Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bẫy-22
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Gã Lính Nhìn Mọi Thứ Đều Hóa Thành Hai
Y
ossarian có được sức khỏe tốt là nhờ tập thể dục, không khí trong lành, làm việc nhóm tốt và tinh thần thể thao cao; và vì muốn trốn khỏi tất cả những thứ đó mà y đã phát hiện ra bệnh viện. Khi viên sĩ quan giáo dục thể chất ở Lowery Field ra lệnh cho cả bọn giải tán để đi tập thể dục vào một buổi chiều, thì Yossarian, khi đó đang là binh nhất, đã tới phòng khám báo cáo về một thứ bệnh mà y nói là cơn đau ở phần thân bên phải.
“Biến đi,” bác sĩ trực ở đó nói, ông ta đang bận giải ô chữ.
“Chúng ta không thể bảo anh ta biến đi được,” một hạ sĩ nói. “Có chỉ thị mới về những than phiền có liên quan tới phần bụng. Chúng ta phải giữ họ lại theo dõi trong vòng năm ngày bởi vì đã có rất nhiều người chết sau khi chúng ta bảo họ biến đi.”
“Được rồi,” bác sĩ cằn nhằn. “Thế cứ giữ anh ta lại đế theo dõi trong vòng năm ngày, rồi sau đó bảo anh ta biến đi.”
Họ lấy quần áo của Yossarian cất đi và đưa y vào một phòng bệnh, y rất vui bởi vì ở đó không có ai ngáy. Buổi sáng, một bác sĩ thực tập trẻ người Anh tốt bụng đã tới hỏi han về gan của y.
“Tôi nghĩ vấn đề là ở ruột thừa,” Yossarian bảo gã.
“Ruột thừa thì chẳng ích gì đâu,” gã người Anh tuyên bố với vẻ chắc chắn tự mãn. “Nếu ruột thừa của anh không ổn, chúng tôi có thể lấy nó ra và đưa anh trở lại với nhiệm vụ của mình gần như ngay lập tức. Nhưng nếu như anh tới đây kêu ca về gan thì anh có thể hành chúng tôi nhiều tuần liền. Lá gan, như anh biết đấy, là một bí ẩn xấu xí bự chảng đối với chúng tôi. Nếu anh từng ăn gan thì anh sẽ hiểu ý tôi. Ngày nay chúng tôi đảm bảo gần như chắc chắn rằng gan có tồn tại và rằng chúng tôi nắm khá vững về nhiệm vụ của nó mỗi khi nó làm đúng nhiệm vụ của mình. Ngoài chuyện đó ra thì chúng tôi khá là mù tịt. Rốt cuộc thì gan là gì đây? Cha của tôi chẳng hạn, ông ấy đã chết vì ung thư gan mà không hề đau ốm một ngày nào trong đời cho đến lúc căn bệnh đó giết chết ông. Chưa từng cảm thấy một cơn đau nào cả. Trong một chừng mực nào đó thì điều này lại quá dở, bởi vì tôi ghét cha mình. Vì thèm khát mẹ tôi, anh biết đấy.”
“Một bác sĩ quân y Anh thì có việc gì để làm ở đây cơ chứ?” Yossarian hỏi.
Viên sĩ quan này phá lên cười. “Chuyện đó thì tôi sẽ nói hết với anh khi tôi gặp anh vào sáng mai. Giờ thì hãy ném túi chườm đá lạnh ngớ ngẩn kia đi trước khi anh chết vì viêm phổi.”
Yossarian không bao giờ gặp lại gã. Đó là một trong những điều thú vị về những bác sĩ ở bệnh viện đó; y không bao được gặp ai tới hai lần. Họ đến rồi đi và đơn giản là biến mất. Thế chỗ cho gã thực tập người Anh vào ngày hôm sau là một nhóm bác sĩ mà y chưa gặp bao giờ, họ hỏi y về ruột thừa.
“Ruột thừa của tôi chẳng làm sao cả,” Yossarian thông báo. “Hôm qua bác sĩ nói rằng đó do gan tôi.”
“Có thể vấn đề là ở gan của anh ta,” viên sĩ quan tóc bạc đáp lời. “Huyết đồ của anh ta thế nào?”
“Anh ta chưa làm huyết đồ.”
