Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Tay Lái Súng Đa Cảm
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Mười Sáu
D
ầy điệu nghệ nàng rung cái lưỡi vĩnh hằng, một cách thanh cao nhất giữa những điều sai.
EDWARD YOUNG
Người ta sợ có bom trên chuyến bay tới Praha. Không hề có bom, nhưng nỗi sợ thì nhiều.
Chúng tôi vừa mới ổn định xong chỗ ngồi thì giọng phi công qua hệ thống điện đàm yêu cầu chúng tôi phải rời máy bay càng nhanh càng tốt. Không phải “thưa quý bà quý ông, thay mặt hãng hàng không British Airways,” hay gì gì. Chỉ là “ra khỏi máy bay ngay”, chấm hết.
Chúng tôi ngồi quanh một căn phòng sơn màu hoa tử đinh hương, với số ghế ít hơn mười cái so với số hành khách, không có nhạc nhẽo gì, và không được phép hút thuốc. Tôi, dù sao, vẫn cứ hút. Một phụ nữ mặc đồng phục trát nhiều son phấn tới bảo tôi tắt điếu thuốc đi, nhưng tôi giải thích rằng tôi bị hen và thuốc lá là dược thảo trị liệu làm giãn nở cuống phổi mà tôi phải dùng mỗi khi bị stress. Mọi người ai cũng ghét tôi vì chuyện đó, những người hút thuốc thậm chí còn ghét hơn cả những người không hút thuốc.
Khi cuối cùng lục tục quay trở lại máy bay, chúng tôi ai cũng nhìn dưới ghế mình, lo rằng con chó đánh hơi có thể bị cảm cúm đúng ngày hôm đó, và ở đâu đấy có một hộp dụng cụ nhỏ màu đen mà cả đội kiểm tra đã không phát hiện ra.
Từng có một người đàn ông đến gặp bác sĩ tâm lý, do cứ hễ đi máy bay là ông ta lại sợ run người. Nỗi sợ của ông ta dựa trên niềm tin rằng sẽ có bom trên bất cứ chuyến bay nào ông ta đi. Bác sĩ tâm lý cố làm thay đổi nỗi ám ảnh ấy nhưng không thể, thế nên ông ta gửi bệnh nhân của mình tới gặp một nhà thống kê. Nhà thống kê tiến hành tính toán rồi nói với người đàn ông rằng xác suất có bom trên chuyến tiếp theo mà ông ta bay là một phần nửa triệu. Người đàn ông vẫn chưa vừa lòng nên cứ ngồi đó, tin chắc mình sẽ đi trên chính cái chuyến một phần nửa triệu đó. Bởi thế nhà thống kê thực hiện lại phép tính và nói, “Được rồi, thế nếu xác suất là một phần mười triệu thì ông có cảm thấy an toàn hơn không?” Người đàn ông nói có, tất nhiên ông ta sẽ thấy an toàn hơn. Nhà thống kê liền nói, “Xác suất để có hai quả bom, riêng lẻ, không phụ thuộc nhau trên chuyến bay tiếp theo của ông chính xác là một phần mười triệu.” Người đàn ông hoang mang, liền đáp, “Như thế là ổn và rất tốt, nhưng nó giúp gì được cho tôi?” Nhà thống kê trả lời: “Rất đơn giản. Ông hãy mang theo người một quả bom lên máy bay.”
Tôi kể chuyện này với một thương gia mặc com lê màu xám quê ở Leicester, ngồi ở ghế cạnh tôi, nhưng ông ta không cười tí nào. Thay vào đó ông ta gọi một cô tiếp viên đến rồi nói rằng ông ta nghĩ tôi có mang theo bom trong hành lý. Tôi phải kể lại câu chuyện với cô tiếp viên, và kể lần thứ ba cho cơ phó, anh này đi rồi quay lại, ngồi xổm cạnh chân tôi với cái cau mày trên mặt. Tôi sẽ không bao giờ bắt chuyện với người lạ nữa.
Có lẽ tôi đã đánh giá sai cảm giác của người ta khi có bom trên máy bay. Có khả năng thế. Một lời giải thích khả dĩ hơn là do tôi là người duy nhất trên chuyến bay biết rằng trò đùa báo có bom bắt nguồn từ đâu, và nó có nghĩa gì.
Đó là động thái bày trò gây mệt mỏi đầu tiên của Điệp vụCủi khô.
Sân bay Praha nhỏ hơn một chút so với cái biển “Sân bay Praha” ở đằng trước một nhà chờ. Quy mô khổng lồ kiểu Stalin của cái biển làm tôi băn khoăn không biết có phải nó được xây từ trước thời đại định vị vô tuyến, để cho phi công có thể đọc được khi mới bay được nửa đường, đang ở giữa Đại Tây Dương hay không.
Ở bên trong một sân bay, hừm, là một sân bay. Bất kể anh đang ở đâu trên thế giới, anh phải có một cái sàn lát đá để đẩy xe hành lý, anh phải có cái xe hành lý, và anh phải có vài cái hộp kính trưng bày mấy cái thắt lưng da cá sấu mà sẽ chẳng ai mua trong một nghìn năm văn minh nữa.
