Đăng Nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Quên Mật Khẩu
Đăng ký
Trang chủ
Đăng nhập
Đăng nhập iSach
Đăng nhập = Facebook
Đăng nhập = Google
Đăng ký
Tùy chỉnh (beta)
Nhật kỳ....
Ai đang online
Ai đang download gì?
Top đọc nhiều
Top download nhiều
Top mới cập nhật
Top truyện chưa có ảnh bìa
Truyện chưa đầy đủ
Danh sách phú ông
Danh sách phú ông trẻ
Trợ giúp
Download ebook mẫu
Đăng ký / Đăng nhập
Các vấn đề về gạo
Hướng dẫn download ebook
Hướng dẫn tải ebook về iPhone
Hướng dẫn tải ebook về Kindle
Hướng dẫn upload ảnh bìa
Quy định ảnh bìa chuẩn
Hướng dẫn sửa nội dung sai
Quy định quyền đọc & download
Cách sử dụng QR Code
Truyện
Truyện Ngẫu Nhiên
Giới Thiệu Truyện Tiêu Biểu
Truyện Đọc Nhiều
Danh Mục Truyện
Kiếm Hiệp
Tiên Hiệp
Tuổi Học Trò
Cổ Tích
Truyện Ngắn
Truyện Cười
Kinh Dị
Tiểu Thuyết
Ngôn Tình
Trinh Thám
Trung Hoa
Nghệ Thuật Sống
Phong Tục Việt Nam
Việc Làm
Kỹ Năng Sống
Khoa Học
Tùy Bút
English Stories
Danh Mục Tác Giả
Kim Dung
Nguyễn Nhật Ánh
Hoàng Thu Dung
Nguyễn Ngọc Tư
Quỳnh Dao
Hồ Biểu Chánh
Cổ Long
Ngọa Long Sinh
Ngã Cật Tây Hồng Thị
Aziz Nesin
Trần Thanh Vân
Sidney Sheldon
Arthur Conan Doyle
Truyện Tranh
Sách Nói
Danh Mục Sách Nói
Đọc truyện đêm khuya
Tiểu Thuyết
Lịch Sử
Tuổi Học Trò
Đắc Nhân Tâm
Giáo Dục
Hồi Ký
Kiếm Hiệp
Lịch Sử
Tùy Bút
Tập Truyện Ngắn
Giáo Dục
Trung Nghị
Thu Hiền
Bá Trung
Mạnh Linh
Bạch Lý
Hướng Dương
Dương Liễu
Ngô Hồng
Ngọc Hân
Phương Minh
Shep O’Neal
Thơ
Thơ Ngẫu Nhiên
Danh Mục Thơ
Danh Mục Tác Giả
Nguyễn Bính
Hồ Xuân Hương
TTKH
Trần Đăng Khoa
Phùng Quán
Xuân Diệu
Lưu Trọng Lư
Tố Hữu
Xuân Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm
Vũ Hoàng Chương
Hàn Mặc Tử
Huy Cận
Bùi Giáng
Hồ Dzếnh
Trần Quốc Hoàn
Bùi Chí Vinh
Lưu Quang Vũ
Bảo Cường
Nguyên Sa
Tế Hanh
Hữu Thỉnh
Thế Lữ
Hoàng Cầm
Đỗ Trung Quân
Chế Lan Viên
Lời Nhạc
Trịnh Công Sơn
Quốc Bảo
Phạm Duy
Anh Bằng
Võ Tá Hân
Hoàng Trọng
Trầm Tử Thiêng
Lương Bằng Quang
Song Ngọc
Hoàng Thi Thơ
Trần Thiện Thanh
Thái Thịnh
Phương Uyên
Danh Mục Ca Sĩ
Khánh Ly
Cẩm Ly
Hương Lan
Như Quỳnh
Đan Trường
Lam Trường
Đàm Vĩnh Hưng
Minh Tuyết
Tuấn Ngọc
Trường Vũ
Quang Dũng
Mỹ Tâm
Bảo Yến
Nirvana
Michael Learns to Rock
Michael Jackson
M2M
Madonna
Shakira
Spice Girls
The Beatles
Elvis Presley
Elton John
Led Zeppelin
Pink Floyd
Queen
Sưu Tầm
Toán Học
Tiếng Anh
Tin Học
Âm Nhạc
Lịch Sử
Non-Fiction
Download ebook?
Chat
Bố Già Trở Lại!
ePub
A4
A5
A6
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Chương 15
V
ị đại biểu quốc hội - một cựu tổng chưởng lí bang, là một kình địch đáng gờm đối với sự xâm nhập của Cosa Nostra (Công việc của Chúng ta - từ gọi chung mọi băng đảng Mafia ở Hoa kỳ) vào Bang Bạc (Bang Nevada) yêu dấu của ông. Ông cũng là một chủ trang trại mà điền sản nằm gần Doomtown - lúc đầu nhận một cuộc chẩn bệnh đáng ngại tại bệnh viện mới xây mang tên Vito Corleone. Khi trở về Washington, ông đến một bác sĩ chuyên khoa danh tiếng để kiểm chứng lại. Buồn thay, kết quả cũng là như thế: ung thư bạch huyết, thời kỳ cuối, vô phương cứu chữa, chỉ còn sống được sáu tháng nữa thôi. Ông chọn cách giữ bí mật bệnh tật của mình và chiến đấu chống lại nó. Nếu có người nào đủ kiên cường để đối đầu với ung thư thì người đó chính là vị đại biểu gốc nông dân, trước khi bị căn bệnh hiểm ác tấn công, vẫn mạnh cùi cụi như con trâu cui này. Một năm sau, sụt mất tám mươi tám pounds, ông vẫy tay chào thua số mệnh và... nhắm mắt xuôi tay! Như vẫn thường xảy ra, nhân vật mà trách nhiệm hiến định là chỉ định người kế nhiệm lại là một đối thủ chính trị của vị quá cố. Vị Thống đốc yêu cầu Thomas Hagen, một luật sư và nhà tài chính lỗi lạc của Las Vegas, từ bỏ cuộc chạy đua đường xa vào việc đề cử làm ứng viên Thượng nghị sĩ của đảng và chấp nhận việc bổ nhiệm vào Hạ nghị viện. Ông Hagen đã rất khả ái đồng ý gạt qua một bên những kế hoạch của mình vì cơ hội phục vụ đồng bào của Bang Nevada.
Việc bổ nhiệm này không được quần chúng đồng tình. Vấn đề không phải là những người phụ tá của Hagen - ông là chính trị gia duy nhất trong lãnh vực này với những người phụ tá đông đảo và hơi đặc thù như vậy - mà chính là tư cách thường trú nhân ở Nevada của ông. Ông mới từ New York chuyển về Nevada chưa bao lâu. Và cũng vì ông là người tập sự về chính trị, chưa có thành tích gì trong việc phục vụ cộng đồng. Mọi tờ báo của bang, không có ngoại lệ, đều phê phán sự lựa chọn và đưa tin nhiều về cuộc tranh luận.
Để xây dựng quyền lực, đôi khi người ta phải kiểm soát những người có vẻ như ít quyền lực nhất. Đây là bí mật trong năng lực nhà Corleones nhằm kiểm soát các thẩm phán. Mặc dầu chuyện tham nhũng hối lộ thì nhan nhãn trong mọi tầng lớp người song một thẩm phán được tiêu chuẩn hóa thì trung thực hơn một người thường được tiêu chuẩn hóa. Trong thực tế, người ta khó kiểm soát các thẩm phán và nếu muốn kiểm soát thì phải tốn kém nhiều hơn. Tuy nhiên. Nhiều vụ án được giao theo kiểu ngẫu nhiên bởi một thư kí tòa án được trả lương không nhiều hơn một thầy cô giáo cấp hai hay cấp ba. Nhân vật nào kiểm soát độ mười phần trăm những người như thế và đa số các thẩm phán, nhân vật đó quyền lực kém hơn nhiều so với người nắm được đa số các thư kí tòa án và một ít thẩm phán có tính chiến lược đã biến chất thoái hóa vì tính khinh bạc, vì những thói quen xấu hay vì những bí mật đen tối.
Báo chí lại vận hành theo chiều ngược lại. Một vài phóng viên có thể bị lung lạc bởi một chầu bia rượu với em út mát mẻ, một khỏan nợ cá độ được bỏ qua hay ngay cả chỉ với một chầu ăn sáng uống cà-phê. Nhưng hầu hết đều có cái tính khí thập tự chinh (crusading streak) và dễ bị khích động, say mê đến độc tưởng những tin tức mới mẻ, đặc biệt, nóng hổi, hấp dẫn... mà họ chạy theo giống như một đàn lemmings (con sau theo con trước, con trước theo con dẫn đầu và khi con dẫn đầu tưởng biển là một con sông ngắn, nhào xuống bơi qua thì cả đoàn cũng lao theo xuống biển để rồi chết chìm cả lũ, có đàn
lên đến hàng ngàn, hàng vạn con). Để kiểm soát tin tức, người ta cần ảnh hưởng từ trên chóp bu. Trí nhớ của công chúng thường ngắn ngủi. Nếu một câu chuyện đi xa dần rồi nhạt nhòa dần trong dăm bữa nửa tháng và được thay thế bởi một câu chuyện mới, công chúng muốn không phải là việc khép lại câu chuyện cũ mà là những tình tiết mới về câu chuyện mới. Hay một cái gì còn mới hơn. Kiểm soát những ai kiểm soát được những người nắm quyền quyết định đăng một câu chuyện trong bao lâu và ở vị trí nào trong báo và bạn kiểm soát được tin tức.