“Vậy làm luôn đi. Chúng ta không thể mạo hiếm với một bệnh nhân trong tình trạng như anh ta được. Chúng ta cần phải giữ mình an toàn trong trường hợp anh ta chết.” Ông ta ghi chú gì đó vào bìa kẹp hồ sơ đang cầm rồi bảo Yossarian: “Trong lúc đó, cứ giữ túi chườm đá trên người nhé. Điều này rất quan trọng.”
“Tôi không có túi chườm đá.”
“Ồ, vậy thì hãy lấy một túi. Chắc chắn phải có một túi chườm đá ở đâu đấy quanh đây. Và hãy cho ai đó biết nếu như đau tới mức không chịu được.”
Hết hạn mười ngày, một nhóm bác sĩ mới tới gặp Yossarian với tin xấu: y đang trong tình trạng sức khỏe hoàn hảo và phải xuất viện. Y đã được cứu đúng lúc bởi một bệnh nhân ở bên kia lối đi, gã này bắt đầu nhìn mọi thứ đều hóa thành hai. Thình lình, gã ta đứng lên trên giường và hét toáng lên.
“Tôi nhìn tất cả mọi thứ đều hóa thành hai.”
Một y tá ré lên và một hộ lý ngất xỉu. Bác sĩ từ tứ phía túa đến đem theo kim tiêm, đèn, ống, búa cao su và những chạc kim loại. Họ đẩy tới đủ thứ thiết bị phức tạp gắn bánh xe. Bệnh nhân này cũng chẳng biểu hiện gì nhiều để mà xem xét lâu, vậy nên các chuyên gia đang xếp hàng ở chỗ gã đều cố chen lên với vẻ nóng nảy và cắm cảu giục những đồng nghiệp phía trước nhanh lên cho người khác còn có cơ hội. Một viên đại tá trán rộng đeo kính gọng sừng nhanh chóng đi đến chẩn đoán.
“Đó là bệnh viêm màng não,” ông ta lớn tiếng trịnh trọng nói, xua tay bảo những người khác lùi lại. “Mặc dù Chúa cũng biết chẳng có một nguyên nhân khỉ gió nào để nghĩ như vậy hết.”
“Thế thì tại sao lại chọn bệnh viêm màng não?” một thiếu tá chất vấn cùng tiếng cười cầu tài. “Tại sao lại không phải là, chẳng hạn như, viêm thận cấp?”
“Bởi vì tôi là chuyên gia viêm màng não, chứ không phải là chuyên gia viêm thận cấp,” viên đại tá sửng cồ. “Và tôi sẽ không xuôi tay mà nhả anh ta ra cho bất cứ con gà chuyên gia thận nào trong bọn anh đâu. Tôi là người đầu tiên có mặt ở đây đấy.”
Cuối cùng thì tất cả các bác sĩ cũng đồng thuận được. Họ nhất trí rằng họ không biết có chuyện gì xảy ra với gã lính nhìn mọi thứ đều hóa hai kia, và họ đẩy gã tới một phòng ở ngoài hành lang và cách ly tất cả những người khác cùng phòng với gã suốt mười bốn ngày.
Lễ Tạ ơn đến và đi yên bình trong lúc Yossarian vẫn được nằm viện. Thứ tồi tệ duy nhất trong dịp lễ này là món gà tây cho bữa tối, và ngay cả món đó cũng khá ngon. Đó là lễ Tạ ơn chừng mực nhất mà y đã từng có, và y đã long trọng thề sẽ tận hưởng tất các lễ Tạ ơn trong tương lai dưới mái ấm ẩn dật của bệnh viện. Y đã phá bỏ lời thề thiêng liêng ấy vào ngay năm sau, khi dành cả kỳ nghỉ lễ trong một phòng khách sạn để chuyện trò đậm chất trí thức với vợ của trung úy Scheisskopf, hôm ấy cô đã đeo thẻ quân nhân của Dori Duz và lên mặt đạo đức dạy dỗ Yossarian một trận vì hoài nghi và vô cảm trước lễ Tạ ơn, mặc dù cô cũng không tin Chúa chẳng khác gì y.
“Có lẽ em cũng vô thần nhiều như anh,” cô hợm hĩnh tự biện. “Nhưng ngay cả em cũng cho rằng tất cả chúng ta đều có rất nhiều thứ để tạ ơn và không nên xấu hổ khi thể hiện ra điều đó.”
