Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Duyên Anh Và Tôi
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Giả Sử Như...
rong ba cái tên Vũ Mộng Long, Duyên Anh, và Thương Sinh, cái tên mà tôi ít được nghe nhất, có lẽ là tên thật Vũ Mộng Long của nhà văn Duyên Anh.
Ai cũng đã đọc truyện của Duyên Anh. Lớp trẻ nào ham đọc sách cũng đều biết tác giả Duyên Anh, cũng đều quen thuộc với những nhân vật mà anh đã dựng lên, để rồi từ đó, tên tuổi của anh được dính liền với nhãn hiệu "Nhà Văn của Tuổi Thơ"...
Danh vọng bắt nguồn từ đó, nhưng cũng chính lãnh vực chuyên về tuổi thơ này sẽ là một trong những nguyên nhân ẩn kín đã đưa đẩy cuộc sống của anh vào một cái vòng ẩn lụy đầy oan nghiệt, bắt đầu từ lúc người Cộng Sản mở chiến dịch càn quét Văn Nghệ Sĩ miền Nam.
Tôi bước chân vào Đại Học đúng năm 63. Một năm đầy dẫy những biến cố kinh khủng: Phong Trào Đấu Tranh Phật Giáo miền Trung; cuộc lật đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa và cái chết của hai ông Diệm Nhu; những cuộc xuống đường, đảo chánh, chỉnh lý, đã làm đảo lộn toàn diện nếp sống Sinh Viên tại Đô Thành. Trong cái rối mù của chính trường, những nhật báo hằng ngày là mối giây duy nhất mà lớp trẻ chúng tôi bám vào để theo rõi thời cuộc...
Khuôn mặt của nhà báo Thương Sinh xuất hiện. " Nhà Văn của Tuổi Thơ" biến thành người ký giả với ngòi viết đao phủ. Dòng văn phủ đầy phấn hồng của tuổi thơ bỗng nhường chỗ cho những lời lẽ đả phá thách thức. Ngôn từ châm biếm được tung ra đanh thép, nhiều khi đến độ độc ác, tạo ra một khí phách ngang tàng, tương phản với thể văn tươi sáng, nhẹ nhàng, dịu ngọt trong những cuốn tiểu thuyết viết về tuổi thơ...Lớp trẻ Sinh Viên chúng tôi thích thú theo rõi, lòng đầy ngưỡng mộ, vì Thương Sinh ác, Thương Sinh đểu, nhưng chỉ ác và đểu với những con mọt chính trường, với những con buôn chính trị xôi thịt, và với những con ròi tham nhũng trong chính quyền.
Lúc ấy, tôi chưa hề gặp mặt Duyên Anh, và cũng chưa làm quen được với Thương Sinh.
Tôi rời Việt Nam vào cuối năm 70, qua Pháp.
Tôi ra đi, để lại sau lưng muôn vàn ký ức về một miền Nam sôi bỏng, hỗn độn ở giữa thời kỳ Chiến Dịch Hạ Lào...
Năm năm sau, biến cố 75 ập tới, cắt đứt hẳn đường về, cắt đứt hẳn mọi liên lạc với quê hương. Ở tại hải ngoại, tiếng mẹ đẻ còn ít nói, huống gì đọc văn chương, báo chí tiếng Việt.
Nhưng rồi con Tạo xoay vần. Năm 83, tôi rời Pháp qua định cư tại California. Quê Hương Việt Nam lại rộn ràng tại mảnh đất xa xôi này: miếng ăn, tiếng nói, báo chí, văn chương lại thấy tái sinh, xán lạn và rộn ràng còn hơn khi ở quê nhà.
Một cách rất tình cờ, tôi được giới thiệu với Duyên Anh qua một buổi ra mắt sách tại Disneyland Hotel vào đầu năm 88, và rồi cũng rất tình cờ, Duyên Anh đã đặt chân tới nhà tôi, lúc đầu như một khách quý, sau đó, như một người anh cư ngụ luôn trong nhà.
Chúng tôi nhường cho anh một căn phòng nhỏ yên tĩnh nhìn ra vườn.
Duyên Anh thường dậy rất sớm. Anh tự pha cà phê, tự làm điểm tâm sáng, tự pha trà, và ngồi viết ngay tại chiếc bàn ăn lớn trong bếp. Bếp sáng sủa: Hai khuôn cửa kính lớn, một mở ra phía sân sau, một mở ra trước mặt tiền của nhà, đủ mang ánh sáng chan hòa vào chỗ anh làm việc...
