Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bố Già Trở Lại!
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 16
V
ào lúc nhìn thấy hòn đảo Sicily lần đầu tiên Kay Corleone đã há hốc vì ngạc nhiên.
Michael nhìn lên từ quyển sách anh đang đọc - Peyton Place, mà Kay đã mua sau khi mẹ nàng, Deanna Dunn, và nhiều phụ nữ khác ở Liên hiệp Phụ nữ Las Vegas đã giới thiệu đầu sách đó cho nàng. Nàng đã đọc xong từ nhiều giờ trước đó và thấy nó chẳng ra gì.
“Có gì không ổn hả em?” Mike hỏi.
“Ồ, không có gì đâu,” Kay đáp. “Ôi Trời! Anh chưa bao giờ nói với em là hòn đảo này lại đẹp đến thế.”
Anh đặt quyển sách xuống, nghiêng người qua Kay, về phía cửa sổ. “Đẹp thật.”
Một dãy núi tuyết phủ trên đỉnh vòng quanh thành phố Palermo được bao bọc bởi tường thành, nhìn từ trên không là cả một sự hào phóng của những thóp hình chóp và đá được đục đẽo, chạm khắc và những ban -công dạng cuộn. Trời đang vào tháng hai và Địa trung hải vẫn một màu xanh bất tận, với đầu ngọn sóng lóng lánh nắng vàng và sóng cũng chỉ gợn lăn tăn truyền đi bản giao hưởng êm đềm giữa mây trời và gió biển. Phi đạo nằm trên một doi đất chạy dài về phía tây bắc thành phố. Trong vô số những điều mà Michael đã nói nhằm khuyên can Kay đừng nên đến đây vào kỳ nghỉ của họ đó là, theo thống kê, thì đây là một trong những phi trường nguy hiểm nhất trên thế giới. Phần lớn thời gian, chính anh cũng bay đến Rome rồi đi xe lửa và đi phà đến đây. Lúc máy bay hạ thấp xuống gần sát mặt nước, sát một chiếc thuyền câu nhỏ đến độ nàng có thể thấy những bộ mặt râu tóc xồm xoàn không cắt, không cạo của mấy ngư dân, Kay, người từng đến châu Âu trước đây, nhưng luôn luôn bằng đường biển - đã thích thú đến mê hoặc về chuyện nàng đã cố nài để cả hai bay trọn quãng đường đến đây.
Chỉ khi cái bóng của máy bay xuất hiện trên lớp đá cuội của tuyến đường ven biển thì một cơn đau nhói nóng bỏng của kinh hoàng mới bắn xuyên người nàng - các con ơi! - nhưng một cơn đau nhói thì cũng chỉ thoáng qua thôi. Mấy giây sau, họ tiếp đất, hơi nặng hơn một tí nhưng vẫn là một cuộc hạ cánh nói chung là an toàn.
“Sau bao nhiêu năm chung sống trong một gia đình Sicily,” Kay thích thú nói,” giờ đây em mới lần đầu đặt chân lên mảnh đất cố quốc của nhà chồng.”
“Nơi sinh của thần Vệ nữ,” Michael tự hào khoe, tay xoa đùi vơ. “Nữ thần Tình yêu.”
Suốt trọn cuộc đời trưởng thành của Kay, nàng đã từng nghe về tất cả những gì có và không có tính chất Sicily, những điều mà nàng chẳng bao giờ có thể hiểu được bởi vì nàng không phải là người Sicily. Michael từng đến đây nhiều lần vì công việc và ngay cả là, trong ba năm liền, từng sống ở đây. Điều ít nhất mà anh có thể làm là dẫn nàng đi tham quan những nơi đáng xem ở đây trong tuần lễ đầu và một
tuần thứ nhì ẩn náu nơi một khu nghĩ dưỡng thơ mộng được khoét vào trong một triền núi gần Taormina. Anh còn nợ ân tình với nàng nhiều lắm. Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân...
Khi chiếc máy bay lăn bánh đến trạm dừng cuối, Kay nhận thấy một hàng những chiếc xe Ý nhỏ nhắn sắp hàng ngay ngắn nơi sân cỏ. Bên trong những chiếc xe đó, khoảng độ ba mươi người, nhiều người cặp bánh mì và hoa, đứng sau một dây thừng giăng ngang cao tới ngực, tươi cười và vẫy chào máy bay đến. Đứng trước sợi dây giăng ngang là bốn tay khinh binh mặc đồng phục, hai người cầm gươm bạc sáng loáng để ngang vai, hai người khác với kiếm để trong bao và súng máy mang ngang ngực.
“Những người anh quen biết?” Kay hỏi.
Nàng chỉ hỏi đùa thôi, nhưng, hóa ra, Michael lại gật đầu. “Những người bạn,” anh nói. “Nói đúng ra là, những người bạn của những người bạn. Dự kiến là sẽ có một party gây ngạc nhiên - a surprise party
- tại một nhà hàng trên bãi biển ở Mondello. Nàng nhìn chồng có ý dò hỏi.
“Anh biết,” chàng nói.
“Em nghĩ chúng ta có sự hiểu biết -”
“Đúng thế. Anh không phải là người làm em ngạc nhiên đâu. Không còn ngạc nhiên nào từ anh, chuyện là thế. Trong mức độ cái phần của thế giới mà anh không kiểm soát được, em sẽ phải tìm sự ngạc nhiên nơi Chúa.”
“Chàng nói thế là có ý gì nhỉ?” Phải chăng chàng đang đùa về chuyện nàng trở thành tín đồ Công giáo?
“Không có gì,” chàng nói. “Xem này, anh không chắc là nó sắp xảy ra. Anh sẽ cho em biết ngay khi anh thấy rằng nó sắp xảy ra. Có lẽ nó cũng sẽ là một ngạc nhiên không kém buổi party gây ngạc nhiên mà anh bảo với em là sắp kết thúc lại không xảy ra, đồng ý chứ?”