“Hãy chỉ ra một thứ anh cần phải tạ ơn đi,” Yossarian thờ ơ thách thức.
“Ừ thì…” vợ trung úy Scheisskopf trầm ngâm và ngừng một thoáng để băn khoăn suy tưởng. “Em.”
“Ồ, thôi đi nào,” y chế giễu.
Cô nàng nhướng mày ngạc nhiên. “Anh không thấy biết ơn vì có được em à?” cô hỏi. Cô cau mày dằn dỗi, lòng kiêu hãnh của cô bị tổn thương. “Em đâu có nhất thiết phải ăn ở với anh, anh biết đấy,” cô bảo y với vẻ nghiêm trang lạnh lùng. “Chồng em có cả một phi đoàn đầy những học viên sĩ quan không quân sẽ luôn mừng quýnh nếu được ngủ với vợ sĩ quan chỉ huy của họ chỉ vì như vậy sẽ thêm phần kích thích.”
Yossarian quyết định đổi chủ đề. “Em đang thay đổi chủ đề câu chuyện đấy,” y nhận xét đầy lịch duyệt. “Anh cá là em cứ kể được một thứ đáng để tạ ơn thì anh sẽ chỉ ra được hai thứ khác gây đau khổ.”
“Hãy biết ơn vì đã có được em đi,” cô khăng khăng.
“Anh có mà, em yêu. Nhưng anh cũng tốt đẹp bỏ mẹ ra và anh đau khổ vì không có được Dori Duz thêm một lần nữa. Hay là hàng trăm cô gái và đàn bà khác mà anh sẽ gặp và sẽ ham muốn trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, mà sẽ không thể ngủ với họ dù chỉ một lần.”
“Hãy tạ ơn vì anh đang khỏe mạnh.”
“Hãy cay đắng vì em sẽ không mãi được như thế.”
“Hãy vui mừng vì thậm chí anh vẫn còn sống.”
“Hãy giận dữ vì em sẽ chết.”
“Mọi thứ rất có thể đã tồi tệ hơn nhiều,” cô ré lên.
“Chúng đều có thể tốt hơn hiện tại một trời một vực,” y sôi nổi trả lời.
“Anh mới chỉ ra được một thứ thôi mà,” cô phản đối. “Anh đã nói là anh sẽ chỉ ra hai.”
“Và đừng nói với anh rằng Chúa luôn làm việc theo những cách bí hiểm ta chưa hiểu hết,” Yossarian tiếp tục nói, bỏ qua sự phản đối của cô. “Chẳng có gì là bí hiểm cả. Chúa không hề làm gì hết. Người chỉ đang chơi. Hoặc không thì Người cũng đã quên béng chúng ta rồi. Chúa mà các người luôn nói đến là cái kiểu như thế đấy - một gã nhà quê vụng về, một tay cục mịch lóng ngóng, cẩu thả, rỗng tuếch, kiêu ngạo, thô lỗ. Chúa tốt ư, em có thể sùng kính một Đấng Tối Cao tới đâu khi mà Người thấy cần phải đưa những hiện tượng kỳ cục như đờm dãi hay sâu răng vào hệ thống sáng thế thần thánh thiêng liêng của Người? Thứ quái gì đã chạy qua tâm trí tục tĩu, xấu xa, lệch lạc của Người khi Người tước đi của người già khả năng kiểm soát hoạt động ruột của chính họ? Tại sao Người lại tạo ra nỗi đau?”
“Nỗi đau ư?” vợ trung úy Scheisskopf đắc thắng chộp ngay lấy từ này. “Đau là một triệu chứng tốt. Đau đớn báo hiệu cho chúng ta biết về các mối nguy hiểm tới thân thể.”
“Vậy ai đã tạo ra các mối nguy hiểm thế?” Yossarian hỏi. Y phá lên cười chua cay. “Ôi, Người nhân từ quá khi đã đem đến nỗi đau cho chúng ta! Tại sao thay vì thế Người không thể sử dụng một cái chuông, hay là một trong số các đội hợp xướng thiên thần của Người? Hoặc là một hệ thống các ống đèn neon xanh đỏ ngay giữa trán mỗi người ấy. Bất cứ nhà sản xuất máy hát tự động ra hồn nào đều có thể làm được điều đó. Tại sao Người lại không thể?”
