhìn lên; bức tường cao trước mặt, phía trong là hậu viên của huyện nha.
Tui ngồi thở dưới bóng của bức tường, tim đập như trống làng. Các vị hành khất đều thở dốc, mắt long lanh như có lửa, mắt con khỉ cũng long lanh. Tui nghe ông Tám nói:
- Bắt đầu thôi, đến giờ rồi!
Uùt Liên tháo cuộn dây bên mình, ném một đầu lên cây du. Sợi dây vắt qua cành rũ xuống. Uùt Liên tay nào chân ấy nhanh hơn vượn, thoắt cái đã ngồi trên chạc cây, từ đó nhảy xuống đầu tường, rồi tụt theo dây vào bên trong. Chỉ lát sau, một sợi thừng khác đã ném qua tường ra phía ngoài. Tám Chu túm đầu dây thắt chặt, động tác chuẩn xác đâu ra đấy. Ông quăng đầu dây cho Tiểu Thất. Tiểu Thất tung con khỉ nhẹ nhàng bay lên cây, rồi tay ghìm thừng, chân đạp tường, chẳng vất vả gì đã lên đến đầu tường, chuyển sang sợi dây kia rồi biến mất vào bên trong. Ai vào tiếp? Ông Tám đẩy tui lên. Tui luống cuống, toát mổ hôi, bàn tay dính nhơm nhớp. Sợi dây thừng trong tay tui lạnh toát, như một con rắn. Tui co dây, bước được hai bước trên mặt tường thì tay đã mỏi, chân tê, toàn thân bủn rủn. Cách đây không lâu, tui không cần thừng mà vẫn leo được lên cây, hôm nay có thừng mà chịu. Trước kia tui nhanh nhẹn như mèo, giờ tui nặng nề như lợn. Không phải cha đẻ không sốt sắng bằng cha nuôi, cũng không phải tui đang mang thai. Đúng ra là ở nơi đây tui đã bị ăn đòn. Tục ngữ có câu: Chim phải tên sợ bóng cây cong. Trông thấy cái chạc cây, tui lại tưởng như mình đầy cứt chó, mông đít đau ê ẩm. Lúc này, ông Tám Chu rỉ tai tui:
- Nhớ là cứu cha cô, chứ không phải cha của bọn tôi đấy nhé!
Quả như lời ông Tám, đám hành khất xả thân để cứu cha tui. Vậy trong giờ phút nghiêm trọng này, tui không được hèn nhát. Nghĩ vậy tui mạnh dạn lên, mình phải như Hoa Mộc Lan tòng quân thay cha, tui nghĩ tới Dư Thái Quân trăm tuổi vẫn làm tướng. Phân chó mặc phân chó, roi vọt kệ roi vọt. Không chịu khổ thì làm sao được người? Không xông pha nguy hiểm thì sao thành sự nghiệp, để tiếng thơm lưu truyền muôn thuở. Tui nghiến răng, dậm chân, nhổ nước bọt vào tay, tui níu dây thừng bước bước trèo, vầng trăng vành vạnh ở trên cao. Phía dưới, các vị hành khất đùn tui nhanh đến nỗi tui như bay lên, loáng cái tui đã đứng đầu tường, nhìn vào huyện nha mái ngói lô xô như vẩy cá. Phía dưới đã có Hầu Tiểu Thất đứng đợi. Tui bám sợi thừng mắc trên cành cây, nhắm mắt tụt xuống, rơi đúng một bụi trúc.
Nhớ khi nao cùng Tiền Đinh trăng hoa tại Tây Hoa sảnh, qua cửa sổ hậu, tui từng nhìn thấy cảnh đẹp hậu viên, đập vào mắt đầu tiên là khóm trúc xanh này, rồi đến mẫu đơn nguyệt quí thược dược, rồi thì đinh hương mùi thơm gắt. Trong vườn còn có hòn non bộ, trên bày hoa cúc trồng trong chậu, đá Thái Hồ bóng nước lung linh đứng giữa hồ sen nhỏ xíu, những bông sen khoe sắc với người, cặp bướm hồng hút mật trên hoa, đàn ong vo ve bay lượn. Một phu nhân mặt đen đi dạo, vẻ nghiêm trang không kém Bao Công, có a hoàn thanh mảnh theo sau. Tui biết, phu nhân không phải loại sắc nước hương trời, nhưng là bạc kết tóc xe tơ của quan huyện. Tui biết, bà xuất thân thế gia vọng tộc, học cao tài rộng, lắm mưu nhiều kế, nha dịch ai ai cũng nể bà, ngay quan huyện cũng phải nhường đôi lúc. Tui rất muốn ra hậu viên ngắm cảnh, nhưng quan huyện sốn chết không nghe. Cứ thu mình trong Tây Hoa sảnh, ra hậu viên chuyện sẽ chẳng lành! Nào ngờ hôm nay tui có dịp đến hậu viên, có điều không phải đến dạo chơi, mà là cứu cha tui.