Nàng lắc đầu và vỗ vào gối anh. Anh thực sự cần một kỳ nghỉ. Nàng cũng vậy. Nàng đặt tay lên đùi chồng. “Chúng ta không thể vào khách sạn và tắm rửa sao?”
“Nếu đó là điều em thực sự muốn,” anh nói, mà đó là cách để anh nóikhông. “Hãy cố làm ra vẻ ngạc nhiên, bằng bất kỳ giá nào. Vì lợi ích của họ.”
Khi máy bay dừng lại, những khinh binh không mang súng máy cũng tra gươm vào vỏ và chạy ùa ra đường nhựa. Một cô tiếp viên yêu cầu hành khách ngồi yên tại chỗ.
“Có chuyện gì thế? Kay thì thầm.
“Anh cũng không rõ.” Michael quay đầu về phía sau, rất khẽ khàng hầu như không nhận ra nhưng đủ để
“tiếp nhãn” với Al Neri, ngồi sau họ hai hàng ghế. Xét theo cách Michael đồng ý đi hưởng kỳ nghỉ này với chỉ một vệ sĩ (mặc dầu là người thiện chiến nhất và tin cậy nhất) dường như là một dấu hiệu rõ ràng rằng mọi chuyện đã chuyển biến tốt hơn. Và đúng như lời Michael, họ đã ở trên máy bay hay ở sân bay trong hầu hết trọn hai ngày, và thực sự là như thể Al Neri đã không có mặt ở đó.
Cửa ra vào trên máy bay mở ra. Những bước chân đi xuống. Cô tiếp viên trưởng và mấy người khinh binh có một cuộc trao đổi nhanh mà mặc dầu nàng thích nghĩ là mình hiểu được tiếng Ý, song Kay chỉ lõm bõm tiếng được tiếng mất nên chẳng hiểu được gì.
Cô tiếp viên quay lại và đối mặt với hành khách. “Xin quí khách lưu ý!” cô nói bằng thứ tiếng Anh rất chuẩn. “Xin Ông và Bà Michael Corleone vui lòng cho chúng tôi được hân hạnh biết mặt.”
Cô nói tiếng Anh còn nhẹ hơn phần lớn những nhân viên của Michael. Cô còn Mỹ hóa cả cách phát âm của Corleone.
Neri đứng lên và bước về phía đàng trước của máy bay. Cô tiếp viên hỏi anh ta có phải là Ông Corleone không, và Neri không nói năng gì.
Chỉ sau khi anh ta đi qua Michael và Kay, Michael mới đưa tay lên. Kay làm theo. Kay cố giữ cho đôi môi đứng yên. “Ngạc nhiên đấy,” nàng lẩm bẩm.
“Anh chắc là không có chuyện gì đâu,” Michael nói. “Chỉ là chuyện hậu cần thôi.”
Neri bắt đầu nói với cô tiếp viên bằng tiếng Ý - chuyện gì đó về việc bảo vệ và về việc Michael là một người quan trọng như thế nào ở Mỹ và cái gì đó về sự thô bạo và tính hiếu khách, tất cả bằng những tiếng đã được bịt đi vừa đủ khiến Kay không thể hình dung được chuyện gì đang diễn ra. Sau đó Neri quay về phía Michael và Kay và làm một cử chỉ vỗ vỗ - đấy, đấy. Michael gật đầu. Cô tiếp viên yêu cầu Ông và Bà Corleone ngồi yên tại chỗ cho đến khi mọi hành khách khác đều ra khỏi tàu. Neri chiếm một chỗ trống ở phía trước máy bay và ngồi vào đấy.
“Chuyện gì vậy?” Kay thì thầm. “Sắp ổn rồi,” Michael trấn an.
“Đấy không phải là điều em hỏi anh.”
Khi mọi người khác đã rời máy bay, hai tay khinh binh lại bước lên. Neri chận họ lại. Họ có cuộc trao đổi nhanh, thì thầm, rồi cùng đi xuống lối đi ở giữa và đứng kế bên Michael và Kay.
Bằng tiếng Ý, Michael chào đón họ. Một trong mấy người kia hình như biết anh. Michael ra hiệu cho họ ngồi. Họ vẫn đứng. Họ giải thích rằng có những nguồn đáng tin cậy đã chỉ điểm rằng cuộc dạ hội chào mừng ở Mondello tuy không chắc chắn nhưng rất có thể là một cái bẫy, rằng có lẽ Ông và Bà
không nên đặt chân lên đất Sicily vào thời điểm này. “Những nguồn đáng tin cậy?” Michael lặp lại, bằng tiếng Ý.
Khuôn mặt của mấy người kia vẫn bình thản. “Yes,” anh chàng hình như biết Michael, trả lời bằng tiếng Anh.
Michael liếc mắt nhìn Neri, anh chàng này nói thầm Chicago. Anh ta có thể có ý chỉ gì bằng từ đó? Có lẽ anh ta muốn nói thầm điều gì khác, hay tên một ai đó.
Michael đứng lên, gật đầu, hướng về phía trước máy bay. Hai chàng khinh binh đi theo anh, và họ “gút” cuộc tranh luận tại đó, bằng những lời thì thầm, ngoài tầm nghe của nàng. Kay không biết mình nên hoảng sợ hay nên giận dữ nữa. Bên ngoài, những người vẫy tay chào vẫn đang kéo đèn cù chung quanh, ra dấu hiệu về hướng máy bay bằng nhiều cách biểu tỏ khác nhau. Nhiều người bước vào xe của họ và lái đi xa. Kay kéo màn che cửa xuống. Cuối cùng Michael vỗ vào lưng hai chàng khinh binh. “Bene” (Tốt) anh nói thành tiếng, không còn thì thầm nữa. “A che ora è il prossimo volo per Roma?” (Mấy giờ có chuyến bay tiếp theo đến La mã?”
Chàng khinh binh có vẻ từng quen biết với anh tươi cười rạng rỡ. “Chúng tôi rất hân hạnh xin thưa với quí vị rằng,” anh ta nói, trở lại tiếng Anh, “quí vị sẽ lên chuyến bay ấy.”