Tôi thường thức dậy muộn. Lúc nào bước vào bếp pha cà phê, tôi cũng đều nghe câu hỏi đầy trìu mến " Thế nào, ngủ được không em?"
Anh luôn nhường cho tôi chỗ cuối bàn, sát vách, gần những hộc đựng đầy đồ vẽ của tôi. Chiếc bàn ăn này cũng là chỗ tôi ngồi vẽ mỗi ngày; tôi với ly cà phê sữa, còn anh Duyên Anh với ấm trà tri kỷ.
Khác hẳn với cái nhìn mà tôi thường có về một nhà văn: tôi đã tưởng Duyên Anh phải là một người trầm ngâm, chậm chạp, xuềnh xoàng, ít để ý tới bất cứ một chuyện gì ngoài việc viết lách. Nhưng không, anh rất
bảnh bao, lanh lẹ, và tháo vát. Có cái lạ, là anh rất gọn gàng: từ mái tóc tới bộ quần áo phẳng lì. Anh tự giặt đồ, tự ủi đồ, tự nấu ăn, và dọn dẹp, rất sạch sẽ. Trước khi ngồi vào bàn làm việc, anh thường chùi chỗ ngồi một cách kỹ lưỡng, rồi sau đó, lấy một chồng giấy trắng, một cái thước kẻ để trước mặt, một bao thuốc, một gạt tàn, một ấm trà. Và anh bắt đầu ngồi vào làm việc...
Chữ anh viết thẳng tắp, đều đặn, không tẩy xóa sửa đổi. Dòng tư tưởng gần như bất tận, chảy đều theo cử động của bàn tay, chững chạc. Lâu lâu, anh ngừng lại, cười thú vị, và gọi giật tôi: "Thục, nghe này!..." Anh đọc cho tôi nghe một đoạn anh vừa viết. Vẫn thể văn châm biếm, sắc bén, đanh thép mà tôi đã được đọc trước năm 70. Đã hai mươi năm rồi, nhưng lần này, tôi còn được nghe chính giọng nói, nghe được tiếng cười ngạo nghễ của chính con người dưới bút hiệu Thương Sinh, tại ngay chính nhà của tôi...
Nhìn anh, tôi thấy dâng lên một niềm kính phục pha chút xót xa: Biết bao chặng đường gian truân, biết bao sóng gió đã dồn dập phủ kín đời một con người, mà giờ đây, đối diện với tôi, anh vẫn chỉ là một người anh ung dung, yêu đời, tự tin...
Anh sống rất thật, như một tờ giấy trắng, không xoe xua, không tính toán. Nhiều khi, rất mộc mạc, rất quê hương Thái Bình. Có hôm, anh nói với tôi: "Em nấu dư cơm chiều nay đi, để mai, anh ăn cơm nguội với nước dưa chua." Anh thích vậy, cơm nguội chan nước dưa chua. Còn chi quê hương dân tộc cho bằng!
Ở đây, hình như, tôi bất chợt nhìn ra con người của Vũ Mộng Long, một Vũ Mộng Long chất phác, rất đất Bắc, một Vũ Mộng Long đạm bạc, giữ nguyên tâm hồn thôn dã, không chút xoe xua thành thị. Duyên Anh, văn sĩ thần tượng, hay Thương Sinh, ký giả đao phủ, đã nhường chỗ cho một Vũ Mộng Long hiền hòa, bình thường, giản dị.
Anh ít nói về chuyện gia đình của anh. Có một sự chịu đựng, đè nén gì đó trong ánh mắt. Lâu lâu đang viết, anh ngừng lại, bỏ kính xuống bàn, ngả người vào thành ghế, và quay sang tôi tâm sự. Những lúc đó, giọng anh chùng xuống, chậm rãi, và nói nhỏ, như cho chính mình nghe.
Anh đưa cho tôi đọc những tác phẩm mới, anh đã viết tại Pháp; một số đã được dịch ra Pháp ngữ, và do các nhà xuất bản Pháp ấn hành.
Anh đã đề nghị với nhà xuất bản Xuân Thu, để tôi trình bày bìa hai tác phẩm "Sàigòn Ngày Dài Nhất", và hồi ký "Nhìn Lại Những Bến Bờ". Nhà Xuân Thu đã in hai tác phẩm này tại Hoa Kỳ.
