Cô Giáo Minh epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 18 - Những Mối Nghi Ngờ
ì việc cho Sanh uống thuốc, mà Minh được chồng tin cậy, nên nàng càng tin ở cái kết quả của những sự hành động của nàng. Thỉnh thoảng nói chuyện với Xuân, nàng vẫn tỏ ý hối hận vì một suýt nữa thì nàng quá nóng nảy mà làm hại đời nàng và gia đình nhà chồng.
Thỉnh thoảng, nàng nghe lỏm thấy những người họ nhà chồng nói chuyện với mẹ chồng khen nết ăn ý ở của nàng, và một đôi khi, Trí cũng ca tụng đức tính của nàng với Sanh, thì nàng thấy vui sướng lạ lùng. Nàng mỉm cười nghĩ:
“ Chỉ cầu được cái vui sướng về tinh thần mới khó”.
Bởi vậy, nàng không hề để ý đến những điều cư xử trái ngược của mẹ chồng nữa.Nàng cần suy xét xem bà phải hay trái.Có thế thôi. Nhiều lúc nàng lấy việc suy xét làm tiêu khiển.
Nàng cho là ở đời không có việc gì khó cả. Đối với mẹ chồng cay nghiệt, nhỏ nhen như bà Tuần, mà nàng còn chịu được, còn thắng được, thì nàng mới thấy sự nhẫn nại đáng quý biết chừng nào. Nếu nàng không nhẫn nại, có lẽ cuộc đời nàng đã xoay ra mặt khác. Mà dù nàng có được sung sướng ra chăng nữa, chắc rằng nàng chỉ sung sướng lấy riêng mình, chứ không ai được vì nàng mà sung sướng. Nhưng nay, một vài người họ đã bằng lòng nàng mà quý mến nàng. Oanh đã cảm thương nàng. Sanh đã không ngờ vực nàng. Thế là đủ. Dù bà Tuần có ghét, có nghi nàng, nhưng nàng không quan tâm lắm. Bà là người phái cũ, cái óc cổ hủ khó lòng gột rửa được, thì nàng cũng không cần. Vả nàng không đáng ghét, không đáng nghi, thì nàng còn e ngại nỗi gì?
Nhưng đối với con dâu, bà Tuần vẫn không bỏ được cái lối làm mẹ chồng của bà. Bà vẫn than vãn với người khác là Minh hư đốn, không biết gì cả.
Một hôm, đi phố bà bắt gặp Minh đương rảo cẳng, ra ý hớt hải, thì bà giận lắm. Một lát sau, bà bắt thằng xe kéo theo để dò xem Minh đi đâu mà dám tự do thế, nhưng bà không thấy hút nàng đâu nữa.
Song, khi Minh về nhà, bà vẫn như không, không hề đả động đến việc ấy. Bà nghi cho con dâu có nhân tình tên Nhã. Bà vẫn dò la, nhưng chưa bắt được quả tang.
Hôm sau, nhân Minh đi chợ, bà gọi Oanh về, và cùng cả Sanh lên gác bàn việc. Bà buồn rầu hỏi Sanh:
- Tối hôm qua, mợ ấy đi đâu, cậu có biết không?
Sanh ngơ ngác:
- Con không biết.
- Không thể thế được. Mẹ hỏi con Vú, nó nói là mợ ấy về nhà mợ ấy, nhưng không phải. Mẹ gặp mợ ấy ở Hàng Đồng.
Sanh cắn môi, nghĩ ngợi. Oanh hỏi:
- Thế hôm qua, anh không có nhà à?
Sanh đáp:
- Anh đi chơi với anh Trí.
Bà Tuần cười lạt, mát mẻ:
- Con mà cứ tin con mẹ ranh ấy, có ngày thì mất vợ, con ạ.
Sanh ngậm ngùi, nói:
- Mẹ nghĩ quá, chứ đời nào. Nhà con có người bạn tên là Xuân, có lẽ lại chơi đấy.
Bà Tuần gật gù:
- Con Xuân thỉnh thoảng đến đằng này ấy phải không? Mẹ xem nó không tốt, con phải cấm nó không được bạn bè với con Xuân nữa.
Oan can:
- Mẹ nghiệt quá thế.
- Mày đừng dạy khôn tao. Về mà dạy mẹ chồng mày.
Oanh cười:
- Tại mẹ nghiệt với chị Cả, nên con phải trả nợ cho mẹ đấy.
- Láo nào!
- Con thấy chị Cả cũng khá, tốt bụng. Vả chị ấy làm dâu mẹ đã lâu rồi, thì mẹ chớ nên hà khắc quá, kẻo họ càng kêu.