Và sau câu đó, họ chào tạm biệt và rời đi.
Không những Michael, Kay và Neri sẽ ngồi trên chuyến bay kế tiếp đến Rome mà hóa ra đó còn là một chuyến bay riêng. Cô tiếp viên trưởng và các tiếp viên khác lo làm vệ sinh cabin, sau đó rời đi.
“Chuyện này có vẻ giống kiểu của anh quá,” Kay nói với Michael. “Anh không bao giờ thích đi Sicily, và bây giờ anh đi theo cách của anh.”
“Kay,” anh nói,” em làm ơn nghiêm túc xem nào.”
“Hãy nghĩ đến mẹ anh,” nàng nói, vừa nghĩ đến chiếc vali đầy những quà tặng nằm đâu đó trong máy bay. Sửa soạn cho thùng quà tặng đó đã là lí do khiến bà sống được trong nhiều tháng, là lí do - mọi người đều nhất trí như thế, ngay cả các bác sĩ - giúp bà hồi phục tốt đến thế dầu đã chạm tay vào tử thần.
“Anh đã ra lệnh xuống hàng thùng quà ấy rồi,” anh nói. “Anh biết những người có thể đem thùng quà ấy đến đúng người cần giao.”
“Tất nhiên là anh làm được.” “Kay này.”
“Em thấy quái dị quá, khi bay cả quãng đường dài dằng dặc như thế đến đây và lìa xa con cái. Để làm gì? Chẳng được cái tích sự gì cả.”
Michael cũng chẳng biết nói sao. Mà cũng chẳng cần phải nói. Anh muốn đến nơi nào đó và đem đám nhóc theo. Loại kỳ nghỉ đó mới đúng là kỳ nghỉ cho anh. Cái việc nặng nhọc nhất mà anh phải làm lúc đó là ngồi yên và để bọn nhóc chôn anh trong cát. Kay đã dành thời gian để trông nom chăm sóc Anthony và Mary, điều mà nàng thích làm nhưng đó không phải là kỳ nghỉ. Trong suốt hai năm liền nàng đã làm, một cách xả kỷ, những gì mà Michael cần nàng làm. Nàng đã phải nuôi dạy đám nhóc gần như thể nàng là góa phụ (kể cả giữ chúng qua những giờ than khóc không gì an ủi được trong năm mà anh bận bịu công việc ở Cuba đến nỗi không về nhà cả trong dịp lễ Giáng sinh). Nàng vẫn chưa trở về với công việc dạy dỗ được và bắt đầu sợ rằng nàng sẽ không bao giờ còn có thể trở lại với công việc mà mình yêu thích nữa. Riêng về bản thân, nàng chấp thuận với việc dời về Las Vegas. Rồi nàng lao vào công việc còn quan trọng hơn là thiết kế và trông coi việc xây dựng toàn bộ khu liên hợp ở Hồ Tahoe: nhà của họ, một khu giải trí, và những kế hoạch điều hòa kiến trúc sơ khởi cho những ngôi nhà của gia đình Hagen, cho Connie và Ed Federici, cho Fredo và Deanna Dunn, cho Al Neri, và cả một bungalow nhỏ cho khách khứa. Kay đã từng ngạc nhiên về chuyện nàng thích thú biết bao với việc xây nhà, thực vậy: vô số những chi tiết và quyết định, cơ hội đảm trách cuộc đi mua sắm cuối cùng, tất cả vì sự thoải mái tối đa cho toàn thể gia đình nàng. Vả chăng, đó là công việc. Nàng hầu như chẳng đòi hỏi gì từ Michael ngoại trừ là đi đến nơi nàng muốn đến vào kỳ nghỉ, mà chỉ hai người thôi.
“Chúng ta sắp làm gì đây,” Kay nói, “đi lòng vòng rồi về nhà?”
“Chúng ta không phải về nhà. Ba cái chuyện này, nếu em nhớ lại, là một phần của lí do tại sao anh đã không muốn cùng em đến Sicily.”
“Vì Chúa, Michael. Đây là một đe dọa ám sát mà chúng ta đang trốn chạy.” “Chúng ta không trốn chạy.”
“Đúng rồi. Chúng ta đang bay.”
“Đó không phải là điều anh có ý muốn nói. Và đó không phải là một đe dọa hơn là một biện pháp phòng ngừa. Xem nào, Kay, nếu có một điều mà anh vẫn luôn hoàn toàn kiên định và dứt khoát, thì đó là việc bảo vệ gia đình mình.”
Kay nhìn lãng đi và không nói gì. Quả thực là anh kiên định và dứt khoát về mọi chuyện. Đó là điểm hay và cũng là điểm dở trong tính cách của anh, là điểm mạnh đưa anh đến những thành công lớn lao và cũng là điểm yếu chết người dẫn đến những tai họa cũng lớn lao không kém.
“Những người đó,” anh nói, “những tay khinh binh nọ? Một trong số họ là Calogero Tommasino, con một ông bạn cố tri của bố anh. Anh có những chuyện làm ăn với bác ấy và cả với anh ấy. Anh tin cậy anh ta. Giờ đây chúng ta chắc chắn không gặp nguy hiểm gì và có lẽ cũng chưa từng có nguy cơ thực sự nào đe dọa chúng ta. Tuy vậy, thận trọng đề phòng thì vẫn hay hơn. Mong em hiểu cho. Và hẳn nhiên
là em, với bất kỳ giá nào sẽ không bao giờ phải đương đầu với nguy hiểm. Luật lệ là không -” Anh tự động dừng lại.
“Làm hại phụ nữ hay trẻ con,” nàng tiếp lời, đảo tròn mắt. “Luật lệ này, không nghi ngờ gì, vẫn mập mờ lưỡng nghĩa ở Sicily, điều dĩ nhiên em không thể hy vọng hiểu được. Em có thể không, bởi vì em không phải là người Sicily?”