Tôi đã nghe thiên hạ nói nhiều về một Duyên Anh làm antenne, khi anh còn bị giam giữ trong trại cải tạo. Tiếng đồn không biết từ đâu, nhưng miệng truyền miệng, ai rồi cũng đặt câu hỏi. Riêng tôi, suốt thời gian anh ở trong nhà, tôi chưa bao giờ đặt vấn đề này với anh. Có lẽ, vì tế nhị thì ít; nhưng lý do chính là, càng sống gần anh, tôi càng thấy rõ khí phách trong con người thật của anh. Con người khí phách ấy, tôi tin chắc, không thể khờ khạo, ngu dại đến độ làm công cụ cho Cộng Sản, để phản anh em.
Cộng Sản Việt Nam làm sao mà mua nổi một con người dũng cảm và cao ngạo như Thương Sinh?
Có lần, trong buổi tối mấy anh em nói chuyện, một người nào đó đã đề cập đến phim ảnh Hollywood, và bàn về loại phim James Bond. Duyên Anh cười vang, giọng miệt thị thấy rõ: " Dốt, chúng nó cả một lũ dốt! Chẳng hiểu gì về vai trò gián điệp cả. James Bond đẹp trai, tướng tá lồng lộng, lộ diện mẹ nó rồi; lấy gì mà làm gián điệp? Gián điệp phải vô danh tiểu tốt, bình thường tới độ không ai để ý tới mới được!" Rồi anh lẩm bẩm điều gì đó, chẳng ai nghe rõ. Có vẻ, anh muốn nói thêm, cho một điều ẩn ức nào đó. Rất có thể, khi bàn về gián điệp James Bond, anh đã muốn đề cập đến vai trò antenne mà họ đã gán ghép cho anh, nhưng vì kiêu hãnh, anh bất chấp mọi chuyện, ngay cả việc thanh minh cho chính mình...
Thật sự, muốn dùng người làm chỉ điểm, Cộng Sản Hà Nội có cả trăm ngàn người bị cầm tù, cần gì phải dùng tới một Duyên Anh lồng lộng tên tuổi?
Có lần, Duyên Anh nói với tôi: "Em biết không, có nhiều đêm, chúng nó đã gọi anh lên nói chuyện. Chúng muốn anh viết về tuổi thơ, chỉ viết về tuổi thơ thôi, không cần ca tụng Cách Mạng hay Chế Độ. Chế độ Cộng Sản rất coi trọng vấn đề gieo trồng Hạt Giống Đỏ, thế hệ nhỏ sẽ nối tiếp con đường của chúng..."
Tôi liên tưởng ngay tới một câu nói, đại khái "Một y sĩ chữa bệnh chỉ ảnh hưởng tới một người; một lãnh tụ chỉ ảnh hưởng tới một quốc gia; nhưng một nhà văn sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ"
Duyên Anh là nhà văn duy nhất của miền Nam chuyên viết về tuổi trẻ. Cộng Sản Hà nội lưu tâm tới khía cạnh này, và mời anh ra cộng tác. Anh đã khước từ. Họ liên tục mời anh lên gặp họ ban đêm, những mong thuyết phục được anh. Dần dà, những lần bị gọi về đêm gây thắc mắc cho những bạn tù, và tiếng đồn từ đó cũng nảy sinh.
Trước ngày cộng sản thả anh, họ đã sử dụng chiến thuật "Không dùng được thì diệt". Họ tung ra ngón đòn độc ác antenne để đốt cháy tên tuổi của Duyên Anh, gây hận thù giữa các bạn tù, và cô lập luôn con người chống cộng Duyên Anh với Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hải ngoại. Một số người Việt tha hương, vì quá hận thù cộng sản, đôi khi thiếu sáng suốt. Chỉ cần nghe nói mái tóc nào hôi mùi nón cối, là họ phạng liền, không cần suy nghĩ.
Duyên Anh, khi được thả về, đã không còn lối thoát nào, ngoài con đường vượt biên. Để chuẩn bị cho chuyến đào tẩu, anh đã lê lết tại các xóm bàn đèn, để đánh lạc sự theo dõi của Công An. Tưởng Duyên Anh đã rơi vào đường cùng của hút xách, nghiện ngập, Cộng Sản nới lỏng kiểm soát; và Duyên Anh đã xuống thuyền, thoát sang Mã Lai. "Bầy Sư Tử Lãng Mạn" là phần thưởng tinh thần, được thai nghén từ những ngày tháng đóng màn kịch trác táng, hút xách này.