Mọi người tập hợp tại chỗ rừng trúc. Tiểu Thất vẫy con khỉ trên cây xuống. Họ ngồi xổm, nghe tiếng thanh la canh Ba cầm canh từ xa đến gần rồi từ gần đến xa. Phía trước có tiếng ồn ào, có lẽ thay gác. Sau đó cảnh vật yên tĩnh không một tiếng động, chỉ còn tiếng khóc ri ri thê thảm của những con trùng mùa thu khóc than cho số phận ngắn ngủi. Tim tui đập thình thịch, định nói mà không dám mở miệng. Bọn ông Tám Chu ngồi im như phỗng và cũng không một lời trao đổi, y như năm hòn đá tảng đen sì. Chỉ con khỉ đôi lúc cựa quậy, liền bị Hầu Tiểu Thất giữ chặt.
Trăng đã ngả về tây, quá nửa đêm, ánh trăng lạnh hơn, sương thu ướt đẫm cây cỏ, bóng loáng như quang dầu. Sương ướt mũ tui, ướt áo tui, ngay cả trong nách cũng cảm thấy ẩm ướt. Không hành động ngay thì trời sáng mất, ông Tám! Tui sốt ruột quá. lúc này tui lại thấy phía trước có tiếng ồn ào, tiếng gào khóc, tiếng thanh la phèng phèng. Tiếp đó, một quần đỏ bao trùm huyện nha.
Một nha dịch mặc quần áo công sai từ con đường nhỏ bên cạnh Tây Hoa sảnh lặng lẽ chạy tới, chỉ vẫy tay một cái, không nói câu gì. Bọn tui chạy theo ông ta, men theo con đường nhỏ bên Tây Hoa sảnh, qua phòng thuế vụ, phòng chủ bạ, phòng thừa phái. Trước mặt là Ngục Thần miếu, trước miếu là phòng giam tử tù.
Tui trông thấy trước có đám cháy, ngọn lửa cao đến hơn ba trượng, nhà bếp là nơi phát ra hỏa hoạn. Mây sinh mưa, lửa sinh gió, khói đen cuồn cuộn bốc lên. nhốn nháo như kiến chạy lụt, ầm ĩ như quạ bị phá tổ. Lính tráng chạy như mắc cửi, tay thùng tay gậy. Nhân lúc nhốn nháo, bọn tui vượt qua phòng giam nữ, lướt tới phòng tử hình nhanh như chớp, nhẹ nhàng như gót giầy bôi trơn bằng dầu. Phòng gian thối hoắc, chuột thách thức mèo, bọ chó to bằng hạt đậu. Chỉ có cửa ra vào, không cửa sổ, thoạt vào không thể nhìn thấy gì.
Ông Tư mở khóa phòng giam tử tù, luôn miệng giục mau mau lên. Tám Chu cầm bọc đom đóm khua khua, lóe lên một vệt sáng xanh trong phòng. Tui thoáng nhìn thấy cha tui mặt tím tái, máu me đầy miệng, răng cửa gãy, không còn ra hồn người. Cha ơi, tui vừa cất tiếng thì một bàn tay hộ pháp đã bịt miệng tui lại.
Cha tui bị xích cả chân lẫn tay bằng xích sắt, xích được lồng vào một khối đá lớn giữa phòng giam, dù có sức mạnh ngàn cân cũng không thoát. Nhờ ánh sáng đom đóm, ông Tư mở chiếc khóa lớn ở xích sắt, gỡ tay cha tui ra. Uùt Sơn bỏ quần áo mặc ngoài, để lộ bộ quần áo đang mặc bên trong cũng cũ rách như bộ cha tui đang mặc. Uùt Sơn ngồi vào vị trí cha tui lúc nãy để ông Tư xích lại. Mấy người đưa bộ quần áo của Uùt Sơn vừa thay ra cho cha tui mặc vào. Cha tui vụng về lúng túng, phối hợp chẳng ra sao, lại còn hét toáng lên:
- Các người làm gì thế này? Các người muốn gì?
Ông Tư vội bịt miệng cha tui. Tui nói khẽ:
- Cha tỉnh lại đi, con gái Mi Nương đến cứu cha đây.
Cha tui lại định hét nữa thì Tám Chu đã thoi một quả giữa huyệt thái dương, cha tui lặng lẽ đổ gục không kêu được một tiếng. Thằng Quậy vắt hai tay cha tui qua vai, cõng ông lên. Ông Tư gằn giọng quát:
- Chạy mau!
Bọn tui chui ra khỏi phòng giam, tranh thủ lúc nhộn nhạo, chạy ra con đường hẻm phía sau ngôi miếu. Trước mặt là đám nha dịch xách thùng chạy từ Nghi môn tới. Quan huyện Tiền Đinh đứng trên tam cấp, hét to:
- Ai vào chỗ người ấy, không được lộn xộn.
Bọn tui ngồi trong bóng tối của ngôi miếu, im như thóc mục.
Mấy chiếc đèn lồng dẫn đường cho một đại quan xuất hiện trước Nghi môn, rất nhiều vệ sĩ xúm xít xung quanh, chắc chắn là Tuần phủ Viên Thế Khải chứ không phải ai khác. Bọn tui trông thấy quan huyện Tiền Đinh rảo bước đi tới, khuỵu chân chào, giọng rành rẽ:
- Ti chức quản giáo không cẩn thận để xảy ra cháy nhà bếp, kinh động đến da, ti chức tội đáng muôn chết!