Michael không trả lời vợ. Trông anh thật đáng sợ. Có lẽ bởi vì chuyến bay. Giờ đây nàng không thể chấp nhận nó, nhưng nếu như nàng đã thực sự hiểu thử thách khắc nghiệt gắn liền với việc bay từ Las Vegas đến Palermo, có lẽ nàng đã đồng ý với chuyện đi Hawaii hay Acapulco để nghỉ ngơi vui chơi rồi.
Các phi công trở lại máy bay. Neri đi vào buồng lái để nói chuyện với họ. Lát sau anh ta trở ra, ngồi vào một chỗ rất xa với Kay và Michael. Những chiếc xe với những người đón rước đã rời khỏi đường băng. Máy bay cất cánh.
“Thực sự em sẽ không hiểu đâu,” cuối cùng Michael nói. “Làm thế nào mà em có thể hiểu được?”
“Ôi, lạy Chúa!” Kay kêu lên. Nàng đứng lên và tìm chỗ ngồi xa khỏi Michael. Đã hai lần, chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, anh đã khiến cho nàng gọi tên Chúa một cách vô ích.
Anh để nàng đi.
Nhưng nàng biết, cuối cùng sự yên lặng của nàng sẽ phát huy tác dụng. Chính bởi vì anh rất thành thạo trong việc sử dụng yên lặng như một vũ khí, điều đó không có nghĩa là chính anh lại bất khả xâm phạm đối với thứ vũ khí đó, nhất là khi nó trong tay nàng. Nàng ngồi sát bên lườn phải của máy bay và chăm chú ngắm nhìn bờ biển nước Ý lướt qua bên dưới đường bay.
Sau độ một giờ, chàng đến bên nàng. “Ghế này có ai ngồi không vậy?” chàng hỏi theo một cách lịch sự (rởm!).
“Anh đã đọc xong quyển sách rồi à?”
“Xong rồi,” chàng nói. “Anh nghĩ quyển sách tốt đấy, thực thế. Một cuộc đào thoát dễ chịu.”
“Nếu anh cho là thế.” Quyển sách mà anh lấy đọc là quyển The Last Hurrah của Edwin O’Connors mà Kay đã mua tặng anh vào dịp Giáng sinh. Anh tiếp tục ngủ thiếp đi. Không lâu sau khi nàng đọc xong quyển của nàng, anh lấy quyển đó, và nàng lấy quyển của anh. Kay nghĩ The Last Hurrah là quyển hay nhất mà nàng từng đọc về chính trị ở các đô thị. Nàng hơi thất vọng là chàng đã không thích nó. “Và, vâng, ghế đã có người giữ.”
“Kay,” chàng nói. “Lí do mà em sẽ không hiểu được đó là vì anh đã không -” Anh nhắm mắt lại. Có thể cả chuyện này - vật lộn để tìm kiếm những từ thích hợp - cũng có liên quan đến chuyến bay dài,
nhưng giờ đây có điều gì đó nơi anh dường như là bị dao động nhiều hơn là do kiệt sức. “Bởi vì,” anh nói, “đúng là... là anh đã không hoàn toàn, em biết đấy...” Anh để lọt ra cái lúc đầu là một tiếng thở dài nản lòng và kết thúc thành một tiếng làu bàu nhẹ, bị tắt đi.
“Michael,” nàng nói.
“Anh muốn kể em nghe vài điều,” anh nói. “Anh phải kể cho em nghe vài điều.”
Phần lớn thời gian, nàng nhìn chàng và thấy khó nhận ra con người mà nàng từng mê đắm. Tóc chàng điểm nhiều sợ bạc, và - mặc dầu nàng tự nhủ lòng rằng đó chỉ là do mình tưởng tượng - chàng đã trở thành người kéo chuông chiêu hồn cho bố mình. Nhưng giờ đây trong đôi mắt chàng có cùng tia nhìn giống như tia nhìn chàng từng có nhiều năm trước đây, trên một sân golf ở New Hampshire vào một đêm ấm áp trời nhiều sao, khi chàng kể nàng nghe những gì chàng đã làm trong chiến tranh, những điều chàng chưa hề kể với ai, và chàng đã thổn thức trong vòng tay nàng. Dầu đang tức giận, thế mà nghĩ đến đó bỗng nhiên nàng mềm lòng.
“Em thích chuyện đó,” nàng nói, giọng run rẩy. Nàng vỗ vào chiếc ghế bên cạnh mình. Chàng ngồi xuống. “Xin lỗi,” chàng nói.
“Đừng thế,” nàng nói, cầm lấy tay chàng. “Không phải xin lỗi hay biện hộ gì. Cứ nói tất cả với em.”
Họ lưu lại ở Rome chỉ vừa đủ lâu để ngủ bù cho việc chuyến bay bị hoãn lại, sau đó đi dùng một bữa thịnh soạn tại một nhà hàng mà nhiều năm trước Kay đã cùng ăn với bố mẹ nàng. Ngày hôm sau, với Michael còn ngủ trên lầu, nàng nói với người quản lí khách sạn và thu xếp việc giành chỗ tại khu nghĩ dưỡng ở vùng núi Alps thuộc Thụy sĩ. Ông ta cũng giúp nàng thuê một máy bay cho Michael tự lái đến đó, điều mà nàng biết chàng rất thích. Nàng chưa bao giờ đến vùng núi Alps, nhưng khi họ bay ngang núi Alps trên đường tới Rome, nàng đã tự hứa một ngày nào sẽ đến đó. Hóa ra ngày nào đó lại là ngày mai.
Khi xong việc, nàng quay người và thấy Al Neri, ngồi trong một ghế da nơi phòng khách, vừa hút thuốc vừa nhai một ổ bánh mì ngọt. Nàng lắc đầu và anh ta gât đầu.
Nàng bảo người quản lí là mình đã nhầm. Nàng cần hai phòng. Không sát liền nhau thì hay hơn. Anh ta thở ra và biểu lộ cử chỉ bực tức nhưng vẫn quay số điện thoại và rồi cũng đổi được phòng.
