Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 17 : Lệnh Mac Arthur
R
ạng đông ngày 19 tháng Tám phái bộ Kawabé tập trung tại Bộ Hải quân ở Đông Kinh, rồi từ đây lên xe tới phi trường Haneda.
Bây giờ Kosono không còn là vấn đề nữa, nhưng ở căn cứ Atsugi vẫn không thiếu gì những phần tử cực đoan cuồng tín sẵn sàng tấn công những chiếc phi cơ đi liên lạc với Bộ Tư lệnh địch quân ở Manila. Ngoài ra còn có nhiều căn cứ không quân khác với những phi công quyết tử, tuy không dũng mãnh bằng Kosono, nhưng cũng căm thù cái vụ đầu hàng này chẳng kém gì anh. Vì lẽ đó nên các giới chức đã phải vạch một kế hoạch bí mật cho chuyến bay của phái bộ Kawabé từ Đông Kinh đi Manila. Từ phicảng Haneda phái bộ sẽ lên máy bay đi căn cứ không quân Kisarazu.Ở đây họ sẽ sang máy bay khác và bay về hướng Nam theođường biển chừng trăm dặm rồi sau đó mới quặt về hướng Tây tới Ryukyu. Trên đường, họ sẽ gặp một Không đội Hoa Kỳ tới hộ tống và sẽ hướng dẫn họ bay từ Nam Kyushu đi tới căn cứ Hoa Kỳ Shima ở ngoài khơi Okinawa. Từ đây họ sẽ trực chỉ bay tới Manila. Con đường vòng đó tránh được phi cơ bị phi công quyết tử đánh phá cẩn thận hơn nữa, trước khi phái bộ lên đường; một số phi cơ cất cánh đi khác chiều, để đánh lạc sự theo dõi của những phần tử phá hoại.
6 giờ sáng, phái bộ vượt qua vịnh Đông Kinh. 15 phút sau hạ cánh xuống căn cứ Kisazaru thuộc Không đoàn 3 Nhật Bổn. Kisazaru thuộc quyền chỉ huy của Đô đốc Teraoka là người ba ngày trước đây đã đi du thuyết Đại tá Kosono nhưng bị thất bại, Teraoka đích thân nghênh tiến phái bộ và mời họ ăn sáng. Bữa ăn này do một số đầu bếp đặc biệt sửa soạn, để tránh trường hợp có thể bị bỏ thuốc độc.
Khi tới giờ lên đường, hai chiếc máy bay đậu sẵn trên phi đạo. Đô đốc Teraoka sai lính đem vài vòng hoa tới. Ông yêu cầu Tướng Kawabé đem theo và thả những vòng này xuống Okinawa để an điếu hơn trăm ngàn tử sĩ Nhật ở đây. Phái bộ chia làm hai nhóm lên hai chiếc máy bay hai động cơ, được phi công Hoa Kỳ từ lâu đặt cho cái tên là Betty. Theo lệnh của Mac Arthur, hai chiếc Betty này đều phải sơn mầu trắng với hình chữ thập xanh rất lớn, ở hai bên thân máy.Mỗi chiếc máy bay chở tám nhân viên phái bộ. Sau khi toàn thể phái bộ yên vị rồi, phi công mới mở coi mật lệnh. Đến lúc này họ mới được biết lộ trình của hai chiếc Betty.
Dọc đường,tướng Kawabé ngồi lim dim đôi mắt như sống với một thế giới nào xa lạ, và toàn thể phái bộ không ai hé miệng với nhau một lời nào. Họ đang trên đường thi hành một sứ mạng nhục nhã. Vào lúc 11 giờ 15, hai chiếc máy bay của họ đột nhiên bị mười bốn chiếc máy bay kèm bên cạnh. Rồi hai chiếc khu trục đi hộ tống hai bên. Từ đây, họ hết lo sợ về mối đe dọa của phi cơ Thần Phong.
Tới căn cứ Shima phái bộ để hai chiếc Betty lại, đáp chuyến máy bay C-54 của Hoa Kỳ, thẳng đường tới Manila. Khi máy bay tới phía Nam Okinawa, phái bộ Nhật mở cửa máy bay để thả xuống những vòng hoa hồng của Đô đốc Teraoka. Mười sáu người trong phái bộ Kawabé đều đứng dậy cúi đầu và lâm râm khấn khứa vong linh tử sĩ Nhật.