Tin tức về vụ đào thoát của Séc khỏi cái dạ dày Xô Viết chưa đến được với các nhân viên sở di trú, những người ngồi trong hộp kính mà diễn lại Chiến tranh Lạnh với những cái nhìn hằn học rọi vào từ tấm ảnh hộ chiếu đến tên tư bản thối nát đang đứng trước mặt họ. Tôi là tên tư bản đó, và tôi đã phạm phải sai lầm là mang trên mình chiếc áo Hawaii, có lẽ nó chỉ càng nhấn mạnh hơn sự thối nát của tôi. Để rút kinh nghiệm cho lần sau vậy. Trừ phi có thể tới lần sau thì ai đó đã tìm được chìa khóa vào trong mấy cái hộp kính ấy mà bảo những kẻ tội nghiệp chuyên gây trở ngại kia rằng giờ đây chúng ta đã có chung nền văn hóa và mặt bằng kinh tế với Euro-Disney rồi. Tôi quyết định thử học cụm từ tiếng Séc để nói “nhớ em rồi”.
Tôi đổi một ít tiền rồi đi ra ngoài vẫy taxi. Đó là một buổi tối mát mẻ, vũng nước bùn rộng ở bãi đỗ xe phản chiếu lên trời ánh sáng màu xanh xám từ tấm bảng quảng cáo neon, làm cho buổi tối thậm chí còn có vẻ mát hơn. Tôi ngoặt ở góc nhà chờ và gió ùa vào chào đón tôi, liếm vào mặt tôi bằng nước mưa có mùi dầu diesel rồi trượt khỏi mặt tôi mà nhảy nhót vui vẻ trên cẳng chân tôi, giật ống quần tôi. Tôi đứng đó một lúc, để cho cơ thể ngấm dần sự lạ lẫm của nơi này, hoàn toàn ý thức rằng mình, bằng rất nhiều cách khác nhau, đã đi từ nước này sang nước khác.
Cuối cùng tôi tìm được một chiếc taxi, và nói với người tài xế bằng thứ tiếng Anh thuần thục rằng tôi muốn tới quảng trường Wenceslas. Lời yêu cầu này, giờ tôi biết, về mặt ngữ âm tương tự như cụm từ Séc “Tôi là một thằng đần đi du lịch, xin hãy lột đi mọi thứ tôi có.” Xe là một chiếc Tatra, còn tài xế là thằng đểu; anh ta lái xe nhanh và khá cừ, tự ư ử với chính mình một cách sung sướng, giống như người vừa mới thắng bạc vậy.
Đó là một trong những khung cảnh đẹp nhất tôi từng được thấy ở bất cứ thành phố nào. Quảng trường Wenceslas chẳng giống quảng trường chút nào, mà là một đại lộ kép, chạy dọc sườn dốc từ chỗ Bảo tàng Quốc gia hùng vĩ ngự bên trên nó. Cho dù thậm chí không biết gì về chỗ đó, tôi cũng cảm thấy rằng nó rất quan trọng. Lịch sử xa xưa và hiện đại đan xen nhau trên nhiều đoạn của khoảng nửa dặm đá vàng và xám này, để lại một thứ mùi. Thứ mùi của thời đại Praha. Những mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Đông và mùa Thu Praha đã đến rồi đi, và hẳn lại sẽ đến nữa.
Khi lái xe nói với tôi anh ta muốn bao nhiêu tiền, tôi phải mất vài phút để giải thích rằng không phải là tôi muốn mua cái xe, tôi chỉ muốn rúc vào trong đó mười lăm phút thôi. Anh ta nói với tôi đó là dịch vụ cho xe Limousine hoặc ít nhất anh ta đã nói “limousine” và nhún vai rất nhiều lần, và sau một lúc anh ta đã đồng ý giảm yêu cầu xuống chỉ còn ở mức trên trời. Tôi xách túi lên và bắt đầu cất bước.
Người Mỹ đã nói chỗ ăn nghỉ thì tôi phải tự tìm tự thu xếp lấy, và cách duy nhất chắc chắn để mình trông giống như một người đã bỏ nhiều thời gian tìm chỗ ở là bỏ nhiều thời gian ra để tìm chỗ ở. Bởi vậy tôi bước vào một cuộc hành quân thoải mái, tới Praha One, quận trung tâm của khu phố cổ, sau khoảng hai giờ. Hai mươi sáu nhà thờ, mười bốn phòng tranh và bảo tàng, một nhà hát opera - nơi cậu bé Mozart đã trình diễn buổi đầu tiên với đêm ra mắt vở Don Giovanni - tám rạp hát, và một nhà hàngMcDonald. Một trong các địa điểm trên có một hàng người xếp dài gần năm mươi mét ở bên ngoài.
Tôi dừng lại ở vài quán rượu để hòa mình vào không gian xung quanh những chiếc cốc cao, thẳng, với dòng chữ “Budweiser” nơi thành cốc, và ngắm nhìn những người Séc hiện đại đi lại, nói chuyện, ăn mặc, tiêu khiển. Hầu hết các bồi bàn đều cho tôi là người Đức, đó cũng là một lỗi chấp nhận được nếu xét số người Đức tới thành phố này. Họ đến theo từng nhóm mười hai người, khoác ba lô trên lưng, với những cặp giò bự, nối đuôi nhau trên mọi con phố họ đi qua. Nhưng tất nhiên, đối với hầu hết người Đức, Praha chỉ cách vài giờ đi nhanh bằng xe tăng, bởi vậy chẳng có gì ngạc nhiên khi họ đối xử với nơi này giống như góc cuối vườn nhà họ.