Sau một vài ngày, một con người đầy hấp lực, trông có vẻ kỳ dị trong áo da màu đen và hai lọn tóc mai càng đen hơn - một hiện tượng âm nhạc dân gian từ Mississippi, một chàng trai da trắng gào thét những ca khúc Da đen - đến Las Vegas lần đầu. Hagen được thay thế trên trang nhất và trong trí tưởng tượng của công chúng bởi cái tin đầy hân hoan về cuộc trình diễn nghèo nàn của hiện tượng nhạc dân gian và những suy luận về việc liệu sự kiện này có đánh dấu một kết thúc không chỉ cho sự nghiệp của chàng trai quê mà còn cho cả toàn bộ cái mốt thời thượng tầm thường được cho là có khuynh hướng thân Cộng, gọi là “rock and roll” hay không. Ngày Hagen đặt tay lên Thánh kinh thề và bay đến Washington nhận lãnh nhiệm vụ thì trong báo chí ở Nevada chỉ có một bài về anh bởi một chàng phóng viên cà -mèn từ Carson City nhắc lại cuộc chiến pháp lí trong cuộc tranh đua vào Hạ nghị viện, đăng ở trang trong; một đề tài đã nguội ngắt chẳng ma nào buồn bàn tán nữa.
Các Ông Trùm và những phụ tá chóp bu của họ sẽ hành xử càng ngày càng giống như những nhân vật lãnh đạo các công ty lớn hay của chính quyền. Điều này, Hagen biết, là cái mà Michael nghĩ rằng anh ta muốn: trở thành hợp pháp. Michael đang tiếp tục con đường này mà không cần đến sự tư vấn của Hagen nữa. Hagen cứ giữ những nghi ngại cho riêng mình, chẳng lộ một ý gì. Cứ hẵng treo giá ngọc. Đơi khi nào người ta thấy cần “tam cố thảo lư” (ba lần đến lều cỏ), thỉnh cầu cao kiến, lúc đó hẵng nói. Và tiếng nói của ta mới thực sự có trọng lượng. Đừng như mấy anh bản lĩnh không mấy tí mà lại muốn làm tài lanh, lên mặt “thầy đời miễn phí”, khiến thiên hạ chẳng những đếch thèm nghe mà có khi bực quá, người ta còn chửi cho, có mà vuốt mặt không kịp!
Không giống Hagen, Michael chưa bao giờ làm việc cho công ty nào. Trong công việc này, có ai đòi hỏi phải qua các trường lớp này, phải có những bằng cấp kia nọ đâu? Chỉ có trường đời dạy cho anh thôi. Trường đời với những đua tranh, những thử thách khốc liệt, những “kỳ thi” còn gay go, hóc búa hơn những kỳ thi để lấy bằng này, bằng kia nhiều! Và cũng còn cần đến... tài năng thiên phú nữa chứ! Vâng, nói thế cũng không quá lời đâu. Bởi làm lính lác hay những cấp làng nhàng thì không nói, chứ làm đến cỡ capo, đến Don thì cũng phải là tay kiệt hiệt, chứ đâu phải xoàng!
Nhưng nói thế thì mới chỉ là một vế. Bản lĩnh trường đời đã đành là đáng nể rồi nhưng sở tồn từ trường học hẳn nhiên cũng có chỗ đắc dụng, và không thể thiếu. Đâu phải lúc nào, nơi nào anh cũng đem thành tích bao nhiêu năm lăn lộn giang hồ ra nói chuyện với mọi người được? Nhất là khi anh muốn đi vào khuôn khổ những công việc hợp pháp. Thì anh phải cần đến những chuyên gia, những nhà tư vấn, những quân sư quạt mo, những consiglieres. Trước khi Hagen xin nghỉ để về làm việc cho Vito Corleone, anh đã dành những tháng cuối như một luật sư của công ty để nghiên cứu về “tỉ lệ tử vong chấp nhận được” (acceptable death rates). Vấn đề là thế này: Có bao nhiêu người vô tội sẽ phải chết trong nhiều tư thế khác nhau trong những vụ tai nạn xe cộ bởi những chiếc xe do khách hàng của công ty sản xuất trước khi những luật lệ đầy đủ được chờ đợi, biện minh cho phí tổn lắp đặt những phụ
kiện an toàn hơn và tất nhiên cũng đắt tiền hơn. Những đứa bé sơ sinh, những học sinh, những phụ nữ mang bầu, những chàng trai da trắng tài giỏi với mức lương cao: tất cả đều được nghiên cứu tỉ mỉ, được tính toán chi li, được viết ra rõ ràng trong bản tường trình mà anh đã hoàn tất hồ sơ trước ngày anh nghỉ việc. Còn những người kia đã làm gì để đưa đến cái chết của họ?
Chính quyền lại càng tệ hơn nữa, điều mà Hagen đã biết từ lâu trước khi anh nhận nhiệm chức. Có nhớ “Nhớ vụ Maine”? Cả một lời nói dối hào nhoáng được pha chế công phu để cho nước Mỹ có thể tham chiến dưới những lí do giả vờ và những người có trách nhiệm có thể giúp cho những người bạn giàu có của mình càng giàu hơn (gồm cả những ông trùm báo chí đã truyền bá lời dối trá này trên trang nhất để tăng số phát hành). Nhiều người chết trong cuộc chiến do bịa đặt đó hơn là mọi cuộc xung đột Mafia cộng lại. Chỉ là do những hình ảnh tiêu cực về người Ý khiến người ta tin họ là mối đe dọa cho người dân thường. Người Mỹ vẫn tưởng rằng họ sống trong một xã hội thực sự dân chủ -một lời nó dối được yêu thích đến độ khiến họ không nhận ra một điều hiển nhiên là nước Mỹ hoàn toàn được điều hành thông qua những cuộc thương lượng ở phòng trong liên quan đến người giàu. Trong hầu hết mọi cuộc bỏ phiếu, ứng viên giàu hơn đánh bại ứng viên nghèo hơn. Khi ứng viên nghèo hơn thắng cử, thường là bởi vì anh ta đồng ý làm người chạy việc vặt cho những người giàu hơn những người đã hậu thuẫn cho đối thủ của anh ta.
Hagen nghi ngờ rằng thế giới từng bao giờ thấy được một định chế tốt hơn là chính quyền Hoa kỳ. Chẳng hạn, khó mà kiện cáo chính quyền, và ngay cả nếu bạn thắng, thì sao nào? Đây là một triệu đô. Sau đó, họ nâng thuế lên hai triệu. Thêm nữa là, với các doanh nghiệp, người nào đó ở nơi nào đó phải mua sản phẩm kém chất lượng của họ. Dân chúng phải làm gì đối với chính quyền. Chính quyền là của dân, do dân, vì dân mà. Thế là hết chuyện nói.
Trong nhiều năm Hagen đã dàn xếp những cuộc thương lượng, mặc cả với các chính trị gia, nhìn sâu vào đôi mắt họ và thấy những con người đó đã trở thành những kẻ cơ hội vô hồn vô cảm đến thế nào, rất lâu trước khi Hagen từng đặt chân vào văn phòng họ để giải thích bất kỳ dàn xếp nào mà hai bên cùng có lợi mà họ ít có lựa chọn nào khác hơn là chấp nhận. Những người này - và, rất thường khi là, những người phụ nữ - chấp nhận mà không phản biện gì, cám ơn Hagen, bắt tay anh, cười những” nụ cười công bộc”
(smiled those public -servant smiles), những con người rất hăng hái giành nhau làm “đầy tớ của nhân dân”, và rất sẵn lòng đón anh quay lai bất kỳ lúc nào. Nếu Hagen từng bao giờ nhìn vào gương và thấy cái nhìn đó trong đôi mắt của chính mình, có lẽ anh sẽ đặt một viên đạn (nhẹ nhàng thôi!) vào giữa chúng.
Anh chưa bao giờ trông chờ giữ một nhiệm sở bên ngoài bang Nevada (và ngay cả là rất miễn cưỡng nếu phải làm điều đó), và anh có lẽ sẽ không bao giờ nếu không vì cái cơ hội chưa hề tiên liệu được cung cấp bởi cái chết của người tiền nhiệm. Người dân bang Nevada dường như cảm thấy rất đáng báo động khi thấy Tom Hagen ngồi vào Hạ viện liên bang, đại diện cho mình, cũng như anh khi ngồi ở đó - mặc dầu ít hơn vợ anh, Theresa. Sự công kích việc bổ nhiệm anh, mặc dầu sau này đã lặng đi, vẫn là quá mức đối với nàng. Nàng ưu tư về hiệu ứng của chuyện đó lên con cái. Và ý tưởng làm một người vợ ở Washington làm nàng rùng mình khó chịu. “Dường như anh luôn luôn đạt được những gì anh
muốn,” nàng bảo anh,” và em biết anh khá đủ để biết rằng anh chẳng bao giờ muốn chuyện này.” Anh cố phủ nhận điều đó và nàng thấy xuyên qua anh. Nàng cần thời gian để suy nghĩ về tất cả chuyện này. Nàng đem mấy đứa con đi nghỉ hè với cha mẹ anh chị em của nàng ở bãi biển Jersey.