Hơn bốn tiếng đồng hồ sau khi cất cánh, chiếc C-54 đáp xuống phi trường Manila. Tướng Kawabé dẫn đầu phái bộ bước xuống cầu thang vào lúc sáu giờ chiều và trông thấy binh sĩ Hoa Kỳ đứng vây đặc chung quanh. Không ai nói một lời nào trong khi những máy chụp hình và quay phim làm việc lia lịa.
Người Hoa Kỳ ra đón phái bộ Nhật Bản là Đại tá Mashir, bạn thân của Đại tá Zacharias từng cộng tác với đài «Nói với Đông Kinh» trong suốt tháng Bảy vừa qua. Mashir nói tiếng Nhật rất thông thạo, ông dẫn phái bộNhật tới gặp Tướng Willoughby đứng giữa nhóm sĩ quan Hoa Kỳ có nhiệm vụ nghênh tiếp họ. Khổ người cao to, nét mặt đều đặn ưa nhìn, Tướng Willoughby là trưởng phòng tình báo của đại tướng Mac Arthur. Chính ông là người có cônglớn trong việc sáng tạo và duy trì huyền thoại bao trùm MacArthur miệng ngậm bíp, lẫy lừng trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương.
Kawabé lên chiếc xe hơi đậu ở đầu, Willoughby bước lên sau. Đại tá Mashir đi vòng xe ngồi cạnh tài xế. Willoughby tỏ thái độ thân thiện và hỏi viên tướng Nhật:«Ôngthích nói chuyện bằng thứ tiếng nào?». Kawabe trả lời: «Tiếng Đức». Bất ngờ tiếng Đức lại là tiếng mẹ đẻ của Willoughby và ông đã sống ở Đức trong suốt thời niên thiếu. Được ấm lòng vì thái độ hay hay của viên tướng Hoa Kỳ đến lúc này Kawabé mới hé miệng mỉm một nụ cười.
Phái bộ Nhật được đưa tới lưu trú trong khách sạn Rosario, hai người một phòng với đầy đủ tiện nghi dành cho thượng khách, với cửa sổ trông xuống vịnh Manila.
Đến khi tổ chức cuộc họp chính thức giữa hai phái đoàn, khó khăn đầu tiên liền xẩy ra. Phái đoàn Nhật kịch liệt bác bỏ lời yêu cầu của phía Hoa Kỳ, và dù được đeo kiếm là một yếu tố quan trọng của quân phục sĩ quan Nhật. Cuối cùng phái đoàn Nhật chịu nhượng bộ một phần, và bằng lòng để kiếm bên ngoài phòng họp. Hoa Kỳ chấp thuận đề nghị của Nhật.
Phái đoàn Kawabé được dẫn vào Tòa Đô Chính, nơi đây phái đoàn Hoa Kỳ đã sẵn sàng đợi họ. Tháo kiếm để lại phòng ngoài, họ tiến vào Phòng hội nghị ở tầng lầu hai, và ngồi vào bàn họp, đối diện với những kẻ đã đánh thắng họ.
Cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ là tướng Sutherland, Tham mưu trưởng của Mac Arthur. Khổ người cao mảnh khảnh, nét mặt nghiêm khắc, tướng Sutherland làm việc dưới quyền Mac Arthur từ trên mười năm nay.
Sau nghi thức giới thiệu; cuộc thảo luận bắt đầu. Ai nấy đều cân nhắc trong thái độ chính thức và họ ý thức việc họ làm là có tánh cách lịch sử. Đây là lần đầu tiên từ thuở lập quốc, Nhật Bản trao những bí mật sinh tử của quốc gia cho ngoại nhân. Và cũng kể từ lúc này Nhật, đã hết là một quốc gia độc lập. Bằng giọng nói vững mạnh, Sutherland yêu cầu phía Nhật đọc những tài liệu liên quan đến cuộc đầu hàng và chiếm đóng.