Tôi gọi một đĩa thịt lợn luộc và bánh bao trong một tiệm cà phê gần sông, rồi, theo lời khuyên của một cặp người xứ Wales ngồi bàn bên, làm một chuyến đi dạo qua cầu Charles. Ông bà người Wales đã cam đoan với tôi đó là một kiến trúc tuyệt hảo, nhưng nhờ có hàng ngàn người hát rong buông rèm trên mỗi mét lan can, tất cả đều hát những bài hát của Dylan, nên tôi không bao giờ nhìn thấy chút tuyệt hảo nào của nó.
Cuối cùng tôi cũng tìm được chỗ trọ ở Zlata Praha, một khu nhà trọ tồi tàn trên đồi gần với lâu đài. Bà chủ nhà cho tôi chọn giữa một căn phòng rộng bẩn thỉu và một căn phòng bé nhỏ sạch sẽ, tôi chọn cái rộng, bẩn thỉu, tự nghĩ rằng mình có thể dọn dẹp được. Sau khi bà ấy đi rồi, tôi mới nhận ra rằng điều đó thật ngu ngốc làm sao. Tôi thậm chí còn chưa bao giờ dọn dẹp căn hộ của chính mình.
Tôi dỡ đồ ra, nằm xuống giường hút thuốc. Tôi nghĩ về Sarah, về bố cô, về Barnes. Tôi nghĩ về bố mẹ mình, về Ronnie, những chiếc trực thăng, những chiếc xe máy, người Đức và những chiếc bánh kẹp thịt hiệu McDonald.
Tôi nghĩ về rất nhiều thứ.
Tôi tỉnh dậy lúc tám giờ, lắng nghe những âm thanh khi thành phố tự lôi nó thức dậy và vận động. Tiếng ồn lạ duy nhất là tiếng xe điện, lóc cóc luỵt suỵt trên những con phố rải sỏi và ngang qua những chiếc cầu. Tôi băn khoăn không biết có nên cứ mặc chiếc áo Hawaii hay không.
Tới chín giờ tôi đã ở trong quảng trường thành phố, bị quấy rối bởi một người đàn ông thấp lùn để ria mép, ông ta mời chào tôi một tour tham quan thành phố bằng xe ngựa kéo. Theo quảng cáo, tôi sẽ được kéo đi trên chiếc xe cổ lạ lạ của ông ta, nhưng chỉ liếc qua tôi đã thấy có vẻ đó là nửa dưới của một chiếc Mini Moke, động cơ đã được tháo ra, và càng xe ngựa được gắn vào chỗ trước kia là đèn pha trước. Tôi nói “không, cảm ơn” cả chục lần và “biến đi” một lần.
Tôi đang tìm một quán cà phê có những chiếc ô Coca Cola che trên các bàn. Đó là nơi họ nói. Tom, khi anh tới đó, anh sẽ thấy một quán cà phê với những chiếc ô Coca Cola che trên các bàn. Điều họ không nói, hoặc có lẽ đã không nhận ra, là tay đại lý Coca Cola ở khu vực này làm việc quá tận tâm nên đã có thể đem những chiếc ô Coca Cola phủ kín chừng hai chục quán. Đại lý của thuốc lá Camel chỉ bỏ được độc hai chỗ, bởi vậy chắc anh ta đã bị chết rục ở cái rãnh nào rồi, trong khi tay đại lý Coca Cola hẳn đã được thẻ đồng và một chỗ đỗ xe riêng tại trụ sở công ty ở Utah.
Tôi tìm thấy nó sau hai mươi phút. Quán Nicholas. Hai bảng một cốc cà phê.
Họ bảo tôi vào ngồi trong nhà, nhưng đó là một buổi sáng đẹp trời nên tôi cảm thấy không muốn phải làm theo những gì người ta bảo, bởi vậy tôi ngồi ở một chỗ bên ngoài nơi có thể ngắm quảng trường và những người Đức đi qua. Tôi gọi cà phê, và trong khi đó có hai người đàn ông từ trong quán đi ra rồi ngồi xuống bàn bên cạnh. Cả hai đều còn trẻ, nhìn khá cân đối, đều đeo kính râm. Chẳng ai nhìn về hướng tôi. Có lẽ họ ngồi bên trong đã được một giờ, chuẩn bị vị trí đẹp cho một cuộc gặp, và tôi đã tới phá hỏng mọi thứ.
Tuyệt hảo.
Tôi chỉnh lại vị trí ghế và nhắm mắt một lúc, cho tới khi ánh nắng lọt vào chân chim kẽ mắt.
“Ông chủ,” một giọng nói, “thật là một thú vui hiếm có.”
Tôi nhìn quanh thì thấy một bóng người mặc áo mưa màu nâu đang nghiêng người xuống chỗ mình.