Có lẽ chính bởi vì Tom Hagen đã đi vào chuyện này một cách miễn cưỡng đến thế khiến cho việc anh đến Washington trở thành một cú sốc lớn đối với hệ thống của anh. Khi chiếc taxi chở anh lên cầu qua sông Potomac, quả thật anh hoang mang tự hỏi mình đang ở đâu, mình là ai.
Đêm đầu tiên đến thủ đô anh ở khách sạn, và khi không thể ngủ được, lúc đầu anh đổ lỗi cho việc trì hoãn chuyến bay và những cốc cà-phê, nhưng anh vẫn đi máy bay thường xuyên và việc chuyến bay bị hoãn lại cũng không phải hiếm còn cà phê anh vẫn uống hàng lít mỗi ngày và thường vẫn có thể đi ngủ bất kỳ lúc nào anh muốn. Anh kéo rèm che lại và thấy những ánh đèn nơi khu phố ăn khuya và thấy nổi da gà.
Anh là một triệu phú. Anh là một đại biểu quốc hội Hoa kỳ. Anh bắt đầu cười phá ra. Rồi anh mặc quần áo.
Xung động đến từ trái tim, và anh ở trong cầu thang máy trước khi anh nghĩ về một chuyện khó biện hộ về mặt tình cảm mà anh sắp làm.
Anh biết ngay cả khi nó đang xảy ra rằng đây không phải là một câu chuyện mà anh có thể kể với ai, dầu bây giờ hay sau này.
Anh băng qua Đại lộ Hiến pháp (Constitution Avenue) và đứng ở phía tây của Hồ nước Phản chiếu (Reflecting Pool) bốc mùi trứng ung. Những ánh đèn chiếu trên mặt nước. Một cặp tình nhân đối diện anh nắm tay nhau và hôn nhau. Đẹp quá.
Anh là một đứa trẻ mồ côi, đấy anh là thế. Khi anh lên mười, mẹ anh bị mù và mất không lâu sau đó. Còn cha anh, tuyệt vọng, chán đời, uống rượu say sưa đến chết luôn. Hagen được đưa vào Cô nhi viện nhưng trốn trại và ra sống lang thang bụi đời nơi hè phố hơn một năm trước khi làm bạn với Sonny Corleone và Sonny đã đem anh về nhà như một đứa trẻ lạc. Vào thời điểm đó, chuyện bố của Sonny có chấp nhận điều này hay không hình như không mấy quan trọng, nhưng Hagen quá biết ơn nên không hỏi han gì. Sau đó Hagen không còn nghĩ về chuyện ấy nữa. Mẹ anh mất vì bệnh hoa liễu còn cha anh là kẻ say rượu ưa bạo lực, thích đập phá và tự rước lấy họa sát thân. Hagen là người bẩm sinh biết kín miệng về những chuyện không nói ra thì hay hơn và, nếu có thể, không nghĩ tới lại càng hay hơn. Những kỹ năng bẩm sinh đó của anh sau này còn được bố nuôi Vito Corleone mài sắc thêm, chế ngự và khai thác.
Nhưng đêm đó bỗng dưng anh rúng động tâm can. Vito xưa kia cũng từng là một đứa trẻ mồ côi được gia đình Abbandandos đem về nuôi cũng vào độ tuổi mà Hagen được đưa về nhà Corleones. Vito lớn lên trong cùng căn nhà với người về sau thành consigliere cho ông. Vito đã tái tạo lại một hình ảnh trong gương của kịch bản đó trong chính căn nhà ông, khi lúc đầu Sonny và sau đó Michael dùng
Hagen vào vai trò đó.
Hagen quay vòng chầm chậm, tay giang ra, ghi nhận mọi thứ vào tâm trí: Đài tưởng niệm Lincoln, đài tưởng niệm Jefferson, đài tưởng niệm Washington. Tòa nhà Quốc hội Capitol và trên đó những vì sao dường như ngẫu nhiên sắp hàng về nơi là nhiệm sở mới của anh. Hagen vẫn đứng yên tại nơi anh đứng nãy giờ, ở đầu phía tây của hồ nước và vẫn xoay lòng vòng. Anh không tin vào Chúa, cũng chẳng tin có đời sau hoặc bất kỳ cái gì huyền bí, nhưng vào thời khắc đó, anh thực sự, không hề nghi ngờ, cảm nhận hiện diện của cái chết, nặng nề và rất phàm tục, như một khối băng. Washington, Jefferson và Lincoln. Vị đại biểu vừa mới qua đời. Sonny và Vito Corleone. Bridget và Marty Hagen. Và hàng ngàn những chiến sĩ vô danh đã nhận những viên đạn vào đầu hay vào tim vì một điều gì đó cao cả hơn gia đình họ hay những quyền lợi riêng của họ. Tất cả những con người mà cuộc sống của họ đã rơi rụng xuống để cho anh có được cuộc sống của mình -để cho, dầu trong bao lâu, anh có thể thấy mình ở đây, lột xác thành một người khác biết bao với thằng bé mồ côi bụi đời xưa kia, một vị Đại biểu Quốc hội của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ, oai phong đường bệ, có tên là Hạ nghị sĩ Thomas Hagen.
Trong nhiệm kỳ đại biểu quốc hội của mình anh thường hồi tưởng lại thời điểm này và trạng thái phớn phở, phấn khích mà anh cảm nhận, rất thường khi vào một trong những thời điểm đáng ngạc nhiên mà người ta dường như, một cách hợp pháp và ngay cả là không vị kỉ, quan tâm đến việc cải thiện cuộc sống của những người khác. Không giống như những người mà những ngày đầu của họ ở Washington được tiêu phí vào việc nhìn tâm trạng lí tưởng ngây thơ của họ nhanh chóng bị nghiền thành tro bụi, bị vỡ vụn bởi những thực tại sống sượng của chính trị và tiền bạc, Hagen không có lí tưởng nào để phải tốn công đập vỡ. Khi những vị đại biểu mà anh vừa mới hội kiến trước đây khi anh đến hối lộ họ, thấy anh giờ đây cũng vào ngồi trong tòa nhà ở Đồi Capitol và họ tự giới thiệu, làm ra vẻ như chưa từng gặp anh bao giờ, thì Hagen chỉ... thấy vui vui một cách nhẹ nhàng! Anh đã trải qua đời mình, ngồi trong một văn phòng trong khi thiên hạ đi vào từng người một, thỉnh cầu ân huệ, vậy nên sự tham lam của họ cũng chẳng mấy... gây ấn tượng nhiều lắm trên anh. Đàng khác, trong khi đức hạnh và lòng vị tha là của hiếm trên Đồi Capitol, thì đối với một người không còn khả năng vỡ mộng nữa vì đã được (hay bị?) miễn nhiễm với lí tưởng từ lâu, thì... đâu đâu cũng thế!
Tuy nhiên, đêm đầu tiên đó ở Washington, tâm trạng phớn phở của anh cuối cùng bị ngắt mạch một cách đột ngột, trong khi anh còn đang đăm đăm ngước nhìn lên bầu trời đêm, anh cảm nhận một... nòng súng lạnh ngắt ấn vào ba sườn! Một anh chàng nhọ nồi, răng trắng nhỡn, đội mũ cao -bồi trắng toát, nom điệu đàng ghê! Vậy mà mặt mũi lại rất hầu ngầm, bậm trợn không dịu dàng dễ thương chút nào! Hắn ta đi giày đế crep, lướt nhẹ êm ru bà rù nên chàng Hagen chẳng nghe thấy gì khi anh bạn lạ đến làm quen.
“Chào bạn! Hy vọng chiếc đồng hồ bạn đeo không có giá trị gì về mặt tình cảm chứ?” anh chàng nói.
Gớm, ăn cướp mà cũng văn hoa đấy nhỉ!Hagen nghĩ thầm.
“Ồ không đâu,” Hagen nói, mặc dầu thực ra đây là một món quà sinh nhật từ Theresa. Không phải là dịp sinh nhật đặc biệt gì, nhưng anh thực sự thích chiếc đồng hồ. “Cũng chỉ là một chiếc đồng hồ thôi.”
“Nhưng là một chiếc đồng hồ đẹp quá đấy chứ.”
“Cám ơn lời khen. Chắc chắn là có giá đấy. Nhân tiện, xin nói là tôi thích cái mũ của bạn đấy. Trông điệu đàng lắm!”
“Cám ơn nhiều! Anh bạn cũng giàu đấy chứ?” hắn ta nói khi trả lại cái ví đã được vét sạch tiền.
“Bây giờ thì kém hơn nhiều rồi,” Hagen nói vui. Thực ra anh cũng chỉ đem theo độ năm sáu trăm đô trên người.
“Xin lỗi chuyện này nhé,” chàng trấn lột nói, trong khi quay người đi. “Chuyện làm ăn phải thế, chắc bạn hiểu?”
“Hiểu quá đi chứ!” Hagen nói giọng hồ hỡi phấn khởi! “Chúc anh bạn may mắn nhé!” Chưa bao giờ có ai thấy được một nạn nhân bị trấn lột mà lại vui đến thế.
Hú hồn! Hagen đã tưởng là mình sẽ toi đời vì một vụ mưu sát chính trị hay một vụ thanh toán giữa các Gia đình, vì những thành tích lừng lẫy gần đây của Michael thì anh cũng biết. Thế này thì thằng em ăn mặn mà thằng anh khát nước rồi. Dè đâu, hóa ra không phải. Chỉ là một vụ trấn lột thông thường mà lại diễn ra rất lịch sự, nhẹ nhàng, còn không thiếu màu sắc tình cảm nữa chứ! Và thiệt hại thì cũng chỉ mới ở mức con trâu rụng sợi lôngthôi. Cho nên bị ăn cướp mà vẫn vui như Tết là vì thế.