Bọn tui nghe thấy Viên Thế Khải lệnh cho quan huyện:
- Mau cử người kiểm tra nhà giam xem có phạn nào trốn không?
Bọn tui thấy quan huyện kinh hoảng đứng bật dậy, dẫn bọn nha dịch chạy về phía nhà giam. Bọn tui nín thở, chỉ tiếc không thể độn thổ. Nghe thấy tiếng ông Tư hò hét ở sân nhà giam, nghe rõ tiếng rít của cánh cửa. Bọn tui chờ dịp thuận tiện là chạy, nhưng Viên Thế Khải án ngữ ngay trên dũng đạo trước Nghi môn, không chịu đi. Cuối cùng, bọn tui thấy quan huyện chạy tới trước mặt Viên Thế Khải, lại khuỵu một chân, bẩm báo:
- Bẩm đại nhân, giám thị đã điểm danh, không thiếu phạm nào.
- Tôn Bính thế nào rồi?
- Xích cột vào đá, chắc chắn lắm ạ!
- Tôn Bính là trọng phạm của triều đình, ngày mai hành quyết, nếu để sai sót, các ông liệu giữ lấy cái đầu!
Viên Thế Khải đi về phía bãi tập. Quan huyện vội đứng dậy, lom khom vái theo. Bọn tui thở hắt hơi, như cất được gánh nặng. Nhưng đúng lúc đó, cha tui, người cha chết tiệt, tỉnh lại. Ông lảo đảo đứng lên, cằn nhằn:
- Đây là đâu? Các người định đưa ta đi đâu?
Chú Quậy nắm cổ chân ông giật mạnh. Ông ngã lăn mấy vòng, rồi dừng lại ngay dưới ánh trăng. Quậy và Uùt Liên mỗi người nắm một chân kéo cha tui vào chỗ tối. Ông quẫy đạp dữ dội, quát to:
- Bỏ ta ra, đồ đốn mạt! Ta không đi đâu hết, bỏ ta ra!
Bọn lính nghe tiếng kêu, lập tức ập đến, súng ống loang loáng, cúc đồng trên áo tỏa hào quang. Tám Chu nói nhỏ:
- Các con, chạy thôi!…
Quậy và Uùt Liên bỏ tay, thẫn thờ nhìn cha tui một thoáng, rồi chạy ngược về phía bọn lính. Súng nổ ran, có tiếng thét: Thích khách!… Tám Chu như con diều hâu chồm lên người cha tui. Từ tiếng kêu vọng lại, tui biết, ông đang bóp cổ cha tui bằng những ngón tay như móc sắt. Tui hiểu ý ông, ông bóp chết cha tui, để phá cuộc hành hình ngày mai. Hầu Tiểu Thất dắt tui chạy vào con đường phía tây. Trước mặt bọn tui, đám thơ lại của huyện đang chạy tới. Hầu Tiểu Thất tung con khỉ lên. Con khỉ kêu một tiếng chói tai, quặp chặt gáy một tên thơ lại, lập tức vang lên tiếng rú thất thanh. Hầu Tiểu Thất kéo tui qua phòng thơ lại sang trước cửa đại đường, lại trông thấy một đám nha dịch từ sảnh Hai chạy tới. Tui nghe thấy tiếng súng, tiếng lửa cháy, tiếng gào thét quyện vào nhau trong sân lớn. Mùi máu, mùi khói lửa xộc vào mũi. Aùnh trăng màu nhũ bạc cũng đã biến thành màu máu.
Bọn tui chạy lên hướng bắc theo con đường nội bộ. Tiếng chân phía sau ngày càng nhiều, đạn rít trên đầu chíu chíu. Khi chạy đến chỗ nhà bếp ở Đông Hoa sảnh, chợt Hầu Tiểu Thất dướn liền mấy cái, tay anh nhũn ra, tuột khỏi tay tui. Một dòng màu xanh đen chảy ra từ sau lưng như người ta ép dầu.
Giữa lúc tui đang không biết xoay sở ra sao thì một bàn tay kéo tui tạt ngang vào bên trong. Bọn lính ào ào chạy qua.
Thì ra phu nhân quan huyện kéo tui vào tư thất của ông huyện ở Đông Hoa sảnh. Bà tự tay lột mũ, cởi áo dài cho tui, cuộn lại rồi ném qua cửa sổ phía sau. Rồi bà lôi tôi lên giường, kéo chăn đắp cho tui, thả tấm rèm xanh xuống, ngăn bà nằm phía ngoài. Tối như hũ nút, tui chẳng nhìn thấy gì nữa.