“Ghế này có ai ngồi chưa?”
Anh ta ngồi vào đó mà không chờ câu trả lời.
Tôi nhìn anh ta.
“Chào David,” cuối cùng tôi nói.
Tôi vỗ một điếu thuốc ra khỏi bao trong khi anh ta ra hiệu cho bồi bàn. Tôi liếc nhìn qua hai anh chàng kính râm, nhưng bọn họ đang cố nhìn ra xa khỏi tôi mỗi khi tôi quay lại.
“Kava, prosim,” Solomon nói, bằng một giọng có vẻ khá hay. Anh ta quay lại phía tôi. “Cà phê ngon, thức ăn thì dở tệ. Đó là điều tôi vừa mới viết vào trong bưu thiếp của mình.”
“Không thể là anh được,” tôi nói.
“Vậy hả? Thế là ai nào?”
Tôi vẫn nhìn. Đó là điều ít được dự liệu nhất. “Để tôi nói thế này nhé,” tôi nói. “Có phải anh đấy không?”
“Ý ngài là có phải tôi đang ngồi đây, hay là tôi sẽ dự cuộc họp như ngài nghĩ?”
“David.”
“Cả hai, thưa ngài.” Solomon ngả người về sau để cho bồi bàn đặt cốc cà phê xuống. Anh ta nhấp một ngụm và chép môi hài lòng. “Tôi có vinh dự được đóng vai người huấn luyện trong thời gian ngài dừng chân ở xứ sở này. Tôi tin rằng ngài sẽ thấy mối quan hệ này là có lợi.”
Tôi hất cằm về phía mấy tay kính râm. “Họ đi với anh à?”
“Chính là ở chỗ đó, thưa ông chủ. Họ chẳng ưa ai cho lắm,nhưng cũng ổn thôi.”
“Người Mỹ à?”
Anh ta gật đầu.
“Ngọt ngào làm sao. Cái điệp vụ này rất, rất có tính kết dính. Thực tế là kết dính hơn rất nhiều so với chúng ta trong từng ấy thời gian. Một điều tốt, nói cho ngắn gọn.”
Tôi nghĩ một lúc.
“Nhưng tại sao họ không nói với tôi?” tôi nói. “Ý tôi là họ biết rằng tôi biết anh, vì có gì mà họ không nói với tôi?”
Anh nhún vai.
“Chúng ta chỉ là những cái khớp trên bánh xe của một cỗ máy khổng lồ, phải không ngài?”
Chà, đúng vậy.
Tất nhiên tôi muốn hỏi Solomon mọi chuyện.
Tôi muốn đưa anh ta quay trở lại đúng từ đầu - để dựng lại tất cả mọi thứ mà chúng tôi biết về Barnes, O’Neal, Murdah, Củi khô và Sau Đại học - như thế chúng tôi có thể định vị được một lưới tam giác trong mớ hỗn lộn này, có lẽ thậm chí còn lập ra cả một khóa học từ đó nữa.
Nhưng có những lý do khiến tôi không thể. Những lý do đô con, vạm vỡ từ phía cuối lớp học giơ tay lên ngoe nguẩy, buộc tôi phải lắng nghe chúng. Nếu tôi nói với anh ta những điều tôi nghĩ là mình biết, có thể Solomon sẽ làm điều đúng đắn hoặc điều sai trái. Điều đúng đắn sẽ rất có khả năng giết chết Sarah và tôi và hiển nhiên là không thể ngăn cản được những gì đang đến. Hành động đó có thể trì hoãn phi vụ này, có thể buộc người ta phải làm lại với một nhóm khác vào một lúc khác, nhưng sẽ không thể dừng nó lại. Điều sai trái thì không đáng bàn tới. Bởi vì điều sai trái có nghĩa là Solomon ở trong một nhóm khác, và một khi đã thế thì coi như không ai biết ai cả.
Bởi thế, trước mắt, tôi im miệng mà lắng nghe trong khi Solomon nói sơ lược những điều tôi sẽ phải vượt qua trong bốn mươi tám tiếng tới. Anh ta nói nhanh nhưng bình tĩnh, và chúng tôi đã nắm bắt được rất nhiều vấn đề trong vòng chin mươi phút, cũng nhờ anh ta không phải nói “điều này thực sự rất quan trọng” trước mỗi câu, như người Mỹ đã làm.
Các Kính Râm đang uống Coca Cola.
Buổi chiều hôm đó tôi có thể dành cho riêng mình, và bởi dường như phải còn lâu lắm tôi mới có lại được một buổi chiều như thế nữa nên tôi đã tiêu xài nó một cách phung phí. Tôi uống rượu, đọc báo cũ, lắng nghe buổi diễn ngoài trời của một tay Mahler nào đó, tựu trung là vui chơi như một quý ông rất mực thảnh thơi.
Tôi gặp một phụ nữ Pháp trong quán bar, cô nói mình làm việc trong một công ty phần mềm máy tính, và tôi hỏi cô muốn làm tình với tôi không. Cô chỉ nhún vai, rất Pháp, tôi hiểu đó nghĩa là “không”.