Hagen, trở lại là Hagen của hiện tại, đã dành đầy đủ thời gian cho cuộc lái xe từ nhà của bố mẹ Theresa ở Asbury Park ở gần bãi biển đến hội nghị quốc gia của đảng ở thành phố Atlantic và chỉ sau khi đến Atlantic City và vì giao thông ùn tắc, lộn xộn, phải chờ phân tuyến, chứ trước đó anh chẳng có lí do gì để kiểm soát lại chiếc đồng hồ. Anh đã thay thế chiếc đồng hồ bị trấn lột bằng một chiếc khác giống hệt để mình không phải giải trình gì với Theresa. Thế nhưng anh đã để quên nó nơi bàn đêm của khách sạn. Anh có thể hình dung ra là mình để nó sát bên mấy giấy ủy nhiệm. Vậy mà rồi cũng quên cho được. Tức thật! Anh đập mạnh lòng bàn tay xuống vô -lăng.
Quả là buồn cười nếu không lấy phòng khách sạn ở Atlantic City, nhưng anh đã cố mang Theresa đi lòng vòng và thật là tuyệt khi thấy lại mấy đứa con. Ngay cả mấy cậu trai cũng tỏ ra vui khi gặp anh, đang chơi bóng rỗ ngoài sân và nói chuyện về các cô gái và xe cộ và cả thứ âm nhạc với tiết điệu hoang dã, man rợ mà chúng yêu thích. Mọi chuyện có vẻ trơn tru, suôn sẻ. Theresa sẽ trở về nhà vào cuối hè - Hagen đã không chắc là nàng sẽ về - và còn nói là nàng sẽ xem xét việc xuất hiện ở các cuộc cổ động tranh cử nếu Tom ủng hộ vận động cho việc xây dựng một bảo tàng mới về nghệ thuật hiện đại. Nhưng anh đã đánh giá thấp việc lái xe lui tới nhiều làm anh trở nên đãng trí, và trong một ngày mà giao thông ùn tắc tồi tệ như thế này lại là ngày duy nhất anh thực sự cần có mặt ở đó và khi dàn trải mỏng như vậy thì cũng dễ hình dung là anh dễ quên chuyện này chuyện kia. Nếu như anh đã không cố nhồi nhét mọi chuyện vào một thời gian quá ngắn như thế, lẽ ra anh đã du hành cùng với tay trưởng phòng nhân viên của mình, một tên nhãi nhép ngạo mạn tốt nghiệp Đại học Harvard, hơi khó ưa nhưng được việc do ngài Thống đốc đề cử cho anh - và Ralph có lẽ đã lo liệu chỉn chu để anh có đủ mọi thứ, dầu cho ông chủ của mình có đãng trí như thế nào vì chạy ra bãi biển để bơi cùng con gái vào phút cuối.
Hagen không có ý tưởng nào về chuyện mình đã đập vào vô -lăng trong bao lâu khi anh nhìn thấy mình mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, một cơn đột quị tim đang chờ xảy ra. Anh hít vào thật sâu. Anh rút ra chiếc lược và chải đầu.
Không đi qua chỗ đổ xe, anh đến một điểm xa với Phòng họp lớn. Vào lúc anh đến đó, người anh ướt đẫm mồ hôi, xộc xệch rối bù đến nỗi, mặc dầu đã vận dụng nhiều chiến thuật sáng tạo độc đáo với nhiều người gác cổng khác nhau, anh suýt vào phòng không kịp lúc để chứng kiến diễn văn đề cử của Thống đốc James Kavanaugh Shea. Từ tiếng reo hò của đám đông thì dường như mọi chuyện diễn biến tốt.
Lần đầu tiên, Hagen để ý hàng chữ khắc vào mặt tiền bằng đá vôi của đại sảnh, bằng tiếng Latinh: CONSILIO ET PRUDENTIA (Tư vấn và thận trọng).
Theo cách mà mọi chuyện đang diễn ra, thì Hagen sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó các Gia đình của thế giới ngầm thuê một đấu trường giống như thế này để bàn công việc của họ. Sốc, ừ có thể, nhưng ngạc nhiên thì không. Nếu Hagen vẫn còn là consigliere thì những lời tư vấn đầu tiên của anh sẽ là những cuộc họp mặt của những người từ các Gia đình khác nhau vào những dịp quan hôn tang tế nên trở thành thường xuyên hơn, công khai hơn, quyến rủ mê hoặc hơn, ngay cả các đám tang. Anh đã được nghe rằng cuộc họp ở New York đã dẫn đến một thỏa thuận rằng các Ông Trùm sẽ gặp nhau hàng năm. Tiếp theo là gì? In các chứng thư chứng khoán? Những buổi truyền hình trực tiếp?
Từ bên trong, thêm nhiều tiếng reo hò.
Hagen thở ra, đi ngang qua lối đi lát ván, vào chỗ ngồi của mình.
Cách đó vài trăm yards, những tốp người leo trèo để hoàn tất sân khấu tạm cho cuộc hòa nhạc ngoài trời của Johnny Fontane sẽ diễn ra tối nay. Một nhóm chiếu phim cũng dựng lên - do công ty sản xuất điện ảnh của Fontane trả chi phí, mặc dầu chưa có kế hoạch chiếu trích đoạn hoặc chiếu cả phim ở bất kỳ nơi nào ngoài căn nhà của Fontane ở Beverly Hills. Người ta xuống hàng những chiếc xe tải, mang những tấm ván lót và những chiếc ghế -những nhượng địa dưới sự kiểm soát của Gia đình Stracci.
Có sự khác biệt nào nếu Hagen thực sự không nghe bài diễn văn? Có ai sẽ biết là anh đã để lỡ dịp đó? Có sự khác biệt nào nếu không vì Tom Hagen và những kỹ năng thương lượng của anh, cuộc họp này có lẽ đã được tổ chức ở Chicago?Người khác hưởng vinh quang và, xét cho cùng, Hagen lại thích như thế. Coi vinh quang là thực tại là chuyện ngược lại với bản tính anh. Đó là phương cách mà một người nên theo nếu như anh ta muốn những kẻ khờ khạo nghĩ rằng chúng ta sống trong một chế độ dân chủ thực sự, bỏ phiếu cho mình.
Anh lau trán, lau mặt, vắt khăn tay rồi lau lại lần nữa. Hagen đã thực hiện những cuộc thương lượng, nhưng kế hoạch là của Michael Corleone, và chuyện này - tổ chức hội nghị ở Atlantic City - chính là một cú bậc thầy (a master stroke) trong kế hoạch đó. Nó mang mọi thứ lại với nhau. Nhà Stracci kiểm soát bộ máy đảng nơi bang này. Nhưng Tony Mặt sắt Đen sì thiếu những mối liên hệ bên ngoài New
Jersey nên rất lấy làm biết ơn đối với sự hợp tác toàn diện của những chính trị gia do nhà Corleone kiểm soát. Nhà Straccis càng được có lợi bởi vì họ kiểm soát những dịch vụ cung cấp đồ dùng trong nhà và việc thu gom rác ở Atlantic City cũng như các sòng bạc bất hợp pháp ở Jersey Palisades. Chuyện này đã củng cố quan hệ hữu hảo giữa nhà Corleones và Don Stracci và cho phép đám quân của Ace Geraci sử dụng các bến tàu của nhà Stracci cho chiến dịch buôn lậu ma túy vốn sẽ tài trọ rất nhiều cho việc lớn sau này.
Thống đóc Jimmy Shea hưởng vinh quang là đã đem đại hội đảng và những lợi ích kinh tế từ sự kiện đó về New Jersey. Ông sẽ đọc một bài diễn văn quan trọng được truyền trực tiếp trên cả ba mạng Tivi, giờ vàng. Đáp lại những ân huệ này, Danny, anh ông - người vẫn không biết nhân danh ai mà bố mình can thiệp vào - giúp rút gọn việc kiện cáo đối với bất kỳ Gia đình nào trong những cuộc chém giết vừa qua. Và (cũng lại qua ngài Đại sứ) Jimmy Shea đồng ý không chống lại một biện pháp vốn sẽ hợp pháp hóa việc cờ bạc ở Atlantic City. Giờ đây, với một bài diễn văn hùng hồn, Jimmy Shea đã có cơ hội đặt cơ sở để trở thành - dầu ông ta có biết điều đó hay không - tổng thống Mỹ đầu tiên mang nợ Cosa Nostra về việc đắc cử tổng thống của mình.
Cuối cùng thì ông ta cũng biết chuyện đó, chắc chắn là thế.
Từ bên trong sảnh vang lên tiếng hoan hô và những tràng pháo tay rào rào. Một dàn kèn đồng chơi bài “Into the Wild Blue Yonder.”