Kay lấy một ly cà-phê espresso từ quầy bar của khách sạn. Khách sạn có một sân lợp kính dùng làm nơi uống cà-phê, giải khát, và trên đường đi kiếm bàn ngồi, một anh chàng khoảng cỡ tuổi nàng huýt sáo, mắt bị hút theo hướng đi của nàng, chăm chú nhìn đến suýt... rớt dái! Một cu cậu trẻ hơn kế bên chàng ta nhướng một bên lông mày và trêu ghẹo: “Người đâu mà xinh thế!” Nàng cố làm mặt nghiêm, không phản ứng gì, nhưng nàng là một sinh thể giống cái hạnh phúc và quả thực là những hành vi tưởng chừng như có phần khiếm nhã của những sinh thể đực rựa kia lại càng làm cho nàng hạnh phúc hơn! Nàng mới ba mươi hai mà, vẫn còn phơi phới nửa chừng xoan! Ờ, thì bọn họ là đàn ông Ý, nhưng
vẫn thật dễ chịu khi nghĩ về mình như một phụ nữ có khả năng “huy động vốn” những lời tán tụng lốp bốp, rốp rẻng từ những người lạ. Xin phép được hỏi:”Có chị nào mà không khoái chí khi ‘chẳng may’ rơi vào tình huống đó?”
Nàng chiếm một chỗ ngồi cho riêng mình, tắm trong ánh sáng màu vàng hồng rất đặc trưng đó của Rome.
Nhớ lại ngày nào Michael ngỏ lời cầu hôn nàng, anh cũng đồng thời cảnh báo Kay rằng họ sẽ không thể là những đối tác đồng đẳng. Kay đã phản đối; rõ ràng bố Michael tin cậy ở mẹ chàng, đúng không nào? Đúng, Michael đã nói, nhưng lòng trung thành thủy chung của mẹ chàng vẫn luôn luôn dành cho bố chàng, trong suốt bốn mươi năm, trước sau như một. Nếu mọi sự cũng diễn biến tốt như thế đối với họ, Michael đã nói, có lẽ một ngày nào đó chàng sẽ kể cho nàng nghe một vài những điều mà có lẽ nàng không thực sự muốn nghe. Hóa ra là cái ngày nào đó lại là ngày hôm qua.
Lẽ ra Kay phải giận dữ, sợ hãi hay ít nhất là thả neo cho cảm xúc nhưng nàng lại không làm thế. Mặc dầu hay có lẽ ngay cả bởi vì những điều Michael đã nói với nàng, Kay không thể nhớ lại lần cuối cùng mà nàng cảm thấy hạnh phúc đến như thế này là lúc nào. Quả là phi lí đến không tưởng, nhưng, nghĩ kỹ lại, thì có hạnh phúc nào mà không phi lí?
Chồng nàng là một kẻ sát nhân. Chàng đã từ Mỹ đào thoát về Sicily không phải vì chàng đã bị kết án một cách bất công là đã giết chết hai người - một đại úy cảnh sát và một trùm ma túy - mà bởi vì chàng đã bắn họ, một người vào đầu, người kia vào tim và cổ, và muốn tránh phải ra tòa đền tội. Ba năm sau những vụ chém giết đó, nhờ những vận động và dàn xếp của bố chàng và của ông anh kết nghĩa, Thomas Hagen - một luật sư tài ba lỗi lạc trong chuyện chạy cửa sau - Michael lại ung dung trở về Mỹ, chẳng sợ bị anh cớm nào sờ gáy, cũng chẳng phải đối mặt với quan tòa. Đa kim ngân phá luật lệ, nén bạc đâm toạc tờ cáo trạng là thế. Khi anh và Kay gặp lại nhau, anh thú thật là, anh đã từng ở với một phụ nữ khác, quả có vậy, trong thời gian lưu vong, nhưng chỉ bởi vì anh không bao giờ nghĩ rằng anh còn có thể gặp lại Kay. Có điều anh vẫn chưa nói với nàng mãi cho đến ngày hôm qua đó là người phụ nữ đó, một cô gái quê còn vị thành niên tên là Apollonia, đã là vợ anh, có cưới hỏi đàng hoàng. Nhưng chỉ sáu tháng sau nàng đã bị nổ tung lên trời trong chiếc xe hơi đua Alfa -Romeo bị cài bom.
Anh Sonny của chàng không phải chết trong một tai nạn xe cộ mà là bị bắn nát bét thành đống thịt băm tại một trạm thu phí cầu đường.
Mọi chuyện mà Tom Hagen đã kể cho nàng nghe từ hai năm trước - rằng Michael đã ra lệnh “thanh lí thể lí” Carlo, Tessio, Barzini, Tattaglia, và hàng lố những người liên quan - đều là thật, chứ không hề khoa trương để khoe khoang thành tích nhằm gây ấn tượng với ai cả! Ngày mà Hagen kể cho nàng nghe những chuyện đó - và bảo với nàng rằng nếu Michael mà phát hiện ra chuyện này thì Hagen cũng dễ... lãnh án tử lắm! - dường như là ngày đen tối nhất trong đời nàng.
Hôm qua, khi Michael đã đủ tin cậy nàng để đích thân kể cho nàng nghe những chuyện đó, khó có thể nói là một ngày tốt lành. Nhưng cũng chẳng phải là ngày tồi tệ nhất trong đời nàng. Không ai lại có thể cảm thấy vui sướng khi nghe những chuyện đó đã thực sự xảy ra nhưng nàng đã nhận ra và cảm thấy
phấn chấn rằng chàng đã kể với nàng về chúng. Kay có bị sốc nhưng không ngạc nhiên. Một người vợ thì có quyền biết hay buộc phải biết những chuyện của chồng mình mà không một người nào khác có thể biết tường tận như mình. Kay biết Michael là ai. Ngay từ buổi đầu sơ ngộ, chàng đã biểu lộ là một pha trộn hoàn hảo giữa người tốt và người xấu. Trong tiệc cưới của Connie, Kay đã qui trách nhiệm cho rượu mạnh về trạng thái bốc đồng phớn phở của mình, nhưng thực ra điều tạo nên hiệu ứng đó chính là cách giải thích tỉnh bơ của Michael về công việc của gia đình chàng. Sau đó khi chàng kéo nàng vào chụp chung một tấm hình kỷ niệm với cả gia đình -sáu năm trước khi họ cưới nhau - Kay cảm thấy như nàng đã bị lôi kéo vào bản phân vai trong một vở kịch Shakespeare. Nàng đã diễn vai một cách bất đắc dĩ, nhưng vở kịch đã diễn. Và nàng thích tuồng tích đó.