Thời gian hẹn là lúc tám giờ, cho nên tôi cứ nhẩn nha ở quán cà phê cho tới quá mười giờ, chén thêm một lượt thịt lợn luộc với bánh bao và hút thuốc xả láng. Tôi thanh toán hóa đơn rồi bước ra không gian buổi tối mát mẻ, cuối cùng cũng cảm thấy mạch máu của mình đập mạnh hơn trước viễn cảnh hành động.
Tôi biết không có lý do gì để cảm thấy thoải mái cả. Tôi biết rằng công việc hầu như là bất khả thi, rằng chặng đường trước mắt còn dài, hiểm trở và có rất ít trạm xăng, và rằng cơ hội để tôi hưởng hết trăm năm cuộc đời đã rơi độp dưới sàn.
Nhưng, dù vì bất cứ lý do gì, tôi đang cảm thấy thoải mái.
Solomon đang đợi tôi ở chỗ hẹn với một Kính Râm. Ý tôi là một trong số hai cặp kính. Tuy nhiên, rõ ràng anh ta không đeo kính râm lúc này, ngoài trời đã tối, bởi thế tôi phải nhanh chóng chế một cái tên mới cho anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, tôi tìm được cái tên Không Kính Râm. Tôi nghĩ có lẽ trong tôi có một phần của người da đỏ Cree.
Tôi xin lỗi vì tới trễ, Solomon liền mỉm cười, rồi bảo rằng tôi không đến muộn, điều đó thật bực mình, sau đó ba chúng tôi trèo lên một chiếc Mercedes bẩn thỉu, lấm lem dầu mỡ, Không Kính Râm cầm lái và khởi hành theo đường chính tới phía Đông thành phố.
Sau nửa tiếng chúng tôi đã ra khỏi ngoại ô Praha, con đường đã nhỏ lại thành hai làn đường cao tốc. Chúng tôi đi với tốc độ vừa phải. Cách tồi tệ nhất để làm hỏng một điệp vụ ngầm ở nước ngoài chính là dính vé phạt quá tốc độ, và dường như Không Kính Râm đã tiếp thu bài học này rất tốt. Solomon và tôi đưa ra những nhận xét thông thường về vùng thôn quê, như màu xanh thế nào, phần nào nhìn giống xứ Wales - mặc dù tôi không chắc liệu có ai trong hai chúng tôi tới đó chưa - nhưng nếu không làm vậy thì chúng tôi chẳng có gì nhiều để nói. Thay vào đó, chúng tôi vẽ tranh trên cửa kính đẫm hơi nước trong khi châu Âu đang thu mình lại ngoài kia, Solomon vẽ hoa, còn tôi vẽ những mặt cười.
Sau một giờ, biển chỉ đường bắt đầu dẫn tới Brno, cái biển nhìn cứ như viết không đúng, đọc cũng không đúng nốt, nhưng tôi biết chúng tôi sẽ không đi xa đến thế. Chúng tôi rẽ lên hướng Bắc đi về phía Kostelec, rồi gần như ngay lập tức lại quay sang hướng Đông, trên một con đường thậm chí còn nhỏ hơn nữa, chẳng có biển hiệu gì. Điều này gần như gộp tất cả lại.
Chúng tôi đi sâu vào trong rừng thông đen vài dặm, và rồi Không Kính Râm chuyển sang dùng đèn hông, làm cho vận tốc của chúng tôi chậm lại. Sau khoảng vài dặm như thế, anh ta tắt hết tất cả đèn, và bảo tôi dụi tắt thuốc đi bởi vì nó “gây khó khăn cho tầm nhìn của anh ta vào ban đêm”.
Và rồi, đột ngột, chúng tôi đã ở đó.
Họ giữ anh ta ở dưới tầng hầm một ngôi nhà trong trang trại. Trong bao lâu, tôi không biết - chỉ biết rằng sẽ không quá lâu nữa. Anh ta chừng bằng tuổi tôi, cao tầm tôi, có lẽ cũng xấp xỉ cân nặng như tôi trước khi họ ngừng cho anh ta ăn. Họ nói tên anh ta là Ricky, và anh ta từ Minnesota tới. Họ không nói rằng anh ta đang sợ chết khiếp và muốn trở lại Minnesota càng sớm càng tốt, bởi vì họ không cần phải nói. Điều đó hiện hữu trong mắt anh ta, rõ như bất cứ thứ gì trong mắt bất cứ người nào.
Ricky bỏ đi từ năm mười bảy tuổi. Bỏ trường, bỏ nhà, bỏ hầu hết mọi thứ mà một thanh niên trẻ tuổi có thể bỏ được - nhưng rồi, rất mau chóng sau đó, anh ta lại rơi vào một vài thứ, một vài thứ thay thế, và chúng làm anh ta cảm thấy bản thân mình khá khẩm hơn. Trong một khoảng thời gian, dù gì đi nữa.