Buổi chiều nay là bài diễn văn từ biệt đối với hòa bình. Hagen là nhân vật trọng điểm của mọi chuyện đó, nhưng đến cao trào thì anh đang ở đâu? Ngồi trên ghế dài, ngang qua lối đi lát ván, từ ngoài nhìn vào. Anh còn chưa từng đặt chân vào bên trong Phòng Hội nghị. Anh có được nghe là trong đó chứa cây đàn organ lớn nhất thế giới. Hàng năm cuộc thi Hoa hậu nước Mỹ được tổ chức tại đây, mà Hagen đã thấy trên Tivi. Không nghi ngờ gì là sự khác biệt duy nhất giữa các tư thế của Hoa hậu Alabama nhân dịp đó khi nói về trẻ em(chúng là tương lai!), những chìa khóa cho một cuộc sống tốt (làm việc hăng say! đi lễ nhà thờ! lo cho gia đình!), và hòa bình thế giới (hoàn toàn khả thi trong đời chúng ta!) và những tư thế của Thống đốc Shea đó là Shea không phải nói điều đó trên đôi guốc cao gót và trong bộ đồ tắm hai mảnh bé tí teo.
Ôi mặc kệ! Tại sao Hagen phải bận tâm?
Hagen đi vào khách sạn nơi ngài Đại sứ đã thuê phòng khiêu vũ chính, nghĩ rằng anh sẽ đến sớm nhưng không may anh chỉ có thể đến kịp để uống một ly. Một hiệu kỳ bằng nhung màu xanh với một logo của công đoàn trên đó chào đón các đại biểu, và ngài Đại sứ đã lẳng lặng thanh toán mọi khoản. Nơi chốn ấy đã đông người một cách đáng ngạc nhiên. Jimmy Shea đã đọc xong bài diễn văn, và một làn sóng người càng lúc càng tăng lên tràn vào trong phòng, nói như mê sảng về hiện tượng ngài Thống đốc gây được cảm hứng như thế nào, than phiền là quá tệ khi ông chỉ đọc bài diễn viên đề cử thay vì diễn văn nhận chức, rằng có lẽ Shea - trẻ trung, hấp dẫn, một anh hùng trong chiến tranh, sẽ có cơ may vào tháng mười một, chứ không giống như cái con người hay gắt gỏng đến từ Ohio kia mà đảng đang đem làm con dê tế thần.
Hagen biết rằng nhiều người trong số họ là những chim mồi, được trả tiền để khen lấy khen để bài diễn văn của ngài Shea, cho dầu, giả sử như, nó có hùng hồn nhưng rỗng tuếch. Anh cũng biết rằng những hành động anh hùng trong thời chiến của Shea, dầu là có thật, nhưng đã được phóng đại lên nhiều trong đầu óc của công chúng bởi số lượng và bản chất của việc đưa tin mà nó nhận được vào thời điểm đó, việc đưa tin mà đích thân Hagen đã hòa âm phối khí. Và anh cũng biết, trong thời gian ngắn anh ở Washington, rằng nhân vật bị gọi xách mé là “con người hay gắt gỏng, nghễnh ngãng từ Ohio” thực ra là một vị khả kính và là một đối thủ đáng gờm. Trẻ tuổi và hấp dẫn thì có liên quan gì với việc làm tổng thống, chuyện ấy Hagen chưa có ý niệm gì. Hagen lấy một ly lớn Whiskey -Coke và dùng mắt quét toàn bộ căn phòng để lọc ra những nhân vật mà anh nên bắt tay. Ngay lúc đó anh nghe tiếng chấn động ầm ĩ ở cửa vào, kể cả những tiếng reo hò vui vẻ. Hagen quay nhìn, và khi anh làm thế thì một bàn tay đập vào trên vai anh.
“Chào ngài Hạ nghị sĩ!” Fredo Corleone nói. Anh chàng mặc chiếc jacket dạ tiệc màu trắng. “Này, bồ tèo, nếu mình hứa bỏ phiếu cho bạn, thì mình có thể được chữ kí lưu niệm của bạn không?”
Hagen kê miệng vào tai Fredo. “Này cậu làm gì ở đây vậy? Má ra sao?” Fredo đã say nhè. Anh xỉa một ngón tay cái về phía cửa chính.
Không phải Shea đi vào, như Hagen đã dự đoán, mà là Johnny Fontane, với một đoàn tùy tùng đông đảo.
“Tôi đến với Johnny, Fredo nói.
“Còn Má?” Hai tuần trước Carmela Corleone đã được đưa gấp đến bệnh viện vì bị nghẽn mạch máu não. Lúc đầu người ta tưởng bà đi luôn nhưng rồi bà tỉnh lại và dần bình phục. Lần cuối mà Hagen còn ở đó, Fredo đã hứa chắc với anh là chàng ta sẽ ở lại New York trông chừng mọi chuyện, thế mà bây giờ chàng ta lại ở đây.
“Má đỡ nhiều rồi,” Fredo nói. “Má đã về nhà.”
“Tôi biết là Má đã về nhà. Nhưng sao cậu không ở nhà với Má?” “Tin tôi đi. Tôi mới vừa từ nhà đến đây thôi mà.”
Hagen nghi lắm. Connie Corleone đã để Ed Federici lại và vù sang châu Âu với một tay chơi trẻ tuổi nào đó và chỉ gửi điện và hoa về. Bà cô của Carmela đã chết hồi đầu năm. Mike và Kay đã về viếng tang một lát nhưng phải gấp quay về Nevada. Họ mướn một điều dưỡng. Thành viên gia đình duy nhất ở gấn Carmela là cô cháu nội Kathy, con của Sonny, đang sống tại kí túc xá ở Barnard.
Hagen gật đầu về hướng sau của đám tùy tùng Fontane - Gussie Cicero, một chủ club ở Los Angeles và một phụ tá của Jackie Ping-Pong, và hai người trong bộ sậu Chicago. “Vậy họ đang làm gì ở đây?”
Họ cũng cùng đến với Johnny.” “Lại đến?”
“Gussie từng kết hôn với Margot Ashton trước khi Fontane lấy nàng ta, anh nhớ chứ? Và bây giờ họ đều là bạn bè của tôi. Thư giãn nào, Tommy. Đây là một party, anh biết mà. Lạy Chúa toàn năng, anh có nghe bài diễn văn đó không?”
Fredo có những giấy ủy nhiệm dự đại hội? “Anh đã thấy chưa?”
“Trên Tivi. Chúng tôi lên tầng mái nơi Gussie và Johnny đang ở. Jimmy và Danny cũng lên đó, tối qua. Man dại tuyệt vời! Những tay chơi ngoại hạng! Phải chi anh đã cùng đi để thưởng thức mùi đời hàng hiệu đúng điệu!”
Hagen đâu được mời mà đi, nên chẳng có ý niệm gì. “Jimmy và Danny Shea ấy à?” “Chớ bộ anh nghĩ chúng ta đang nói về ai? Dĩ nhiên là Jimmy và Danny Shea rồi.”
Hagen nghĩ nên hoãn lại cuộc nói chuyện sau này. Sau tất cả chiến dịch công kích và cả những lời đồn thổi rùm beng ngay sau khi anh được bổ nhiệm, thì chuyện lộ diện nơi công cộng, tại đây, và nói bất kỳ điều gì hơn là vài ba lời chào hỏi, đều chẳng hay ho gì.
“Cậu đang ở đâu vậy?”
“Cùng nơi với cặp bưởi to tướng mà anh chưa từng thấy kia ấy.” Fredo gật đầu hướng về Annie McGowan và bộ ngực khổng lồ trứ danh của nàng. Nàng là cô gái tóc vàng đi ngay sau Fontane, kế bên tay diễn viên hài mà Fontane gọi bằng cái nghệ danh bôi bác là Numbnuts (Kẻ đáng khinh) mà nàng thay thế làm màn mở đầu, nhưng anh chàng này vẫn còn nằm trong đoàn tùy tùng của Fontane. Annie Mc Gowan “kế vị” nàng Mae West đã luống tuổi trong vai trò là nhân vật được nêu tên trong những truyện tiếu lâm về các nàng vú bự.
“Mình phải đi đây, Fredo.” “Anh chưa từng gặp nàng?”
“Có một lần,” Hagen nói.” Có lẽ cô ấy không nhớ tôi đâu.”
Cuối cùng Jimmy Shea đi vào, với ông bố và cậu em cặp hai bên. Căn phòng nổ ra tiếng hoan hô và vang lên khúc nhạc chào” Into the Wild Blue Yonder.”
“Shea và Hagen vào năm 1960!” Fredo la lớn.
Theo nhận định của Hagen, Fredo đã “ướt sũng” rồi.
Hagen lỉnh đi. Giờ đây căn phòng đã đầy người. Anh cố bắt tay với những người cần bắt, nhưng trong tình huống đó thì điều này cũng khó. Anh làm theo như mình có thể, nhưng đã hơn một đôi lần anh giơ tay ra về một người nào đó mà anh nghĩ mình đã nhận ra là một thượng nghị sĩ hay hạ nghị sĩ hay một vị chóp bu nào đấy, nhưng anh chỉ nhận lại một cái nhìn trừng trừng như hàm ý” thằng cha dở hơi nào đây?” Anh cố tìm những thành viên trong phái đoàn Nevada - những người duy nhất, theo lí thuyết, có thể sẽ lưu ý chuyện anh có mặt hay không có mặt tại đây. Người duy nhất anh thấy là một cô giáo ở Beatty. Anh cũng chưa biết nơi ấy là đâu.
“Cổng vào Thung lũng Tử thần đấy,” cô hét lớn để át tiếng ầm ĩ kéo dài. “À, phải rồi,” anh nói. Họ vẫn khoe khoang về chuyện đó ở Beatty?