Tui nghe thấy binh lính đã sục vào hậu viên, nghe thấy trên đường đi dạo, sân trước, sân sau, đâu đâu cũng có lính. Cuối cùng, giờ phút đáng sợ nhất đã đến: có tiếng chân bước trong Đông Hoa sảnh. Tui nghe có tiếng nói: Bẩm Đô thống đại nhân, đây là tư dinh của quan huyện. Tiếp theo là tiếng roi quật vào thân người. Tui thấy màn vén lên rồi thả xuống ngay, một người đã chui vào, người này mặc đồ mỏng, nằm sát tui. Tui nhận ra đây là phu nhân, người mà quan huyện từng ôm ấp. Liền đó là tiếng gõ cửa, rồi từ gõ chuyển sang đập cửa. Tui và phu nhân ôm nhau thật chặt, tui cảm thấy bà đang run, tui biết, tui còn run hơn bà. Tui nghe thấy cánh cửa đã bật ra. Phu nhân vội tém chăn thật kỹ cho tui, rồi bà vén một góc màn để lộ nửa người, chắc là khi đó phu nhân đầu tóc rũ rượi, áo xống xộc xệch, làm như vừa tỉnh giấc. Một giọng thô lỗ:
- Phu nhân, theo lệnh Viên đại nhân, ti chức đến tìm thích khách!
Phu nhân cười nhạt, nói:
- Đô Thống đại nhân, ông ngoại Tăng Quốc Phiên của ta cầm quân đánh giặc. Để giữ nghiêm quân kỷ, tranh thủ nhân tâm, giữ vững cương thường, nên đã ban hành kỷ luật sắc, đó là quân đội không được xông vào nhà riêng của người ta. Nay đám tân binh của Viên Thế Khải đại nhân đã phế bỏ điều lệnh này rồi!
- Ti chức không dám, ti chức mạo phạm phu nhân, xin phu nhân tha thứ.
- Gì mà không dám? Gì mà mạo phạm? Chỗ cần sục thì các ông đã sục rồi, cần xem các ông đã xem rồi. Chẳng qua là các ông khinh rẻ nhà họ Tăng mạt vận, không còn người trong triều, nên mới dám bậy bạ thế này!
- Phu nhân quá lời, ti chức là con nhà lính, phải theo lệnh trên.
- Ông đi gọi Viên Thế Khải đến đây cho ta, ta muốn hỏi ông ấy cho ra nhẽ? Nửa đêm gà gáy sai lính xông vào nhà riêng, làm nhục gia quyến, hủy hoại danh tiết con người ta, vậy ông ấy còn là bề tôi của nhà Đại Thanh nữa không? Tục ngữ có câu: “Kẻ sĩ thà chết chứ không chịu nhục, người đàn bà thà chết chứ không chịu tai tiếng”, ta quyết lấy cái chết để đối mặt với Viên Thế Khải.
Giữa khi đó, bên ngoài có tiếng chân gấp gáp, người nào đó nói nhỏ:
- Quan huyện đã về nhà!
Phu nhân cất tiếng khóc to.
Quan huyện nhào vào trong phòng, vẻ mặt khổ sở:
- Phu nhân, hạ quan bất tài, để phu nhân phải sợ!
Đuổi được Đô thống và đám quân lính của ông ta đi rồi, cửa sổ đóng lại, nến tắt đi, ánh trăng lọt qua các ô phía trên cửa sổ, trong phòng chỗ sáng chỗ tối. Tui từ trốn giường tụt xuống, nói khẽ:
- Tạ ơn phu nhân cứu mạng, kiếp sau xin làm trâu ngựa hầu hạ phu nhân.
Nói xong, tui nghiêng mình định bỏ đi. Phu nhân nắm vạt áo giữ tui lại. Tui nhìn thấy mắt bà long lanh trong đêm tối, tui ngửi thấy mùi hoa quế tỏa ra từ cơ thể bà. Lại nhớ trong sân sảnh Ba có một cây quế cổ thụ, giờ là Trung thu, hương quế sực nức, lẽ ra quan huyện và phu nhân có thể uống rượu thưởng thức trăng. Tui không được cùng ý trung nhân ngắm trăng, quá nửa đêm lẻn vào cùng người vui vầy trong đêm tối. Cha tui đã làm hỏng hết cả. Người Đức ngang ngược, khinh người như rác, nghĩ đến cha lòng dạ xót xa. Cha ơi, cha mê muội quá trời! Để cứu cha, con chạy rạc cả người. Để cứu cha, con chạy rạc cả người. Để cứu cha đám ăn mày ngày đêm hối hả. Để cứu cha đám ăn mày ngày đêm hối hả. Để cứu cha Uùt Sơn mất ba răng cửa, máu tươi rỏ giọt mãi không thôi. Để cứu cha Tám Chu xuất tướng. Để cứu cha đám ăn mày mất bao sinh mạng! Bọn tui đã bỏ bao công sức, kế sách tráo người đã sắp xong, công lớn đã sắp thành, một tiếng kêu của cha làm hỏng hết!
- Giờ chưa đi được! – Phu nhân cắt đứt dòng suy tưởng của tui. Tui nhớ lại tình hình lúc đã thoát hiểm: Đô thống dẫn quân lính bỏ đi. Phu nhân nhổm dậy ra đóng cửa phòng. Dưới ánh sáng của ngọn lạp chúc, nét mặt phu nhân đỏ ửng, không hiểu vì xúc động hay giận dữ? Tui nghe bà nói, giọng lạnh nhạt:
- Đại nhân, đây là chủ trương của thiếp, thiế[ giấu người đẹp cho đại nhân!