Nếu như nàng trung thực ắt là nàng phải thừa nhận nàng cũng có những bí mật của riêng mình, những bí mật mà nàng vẫn chưa thú nhận với Michael. Trong những năm chàng lưu vong lánh nạn, nàng đã có một câu chuyện dài với ông thầy lịch sử mỹ thuật của mình tại Mount Holyoke (bởi nàng cũng không bao giờ nghĩ rằng mình còn có thể gặp lại Michael), một chuyện mà Michael cũng còn chưa biết tí gì. Deanna Dunn đã kể cho nàng nghe nhiều chuyện về Fredo mà Kay sẽ không bao giờ dám kể lại với Michael. Và Kay không bao giờ hé răng rằng Hagen đã nói chuyện gì với nàng - trừ những điều Michael ủy nhiệm chàng ta nói.
Kay đã đem lòng yêu Michael trong cái đêm chàng kể cho nàng nghe về những chuyện hãi hùng trên các đảo Thái bình dương - những thây người bị chặt đầu, bịc cháy thành than, bị phân rã trong sình lầy oi nồng. Chàng kể cho nàng nghe những người mà chàng đã giết. Tính bạo lực thô phác của con đực nơi câu chuyện đó - và sức mạnh mà con người này đã chứng tỏ, không phải để sống còn, mà là, trong vòng tay nàng, cho phép chàng tin cậy và phó thác vào nàng - đã thực sự kích động nàng. Chàng đã giết bao nhiêu người ở nơi ấy, và điều đó đã kích động nàng. Nếu như Kay đã có thể si mê một người đã từng giết bao nhiêu người khác vì đất nước mình(đem lòng yêu chàng, Kay biết, không phải là bất chấp chuyện đó mà là chính vì chuyện đó) thì làm sao nàng còn có thể bị sốc về chuyện chàng đã giết hay sai thủ hạ giết người khác nhằm bảo vệ mạng sống của chính mình?
Bây giờ thì Kay trưởng thành hơn, tất nhiên rồi. Nàng đã là mẹ của hai đứa con. Điều đó làm thay đổi mọi chuyện - mọi chuyện trừ cách mà hiện giờ nàng đang cảm nhận. Nàng uống cạn ly cà-phê. Tim nàng đập nhanh hơn lên.
Nàng lên lại cầu thang (nàng nghe bước chân Neri đi theo hộ vệ nhưng không quay lại để nhìn), kéo then cài cửa lại, vén các màn cửa ra và bật những đèn lớn lên cho căn phòng chìm ngập trong ánh sáng. Michael động đậy nhưng không thức dậy. Kay cởi bỏ hết quần áo và vùi người dưới tấm chăn cạnh bên chồng.
“Chúng ta sắp đi chơi núi Alps,” nàng thì thầm. Tim nàng càng đập rộn ràng hơn. “Anh không trượt ski,” chàng nói.
“Chúng ta không đi trượt tuyết,” nàng nói. “Em còn không chắc chúng ta sẽ rời phòng hay không.”
“Ngoại trừ để dự lễ Mi -sa, hiển nhiên là thế.”
Chàng không hề có ý chế diễu nàng. “Ngay cả điều đó cũng không,” nàng nói. “Em không phải đi mỗi ngày.” Chỉ khi nàng nói điều đó nàng mới nhận ra rằng bỗng dưng nàng không còn cảm thấy nhu cầu phải đi lễ mỗi ngày nữa.
Nàng kể chi tiết cho chàng nghe. Họ sẽ thuê một máy bay nhỏ để chàng tự lái. Họ ở chơi một tuần, rồi về nhà sớm, mang mấy nhóc đi chơi Disneyland. Nàng đã gửi điện tín cho một hãng lữ hành nàng biết ở New York và hướng dẫn cho họ thu xếp cuộc đi chơi đó. Chàng có vẻ thích thú là nàng đã nghĩ ra cách cứu hộ cho kỳ nghỉ của họ một cách nhanh chóng và chu đáo như thế.
“Anh đánh giá thấp em đấy,” nàng nói. “Anh có ý tưởng nào về chuyện chúng ta sớm hơn lịch trình đến bao xa về công việc ở Hồ Tahoe không?”
“Anh sắp sửa bay ngang rặng núi Alps thật sao?”
“Em nghĩ là anh thích chuyện đó,” nàng nói. “Song nếu đó là thách thức qua lớn hay -”
“Anh sẽ bay,” chàng nói. “Anh thích mà.” Chàng bóp eo nàng. Nàng vặn vẹo, quằn quại biểu lộ sự đồng tình nồng nhiệt, đầy nhục cảm.
Điều này luôn luôn là điểm mà mọi chuyện diễn ra tốt đẹp nhất với họ, trên giường. Không có vẻ gì là chàng sẽ không làm cho nàng mang bầu. Cách nàng cảm nhận hiện giờ, lần đầu tiên trong một thời gian dài, sẽ không thể là... không được vồn vã chào đón!