“Mọi người trông sẽ rất ngớ ngẩn nếu như họ đi trên đường với những ống đèn neon xanh đỏ ngay giữa trán.”
“Thế khi họ quằn quại trong đau đớn hoặc mụ mẫm vì morphinne thì đẹp chắc? Đúng là một gã ngốc bất tử khổng lồ! Tính đến cơ hội và sức mạnh mà Người sở hữu để thực sự làm được việc cho ra hồn, rồi nhìn vào cái đống nhỏ bé lộn xộn xấu xí mà Người đã tạo ra, mới thấy sự yếu kém tột bậc của Người quả là đáng kinh ngạc. Hiển nhiên là Người chưa từng được trả tiền cho công việc của mình. Tại sao ư? Không một dân làm ăn có tự trọng nào lại đi thuê một gã vụng về như Người thậm chí chỉ để làm nhân viên giao hàng!”
Vợ trung úy Scheisskopf tái mét choáng váng và nhìn y chòng chọc lo sợ. “Anh không nên nói về Người như vậy, cưng à,” cô trầm giọng nhắc nhở y đầy vẻ khiển trách và thù nghịch. “Người có thể sẽ trừng phạt anh đấy.”
“Không phải là Người đã trừng phạt anh quá đủ rồi sao?” Yossarian cay cú bật lại. “Em biết không, chúng ta không được để cho Người phủi tay. Ồ không, đương nhiên là ta không được để cho Người phủi tay sạch trơn dễ dàng sau tất cả những khổ đau mà Người đã gây ra cho chúng ta. Một ngày nào đó anh sẽ bắt Người phải trả giá. Anh biết là khi nào rồi. Ngày Phán Quyết. Phải, đó là ngày anh sẽ được ở đủ gần để với tay ra tóm lấy cổ gã quê mùa đó và…”
“Thôi ngay! Thôi ngay!” vợ trung úy Scheisskopf đột nhiên hét lên, và bắt đầu tuyệt vọng đấm vào đầu y bằng cả hai tay. “Thôi ngay!”
Yossarian vòng tay che đầu trong lức cô nàng trút hết cơn giận dữ đàn bà của mình, sau đó túm chặt lấy cổ tay cô đầy quyết đoán rồi nhẹ nhàng đẩy cô nằm xuống giường. “Em trở nên khó chịu như vậy là vì thứ chết tiệt gì thế?” y bối rối hỏi cô, giọng thích thú phảng phất chút ăn năn. “Anh tưởng em không tin Chúa?”
“Thì em đâu có tin,” cô sụt sùi, rồi òa lên nức nở. “Nhưng Chúa mà em không tin là một Chúa tốt, một Chúa công bằng, một Chúa nhân từ. Người không phải là vị Chúa ích kỷ và ngu dốt mà anh vừa kết tội.”
Yossarian phá lên cười và buông tay cô ra. “Hãy dành ra thêm chút tự do tôn giáo giữa hai ta đi vậy,” y sốt sắng đề nghị. “Em không tin vào vị Chúa mà em muốn, và anh không tin vào vị Chúa mà anh muốn. Vậy có được không?”
Đó là lễ Tạ ơn phi lý nhất mà y nhớ là đã từng trải qua, và tâm trí y lại mơ tưởng về mười bốn ngày bị cách ly thanh bình trong bệnh viện một năm trước; nhưng ngay cả đoản khúc thơ mộng ấy cũng đã kết thúc trong một nốt nhạc đầy bi kịch: thời gian cách ly kết thúc mà y vẫn khỏe re, và thế là họ lại bảo với y rằng y phải xuất viện và đi chiến đấu. Yossarian ngồi thẳng dậy trên giường khi nghe thấy tin xấu này và hét to lên.
“Tôi nhìn mọi thứ đều hóa thành hai!”
Một vụ hỗn loạn lại nổ ra trong phòng bệnh. Các chuyên gia từ tứ phía chạy bổ tới quây thành một vòng tròn chú mục quanh y, sát tới mức y có thể cảm nhận được hơi thở ẩm ướt từ những cái mũi thuộc đủ kiểu dáng của họ đang khó nhọc phả lên các bộ phận khác nhau trên người y. Họ sục vào mắt và tai y những tia sáng li ti, tấn công cẳng và bàn chân y bằng những chiếc búa cao su và nĩa rung, rút máu từ ven y, giơ lên bất cứ thứ gì tiện trong tầm tay để kiểm tra thị lực của y.