Quan huyện ngó ra bên ngoài một thoáng rồi bước nhanh đến bên giường, lật chăn trông thấy mặt tui. Ông đắp chăn lại như cũ, tui nghe ông trầm giọng nói:
- Phu nhân hiểu rõ đại nghĩa, xóa bỏ tị hiềm, đúng là bậc mày râu trong nữ lưu, Tiền Đinh vô cùng cảm kích!
- Vậy để cô ấy đi hay giữ lại?
- Tuỳ phu nhân định liệu.
Bên ngoài có tiếng quát tháo, quan huyện hối hả ra đi. Ông đang thừa hành công vụ, thực ra là chạy trốn tình cảm lúng túng. Trường hợp này thường thấy trong kịch bản, tui không lạ. Phu nhân thổi tắt nến, ánh trăng lọt vào nhà.
Tui thấp thỏm ngồi trên chiếc ghế đẩu ở xó nhà, khát khô cổ, họng đau rát. Phu nhân là thần nhân hay sao mà biết tui đang khát, bà rót cho tui một bát nước trà lạnh đưa đến trước mặt. Tui do dự nhưng vẫn chìa tay ra. Tui uống cạn, nói:
- Cảm ơn phu nhân.
- không ngờ cô còn là một nữ hiệp tài nghệ song toàn – Phu nhân giọng giễu cợt.
Tui không biết nói gì.
- Năm nay cô bao nhiêu tuổi?
- Bẩm phu nhân, dân nữ năm nay hai mươi bốn tuổi.
- Nghe nói cô đã có thai?
- Dân nữ tuổi trẻ ngu muội, có gì không phải xin phu nhân mở lượng hải hà mà tha cho. Tục ngự có câu: “Người quân tử không chấp vặt, quan to độ lượng to”.
- Không ngờ cô lại rất có tài ăn nói – Phu nhân hỏi, vẻ mặt nghiêm túc – Cô dám đảm bảo đứa trẻ trong bụng là của ông lớn không?
- Đúng thế ạ, dân nữ xin đảm bảo.
- Vậy… - Phu nhân nói – Cô ở lại hay đi?
- Dân nữ xin đi! – Tui trả lời ngay, không do dự.
Tui đứng bên cổng huyện nhìn vào bên trong. Tình huống thập tử nhất sinh, kinh hồn táng đởm mà tui vừa trải qua trong một đêm trắng tuy hiện nay chưa xong kịch bản, nhưng chẳng bao lâu nữa người ta sẽ dựng vở, lưu truyền mãi mãi về sau. Đêm qua phu nhân khuyên tôi nên đi nơi khác lánh nạn, còn dúi cho tui năm lượng bạc. Tui không đi đâu cả, không đi là không đi. Tui có chết thì cũng chết tại Cao Mật, sau khi khuấy đảo đất lở trời long.
Bà con đều biết tui là con gài Tôn Bính, vòng trong vòng ngoài bảo vệ tui như đàn gà mái bảo vệ con gà nhép. Mấy bà lão tóc bạc phơ giúi vào tay tui những quả trứng nóng hôi hổi, tui không nhận thì nhét vào túi áo tui, giọng như khóc:
- Aên đi cháu, ốm ra đấy thì khổ?
Thực ra, tui biết trước khi xảy ra vụ cha tui, tất cả các bà các cô ở cái huyện thành này, con nhà lành cũng như bọn gái điếm, nhắc đến tên tui là họ ngứa răng ngứa lợi, chỉ muốn ngoạm cho tui một miếng. Họ ghét tui có quan hệ tốt với quan huyện, ghét tui có cuộc sống dư dả, ghét tui có bàn chân to được quan huyện ưa thích. Cha ơi, từ khi cha dựng cờ tạo phản, họ đã nhìn con bằng con mắt khác; khi hơn; khi cha bị bắt giam trong ngục, họ đối với con càng tốt hơn; sau khi dựng Thăng Thiên Đài ở Thông Đức, cáo thị dán khắp nơi, dùng hình phạt đàn hương xử cha, cha ơi, con đã trở thành con cưng của cả vùng.
Ơi cha, đêm qua bố trí cứu cha, thiếu chút nữa thành công mĩ mãn! Nếu không vì cha nổi cơn điên, việc lớn đã xong! Cha ơi cha, cơn điên của cha đã hại bốn mạng người. Cha ra bức tường chữ bát mà xem, mắt ứa máu, tim nhói đau. Bên trái treo hai đầu người, bên phải treo hai đầu người một đầu khỉ. Bên trái là đầu Tám Chu và chú Quậy, bên phải là đầu ÚT Liên, Tiểu Thất và con khỉ (Ngay cả con khỉ chúng cũng không tha, tàn nhẫn quá!)