Bất đồng ý kiến xẩy ra với việc Hoa Kỳ đòi đổ bộ lên căn cứ Atsugi vào ngày 23 tháng tám tức là bốn ngày sau. Kawabé hoảng hồn vì ông biết tình hình Nhật Bản còn căng thẳng, và dân Nhật cần thời gian để tháo gỡ guồng máy chiến tranh lúc này vẫn còn đầy đủ hiệu năng. Ông quyết liệt phản đối và nói với tướng Sutherland: «Phía Nhật Bản thành thực xin ông hoãn ngày đổ bộ. Chúng tôi cần ít ra là mười ngày để chuẩn bị... có lẽ ông biết chúng tôi gặp nhiều khó khăn nội bộ... Những đơn vị Thần Phong đã khiến cho chúng tôi phải trì hoãn cuộc hành trình đi Manila...»
Tướng Sutherland không trả lời yêu cầu củaNhật, và ông đề cập đến tình trạng hải cảng Yokosuka: ở vịnh Đông Kinh.
Theo chương trình đổ bộ của Hoa Kỳ, ngày 23 chiếm đóng căn cứ Atsugi và vịnh Sagami Tây Nam Đông Kinh, ngày 25 chiếm đóng vịnh Đông Kinh, ngày 26 Mac Arthur đặt chân vào đất Nhật với thủy quân lục chiến chiếm đóng căn cứ Yokosuka. Văn kiện đầu hàng sẽ được chính thức ký kết ngày 28 tháng 8 tại vịnh Đông Kinh.
Lo ngại những đụng độ đẫm máu có thể xẩy ra giữa lính Nhật còn cầm súng, và lính Hoa Ký thiện chí, phái đoàn Nhật phản đối thời khóa biểu cuộc chiếm đóng. Nhưng tướng Sutherland không trả lời gì cả, và yêu cầu hai phái đoàn chia thành những tiểu ban để bàn từng vấn đề một.
Phái đoàn Hoa Kỳ đòi biết Nhật có bao nhiêu sư đoàn ở quân khu Đông Kinh, phải đi bao nhiêu lâu để tới Đông Kinh. Họ được thỏa mãn.
Con số máy bay Nhật còn dùng được, được ghi nhận cẩn thận. Những căn cứ không quân, cơ sở-phòng không, kho vũ khí đạn dược quân nhu, những bãi địa bộ v.v..., được đánh dấu rõ ràng trên tấm bản đồ nước Nhật.
Hoa Kỳ đòi biết vị trí đích xác những tiềm thủy đĩnh Nhật, biết rõ vị trí từng chiến hạm Nhật, vị trí mọi sư đoàn lục quân Nhật. Họ được thỏa mãn.
Với những giờ họp kéo dài bầu không khí thêm cởi mở hơn. Hai phái đoàn dùng Coca-Cola, mời nhau hút thuốc. Phái đoàn Hoa Kỳ, nhất là Đô đốc Sherman cố gắng làm dịu bớt nỗi khổ tâm của phái đoàn Nhật phải phanh phui cho địch quân biết tất cả những bí mật quốc phòng của họ.
Vào lúc bốn giờ sáng mọi việc được tạm kề như đã hoàn tất. Tướng Sutherland tuyên bố: «Bên phía Nhật Bản đã cung cấp tất cả những tin tức cần thiết cho cuộc chiếm đóng. Cả hai bên đều mong muốn cuộc chiếm đóng hòa bình này diễn ra trong sự an ổn. Riêng phía Hoa Kỳ thấy cần phải hoàn tất ngay cuộc chiếm đóng, chiếu theo những điều khoản của tuyên ngôn Postdam. Chúng tôi không muốn dành quá nhiều thì giờ cho việc này. Vì lẽ đó chúng tôi sẽ khởi sự đổ bộ vào ngày 28 tháng 8. Như vậy tức là Hoa Kỳ dành thêm cho Nhật Bản thời hạn năm ngày ân huệ, để họ thu xếp nội bộ.
Tướng Kawabé vẫn chưa được bằng lòng: «Phía Nhật Bản không thể thu xếp xong trong thời hạn đó. Chúng tôi cần ít ra là mười ngày. Chúng tôi không muốn một chút rắc rối nào xảy ra cho cuộc chiếm đóng». Khi tướng Sutherland nhấn mạnh đòi hỏi của Hoa Kỳ, Kawabé hiểu mọi phản kháng đều trở nên vô ích. Ông chỉ bình luận: “Các ông là phía chiến thắng, quyết định của các ông là tối thượng, nhưng theo chúng tôi thì nội tình Nhật Bản còn rất nhiều bất ổn».