Bà Tuần mắng:
- Chúng bay cứ bênh nó, rồi tao tìm được chứng cớ, lúc bấy giờ chúng bay mới trắng mắt ra. Tao báo nó có nhân tình. Chính con Đốc nghe thấy nó gọi nhau, thế mày cãi nữa đi. Độ này tao xem ý nó khác lắm, như mưu mô làm việc gì kín.
Oanh cười, không đáp. Sanh ngồi vắt chân chữ ngũ, chống tay vào trán, trầm ngâm. Rồi bỗng thở dài, Sanh đứng phắt dậy, đi bách bộ quanh phòng. Bà Tuần nhìn theo con, đắc chí, bèn đi xuống nhà dưới.
Trên gác, còn một mình Sanh và Oanh, im lặng. Hai người cùng buồn bã. Một lát, Sanh hỏi:
- Cô nghĩ thế nào?
- Em không ở nhà luôn, nên không thể biết đích xác được.
- Anh không muốn nói với mẹ những điều anh biết về chị, vì anh thấy mẹ nhiều lúc trái quá.
- Anh biết những gì?
- Anh không hiểu làm sao, một hôm anh thấy chị ấy có hai chục bạc trong túi.
Oanh cau mặt nghĩ ngợi rồi nói:
- Sao anh không hỏi?
- Có, chị ấy bảo của cô Xuân gửi.
- Thế thì vô lý thật. Chị ấy làm gì mà có tiền?
Sanh gật đầu:
- Phải, thế thì tiền ấy ở đâu? Anh đã hỏi dò ý mẹ, nhưng không thấy mẹ mất mát gì cả.
Oanh yên lặng một lát, rồi thở dài:
- Nếu thế thì chị ấy…
Rồi sực nhớ ra, Sanh nói:
- Cô ngờ không oan đâu. Một hôm chị ấy buồn quá, anh hỏi cái gì cũng không nói. Thì ra bây giờ anh mới đoán ra là cái thằng Nhã ấy đã gặp chị ấy ở phố mà quyết rằng hai người nói chuyện với nhau.
Oanh giật mình:
- Vậy à? Anh bắt được.
Sanh vừa nói vừa nghĩ, để khớp những mẩu chuyện con thành một chuyện dài có đầu có đuôi:
- Anh không bắt được, vì anh không ngờ. Anh chắc rằng lúc ấy hai người đang tình tự cùng nhau, thì thằng Nhã nhác trông thấy anh, vội vàng ù té chạy, đến nỗi đâm cả vào xe đạp người ta, mà bị thương.
Oanh gật gù:
- Thế thì còn phải nghi ngờ gì. Sao anh để yên được đến bây giờ mà không nói?
- Tại anh tin chị ấy quá, nên không nghĩ ra. Hôm nay nhân mẹ nói, anh mới nhớ lại việc cũ. Bởi vì hôm sau, anh thấy chị ấy buồn, mà ở nhật trình thì đăng có người tên Nhã bị thương ở tay. Nhã đây làm ở báo “Tuổi trẻ”, là tờ báo có bài thơ Khóc bạn, mà tác giả là Trần Văn Nhã đó. Anh quyết hai việc có liên quan với nhau.
Nói đoạn, Sanh xuống buồng lục đống nhật trình cũ, đưa Oanh xem bài thời sự ấy. Đọc xong Oanh thở dài:
- Phải rồi. Nhật trình người ta nói rõ quá. Cứ xem câu này thì biết.
Rồi Oanh đọc to:
-“Ông chỉ mang máng rằng lúc cái xe đạp bấm chuông ở sau lưng, thì ông có nghe tiếng, nhưng không hiểu sao, ông không nghĩ đến việc tránh, và ông chịu hoàn toàn lỗi ở ông. Chúng tôi rất lấy làm lạ sao ông Nhã lại có cái phút vô ý, đãng trí đến như thế?” Phải, thì nó hoảng nên cuống lên mà lại! Thế lúc gặp chị ấy, anh thấy nét mặt chị ấy thế nào?
Sanh cố nhớ lại việc cũ, đáp:
- Phải, chị ấy hớt hơ hớt hải, mà thằng xe thì chưa kịp chạy một bước nào.
- Thế hẳn chị ấy mới bước lên xe.
Sanh gật đầu. Oanh hỏi:
- Anh trông thấy chị ấy từ đằng xa chứ?
- Không, anh vô tình nên lúc đến trước mặt chị ấy, anh mới trông thấy.
- Em như anh thì em vờ trốn đi.
Sanh nhăn nhó giậm chân xuống ván gác:
- Khổ quá, nào ai ngờ. Hôm ấy, mẹ cho chị lại đằng nhà cô, gọi cô về có việc, mà trong khi ấy, thì tự nhiên cô đã về đây rồi. Thấy chị đi mãi mẹ mới bảo anh đi tìm, đến giữa đường anh gặp chị ở đấy, nện vội bảo về ngay.