Mặt trời đã lên cao, huyện nha vẫn im lìm, có lẽ đến giờ ngọ mới đưa cha tui ra khỏi phòng giam. Lúc này, từ ngõ Đơn dối diện hôi chếch với cổng chính của huyện, một đoàn người ăn mặc tề chủnh, đi về phía cổng huyện. Ngõ Đơn rất nổi tiếng vì đã từng sản sinh hai vị tiến sĩ. Tiến sĩ là chuyện vẻ vang trong quá khứ, duy trì cơ ngơi nhà họ Đơn hiện nay là một cử nhân. Cụ Cử, họ Đơn tên Văn, hiệu Chiêu Cử, là một người đức cao vọng trọng. Tuy cụ chưa từng đến nhà tui mua rượu mua thịt chó, cụ chưa khi nào ra khỏi ngõ, chỉ ở nhà đọc sách, thư họa, vẽ tranh, nhưng cụ không xa lạ đối với tui. Tên cụ được ông lớn Tiền nhắc đến không dưới một trăm lần. Ông lớn Tiền, mắt sáng lên, tay vuốt râu, ngắm bức thư họa của cụ, tấm tắc: Cao thủ, cao thủ! Con người này mà không đỗ kể cũng lạ! Lúc khác ông lại thở dài: “Người này thì đỗ sao được?” Những lời nhận xét trái ngược của ông khiến tui không hiểu ra làm sao, tui hỏi, ông không trả lời. Ông đặt tay lên vai tui, nói: “Tài hoa vùng Cao Mật do người này độc chiếm, nhưng triều đình sắp phế bỏ khoa cử, ông ta không còn cơ hội bẻ quế xem trăng nữa”. Tui nhìn những dãy núi giống như núi mà không phải núi, nhìn những cây giống cây mà không phải cây, người thì mờ mờ ảo ảo, thật tình chẳng hiểu gì cả, vì tui là một dân thường, chỉ biết hát vài khúc Miêu Xoang, ngoài ra tui chẳng biết gì hết. Nhưng ông lớn Tiền tiến sĩ xuất tân, một đại trí thức nổi danh thiên hạ thì ông hiểu, ông nói tốt thì đó là tốt, ông đã phục Đơn tiên sinh, thì Đơn tiên sinh phải là người nhà trời. Cụ Cử Đơn mày rậm mắt to, mặt to tai lớn, mũi cao miệng rộng, râu tốt hơn râu người bình thường, chỉ kém cha tui và ông lớn Tiền. Từ khi râu cha tui bị vặt trụi, râu ông lớn Tiền xếp thứ nhất, thứ hau là râu cụ Cử. Chỉ thấy cụ đi đầu đoàn người, đầu ngẩng cao, nghiễm nhiên là một lãnh tụ. Cổ cụ hơi vẹo, không hiểu ngày thường vẫn thế hay hôm nay mới vẹo? Ngày thường ít khi gặp cụ, không ai để ý chi tiết này. Khi cổ vẹo, cụ trở nên ngang tàng, không giống một văn nhân, trái lại, giống một tướng cướp, lâu la hàng đàn. Đi sau cụ toàn là những người có tên tuổi ở Cao Mật. Ông béo đội khăn đỏ là Lý Thạch Tăng, chủ hiệu. Ông gầy nhom mắt hấp háy là Tô Tử Thanh, Chưởng quĩ hiệu vải. Vị mặt rỗ hoa kia là Tần Nhân Mĩ, chủ hiệu thuốc… Tai to mặt lớn vùng Cao Mật tề tựu ở đây cả. thần sắc họ không giống nhau, người im lặng mắt nhìn thẳng, người lo sợ cuống cuồng, mắt la mày lét, như đang tìm chỗ nhờ cậy; người cúi gằm, mắt nhìn đóng đinh vào bàn chân, làm như không muốn cho ai nhìn thấy mặt mình. Họ ra khỏi ngõ Đơn, lôi cuốn toàn bộ ánh mắt trên phố nhìn theo. Người thì hiểu, có người thì không hiểu. Người hiểu thì nói:
- Tốt rồi, cụ Cử đơn mà hạ sơn, tính mạng dủa Tôn Bính được bảo lãnh rồi!
- Nói gì quan lớn Tiền, ngay cả Viên đại nhân cũng phải nể mặt cụ Cử, huống hồ có cả toàn bộ hương thân vùng Cao Mật.
- Hoàng thượng cũng không phớt lờ ý dân, chúng ta cùng đi một thể.
Vậy là một dòng người đông đảo theo sau các hương thân, tập trung trên bãi trống trước cổng huyện. Bọn lính Đức và bọn Vũ Vệ quân như chó đang mê ngủ bị giội nước lạnh, tỉnh ngay như sáo, súng đang chống như gậy được bồng lên. tui trông thấy những tên lính Đức mắt tóe lửa xanh.