Trưởng nhóm bác sĩ này là một người đàn ông tôn quý rất tận tâm, ông này giơ một ngón tay lên thẳng mặt Yossarian mà hỏi, “Anh nhìn thấy mấy ngón tay?”
“Hai,” Yossarian nói.
“Giờ thì anh thấy mấy ngón?” tay bác sĩ lại hỏi, giơ hai ngón tay lên.
“Hai,” Yossarian nói.
“Còn giờ thì mấy?” bác sĩ hỏi, không giơ ngón nào lên hết.
“Hai,” Yossarian nói.
Gương mặt của bác sĩ bừng sáng nụ cười chiến thắng. “Trời ơi! Anh ta đã nói đúng,” ông hân hoan tuyên bố. “Thực sự là anh ta nhìn tất cả mọi thứ đều hóa thành hai.”
Họ đưa Yossarian đi trên một cái cáng vào cùng phòng với gã lính nhìn mọi thứ đều một hóa hai và cách ly tất cả những người còn lại ở trong phòng thêm mười bốn ngày nữa.
“Tất cả những gì tôi thấy đều hóa thành hai!” gã lính nhìn mọi thứ hóa hai hét lên khi họ đưa Yossarian vào.
“Tất cả những gì tôi thấy đều hóa thành hai!” Yossarian hét lên cũng to không kém, bí mật nháy mắt với gã một cái.
“Những bức tường! Những bức tường!” gã lính kia lại hét toáng lên. “Đẩy những bức tường kia lùi lại đi!”
“Những bức tường! Những bức tường!” Yossarian hét toáng lên. “Đẩy những bức tường kia lùi lại đi!”
Một trong số các bác sĩ giả vờ đẩy tường lùi lại. “Như thế này đã được chưa?”
Gã lính nhìn mọi thứ hóa hai kia yếu ớt gật đầu và buông mình xuống giường trở lại. Yossarian cũng gật đầu yếu ớt, nhìn gã bạn cùng phòng tài năng với sự nhún nhường và ngưỡng mộ vô biên. Y biết là y đang được hạnh ngộ một bậc thầy. Gã bạn cùng phòng của y hiển nhiên là một người đáng để tìm hiểu và bắt chước. Đêm hôm đó, gã bạn cùng phòng tài năng của y đã chết, và Yossarian quyết định rằng y đã bắt chước gã đủ rồi.
“Mọi thứ tôi nhìn đều hóa thành một rồi!” y vội vàng hét lên.
Một nhóm các chuyên gia mới lập tức tới bên giường y đầy suy tư cùng đầy đủ đồ nghề để kiểm tra xem có thật như vậy không.
“Anh nhìn thấy mấy ngón tay?” trưởng nhóm hỏi, giơ một ngón tay lên.
“Một.”
Ông bác sĩ giơ hai ngón lên. “Giờ thì anh nhìn thấy mấy ngón tay?”
“Một.”
Ông ta giơ mười ngón lên. “Giờ thì mấy?”
“Một.”
Tay bác sĩ quay lại nhìn các bác sĩ khác với vẻ kinh ngạc. “Đúng là tất cả những gì anh ta nhìn thấy đều hóa thành một!” ông kêu lên. “Chúng ta đã khiến cho anh ta khỏe lên.”
“Và rất đúng lúc nữa,” một bác sĩ khác thông báo, sau đó thì chỉ còn lại mình Yossarian và ông này - một người đàn ông cao ráo, ôn nhu với thân hình như một quả ngư lôi, hàng ria nâu không tỉa và một bao thuốc lá trong túi áo mà ông ta cứ lấy ra vô tư hút hết điếu này tới điếu khác trong lúc đứng tựa lưng vào tường. “Có một số người bà con tới đây để thăm anh. Ồ, đừng lo,” ông vừa nói vừa cười thành tiếng. “Không phải bà con của anh đâu. Đó là bố, mẹ và em trai của một thằng cha mới chết. Họ đã đi suốt từ New York tới đây để gặp một người lính sắp chết, và anh là trường hợp tiện nhất mà chúng tôi có.”