“Những hầm mỏ,” cô nói, “đó là những thứ chúng tôi có ở đó. Mặc dầu nhiều mỏ đã đóng cửa.” “Đó là lí do chúng ta cần bỏ phiếu chống lại bọn con hoang,” Hagen la lớn.
Cô nhíu mày. Có lẽ bởi cái từ bọn con hoang, cũng có thể vì anh là một trong những đứa con hoang mà cô muốn bỏ phiếu chống lại, nhưng trước khi anh kịp mở miệng xin lỗi, mặt cô ta bỗng nhiên lại sáng ra. “Anh tuyệt quá!” cô la lên với vẻ hớn hở thấy rõ.
Hagen mất một giây để nhận ra đàng sau anh Thống đốc Shea đang lại gần, vận dụng nụ cười toe của mình như một chiếc xe ủi tuyết. Shea dùng nụ cười chiếu tướng cô giáo, gửi đến cô dấu hiệu ngón tay cái đưa lên, và nói,” Cám ơn, rất vui được gặp cô,” và vỗ vào vai cô ta. Liền sau đó ngài Thống đốc bắt tay Hagen - hai người chưa từng gặp nhau - và trước khi cái nắm tay kịp nới ra ông ta đã chuyển hướng đôi mắt vào người kế bên trong đám đông. Thế rồi. Tia nhìn hậu giao hợp (the postcoital look) trên khuôn mặt cô giáo đã cho Hagen một bài học trực tiếp về chính trị. Là người trẻ tuổi và lôi cuốn thì không có liên quan gì đến chuyện làm tổng thống nhưng lại rất liên quan đến việc được bầu làm tổng thống.
Hagen nghiêng người vào tai cô nàng. “Tôi muốn biết cô có thấy bài diễn văn của Thống đốc Shea?” “Người ta nghe một bài diễn văn chứ,” cô bắt bẻ và lại nhíu mày.
“Đúng thế,” anh tỏ thái độ cầu thị.
Cô đưa miệng lại gần tai Hagen. “Cho phép tôi lợi dụng chút thời giờ của ngài,” nàng ta nói. “Trước nay tôi chưa từng dự các cuộc họp bỏ phiếu của đảng lần nào, nhưng trong cuộc họp vào tháng mười một tới đây tôi sẽ dự. Để bỏ phiếu chống lại ông đấy.”
Cô lùi lại khỏi anh, nháy nháy mắt để cường điệu hóa độ châm biếm của câu nói.
“Thế thì hay quá, thưa quí bà,” anh nói, vỗ lên vai cô nàng, nhại lại một cách vô thức điệu bộ của
Shea. “Thật dễ chịu khi gặp bà.”
Hagen trượt đi đâm xuyên qua đám đông. Dầu phòng khiêu vũ đông cứng người như thế nhưng rất hiếm người đến quầy bar bởi hầu như thiên hạ đều đang trố mắt nhìn những nhân vật nổi tiếng hiện diện tại đó.
Fontane, Shea và McGowan đã trèo lên một cái bàn. Fontane và Shea tay trong tay còn Annie đứng riêng qua một bên, hai tay để chéo phía trước người, theo kiểu lấy lá vả che ngực & chim nơi các bức tranh, tượng lõa thể. Ngài Đại sứ, đứng trên sàn nhà cạnh họ, đưa mấy ngón tay vào mồm và huýt còi. Thật khó cho Hagen khi nhìn ông ta mà lại không nhớ lại cảnh ông ta trần truồng đứng tắm nắng nơi hồ bơi nhà ông. Fontane yêu cầu mọi người cùng hòa giọng khi họ hát bài “America the Beautiful.”
Mấy năm trước Hagen đã mang Andrew đến FAO Schwartz để xem Annie diễn, khi đó Andrew hãy còn bé và sô diễn búp bê của nàng, Jojo, Mrs Cheese & Annie, vừa mới bắt đầu. Năm rồi, vào khoảng thời gia Annie ly thân Danny Shea (anh chàng này có vợ khác) rồi nàng và Johnny Fontane cùng diễn chung tiết mục, nàng bỏ sô Tivi để trở thành ca sĩ.
Shea xuống khỏi bàn, vẫy tay chào mọi người. Fontane và Annie vẫn đứng lại, phát ra oang oang một bài hát vốn dùng để ca ngợi bang khác và nay ca từ được cải biên để tán dương những đặc điểm của New Jersey.
Hagen rút ra một tấm cạt chỉ dẫn trên đó anh chàng trưởng phòng nhân viên của anh đã - bằng nét chữ viết tay nhỏ xíu nhưng rất đẹp và rất dễ đọc - liệt kê những parties nào phải dự tối nay, kể cả những hướng dẫn tỉ mỉ, tên những người cần gặp, kể cả những lời nhắc tuồng cho việc nói năng. Thôi bỏ đi. Anh đã thấy khá đủ, đã thưởng thức khá đủ rồi. Hagen trở về Asbury Park để thăm vợ con.
Trên đường đi ra anh thấy Fredo ngồi nơi phòng khách, nói chuyện với hai anh chàng đến từ Chicago và một người mặc áo bện, Morty Whiteshoes làm việc hầu hết ở Miami.
“Anh đi hả, Tom?” Fredo gọi vọng ra.
Tom ra hiệu cho chàng ta cứ ngồi yên. “Gặp lại cậu tối nay.”
“Không, đợi tí,” Fredo nói, và xin lỗi mấy người kia. “Tôi sẽ đi với anh. Trở về đi, các chú.”
Fredo lại bên anh nơi lối đi có lát ván đang đông người. Hagen đi nhanh hơn mức cần thiết mà anh phải đi.
“Tôi cần hỏi anh đôi điều.”
“Có gì đâu,” Hagen nói, nghĩ rằng Fredo muốn nhắc lại vụ bừa bãi, lộn xộn năm rồi ở San Francisco. “Quên rồi, được chứ? Vậy thì bỏ qua chuyện đó đi.”
“Này, Mike có nói gì với anh về ý tưởng của tôi không?” Fredo nói. “Thực vậy, về cái viễn tượng khi chúng ta vận động để thông qua cái đạo luật nghiêm cấm việc chôn người ở New York - cả ở những quận huyện ngoại thành và cả ở Long Island?”
“Suỵt! Im lặng nào.” Một cách bản năng Hagen nhìn quanh.
“Tôi không có ý chỉ việc chôn cất những thứ thi thể đó,” Fredo nói. Tôi đang nói về những cái thây bình thường, anh biết chứ? Mọi người. Chúng ta vận động để thông qua một đạo luật về phân định khu vực để có thể -”
“Không,” Hagen nói. “Cậu biết đấy. Tôi không dính líu những chuyện ấy. Nghe này, tôi thực sự cần phải đi.” Anh chận ngang Fredo và rồi bước lùi, hy vọng kết thúc chuyện này. “Nói với Deanna tôi gửi lời chào, nhé?”
Fredo dừng lại và lộ vẻ bối rối. Dầu chàng ta có mang kính râm. Hagen không thể thấy đôi mắt chàng ta.
“Deanna,” Hagen tiếp lời. “Vợ cậu. Có tin vui chưa?”
Fredo lừng khừng. “Nói với Theresa và bọn nhóc rằng tôi yêu mến họ,” chàng nói. “Đừng quên nhé, okay?”
Có cái gì đó nơi cách chàng ta nói chuyện ấy khiến Hagen không thích lắm. Anh kéo Fredo vào một lối đi nhỏ. “Cậu ổn chứ, Fredo?”
Fredo nhìn xuống và nhún vai, giống như một trong những cậu con trai tuổi teen hay hờn dỗi của Hagen.
“Cậu có muốn nói với tôi nhiều hơn về những gì xảy ra ở San Francisco?”
Fredo ngước lên và lấy mắt kính ra. “Nghe kỹ này, okay? Tôi không thể trả lời cho anh, Tommy à.” “Cậu dính vào ba cái thứ nhảm nhí gì của Hollywood vậy, Fredo?
“Tôi vừa mới nói gì, anh quên rồi à?Tôi không có bổn phận phải trả lời anh, rõ chứ?”
“Ma làm quỉ ám hay sao mà tất cả bạn bè của Fontane đều hoặc là ngủ với những phụ nữ mà chàng ta đã từng ngủ với hoặc là từng ngủ với những phụ nữ mà hiện nay chàng ta đang ngủ với?”
“Nói cái gì bây giờ?” Hagen lặp lại.
“Chuyện buồn lắm, Tommy à.”
Buồn thật. “Thôi quên đi,” Hagen nói.
“Không, tôi biết anh mà,” Fredo nói, áp sát vào Hagen, đẩy anh ta tựa lưng vào bức tường bên đường đi. “Anh chẳng quên cái quái gì cả. Anh cứ tiếp tục đảo lui đảo tới, xoay phải xoay trái vấn đề trong đầu óc anh cho đến khi anh nghĩ là anh đã tìm ra một giải pháp, ngay cả khi không có giải pháp nào, hoặc là giải pháp quá đơn giản khiến anh không thể chịu nó bởi vì nếu thế anh đã không phải lao tâm khổ tứ nghĩ tới nghĩ lui về nó - và đến đây Fredo ấn mạnh vào xương ức của Hagen - anh đã không phải loay hoay nghĩ xuôi nghĩ ngược về nó mãi như thế.”