Từ khi giặc Đức đổ bộ lên Thanh Đảo, tui được nghe rất nhiều chuyện kỳ quặc về chúng. Rằng chân chúng không có gối, thẳng đuỗn như que củi, không gập lại được, đã ngã là không thể nào dậy. Rõ ràng là huyên thuyên! Những tên Đức đứng trước mặt tui mặc quần bó ống, đầu gối lộ rõ như cái chày giã tỏi. Rằng bọn chúng làm chuyện ấy chẳng khác lừa ngựa, trèo lên là xuất liền. Nhưng tui nghe bọn điếm ở ngõ Yên Hoa kể: các thiên thần đâu phải trèo lên là xuất, mà như con lợn đực, sùng sục cả tiếng đồng hồ không chịu xuống. Rằng chúng chọn những đứa trẻ khôi ngô, linh lợi đem gọt lưỡi để học tiếng chúng. Tui đem chuyện này hỏi ông lớn. Ông cười ha hả, bảo rằng, chuyện ấy nếu đúng là có thật thì ông cũng không sợ, vì ông không có con trai. Ông đưa những ngón tay mềm mại xoa xoa bụng tui, mắt sáng rực: “Mi Nương ơi, nàng hãy sinh cho ta một con trai!”. Tui nói, e rằng không thể sinh nở, lấp Giáp Con bấy nhiêu năm, tui không chửa đẻ gì. Ông bóp tay tui, nói: “Nàng chẳng nói Giáp Con là thằng ngốc đó sao? Nói rằng nó không làm được chuyện ấy sao” Ông bóp mạnh, khiến tui chảy nước mắt. Tui nói, từ khi kết với ông, tui không cho Giáp Con đụng vào người tui, không tin, ông hảy hỏi Giáp Con. Ông nói: “Nàng hay nhỉ, xui người tôn quí nhất huyện đi hỏi một thằng ngốc!”. Tui nói, tôn quí nhất huyện thì cái chim cũng không đẽo bằng đá, tôn quí nhất huyện thì khi mềm cũng chẳng khác con giun, tôn quí nhất huyện thì không ghen chắc? Nghe tui nói vậy, ông cười hì hì, bỏ tay ra. Ông ôm tui vào lòng, nói: “Cưng của ta, nàng là thuốc an thần của ta, là linh đơn mà Ngọc Hoàng Thượng Đế luyện cho ta…” Tui rúc mặt vào lòng ông, nũng nịu, ông ơi, ông hãy chuộc em ra, để em một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày hầu hạ ông, em không cần danh phận gì hết, nguyện làm con ở hầu hạ ông. Ông lắc đầu: “Hoang đường, ta đường đường là một tri huyện, mệnh uan của triều đình, sao dám cướp vợ của dân, chuyện này mà xảy ra, thiên hạ chê cười là chuyện nhỏ, chỉ sợ không giữ nổi cái mũ ô sa trên đầu!”. Tui bảo, vậy ông bỏ em đi, từ nay trờ đi, em không bao giờ đặt chân đến nơi này nữa. Ông thơm tui một cái: “Nhưng ta không bỏ được nàng”, rồi ông nhại gịong Miêu Xoang Chuyện này khiến bản quan trước sau khó nghĩ… Ông cũng biết hát Miêu Xoang? Ông học ai vậy, ông thân yêu! “Muốn học thì ngủ với cô giáo”, ông trêu chọc tui, ông vỗ mông tui, bắt chước giọng cha tui, đúng phách đúng nhịp mà hát rằng Vừng hồng gác núi đã hoàng hôn, hổ vọt rừng sâu chim về ngàn, riêng bản huyện không nơi tá túc, một mình một bóng nẫu ruột gan… Cơn cớ gì ông nẫu ruột gan? Chẳng phải em sống sờ sờ đang nằm trong lòng ông, tiêu sầu giải muộn cho ông đây sao? Ông không trả lời, coi mông tui như cái trống cơm mà vỗ, tiếng thả tiếng buông, tiết tấu phân minh, hát tiếp Từ buổi bắt quen nàng Tôn nữ, như hạn lâu ngày gặp mưa xuân. Ông cứ nói thế, một phụ nữ nông thôn bán thịt cầy như em tì tốt ở chỗ nào? Cái tốt ở nàng không kể hết, ngày nóng nhất nàng là khối băng, ngày lạnh nhất nàng là lò lửa. Nhất nhất nữa là khi tình tự, nàng khiến ta ướt đẫm mồ hôi, khớp xương thư giãn, lòng ta bồi hồi. Làm người, ôm Mi Nương mà ngủ, cuộc sống thần tiên cũng vậy thôi! Ông hát, hát mãi rồi lật tui xuống dưới, hàm râu như lông đuôi ngựa của ông phủ kín mặt tui… Ôi cha nuôi, người ta có câu:
Có tâm trồng hoa hoa không nở, vô tâm trồng liễu liễu sum suê, hôm nao phượng loan nghiêng ngửa dưới vân đài, ai ngờ em đã hoài thai… Vốn định cho ông vui bất chợt, ai dè ông bắt cha em chịu cực hình…
Tui trông tấy cụ Cử Đơn dẫn đầu các hương thân nhằm đámm binh lính như hùm như sói mà đi tới. Những tên lính trợn tròn mắt, súng chĩa ngang. Ngoại trừ cụ Cử Đơn, những người khác đi líu ríu, như có dây nhợ vướng giữa hai chân, như có keo dính dưới gót giày. Cụ Cử Đơn dần bứt lên trước một khoảng cách, như con chim đầu đàn. Cụ Cử Đơn đến cổng giáo hóa thì bọn lính lên đạn rôm rốp, các hương thân phía sau co cụm lại, không dám tiến lên nữa. Cụ Cử cũng dừng lại bên lầu giáo hóa. Tui từ trong đám phụ nữ chạy lên, quì sụp khoảng giữa sau lưng cụ Cử và trước các vị hương thân, cất tiếng khóc làm các cụ giật mình hốt hoảng. Tui kể như hát: Các cụ các ông ơi, cháu là Mi Nương, con gái Tôn Bính, cháu lạy cá vị, xin các vị hãy cứu cha cháu. Cha cháu tạo phản là có nguyên do, tục ngữ có câu, chó cùng bứt giậu, huống hồ cha cháu thông hiểu lễ nghĩa, nam tính cương cường. Cha cháu nổi dậy cũng vì lợi ích mọi người! Các cụ các bác các chú, các vị hương thân hãy cứu cha cháu!…
Trong tiếng gào khóc của tui, cụ cử Đơn hất vạt áo quì xuống đất, ngay trước mặt bọn lính. Tui biết, cụ không lạy bọn lính, mà cụ lạy huyện đường Cao Mật, quì lạy quan huyện Tiền Đinh, cha nuôi của tui.