Oanh thở dài:
- À, ra từ hôm ấy. Gớm, ra họ coi trời bằng vung thật. Hẳn ra họ dắt nhau đi ra phố, rồi cái nghề gian giảo thì hay phòng xa, nên họ trông thấy anh, một đằng chạy, còn một đằng nhảy lên xe, cho mất tích. Ra họ khôn nhưng không ngoan, sao không dắt nhau đi phố vắng nhỉ.
- Mà giá lúc ấy, xe chị ấy đang chạy, thì anh không ngờ, và có lẽ anh không trông thấy nữa.
- Lúc anh gặp, chị có nói gì không? Ta có thể suy câu nói ấy thì biết.
Sanh nghĩ ngợi một lát, bỗng trợn mắt:
- Thôi, đích rồi. Anh thấy chị ấy có vẻ luống cuống, đang quay mặt nhìn chỗ xảy ra nạn xe, và thằng phu xe thì nói câu gì về cái nạn ấy, anh quên mất. Chị ấy, thấy anh, vờ vô tình, bảo anh lại chỗ đông người xem cái gì.
- Nhưng anh không lại?
- Không.
Rồi yên lặng một lát, Sanh tiếp:
- Mẹ bắt gặp chị ấy hôm qua. Mẹ lại bảo độ này xem ý chị ấy khác, như mưu mô làm một việc gì kín. Anh cũng thấy thế.
- Anh thử nghĩ kỹ lại xem nào.
Sanh đau đớn cắn môi, rót nước, vừa lờ đờ nhìn lên trần, rồi nói:
- Hôm nọ, chị ấy bảo anh rằng xin phép mẹ cho chị ấy đi dạy học tư.
Oanh xua tay:
- Chớ! Chớ! Thế anh có bẩm mẹ không?
- Có.
- Mẹ bảo sao?
- Mẹ bảo để xem đã.
- Thôi. Rồi em bẩm mẹ mới được. Đang lúc thế này, còn thả chị ấy tự do đến đâu nữa.
- Chị ấy thỉnh thoảng thấy mẹ kêu túng, thì anh cho là muốn đỡ mẹ.
- Không phải đâu.
- Hơn tuần lễ nay, anh thấy chị ấy hớn hở, vui vẻ lắm. Chị ấy bảo có một chuyện muốn bàn với anh, nhưng rồi lại thôi.
Lắng tai nghe, Oanh cau mặt:
- Rồi anh thử gạn hỏi xem là chuyện gì nhé.
- Anh đã cố nhiều lần, nhưng chị ấy cứ cười, không nói.
- Vậy anh phải giữ gìn kiển thận. Chị ấy nói câu ấy từ hôm nào?
- Sau hôm bão vài ngày, anh còn nhớ.
- Thấy bão mà chị ấy hớn hở, vui vẻ được à? Người ta thì đổ cửa đổ nhà, đói rét, mà chị ấy cười! Cười cái khổ sở của người khác! Sao anh không đưa cho chị ấy xem những ảnh chụp bão đưa lên báo?
- Anh định đưa, nhưng tờ báo ấy vì có đăng kết quả cuộc xổ số, nên rồi ai mượn, anh quên đi mất.
Oanh thở dài:
- Nếu chị ấy hư, thì thật nhà ta đốn quá.
- Nhiều khi, chị ấy bảo anh rằng thỉnh thoảng chị ấy có đi chợ lâu về, mà mẹ mong thì nhờ chống chế hộ.
Oanh trơn mắt:
- Ồ, đấy.
- Chị ấy lại nói nếu khi nào chị ấy đi đâu có việc riêng, mà mẹ hỏi, thì anh nói dối hộ là anh bảo chị ấy đi.
Oanh nghĩ ngợi một lát rồi đáp:
- Được, ta cứ lờ đi như không biết, đừng cho chị ấy thấy ta nghi ngờ gì, thì mới dò dễ.
Rồi Oanh rỉ tai nói nhỏ với Sanh. Sanh nghiêm mặt, gật gù. Đoạn Oanh nhìn sang Sanh, nói to:
- Anh cũng khuyên cả mẹ thế nhé, thế nào cũng mắc.
Vừa nói xong, bà Tuần ở dưới nhà gọi:
- Cô Đốc đâu rồi! Chị Cả mua rau non đáo để.
Oanh thấy Minh hỏi giọng mừng rỡ:
- Cô Đốc đâu?
Oanh nhìn Sanh:
- Gớm không? Khôn khéo chưa?
Rồi thở dài. Oanh nói to:
- Em đây, chị đi chợ về đấy à.
Oanh thong thả xuống nhà, thì Minh chạy vội lên gác.Sanh ngồi tựa lung vào ghế, gục mặt xuống, căm hờn.
Cô Giáo Minh Cô Giáo Minh - Nguyễn Công Hoan Cô Giáo Minh