Nhưng lúc này Ricky lại thấy bản thân mình tệ hơn rất nhiều; nhất là bởi anh ta đã tự khiến mình rơi vào tình cảnh phải trần truồng dưới gian hầm một ngôi nhà lạ, ở một đất nước lạ, với những người lạ nhìn mình chằm chặp, vài kẻ trong số họ có khi thỉnh thoảng làm anh ta đau, còn những kẻ khác vẫn đang đợi đến lượt. Lập lòa trong sâu thẳm trí óc Ricky, tôi biết, có những hình ảnh từ hàng ngàn thước phim mà trong đó người hùng, khi lâm cảnh hoạn nạn tương tự, liền ném trở lại vào đầu anh ta cái nhìn khinh miệt đối với những kẻ hành hạ anh ta, chửi vào mặt chúng. Và Ricky đã từng ngồi trong bóng tối, cùng hàng triệu thiếu niên khác, học bài học con người phải ứng xử thế nào trong hoàn cảnh khó khăn. Trước tiên, họ chịu đựng; rồi họ trả thù.
Nhưng không phải tất cả đều chói lọi như thế - tất cả chỉ là hai hòn dái lợn, hoặc bất cứ thứ gì người ta nói ở Minnesota- Ricky đã không nhận ra lợi thế quan trọng mà những chúa ngục này có đối với anh ta. Trên thực tế, chỉ có một lợi thế duy nhất, nhưng nó rất quan trọng. Đó là, phim ảnh không phải thật. Thực vậy. Chúng không phải thật.
Ngoài đời thực, và tôi xin lỗi nếu tôi đang làm tan vỡ các ảo tưởng ở đây, những người rơi vào hoàn cảnh như Ricky sẽ không chửi bới ai hết. Họ không có cái nhìn khinh miệt, họ không nhổ nước bọt vào mặt người khác, và, tất nhiên, hẳn nhiên rồi, dứt khoát là họ không thể tự giải phóng mình ra khỏi phòng giam. Điều họ thực sự làm là đứng như con vật nuôi bất động, run lẩy bẩy, khóc lóc cầu xin, nói đúng ra là van xin, van xin được gặp mẹ. Mũi dãi chảy dài, hai chân run bắn, họ thút tha thút thít. Đó là điều mà con người, tất cả mọi người, đều làm, và đời thực là như thế.
Rất tiếc, nhưng nó là thế.
Bố tôi thường trồng dâu tây dưới một tấm lưới. Thi thoảng có một con chim nhìn thấy những quả đỏ, ngọt, chín mọng dưới đất, liền quyết định thử chui xuống dưới tấm lưới, ăn trộm quả rồi bay đi. Rồi con chim làm lần một, lần hai chuẩn xác ngon lành - dễ như không, bọn chúng đến chính xác cứ như đồng hồ- nhưng lần thứ ba cô nàng hoặc anh chàng có thể sẽ trở thành bữa ngon cho chó. Có thể chúng bị mắc vào kẽ lưới, tiếp đó sẽ có rất nhiều tiếng quác quác và đập cánh, thế là bố tôi sẽ từ luống khoai tây nhìn lên, huýt sáo gọi tôi lại, và bảo tôi gỡ con chim ra. Thật cẩn thận. Giữ lấy nó, gỡ chỗ vướng, và thả nó tự do.
Đó là công việc tôi ghét hơn bất cứ công việc nào suốt thời niên thiếu.
Nỗi sợ hãi thật kinh khủng. Nó là cảm giác kinh khủng nhất trong tất cả các trạng thái tình cảm. Một con vật đang trong trạng thái giận dữ là một chuyện, như thế khá là đáng cho ta cảnh giác, nhưng một con vật đang trong trạng thái sợ hãi - đang đung đưa, đang lắc lư, đang nhìn, đang đớp từng nắm lông trong hoảng loạn - lại là chuyện khác. Tôi không bao giờ muốn thấy lại thứ đó lần nữa.
Tuy nhiên, giờ tôi đang ở đây, và đang thấy điều đó.
“Đồ cục c...”, một tay người Mỹ nói, bước vào trong bếp và ngay lập tức bận rộn với cái ấm nước. Solomon và tôi nhìn nhau. Chúng tôi ngồi lại ở bàn trong hai mươi phút sau khi người ta đưa Ricky đi, mà không hề nói với nhau lời nào. Tôi biết anh ta cũng choáng như tôi vậy, và anh ta biết rằng tôi biết, bởi thế chúng tôi chỉ ngồi đó, tôi nhìn bức tường, còn anh ta lấy móng tay cào những vệt dài lên thành ghế.
“Điều gì sẽ xảy đến với anh ta?” Tôi hỏi, vẫn dán mắt vào bức tường.
“Không phải chuyện của ông,” tay người Mỹ nói trong khi xúc cà phê vào một cái bình. “Không phải vấn đề của một ai cả, sau ngày hôm nay.” Tôi nghĩ anh ta đã cười khi nói điều đó, nhưng tôi không dám chắc.