Oâi cha nuôi, trong bụng Mi Nương đang quẫy đạp, đứa con yêu quí của tui cũng là hạt giống lang sói nhà ông, hương hỏa thờ cúng ông. Tục ngữ có câu: Đánh chó ngó chúa, xin ông hãy vì con mà cứu cha!
Cụ Cử Đơn quì xuống trước, các hương thân quì theo, một mảng đen thui những người quì trên đường phố. Cụ Cử Đơn rút từ trong bọc một cuộn giấy, nâng lên ngang ngực mở ra. Chữ viết chân phương, ngang bằng sổ ngay. Cụ cao giọng đọc:
“… Tôn Bính sinh sự, là có nguyên do. Vợ con bị hại, không ai làm ngơ! Giương cờ tạo phản, để cho dân nhờ! Tội không đáng chết, rất mong trên tha. Tha cho Tôn Bính, vỗ yên mọi nhà…”.
Cụ Cử hai tay nâng tờ đơn cao quá đầu, cứ quì không chịu đứng dậy, có ý đợi người ra nhận. Nhưng huyện đường đã bị quân lính bao vây chặt, vắng như chùa bà Đanh. Căn nhà bếp hỏa hoạn đêm qua, đầu xà vẫn còn bốc khói. Đầu lâu đám ăn mày đã nặng mùi.
Đêm qua, anh hùng hào kiệt phá huyện nha, lửa cháy ngất trời, người huyên náo… Nếu tui không tận mắt trông thấy, dù đánh chết tui cũng không dám tin chuyện động trời đã xảy ra. Nghĩ lại mà sợ. Lại nghĩ không sợ gì hết!
Những kẻ ăn mày khẳng khái dấn thân vào chỗ chết, coi rụng đầu chỉ là cái sẹo bằng miệng bát! Nhớ chuyện đêm qua, căn bệnh điên của cha, nghĩ sao mà giận! Đổ bể tan tành một kế sách diệu kỳ. Cha chết còn là chuyện nhỏ, liên lụy bao người chuyện lớn hơn. Các vị cái bang đều chết sạch. Phu nhân không cứu, mạng của con cũng không còn!… Sao cha lại điên khùng đến thế hở cha?
Thỉnh thoảng một nha dịch hối hả chạy qua sân như con mèo hoang. Thời gian hút tànn một tẩu thuốc đã trôi qua, cụ Cử Đơn vẫn nguyên tư thế cũ, bất động như một pho tượng đất. Bên trong huyện đường vẫn k động tĩnh gì. Thời gian hút tàn một tẩu thuốc lại đã trôi qua, huyện đường vẫn không động tĩnh, trước cửa nha môn bọn lính mắt trợn trừng, súng lăm lăm như đang gặp địch. Mồ hôi chảy ròng ròng trên cổ cụ Cử. Rồi thời gian một tẩu thuốc nữa lại đã trôi qua, tay cụ Cử bắt đầu run, mồ hôi ướt đẫm lưng. Trong huyện vẫn im ắng.
Bỗng bà cụ Tôn cất tiếng khóc:
- Xin rủ lòng thương mà tha cho!
Mọi người khóc theo:
- Xin rủ lòng thương mà tha cho!
Mắt tui nhòe đi. Qua màn nước mắt, tui thấy các hương thân dập đầu lạy đầy đường, trước tui sau tui nhấp nhô như sóng, bên phải bên trái tiếng khóc não lòng, tiếng dập đầu bồm bộp không nghỉ không ngừng.
Mọi người quì lạy trên đường cho đến gần trưa, ba lần thay gác, vẫn không có người trong huyện ra nhận đơn. Hai cánh tay giơ cao của cụ Cử từ từ hạ xuống, cái lưng thẳng dần dần gập lại, cuối cùng, cụ Cử ngả lăn ra, ngất xỉu.
Giữa lúc ấy, chiêng trống vang trời, kèn đồng lanh lảnh, đoàng đoàng đoàng ba phát súng thần công, cổng chính huyện Đào Hồng ken két mở, thế trận bày ra trước Nghi môn. Tui không ngó đám vệ sĩ như beo như hổ, cũng không nghi trượng oai phong. Tui nhìn cỗ xe tù chăm chăm, hai chiếc lồng kê sát bên nhau, một chiếc cha tui Tôn Bính, chiếc thứ hai Tôn Bính giả: Út Sơn. M… eo m… eo m… eo! Tui đau!
Đàn Hương Hình Đàn Hương Hình - Mạc Ngôn Đàn Hương Hình