Thời gian vừa qua, vào những lúc hiếm hoi mà hai vợ chồng làm tình với nhau, thì hoặc là chàng ở trên, hoạc là nàng ở trên và họ giữ nguyên tư thế từ lúc khởi đầu, thực hiện chuyện gối chăn vợ chồng một cách chiếu lệ, thiếu sự say sưa hào hứng. Lần này với khung cảnh khác và với tâm trạng thoải mái hơn, cuộc ái ân của họ nồng nàn hơn, theo cách mà Kay mê thích nhất, thay đổi tư thế liên tục, theo kiểu đảo điên loan phụng: chàng trên nàng dưới rồi đổi lại nàng trên chàng dưới và nàng, lấy “cây trụ kình thiên” của chàng làm trục, quay vòng tròn, có lúc mặt nhìn xa khỏi mặt chàng, vểnh phao câu cho chàng ngắm, còn nàng thì mắt nhắm lim dim, “xay nghiền” vào chàng, cảm thấy vừa đủ hạnh phúc rằng đến thế là vừa đủ. Nhưng không, chàng làm cho nàng ngạc nhiên bằng cách chỉ ra rằng đường đi vẫn chưa đến. Chàng ngồi dậy, nâng nàng lên, mang nàng đến áp vào cái bồn tắm cẩm thạch. Chất đá lạnh truyền đi những cơn rùng mình lởm chởm sắc cạnh đến ghê người, và nàng vòng đôi tay quanh cổ chàng. Nàng ngửa đầu ra sau. Đôi bàn tay của Michael trượt trên những đường cong của bộ ngực và kéo nhẹ qua hai hàng ba sườn của nàng và nàng lại run lên, lần này mạnh hơn. Cao trào hoàn hảo. Khi nàng có thể cảm nhận chàng gần gũi đến thế nào, nàng đặt các đầu ngón tay nhẹ nhàng lên bộ ngực lấm tấm mồ hôi của chàng. Nàng không cần phải nói gì. Chàng biết dừng đúng lúc và rút ra, và nàng lập tức quay lên giường, quì hai gối chống hai tay. Khi chàng đi vào kiều diễm của thân em, nàng nghe một tiếng gầm gừ thoát ra từ cổ họng mình. Ánh nắng trên da nàng dường như đang nướng, nung khô và đốt cháy. Gối chăn xô lệch, làm lộ ra một phần tấm nệm trần bên dưới. Hai cánh tay Kay xoãi ra và mặt nàng rơi xuống tấm khăn trải giường. Điều kế tiếp mà nàng biết, rất nhanh khiến nàng chỉ vừa kịp ý
thức nó diễn ra thế nào, đó là nàng lại ở bên trên chàng. Chàng kéo nàng mạnh vào sát mình, và tia nhìn vào mặt chàng, vào sự mở lòng, vào tính dễ tổn thương, vào nhiệt tình và sự quan tâm của chàng dành cho nàng, quan tâm đến cái gì nàng thích và nàng thích như thế nào, đó là điều làm nàng phấn khích. Hình như là một cơn đau dữ dội, giống cú sốc điện hơn là cơn cực khoái, và nàng cảm thấy giống như nàng đang mất đi ánh nắng - ánh nắng dường như tan loãng khỏi nàng thành làn sương mỏng lãng đãng mơ hồ, thành những làn sóng lăn tăn, nhấp nhô. Một nơi nào đó, trong những lằn nếp run rẩy của những dư chấn (aftershocks) nàng cảm nhận những co giật của chàng bên dưới nàng, xa bên dưới nàng. Và vào một thời điểm khác - có thể là mười giây hay cũng có thể là mười năm - Kay thấy mình cạn kiệt, đổ nhào xuống trên tấm nệm ướt đẫm.
Hoàn toàn không phải là cơn đau, tất nhiên rồi.
Michael thổi nhè nhẹ vào tấm lưng đang tí tách rơi từng giọt mồ hôi của nàng. Anh chạm vào nàng, thật khẽ khàng, bằng chỉ một ngón tay và viết những từ I love you. Lặp đi lặp lại nhiều lần. Hơi thở và nhịp tim của nàng cuối cùng cũng chậm lại. Bỗng dưng một dòng thác ngôn từ tuôn trào ra khỏi nàng, một bộc lộ tình yêu thật dài và đầy lòng biết ơn. Chỉ khi dừng lại nàng mới nhận ra là mình đã nói điều ấy toàn bằng tiếng Ý.
“Em học những câu ấy ở đâu vậy?” Michael nói, và cười ngạc nhiên, thích thú..
“Em cũng không có ý niệm nào cả,” nàng nói trở lại tiếng Anh, xoay tròn mắt và hôn chàng. “Đó là -”
Chàng để một ngón tay lên môi nàng. Cả hai cùng nhoẻn miệng cười. Rất tươi và rạng ngời hạnh phúc. Không cần đến ngôn từ nào.
Mary mang đôi tai Chuột Mickey mới, áo dài của Cinderella và giày đế bẹt của Davy Crockett bất kỳ nơi đâu, mỗi ngày. Con bé mới lên ba và nó nghĩ rằng con gấu mà nó cùng nhảy múa vui đùa là con gấu thật. Anthony đi lòng vòng, biểu diễn những bài ca mà bé đã được nghe từ nhiều nguồn khác nhau. Nó được phú bẩm cái năng khiếu lạ lùng là chỉ cần nghe qua một đôi lần là có thể biểu diễn lại một bài hát. Điều này tạo cho nó không ít rắc rối khi ở nhà trẻ, nhưng Kay tin chắc là năng khiếu này là điềm lành cho cậu con về lâu dài. Thực tế là bố nàng, một người say mê opera, đã dự định thuê người đến nhà dạy ca nhạc cho Anthony vào dịp sinh nhật tới đây của cậu bé. Chúng là những đứa trẻ may mắn, Kay nghĩ vậy, và cảm thấy mình còn may mắn hơn khi có chúng.
Michael có biết là anh thiếu vắng đến thế nào khi đi xa nhà quá nhiều? Nhưng anh cũng yêu chúng. Anh đã bộc lộ niềm vui thú rõ ràng, có tính bản năng khi mang chúng đến khu vui chơi Disneyland... Bất kỳ khi nào ở nhà Michael đều tỏ ra âu yếm cưng chiều Mary. Anthony thì làm anh càng nặng lòng hơn, nhưng chính tình yêu kiên định dành cho Anthony khiến tia nhìn bối rối của Michael đối với con trai có cái gì đó làm nao lòng. Mấy ngày sau kỳ nghỉ này, Michael phải đi New York, vừa vì công việc vừa để thăm nom sức khỏe của bà mẹ như thế nào - vốn vừa có những diễn biến phức tạp nhưng vừa về nhà lại và có vẻ bình phục. Trong lúc sửa soạn hành trang anh gọi Kay đến cửa sổ phòng ngủ của họ. Anthony đã đào một lỗ lớn đàng sau cái đu và đang đứng trên đó, một mình, đầu cúi xuống, cầu nguyện.