Ricky là một tên khủng bố. Đó là điều mà người Mỹ nghĩ về anh ta, và đó là lý do tại sao họ ghét anh ta. Dù sao thì họ ghét tất cả bọn khủng bố, nhưng điều khiến cho Ricky trở nên đặc biệt, điều khiến họ ghét anh ta nhất, đó là: anh ta là một tên khủng bố người Mỹ. Và đó dường như là một điều không đúng đắn. Trước khi vụ Oklahoma xảy ra, dân thường Mỹ vẫn xem những vụ đặt bom nơi công cộng như một thứ quái lạ, kiểu truyền thống của châu Âu, giống như đấu bò tót và nhảy Morris. Những thứ đó nếu có được phổ biến ra ngoài châu Âu thì chắc chắn cũng chỉ đi về hướng Đông, đến với những tay đua lạc đà, những cái đầu quấn khăn, tới những người con trai con gái đạo Hồi. Làm nổ tung những khu mua sắm, các tòa đại sứ, bắn tỉa những người mới trúng cử vào chính phủ, cướp những chiếc 747 chẳng vì gì khác ngoài tiền, đó là những chuyện xa lạ với người Mỹ hay người Minnesota. Nhưng vụ Oklahoma đã làm thay đổi rất nhiều thứ, tất cả đều trở nên tồi tệ hơn, và, như một hệ quả tất yếu, Ricky phải trả giá đắt cho những mộng tưởng của mình.
Ricky là một tay khủng bố người Mỹ, và anh ta là con sâu làm rầu nồi canh.
Tôi quay trở lại Praha lúc bình minh, nhưng không lên giường. Hoặc ít ra tôi có tới bên giường, nhưng không nằm xuống. Tôi ngồi ở thành giường, với một cái gạt tàn đầy và một bao Malboro rỗng, cứ nhìn chằm chằm vào tường. Nếu như có một cái ti vi ở trong phòng, có thể tôi đã xem. Hoặc có thể không. Một tập phim Khẩu Magnum mười năm tuổi, lồng tiếng Đức, cũng chẳng thú vị hơn mấy so với một bức tường.
Họ nói với tôi rằng cảnh sát sẽ đến lúc tám giờ, nhưng thực ra chỉ bảy giờ mấy phút tôi đã nghe tiếng ủng đầu tiên trên bậc thềm. Có thể xem cái trò trẻ con này là nhằm đảm bảo tôi sẽ mắt nhắm mắt mở ngạc nhiên, trong trường hợp tôi không thể giả bộ một cách thật thuyết phục. Những người này không hề có niềm tin.
Họ có khoảng hơn chục người, tất cả đều mặc đồng phục, và họ hành xử quá đà, đạp cửa, hò la, làm đổ tất cả mọi thứ. Tay đội trưởng nói được chút tiếng Anh, nhưng không đủ để hiểu từ “đau quá”, có vẻ thế. Họ lôi tôi xuống cầu thang ngang qua chỗ bà chủ nhà mặt trắng bệch - bà ta có lẽ đã hy vọng rằng cái thời những người ở trọ bị tống lên xe cảnh sát lúc bình minh đã qua lâu rồi - trong khi những cái đầu tóc rối bù khác lo lắng ngó nhìn tôi từ sau các khe cửa.
Ở đồn cảnh sát, tôi bị giữ trong một căn phòng hồi lâu - không cà phê, không thuốc lá, không gương mặt nào thân thiện- rồi, sau khi thêm nhiều quát tháo, vài cái tát và mấy cú thụi vào ngực, tôi bị quẳng vào một buồng giam; không thắt lưng, chẳng dây giày.
Về tổng thể, chúng khá là hữu dụng.
Có hai người khác cùng ở trong phòng giam, đều là đàn ông, họ không thức dậy khi tôi bước vào. Một trong hai người có lẽ không thể đứng dậy được cho dù có muốn chăng nữa, hình như ông ta say quắc cần câu. Ông ta sáu mươi, bất tỉnh, rượu cồn rỉ ra từ mọi phần cơ thể, cái đầu ngoẹo thấp xuống ngực đến nỗi ta hầu như không thể tin nổi là có một cái xương sống gắn cái mình với cái thân.
Người thứ hai trẻ tuổi hơn, da sẫm màu hơn, mặc áo phông quần kaki. Ông ta nhìn tôi một lượt, từ đầu tới chân rồi lại nhìn lần nữa, sau đó tiếp tục bẻ xương cổ tay và các ngón tay trong khi tôi nhấc ông say ra khỏi ghế, đặt ông ta nằm xuống, không nhẹ nhàng lắm, vào một góc. Tôi ngồi xuống đối diện với Áo Phông và nhắm mắt lại.
“Đức à?”
Tôi không chắc mình đã ngủ bao lâu bởi vì họ cũng đã lấy đi đồng hồ của tôi - chắc là phòng trường hợp tôi treo cổ bằng cái đó - nhưng cái mông tê cứng của tôi cho biết rằng ít nhất vài giờ đồng hồ đã trôi qua.
Ông say đã đi, và ông Áo Phông đang ngồi cạnh tôi.
“Đức à?” Ông ta hỏi.
Tôi lắc đầu và lại nhắm mắt, cảm nhận chính bản thân mình lần cuối trước khi bắt đầu làm một người khác.
Tôi nghe tiếng Áo Phông gãi người. Những tiếng gãi dài, chầm chậm, đầy suy nghĩ.
“Người Mỹ hả?” Ông ta hỏi.
Tôi gật đầu, mắt vẫn còn nhắm, và cảm thấy một khoảnh khắc bình yên đến lạ. Thật dễ dàng khi ta làm một người khác.