Khi cuộc họp bế mạc phái đoàn Nhật Bản được đưa trở về khách sạn Rosario. Tại đây họ bàn tán sôi nổi về những yêu sách của Hoa Kỳ. Họ thấy cần phải đánh điện ngay cho Đông Kinh được biết về những kết quả cuộc họp.
Một trong những yêu sách của Hoa Kỳ được ghi trong tập tài liệu trao cho họ đã làm cho họ sung máu lên đầu. Yêu sách đó liên quan đến quyền lợi những sĩ quan thuộc lựclượng chiếm đóng. Hoa Kỳ ghi rõ con số những hầu gái dành cho mỗi cấp bậc. Cấp Tướng được ba người hầu gái, từ Đại tá đến Đại úy được hai người, còn Trung úy chỉ có một người. Chính vẩn đề người hầu đó đã làm cho phái đoàn Nhật nồi sùng, vì nó bộc lộ ý định của Hoa Kỳ muốn làm nhục dân Nhật.
Tuy nhiên khi phái đoàn Nhật lên đường về nước, thì tài liệu liên quan đến vấn đề người hầu đó không có trong cặp của họ. Có lẽ Hoa Kỳ được biết sự uất hận của phái đoàn Nhật nên đã bằng lòng rút bỏ yêu sách đó.
Sáng hôm sau phái đoàn Nhật Bản trở lại phòng họp để nhận lãnh những xác định cuối cùng của Hoa Kỳ. Ngày 28 tháng 8 vẫn được duy trì là ngày đổ bộ, và phái đoàn Nhật khôngbuồn tranh cãi thêm lời nào nữa.
Trước khi cuộc họp chấm dứt, tướng Sutherland trao cho Kawabé dự thảo tuyên ngôn đầu hàng mà nhà đương cuộc Nhật bắt buộc phải công bố. Được thành hình từ Hoa Thịnh Đốn, dự thảo lúc này được một viên thông ngôn đọc tại cuộc họp. Phái đoàn Nhật cứng người, cằm tướng Kawabe run lên bần bật.
Những nhân viên Hoa Kỳ quen thuộc với Nhật ngữ hiểu rõ lý do tình trạng đó. Dự thảo tuyên ngôn đầu hàng đã gọi vua Nhật bằng tên không có họ, đó là lối gọi có tánh cách vô cùng sỉ nhục đối với một nhân vật tôn kính.
Khi viên thông ngôn đọc xong, Kawabé vỗ tay mạnh trên bàn để bộc lộ tất cả uất ức bất lực của ông.
Trước khi phái đoàn Nhật lên máy bay vềnước, Kawabé được tướng Sutherland tiếp kiến riêng và được ông này cho biết: ban thông ngôn và thông dịch ở Manila đã sửa chữa chỗ sai lầm về danh xưng đối với Nhật Hoàng. Kavvabé cảm thấy nhẹ hẳn người và trên đường ra phi trường ông ngỏ lời cảm ơn HoaKỳ đã tôn trọng truyền thống của Nhật.
Phái đoàn Nhật rời Manila vào lúc 1 giờ trưa sau mười chín tiếng dồng hồ lưu lại ở đây. Trong cuộc tiếp xúc, bên chiến thắng đã tỏ ra lịch sự và bên chiến bại đã tỏ ra có thiện chí. Cuộc hợp tác giữa hai bên dã có dấu hiệu tốt đẹp.
Khi phái đoàn về tới Đông Kinh, Thủ tướng Kuni bước vội tới chào đón tướng Kawabé và ca tụng ông đã phục vụ đẳc lực. Quá mệt mỏi Kawabé không còn hơi sức đâu để thưởng thức lời tán dương. Ông chỉ biết ông dã làm xong cái việc ông ghê tởm nhất trên đời.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Đế Quốc Nhật Giãy Chết
William Craig
Đế Quốc Nhật Giãy Chết - William Craig
https://isach.info/story.php?story=de_quoc_nhat_giay_chet__william_craig