“Đó là lễ tang cho chiếc mũ làm bằng da gấu trúc của nó đấy,” Kay giải thích. “Em đùa đấy à?”
“Đừng giận dữ,” nàng nói.
“Anh đâu có giận. Anh chỉ -” Hình như anh không thể tìm được cái từ để diễn đạt tâm trạng lúc đó của mình.
Anh dừng lại. Hiển nhiên là có những điều khác mà anh không thể nói với nàng. Cả hai biết điều đó. “Đấy không phải là điểm chính yếu. Rõ ràng là thế.”
“Ô, thực thế à? Vậy theo anh điểm chính yếu là gì?”
Anthony đang chôn cái mũ, Kay biết, ít vì tình cảm cho con gấu trúc bị chết hơn là vì chuyện mấy tháng trước đó trên Tivi nó đã thấy một thượng nghị sĩ từ Tennessee đội một cái mũ như thế, đi vận động tranh cử tổng thống và tố cáo đích danh Michael Corleone cùng một số người khác. Mua cái mũ là ý tưởng của Michael, không phải của Anthony. Anthony dường như hiếm khi có khả năng bộc lộ với bố điều gì nó thích hay không thích, còn Michael có ý định tốt nhưng lại hay quên. Kay không muốn đào sâu vấn đề này với Michael, nhất là ngay lúc này.
Michael thở dài, vẻ cam chịu. “Em có nghĩ là nó đang chôn lông gấu trúc thật hay không?” anh hỏi. “Hay chỉ là lông thỏ?” Nàng hôn lên đỉnh đầu anh. Anh cười gượng và ra ngoài để gặp Anthony. Kay quan sát. Hai bố con đứng đối mặt nhau qua cái lỗ. Anthony nhìn xuống và không có vẻ như đang nói gì. Đến một lúc nào đó nó bật ra thành lời “Ave Maria” (Kính mừng Maria). Michael lắng nghe hết. Trông anh có vẻ ngỡ ngàng hơn cả khi biết rằng con mình thực ra là một người da xanh tí hon đến từ hành tinh Marx!
Trong thời gian Michael du hành đến New York thì ngôi nhà đang hoàn tất nửa chừng của họ ở Hồ Tahoe lại bị hỏa hoạn. Tom Hagen, đang trở lại làm việc như luật sư của gia đình, tạt ngang nhà và cho nàng biết tin tức. Đã có một cơn giông với sấm sét. Song hãng bảo hiểm sẽ đền bù mọi thứ, anh ta bảo đảm với nàng. Không có hư hại đáng kể đối với cấu trúc cơ bản. Kay đã làm một công việc tốt khi quyết định mọi chuyện nên họ chỉ cần thuê một vài toán thợ lành nghề và xây dựng lại trong thời gian ngắn. Thêm điều nữa là, có một tòa nhà ở Reno, thực sự là một lâu đài, trước kia thuộc về một “vua” đường sắt, nhưng hiện đang được tháo dỡ để dọn đường cho một khách sạn hiện đại, và Kay có thể thủ đắc bất kỳ những đồ đạc cố định nào mà nàng muốn. Một khi Kay thấy nơi này rồi, Hagen nói, nàng sẽ kết thúc bằng cách nghĩ rằng cuộc hỏa hoạn kia tưởng là rủi lại hóa may. Hagen biết nàng từng hy vọng sẽ dời nhà vào mùa hè này, vậy nên anh đã nói với chủ thầu chính, người này dường như nghĩ rằng vẫn còn có khả năng hoàn tất mọi việc vào ngày Lễ Lao động.
“Anh nói với ông ấy? Trước khi ông ấy nói với tôi? Hay là anh nói với tôi?”
“Ông ta cũng là nhà thầu của tôi. Để xây dựng căn nhà của chúng tôi ở đó.” “Michael có biết không?”
“Biết chứ.”
Nàng nhíu mày và chống nạnh cả hai tay lên hai bên hông, đứng ở lối vào cửa chính và không mở miệng mời anh vào. Cho đến hôm nay, nàng đã nhận ra là nàng chưa có thai. Vào thời điểm này, đó là một tin vui.
“Thực ra, tôi chưa nói trực tiếp với anh ấy,” Hagen nói. “Tôi chỉ để lại tin nhắn.” “Với Carmela?”
“Dĩ nhiên là không.” Anh ta nói. “Tôi biết cô đang nghĩ gì?” “Đừng có đoán mò.”
“Chúng ta thử xem xét sâu sát hơn mọi chuyện, nhé?” anh nói. “Nhưng cô biết đấy, tạo nên một cơn giông sấm sét, chúng ta phải công nhận rằng, chuyện đó thuộc quyền năng của Trời.”
“Và chúng ta biết rằng đó là do sấm sét?” “Chúng ta biết rằng đó là sấm sét.”
“Và làm thế nào chúng ta biết đó là do sấm sét? Có ai thấy tận mắt không?”
“Tôi biết cô hoang mang, Kay. Tôi cũng hoang mang. Và mọi người ở đó cũng trong tâm trạng đó.” “Có ai tận mắt thấy không?”
Đàng sau nàng, Mary bắt đầu khóc. Anthony quì gối xuống, giang rộng đôi tay ra, và bùng vỡ thành một bài ca, lần đầu tiên được giới thiệu với thế giới bởi một xe ô-tô cũ cọc cạch trong một phim hoạt hình buồn tên là Dudley.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bố Già Trở Lại!
Mark Winegardner
Bố Già Trở Lại! - Mark Winegardner
https://isach.info/story.php?story=bo_gia_tro_lai__mark_winegardner