Họ giữ Áo Phông trong bốn ngày còn tôi mười ngày. Tôi không được phép cạo râu hay hút thuốc, còn chuyện ăn uống thì bị một tay đầu bếp nào đó làm cho phát nản. Họ hỏi tôi một hai lần về vụ dọa bom trong chuyến bay từ Luân Đôn, yêu cầu tôi nhìn vào những tấm ảnh, ban đầu chỉ riêng hai hay ba tấm, và rồi, khi họ bắt đầu mất hứng thú thì là cả một album toàn ảnh những kẻ phạm tội - nhưng tôi tỏ rõ quan điểm bằng cách không chú ý vào chúng, và cố ngáp mỗi khi họ tát tôi.
Vào đêm thứ mười, họ đưa tôi tới một căn phòng màu trắng và chụp ảnh tôi từ một trăm góc khác nhau, rồi họ trả cho tôi thắt lưng, dây giày và đồng hồ. Họ thậm chí còn đưa cho tôi một con dao cạo. Nhưng phần chuôi nhìn còn sắc hơn lưỡi, và bộ râu dường như giúp tôi thay hình đổi dạng, nên tôi chả thiết cạo nó đi.
Bên ngoài trời tối, lạnh, đang mưa lất phất, nhưng chẳng đáng để tôi bận tâm. Tôi bước chậm rãi, như thể không quan tâm trời đang mưa, hoặc như thể cuộc sống trên trái đất này chẳng còn gì để chào mời, và hy vọng rằng tôi sẽ không phải chờ đợi lâu.
Tôi không phải chờ một tẹo nào.
Đó là một chiếc Porsche 911, màu xanh lá thẫm, và chẳng cần khôn ngoan đặc biệt gì mới nhận dạng được nó, bởi vì những chiếc xe Porsche trên đường phố Praha cũng hiếm như chính tôi vậy. Nó chậm rãi đi theo tôi khoảng vài trăm mét, sau đó thay đổi ý định, tăng tốc vọt lên trước đến cuối phố rồi dừng lại. Khi tôi tới cách khoảng mười mét gì đó, cửa khách được đẩy ra. Tôi bước chậm dần, kiểm tra cả trước lẫn sau rồi ngó đầu vào nhìn người tài xế.
Anh ta khoảng tứ tuần, cằm vuông, mái tóc nhuộm muối tiêu khá nuột, và những gã tiếp thị xe Porsche sẽ rất vui sướng đưa anh ta lên vị trí một “chủ xe tiêu biểu” - nếu như anh ta thực sự là chủ xe, điều này e khó xảy ra, nếu tính đến nghề nghiệp của anh ta.
Tất nhiên, vào lúc đó tôi không biết anh ta làm nghề gì.
“Đi không?” Anh ta nói. Có thể là từ bất cứ nơi đâu, và cólẽ thế. Anh ta thấy tôi đang suy nghĩ về lời mời, hoặc đang suy nghĩ về anh ta, bèn thêm vào một nụ cười để chốt thương vụ. Hàm răng rất đẹp.
Tôi liếc nhìn phía sau anh ta, Áo Phông đang ngồi co ro trên cái ghế sau nhỏ xíu. Anh ta giờ không mặc áo phông nữa, tất nhiên, mà tuyền một màu tím xanh không có một nếp nhăn nào. Anh ta thích thú một lúc trước vẻ ngạc nhiên của tôi, rồi gật đầu với tôi - nửa xin chào, nửa vào đi - và khi tôi vào xe, tài xế liền mở ga, nhả ly hợp một cách gấp gáp hứng thú, bởi thế tôi phải quờ quạng mới đóng được cửa. Hai người kia có vẻ lấy đó làm khoái chí lắm. Người mặc áo phông, tên thật chắc hẳn không thể nào và không bao giờ là Hugo, chìa ra một bao Dunhill trước mũi tôi, tôi bèn lấy một điếu và bật lửa.
“Ông đi đâu?” người tài xế hỏi.
Tôi nhún vai và nói có thể là khu trung tâm, nhưng cũng không quá quan trọng. Anh ta gật đầu và tiếp tục ư ử một mình. Tôi nghĩ là Puccini. Hoặc cũng có thể là Take That. Tôi ngồi hút thuốc, không nói gì, như thể đã quen với những thứ như thế này.
“Tiện thể,” cuối cùng tài xế nói, “tôi là Greg.” Anh ta mỉm cười, và tôi nghĩ thầm, tất nhiên rồi.
Anh ta bỏ một tay ra khỏi vô lăng mà chìa tới trước tôi. Chúng tôi bắt tay, nhanh nhưng thân thiện, rồi tôi ngừng lại một chút, chỉ để tỏ ra rằng tôi là típ người ung dung tự tại, thích thì nói, không thích thì im.
Sau một lúc, anh ta quay lại nhìn tôi. Một cái nhìn cứng rắn hơn. Không còn thân thiện nữa. Bởi vậy tôi trả lời anh ta.
“Tên tôi là Ricky,” tôi nói.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Tay Lái Súng Đa Cảm
Hugh Laurie
Tay Lái Súng Đa Cảm - Hugh Laurie
https://isach.info/story.php?story=tay_lai_sung_da_cam__hugh_laurie