“Ông đang nói cái gì vậy?” Yossarian nghi ngờ hỏi. “Tôi đâu có sắp chết.”
“Tất nhiên là anh sắp chết. Tất cả chúng ta đều sắp chết. Không thì theo anh chúng ta còn đang lao về hướng quái nào khác nữa?”
“Họ tới đâu phải để gặp tôi,” Yossarian phản đối. “Họ tới để gặp con trai của họ.”
“Họ sẽ phải chấp nhận những gì họ có thể có. Theo như chúng tôi được biết thì mọi cu cậu sắp chết đều tốt, hoặc tệ, như nhau. Đối với một nhà khoa học thì tất cả các cu cậu sắp chết đều bình đẳng. Tôi có một đề nghị với anh. Anh để cho họ vào và chăm sóc anh vài phút, còn tôi sẽ không nói với bất cứ ai rằng anh đã nói dối về các triệu chứng bệnh gan của mình.”
Yossarian lùi xa khỏi ông ta thêm chút nữa. “Ông biết ư?”
“Tất nhiên là tôi biết. Đừng coi thường bọn tôi như vậy chứ.” Tay bác sĩ tặc lưỡi đầy thân thiện và đốt thêm một điếu thuốc nữa. “Làm sao anh có thể mong mọi người tin rằng anh bị bệnh gan trong khi anh cứ bóp vú các cô y tá bất cứ khi nào có thể? Anh cần phải kiêng sex nếu anh muốn thuyết phục mọi người rằng gan của anh có vấn đề.”
“Quả là một cái giá quá đắt để được sống. Tại sao ông không tố cáo nếu ông biết tôi đang giả bệnh?”
“Việc quái gì mà tôi phải làm chuyện đó?” tay bác sĩ hỏi với một thoáng ngạc nhiên. “Tất cả chúng ta đều sống trong ảo tưởng mà. Tôi luôn sẵn lòng đưa tay ra giúp đồng bọn trên con đường sinh tồn nếu như anh ta cũng sẵn lòng giúp tôi. Những người này đã đi cả một chặng đường dài tới đây, và tôi không muốn làm cho họ thất vọng. Tôi luôn mềm yếu với những người có tuổi.”
“Nhưng họ đến để gặp con trai họ mà.”
“Họ đã tới quá muộn. Có thể họ còn chẳng nhận ra sự khác biệt đâu.”
“Biết đâu họ sẽ khóc.”
“Có thể họ sẽ khóc. Đó là một trong các lý do để họ tới đây mà. Tôi sẽ đứng bên ngoài nghe ngóng và sẽ can thiệp nếu như chuyện bắt đầu trở nên bết bát.”
“Toàn bộ chuyện này nghe hơi điên rồ đấy,” Yossarian trầm ngâm. “Mà, họ muốn chứng kiến con trai họ chết để làm cái gì thế?”
“Điểm đó thì tôi chưa bao giờ có thể hiểu ra được,” tay bác sĩ thú nhận, “nhưng họ cứ luôn muốn như vậy đấy. Chậc, vậy giờ ý anh sao? Tất cả những gì anh phải làm chỉ là nằm ở đó vài phút và chết đi một chút. Đòi hỏi như thế có quá đáng không?”
“Được rồi,” Yossarian nhượng bộ. “Nếu như chỉ có vài phút và ông hứa sẽ đợi ngay ở ngoài.” Y khởi động cho vai diễn. “Này, sao ông không băng kín người tôi lại cho thêm hiệu quả nhỉ?”
“Nghe có vẻ là một ý kiến hay tuyệt đấy,” tay bác sĩ tán thành.
Họ quấn một lố băng quanh người Yossarian. Một nhóm các hộ lý quân y vào lắp các mành cửa màu nâu lên cả hai cửa sổ, đoạn kéo chúng xuống để dìm căn phòng trong bóng tối u buồn. Yossarian gợi ý nên có thêm hoa và tay bác sĩ đã ra lệnh một hộ lý ra ngoài tìm về hai bó hoa nhỏ nhợt nhạt nặng mùi bệnh tật. Khi mọi thứ xong xuôi, họ bắt Yossarian quay lại giường và nằm xuống. Sau đó họ mới cho các vị khách vào phòng.