Hagen bị Fredo ấn tựa lưng vào bức tường gạch đen như bồ hóng. Hồi nhỏ, Fredo từng là một đứa bé hung bạo trong một thời gian ngắn, và rồi sau đó, cái phần hung bạo ấy nơi chàng ta lại biến đi, nhường chỗ cho một con người tình cảm, cởi mở và nói chung là khả ái. Cho đến khi chàng ta nện nhừ tử cái anh chàng “bóng” kia ở San Francisco. Hiện tượng này có lẽ do nơi tính khí của chàng ta dầu nói chung là dịu dàng trong đa số thời gian nhưng vẫn có một phần “đồng bóng”, dễ bị khích động nên thỉnh thoảng cũng có những cơn tuôn trào bất chợt, khó lường trước được.
“Tôi phải đi,” Hagen nói. “Được chứ? Tôi cần phải đi mà.”
“Anh nghĩ anh khôn ngoan lắm đấy.” Chàng ta đẩy một cái vào ngực Hagen. “Có đúng tim đen của anh không nào?”
“Nào, Fredo. Thư dãn đi.” “Trả lời tôi đi.”
“Cậu có mang súng bên người đấy không, Fredo?” “Sao lại hỏi vậy? Anh sợ tôi à?”
“Trước nay vẫn thế,” Hagen đáp tỉnh rụi.
Fredo cười lớn, nhưng buồn chứ không hề vui. Anh tiến lại, bàn tay mở ra và tặng vào má Hagen một động tác nặng hơn là một cái vuốt âu yếm nhưng nhẹ hơn là một cái tát. “Xem nào, Tommy,” Fredo nói. “Chuyện đâu có gì rắc rối.”
“Có cái gì mà không rắc rối?” Hagen mím môi và gật đầu. “Không thật à?”
“Ờ, không.” Hơi thở Fredo nồng mùi hành tỏi và mùi rượu vang. “Xem này, khi người ta là một kẻ nghiện “pussy” như Johnny? Và tất cả bạn bè anh cũng đều là những tay nghiện cái một lỗ sâu sâu mấy cũng vừa đó? Thì chuyện gì sẽ xảy ra? Tất nhiên là chuyện ấy! Tin tôi đi. Trên mặt đất này số “pussy” loại thượng hảo hạng cũng không nhiều lắm. Và những chàng nào tốt số đào hoa thì vơ về phần mình
được một số kha khá. Thế rồi chuyện gì phải xảy ra thì nó đã xảy ra. Như anh biết đấy.” “Trên lí thuyết thôi,” Hagen nói, “vâng, hẳn rồi. Tôi biết.”
Fredo lùi lại vài bước và mang kính lên lại. “Lần tới khi nói chuyện với Mike,” chàng ta nói, “nhớ bảo chú ấy rằng tôi còn có một ít chi tiết nữa về lịch trình thực hiện ý tưởng của tôi, nhé?”
“Nào, Fredo. Như tôi đã nói, tôi không còn -”
“Thôi đi đi, đếch cần nói nữa.” Fredo mơ hồ chỉ về phía đại dương xa khơi. “Anh cần đi, thì đi đi.”
Đêm đó, khi Tom Hagen trở về nhà bố mẹ của Theresa ở Asbury Park, mấy đứa con trai của anh đang chạy vòng quanh chiếc sân nhỏ xíu trước nhà, đánh nhau.
Anh bước ra khỏi xe. Cuộc đánh nhau hình như là vì... giành gái, một con bé mà Andrew quen trước, thích nhưng chưa làm gì được còn Frank mới quen sau nhưng lại ăn hớt qua mặt ông anh và hôn được nàng trước. Hagen để cho chúng đánh đấm nhau một lát cho hả tức, nhưng khi anh thấy Theresa đi qua cửa chính để vào cổng vòm, anh đút mấy ngón tay vào miệng và huýt còi, rồi đi vào giữa cuộc đánh đá để cách ly chúng ra. Anh ra lệnh chúng ngồi vào xe, sau đó đi vào phòng mình để lấy chiếc đồng hồ. Gianna đang xem phim cao -bồi trên Tivi với ông bà ngoại. Anh bồng con bé lên và dồn mọi người vào trong xe để cùng đi ăn kem. “Ba má có sẵn kem ở đây mà,” Theresa nói, nhưng Tom bắn vào nàng một tia nhìn và nàng chấp nhận.
Họ đến tiệm Nữ Công Tước Sữa ngoài xa lộ ngay lúc tiệm đang đóng cửa. Tom Hagen đi vòng về phía cửa sau và dúi một tờ năm mươi đô cho viên quản lí và một lát sau gia đình Hagen ngồi cùng nhau nơi một cái bàn dã ngoại màu xanh lá cây, dưới một ngọn đèn vàng vọt lờ mờ vì hơi ẩm: một gia đình. Gianna ăn cốc kem hình nón một cách khủng khỉnh, khó chiều như một cô hiệu trưởng trường điểm. Cốc kem trái cây của Theresa chảy ra vì nàng mãi lo chấm chấm nhẹ cái mặt phụng phịu của Andrew bằng cái khăn giấy. Frank ngốn ngấu những lát chuối đặt trong một cái đĩa hình chiếc thuyền bằng plastic màu đỏ. Tom chỉ dùng cà-phê.
Khi mọi người ăn xong, Tom Hagen đứng lên ở đầu bàn và bảo rằng mọi người sẽ sống phần còn lại của mùa hè ở Washington, như một gia đình. Trước khi trường khai giảng họ sẽ cùng đi xe trở về lại Nevada, như một gia đình. Nếu như anh thua trong cuộc bầu cử, như anh cảm thấy gần chắc là như thế, thì họ cũng sẽ đối mặt với chuyện đó, và như thế nào?
Gianna nhanh chóng đưa tay lên. “Như một gia đình!”
“Bé giỏi quá!” anh khen con gái, hôn lên cái đầu tóc đỏ của bé. “Tôi biết rằng chuyện này không hề dễ dàng đối với bất kỳ ai trong gia đình chúng ta. Tôi biết rằng báo chí đã tung ra nhiều điều nhảm nhí, và tôi biết rằng người ta đã nói nhiều điều còn tệ hơn vào mặt chúng ta. Nhưng chúng ta đã xuống chung trong một con thuyền, có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, ngọt bùi cay đắng có nhau. Giờ đây tôi là một Hạ nghị sĩ của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ. Đó là cả một vinh dự, một đặc ân, một phép lạ, thật
thế. Một kinh nghiệm mà tôi muốn mọi người nhớ mãi trong phần đời còn lại. Suốt cuộc đời của chúng ta.”
Mấy đứa con quay sang nhìn mẹ chúng. Nàng hít một hơi thở sâu và gật đầu. “Anh nói đúng,” nàng nói. “Và em ân hận mình đã không -”
“Không cần phải thế đâu,” Tom nói, khoát tay cho nàng. “Anh hoàn toàn hiểu mà.”
Không phải vì quên mà anh không nói với Theresa và đám nhóc rằng Fredo yêu mến họ nhưng chỉ vì anh chưa tìm thấy đúng lúc để nói điều này.
Ngày hôm sau, họ cùng vào trong xe và hướng về Washington DC. Vào lúc họ đến đó, Ralph đã chuyển đồ tế nhuyễn của Hagen vào một dãy phòng lớn hơn và phân công một nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn viên. Họ tham quan mọi dinh thự, thực hiện các tours “nhìn từ hậu cảnh” (behind -the - scenes tours) ở Tối cao Pháp viện và Thư viện Quốc hôi. Họ đi xem mọi viện bảo tàng, và Theresa, vốn có bằng Lịch sử Nghệ thuật ở Đại học Syracuse, có vẻ hạnh phúc hơn so với nhiều năm qua. Tom và mấy cậu con trai chơi bóng rỗ ở khu thể dục thể thao của quốc hôi và cắt tóc ở tiệm hớt tóc của quốc hôi.
Ralph còn sắp xếp một cuộc tham quan Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng, như một gia đình, đi gặp mặt Tổng thống. Hơn nữa, Công chúa, con chó chăn cừu của Tổng thống vừa sinh một lứa chó con và nhà Hagens sẽ được tặng một con. Họ cùng đi bộ từ khách sạn đang ở đến phủ tổng thống và cả gia đình được chụp hình lưu niệm cùng Tổng thống bởi nhiếp ảnh gia chính thức của Nhà Trắng.
Tom yêu cầu sang một bức hình cực lớn. Khi về lại Las Vegas, anh treo bức hình trên giá lò sưởi, thay thế bức tranh thạch bản của Picasso mà Theresa đã bỏ ra một món tiền lớn để mua, song dầu sao bức tranh này đặt ở phòng ăn vẫn hợp hơn.
Thất bại của Hagen là một trong những thất bại không cân xứng nhất trong lịch sử bang Nevada, so với chiến thắng quyết định nhất mà người chết lại giành được từ người sống, ít nhất là trong một cuộc bầu cử.