Với hai tác phẩm "Nhà Tù", "Trại Tập Trung", bằng lối hành văn của Duyên Anh và Thương Sinh nhập một, anh đã nói lên sự tàn ác của cộng sản Việt Nam trong việc kềm kẹp, đàn áp Văn Nghệ Sĩ, và cuộc sống khốn khổ cùng cực của các tù nhân cải tạo. Tiếp theo đó, với "Sỏi Đá Ngậm Ngùi", "Một Người Nga ở Sàigòn", "Một Người Tên Trần Văn Bá", "Quán Trọ Trước Cổng Thiên Đường", "Đồi Fanta", và tập "Thơ Tù", Duyên Anh đã tấn công trực tiếp vào chế độ cộng sản Hà Nội, như một cách trả lời cho họ về những năm tháng bị giam nhốt, đoạ đày. Duyên Anh cũng đã vượt biên gian khổ như bao thuyền nhân khác, để chứng minh, anh không phải là công cụ của cộng sản.
"Cộng Sản Chỉ Sợ Mình Đưa Chúng Nó Vào Văn Chương Thôi", "Phải Nhốt Tội Aùc Của Chúng Nó Vào Lãnh Vực Bất Diệt", Duyên Anh đã lập đi lập lại với tôi mấy câu này nhiều lần. Văn chương ngàn đời tồn tại. Chữ nghĩa bất diệt. Duyên Anh đã dùng văn chương chữ nghĩa để bày tỏ con người quốc gia của mình. Với đại tác phẩm "Hồn Say Phấn Lạ", gần 900 trang in, xuất bản chỉ mấy tháng trước khi Duyên Anh qua đời, anh đã vạch ra lối đánh Cộng Sản hữu hiệu nhất. Tôi tin chắc rằng, hàng trăm năm nữa, tội ác của Cộng Sản Việt Nam, do Duyên Anh giam nhốt trong các tác phẩm của anh, sẽ vẫn tồn tại ở các thư viện khắp nơi trên thế giới, trong các hiệu sách, và giữa những tủ sách gia đình. Thế hệ anh và tôi, thế hệ con cháu chúng ta, cùng thế hệ mai sau, sẽ ghi nhớ mãi những bài học và kinh nghiệm đau thương của thời đại này.
GIẢ SỬ NHƯ ngày nay, nếu Duyên Anh còn sống, tôi vẫn nghĩ rằng anh cũng chẳng cần biện hộ cho chính mình. Anh cũng chẳng cần giành giật lá cờ Quốc Gia với ai, để được tiếng là chống Cộng. Vì Duyên Anh đã biết dùng ngòi bút, dùng chữ nghĩa, dùng tim óc anh, như một thứ vũ khí lợi hại, đầy sức công phá thành trì Cộng Sản.
GIẢ SỬ NHƯ chế độ Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại cho tới bây giờ, lớp trẻ chúng tôi nằm giữa hai thế hệ, cũng vẫn cô đơn, cũng vẫn vất vưởng đi tìm một lớp đàn anh...Nếu không có một Duyên Anh, một Thương Sinh, chúng tôi cũng vẫn phải tạo ra mẫu người này, để dùng Văn Chương thay thế cho chính thể.
GIẢ SỬ NHƯ ngày 30 tháng 4 năm 75 đã không xảy ra, chúng tôi vẫn cầu mong có được một biến cố nào khác, để miền Nam có được một triệu người đi "du học", để có được một thế hệ trẻ được đầu tư tại ngoại quốc, sạch sẽ hơn, có khả năng xây tương lai huy hoàng hơn cho tổ quốc Việt Nam tự do, không cộng sản.
GIẢ SỬ NHƯ tôi được phép thần diệu có thể gặp gỡ lại người đã chết, tôi sẽ nói với Duyên Anh: Xác anh trở về cát bụi, tim anh trở về nguồn cội, nhưng tên tuổi và tác phẩm của anh đã trở thành bất tử. Văn Chương Chữ Nghĩa đã tạc tượng anh, để anh mãi mãi gần gũi với chúng tôi, như một người anh, như một người bạn tù, và như một biểu tượng cao quý Quốc Gia.
Sắp tới ngày giỗ thứ ba của Duyên Anh, tôi ngồi nhóm lại chút ánh lửa kỷ niệm. Nhớ anh, và viết vài chữ GIẢ SỬ NHƯ để cùng anh nhìn lại những ngày tháng cũ, và cùng anh đón nhận một kỷ nguyên mới, với thật nhiều ước mơ cho Quê Hương, như anh đã làm, và còn có thể làm...
Trần Đình Thục
Lễ Tạ Ơn, tháng 11, năm 99
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Duyên Anh Và Tôi
Vũ Trung Hiền
Duyên Anh Và Tôi - Vũ Trung Hiền
https://isach.info/story.php?story=duyen_anh_va_toi__vu_trung_hien