Những vị khách rụt rè đi vào như thể họ là những kẻ xâm nhập trái phép, rón rén từng bước với vẻ xin lỗi nhu mì, đầu tiên là người cha và mẹ rầu rĩ, tiếp đến là người em, một gã thủy thủ to con với bộ ngực vạm vỡ. Người đàn ông và người phụ nữ thẳng đơ sóng vai bước vào phòng như thể vừa bước ra khỏi một tấm ảnh chụp kiểu cổ vừa quen thuộc vừa bí hiểm treo tường. Họ đều thấp lùn, héo hon và kiêu hãnh. Họ dường như được làm từ sắt và những bộ quần áo cũ, tối màu. Người phụ nữ có một khuôn mặt hình ô van dài ủ ê nâu sậm, với mái tóc đen mỏng ngả bạc rẽ ngôi giữa thẳng tắp rồi chải ngược ra buộc sau gáy đầy khắc khổ, không uốn xoăn, không làm bồng, không trang trí. Khuôn miệng bà buồn bã, ảm đạm, đôi môi kẻ viền mím chặt. Người cha đứng nghiêm cứng đờ và kỳ cục trong bộ com lê ngực đúp độn vai quá chật với ông. Ông to cao và cường tráng theo một quy mô nhỏ, một bộ ria bạc uốn quăn hoành tráng gắn trên khuôn mặt nhăn nhúm. Mắt ông có nhiều vết chân chim và luôn chảy nước, và ông dễ dàng tạo được vẻ đau đớn buồn thảm khi vụng về đứng đó với đôi bàn tay rắn chắc của dân lao động giữ chặt vành chiếc mũ phớt đen trước ve áo rộng. Nghèo khó và vất vả đã giáng những tàn phá đầy bất công lên cả hai người. Cậu em thì trông như đang kiếm người để choảng nhau. Chiếc mũ tròn vành trắng vểnh lên thách thức, nắm tay siết chặt, và gã gườm gườm nhìn mọi thứ trong phòng với vẻ cau có của một kẻ hung bạo bị tổn thương.
Ba người kẽo kẹt rón rén tiến về phía trước, túm tụm lại gần nhau giống như khi đưa đám và nhích lên từng bước từng bước một, cho đến khi tới được cạnh giường và đứng đó trừng trừng nhìn xuống Yossarian. Một sự im lặng khủng khiếp và khốn khổ đe dọa sẽ kéo dài mãi mãi. Cuối cùng Yossarian chịu không nổi nữa và hắng họng. Rốt cuộc ông già cũng mở miệng.
“Trông nó kinh quá,” ông nói.
“Anh ấy đang bệnh mà ba.”
“Giuseppe,” người mẹ nói, bà đã ngồi xuống một chiếc ghế, những ngón tay nổi gân siết chặt lại trong lòng.
“Tên tôi là Yossarian,” Yossarian nói.
“Tên anh ấy giờ là Yossarian đó má. Yossarian, anh không nhận ra em sao? Em là John, em trai anh nè. Anh không biết em là ai hả?”
“Tất nhiên là anh biết. Em là thằng John em của anh.”
“Anh ấy nhận ra con thật rồi nè! Ba, anh ấy biết con là ai. Yossarian, đây là ba. Anh chào ba đi.”
“Chào ba,” Yossarian nói.
“Chào Giuseppe.”
“Tên anh ấy là Yossarian mà ba.”
“Ta không chịu được tình trạng kinh khủng này của nó,” người cha nói.
“Anh ấy bệnh nặng lắm mà ba. Bác sĩ nói là anh ấy sắp chết.”
“Ta không biết là có nên tin tụi bác sĩ hay không,” người cha nói. “Con cũng biết mấy gã đó là chúa quanh co còn gì.”
“Giuseppe,” bà mẹ lại nói, giọng rất nhẹ, ngập ngừng trong nỗi thống khổ thầm lặng.
“Tên nó là Yossarian mà má nó. Giờ bà chả còn nhớ được cái gì lâu hả. Ở đây họ đối xử với con thế nào, nhóc? Họ đối xử với con tốt chứ?”
“Khá tốt,” Yossarian nói cho ông biết.
“Vậy thì được rồi. Miễn là đừng cho bất cứ ai ở đây bắt nạt nha. Con cũng tốt như bất cứ ai khác ở đây mặc dù con là người Ý. Con cũng có đủ các quyền đó.”