Lặp đi lặp lại mãi - dầu là trong những cuộc họp của Phù luân hội Quốc tế (Rotary International), của Công nhân Hầm mỏ Thống nhất (United Minerworkers), của Công đoàn Nhà giáo(Teacher Union), của Hội Những Người Chăn nuôi Gia súc bang Nevada - thì Hagen đều chứng tỏ là một diễn giả cứng nhắc, thiếu tính hài hước và xa rời quần chúng. Anh là một luật sư người Ái nhĩ lan, theo Công giáo, khắt khe, trong một bang được điều hành bởi những người Tin lành phái Báp -tít và những tay cao -bồi không cần biết trên đầu có ai (agnostic cowboys). Lần đầu tiên Hagen thực sự thấy bang quê nhà mới của mình là khi anh bắt đầu chiến dịch tranh cử ở đó. Nhiều cư dân ngắn ngày trong các đoàn cứu trợ chống thiên tai dịch bệnh còn có nhiều thời gian cư trú ở Nevada hơn là Tom Hagen. Cuộc tranh luận giữa anh với bà quả phụ nhỏ người nhưng dữ tính của vị đại biểu quá cố là một sai lầm tệ hại mà Hagen đã phạm phải vì tuyệt vọng, một nỗ lực cuối cùng, bởi vì mọi chỉ định, đến thời điểm đó đều cho thấy anh là một tay đua đường trường đã tụt hậu quá xa và không còn gì để hy vọng được nữa.
Cùng tính thuyết phục của kẻ chơi bài mặt lạnh như tiền (poker -faced persuasiveness) mà Hagen từng triển khai rất hiệu quả khi tiến cống hàng trăm những chào mời không thể từ chối, được tung lên màn ảnh nhỏ như là bò sát một cách trân tráo(frankly reptilian). Nevada có rất nhiều chủng loại thằn lằn rắn mối cắc kè kỳ nhông hơn bất kỳ bang nào ở Mỹ nên người dân ở đó rất tinh mắt, nhận ra ngay khi có bất kỳ cá thể bò sát nào xuất hiện!
Những ngày trước cuộc bỏ phiếu, một tờ báo ở Las Vegas tường thuật rằng Hạ nghị sĩ Hagen từng không chỉ là luật sư cho tay găng-x-tơ nổi tiếng Bố già Vito Corleone, như người người đều biết, mà còn là người được bảo trợ không chính thức của lão ta. Theo như câu chuyện của báo, thì những đứa con còn sống của Vito vẫn gọi Hagen là người anh em của họ. Hagen không phủ nhận điều gì. Anh lấy trường hợp của mình như một trong hàng ngàn những cố gắng từ thiện của các thành viên gia đình Corleone, cùng với dãy rộng nhất của bệnh viện lớn nhất ở Nevada và viện bảo tàng nghệ thuật sắp xây vốn sẽ là viện bảo tàng tốt nhất nước kể từ phía tây rặng Rockies và phía đông bang California. Anh trưng ra cho phóng viên bản photocopy một bài báo của tờ Saturday Evening Post trong đó Quỹ Vito Corleone được gọi là một trong những tổ chức nhân đạo mới tốt nhất trong thập niên 1950s và một bài trong Life viết về những hành động anh hùng của Michael Corleone trong Đệ nhị Thế chiến. Hagen chỉ ra rằng gia đình Corleones mà phóng viên có ý nhìn như những kẻ phạm tội thì thực ra, chưa hề bị kết án một tội ác nào, ngay cả tội đi ẩu, vi phạm luật giao thông cũng không. Cô phóng viên hỏi anh về những lần mà họ bị qui cho nhiều tội ác, đặc biệt là Santino Corleone. Hagen trao cho cô bản sao hiến pháp Hoa kỳ và khuyên cô đọc phần về một người được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Câu chuyện chỉ ra rằng kiểu diễn tả này đâu có thấy ở chỗ nào trong văn kiện kia.
Không rõ là cô phóng viên hoặc người tổng biện tập có được đầu mối nào về nguồn gốc của Hagen hay không. Nếu họ có, thì điều ấy có thể đến từ nhiều người khác nhau. Những người bạn và những người láng giềng đã biết Hagen từ nhỏ đến lớn. Fontane, người chưa bao giờ thích Hagen. Bộ sậu Chicago, vốn rất giận dữ về chuyện bổ nhiệm Hagen. Có thể ngay cả - xét theo cái cung cách đồng bóng thất thường mà anh ta hành xử trong thời gian vừa qua - Fredo. Cũng không loại trừ là cô nữ phóng viên đã “tự thân vận động “để hình dung ra toàn bộ câu chuyện. Nhà báo nói láo ăn tiền mà! Còn nhà văn? - Là chuyên viên bịa chuyện! Đấy gọi là trí tưởng tượng sáng tạo vốn là một ân sũng đặc biệt trời ban cho nhà văn, nhà thơ và nói chung là những người nghệ sĩ mà!
Cho dầu nó xảy ra như thế nào thì cả Hagen lẫn Michael đều không chọn cách phí thời gian để thử hình dung ra một chuyện rắc rối như thế, ít ra là trong lúc này. Có kiếm được điểm nào đâu? Ngay cả không có bài báo đó thì Hagen cũng đã phải thất cử rồi vì những lí do như ta đã biết, và không chỉ thua mà là thảm bại.
Tuy vậy, chẳng bao lâu sau đó, khi trở về Washington, một chuyện rắc rối nhỏ khác được giải quyết, một chuyện bất công tầm thường hơn được uốn nắn lại. Đỉnh điểm của những tuần lễ sôi động đến khi một chiếc Cadillac đỏ và đen mang biển số New York chạy ào đến trước một khu chung cư cao ốc gần sông Anacostia. Tuyết rơi. Hai người da trắng ra khỏi xe, một người thấp mặc đồ sáng bóng và một người cao trong bộ đồ màu xám. Họ đi thẳng đến cửa trước, và gần như không ngừng sải bước người mặc đồ xám đá tung cửa ra. Một lúc sau, người ta nghe tiếng súng nổ. Đây là một khu hỗn tạp với đủ thành phần dân cư linh tinh nên những tiếng súng thì cũng bình thường như những con kỳ nhông, tắc kè
ở Nevada vậy thôi. Người mặc đồ sáng bóng bước ra ngoài khu cao ốc trước, kẹp một cái mũ trắng lớn dưới nách như một quả bóng. Đàng sau hắn ta, với chiếc đồng hồ cũ của Hagen cuộn lại trong lòng tay, là người mặc đồ xám. Trên gác, kẻ trấn lột - vì quá thích chiếc đồng hồ nên không bán nó - nằm bất tỉnh trên sàn phủ vải bạt linoleum lạnh ngắt. Anh ta đã bị đấm một trận thật tàn bạo bởi tay đấm bốc hạng nặng Elwood Cusik, một lính lác từng chịu ơn Ace Geraci. Người thấp lùn - Cosimo Barone, cháu của Sally Tessio - đã bắn một viên.38 vào bàn tay trộm cắp của anh chàng Da đen, như một bài học. Anh chàng trộm cắp này chưa tỉnh lại. Cusik trước nay chưa từng làm chuyện như thế này, cầm bàn tay không bị thương tật của chàng ta lên và xem mạch. Hình như bình thường. Hơi thở cũng vậy. Vết thương thì nhẹ thôi, chỉ có tính cảnh cáo. Nếu như chàng ta tỉnh lại trước khi chảy máu đến chết và trừ phi chàng ta có kế hoạch học đàn piano hay violon thì chắc là hơi bất tiện, chứ ngoài ra thì sẽ ổn thôi.
“Cái đồng hồ đeo tay là của ai vậy?” Cusik hỏi, đeo thử khi ngồi vào xe.
Momo Cần sa - biệt danh của Cosimo Barone - không trả lời. Chàng ta hạ kinh chiếu hậu xuống và soi gương sửa lại mái tóc.
Họ ra khỏi thành phố trước khi chàng võ sĩ nói điều gì khác. “Chiếc mũ là cũng của hắn hay là của ai khác?”
“Đội thử cái mũ lên đi, tại sao không?” Cần sa nói.
Cusik nhún vai và làm theo. Cái mũ rất vừa vặn với đầu anh ta. “Ông nghĩ gì?”anh ta hỏi.
Cần sa lắc đầu. “Nghe này, Tex,” anh ta nói. “Làm ơn chứng tỏ anh có thể câm miệng cũng tốt như nện túi đấm, được không?”
Cusik lại nhún vai và tuân lệnh.
Tay trấn lột - ngồi bệt trên sàn của một căn phòng bé xíu nơi một góc khuất của thế giới rộng lớn này, nơi người ta thường rề rà chậm chạp trong việc kêu cảnh sát đến và cảnh sát thì còn rề rà khệnh khạng hơn khi trả lời - nên thực sự đã chảy máu đến chết.
Một cái chết phi lí và bất công đối với một anh chàng sống bằng nghề trộm cướp, trấn lột nhưng vẫn có một trái tim nhân hậu với cách “tác nghiệp” lịch sự, nhẹ nhàng, khiến cho bất kỳ ai có một tấm lòng đều cảm thấy chạnh lòng. Cứ gọi đó là công việc. Hay gọi đó là số mệnh. Hay gọi đó là định luật về những hậu quả không cố tình. Gọi là gì cũng được. Tại sao Tom Hagen phải quan tâm? Ông luật sư tài ba, ngài Hạ nghị sĩ đường bệ Thomas Hagen kia, xét về phương diện con người, có đáng chút nào để so sánh được với anh chàng trấn lột kia chăng? Nhưng biết làm sao, mỗi người một số phận. Người ta làm chuyện gì đó, và chuyện đó làm chuyển động những chuyện khác. Một người chết không bắt buộc phải có ý nghĩa gì. Chết có ý nghĩa ư? Cực kì hiếm.
Chương trước
Mục lục
Chương sau
Bố Già Trở Lại!
Mark Winegardner
Bố Già Trở Lại! - Mark Winegardner
https://isach.info/story.php?story=bo_gia_tro_lai__mark_winegardner