Yossarian nhăn mặt và nhắm mắt lại để không phải nhìn thấy ông em trai tên John. Y bắt đầu cảm thấy phát ốm.
“Này trông nó kinh khủng chưa,” người cha nhận xét.
“Giuseppe,” người mẹ nói.
“Má, tên anh ấy là Yossarian,” ông em sốt ruột ngắt lời mẹ. “Má không nhớ nổi hả?”
“Không sao đâu,” Yossarian ngắt lời gã. “Mẹ có thể gọi anh là Giuseppe nếu muốn.”
“Giuseppe,” bà nói với y.
“Đừng lo nhé Yossarian,” ông em nói. “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi.”
“Đừng lo nhé má,” Yossarian nói. “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi.”
“Anh có linh mục chứ?” ông em muốn biết.
“Ừ,” Yossarian nói dối, lại nhăn mặt.
“Vậy thì được rồi,” ông em quyết định. “Miễn là anh có mọi thứ cần có là được. Cả nhà đã đi suốt từ New York tới đây. Cả nhà đã e rằng sẽ không tới kịp.”
“Tới kịp để làm gì cơ?”
“Tới kịp trước khi anh chết.”
“Như vậy thì có khác gì?”
“Cả nhà không muốn anh chết một mình.”
“Như vậy thì có khác gì?”
“Anh ấy chắc là đang mê sảng rồi,” ông em nói. “Anh ấy cứ nói đi nói lại mãi một câu.”
“Quả là nực cười,” ông già đáp. “Tôi luôn nghĩ tên nó là Giuseppe nhưng giờ lại phát hiện ra nó tên là Yossarian. Quả là nực cười.”
“Má, hãy giúp cho anh ấy thoải mái hơn đi,” ông em thúc giục. “Nói gì đó cho anh ấy vui lên đi.”
“Giuseppe.”
“Không phải là Giuseppe. Má. Là Yossarian.”
“Như vậy thì có khác gì?” người mẹ trả lời, vẫn với giọng rầu rĩ đó, không buồn nhìn lên. “Nó đang chết.”
Cặp mắt sưng phồng của bà bỗng đẫm lệ và bà bắt đầu khóc, người chậm rãi rung rung trên ghế với hai bàn tay nằm trong lòng như hai con ngài chết. Yossarian lo sợ rằng bà có thể sẽ chuyển sang khóc gào. Người cha và ông em cũng bắt đầu khóc. Yossarian chợt nhớ ra lý do tại sao họ khóc, đoạn y cũng bật khóc theo. Một bác sĩ Yossarian chưa từng gặp bước vào phòng và lịch sự nói với các vị khách rằng họ phải rời đi. Người cha trịnh trọng đứng lên chào tạm biệt.
“Giuseppe,” ông bắt đầu nói.
“Yossarian,” người con chữa lại.
“Yossarian,” người cha nói.
“Giuseppe,” Yossarian chữa lại.
“Con sẽ sớm chết thôi.”
Yossarian lại khóc. Viên bác sĩ ném cho gã một cú lườm từ phía cuối phòng, và Yossarian buộc mình ngừng khóc.
Người cha tiếp tục trang trọng nói, đầu ông cúi xuống. “Khi con nói chuyện với người ở trên đó,” ông nói, “ta muốn con nói hộ ta vài điều. Hãy nói với Người rằng chuyện để người ta phải chết khi còn trẻ thật là không phải. Ta nói thật đấy. Hãy bảo với Người rằng nếu người ta phải chết, thì phải là khi đã già. Ta muốn con nói với Người điều đó. Ta không nghĩ Người biết rằng việc này là không phải, bởi vì Người vốn phải là người tốt, nhưng việc này vẫn tiếp diễn quá lâu, quá lâu rồi. Được không?”
“Và đừng để cho bất cứ ai trên đó bắt nạt anh,” ông em khuyên nhủ. “Anh cũng sẽ tốt như bất cứ ai khác ở trên thiên đàng, ngay cả khi anh là người Ý.”
“Mặc áo ấm nhé,” người mẹ nói, dường như bà đã hiểu.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bẫy-22
Joseph Heller
Bẫy-22 - Joseph Heller
https://isach.info/story.php?story=bay_22__joseph_heller