Tứ Thư epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Chương 14
ỐI CŨ
1. LỐI CŨ
Mưa tuyết man rợ mênh mông đã tạnh, thế giới hai bờ sông Hoàng Hà một màu trắng lạnh vô tận bao la. Những ngày này năm ngoái, ai ai cũng đội mưa tuyết tầm tã xông pha luyện gang thép, bận mải đến nỗi mỗi người đều hận không thể mọc thêm bốn chân tám tay. Trong những ngày mưa tuyết năm nay, người của khu 919 đều ở nhà chui trong chăn, không ai buồn cựa quậy, không ai thèm nói chuyện, sợ mất sức, bụng thêm đói. Hoạt động duy nhất chỉ có một mình ông học giả luôn luôn vịn tường đến các dẫy nhà đi đi lại lại. Ông đến bên giường lay lay người trong chăn:
- Bạn vẫn còn sống chứ?
Thấy người ấy động đậy, hoặc mở mắt nhìn mình, ông liền bảo:
- Cắn răng chịu đựng, nhất định phải sống, cấp trên không để chúng ta chết đói đâu, trí thức chết đói hết, thì nhà nước này cũng đáng chết.
Mặc dù người trên giường có nghe ông nói hay không, có muốn nghe ông nói hay không, ông vừa nói vừa đi sang giường khác, mở cái chăn bẩn trùm kín đầu, thấy người trên giường nhắm mắt, ông để ngón tay trước lỗ mũi thử một lát, lại đến lay vai người đang ngủ,- Tỉnh dậy, tỉnh dậy, bạn còn sống không? Nhất định phải sống đấyLại đến một giường nữa:
- Bạn còn sống không? - Nhất định phải sống! Sống sẽ được thấy cấp trên hối hận về việc bắt chúng ta đến đây cải tạo.
Học giả như cấp trên của khu chín mười chín này, kêu gọi anh chị em đồng phạm phải sống, cầu xin hãy sống. Không biết ông có phải là người học vấn cao nhất, chức vụ cũng cao nhất ở đây, nhưng chắc chắn ông không phải người tuổi lớn nhất. Không ai tiến cử ông là người tổ chức phải sống, làm cấp trên của mọi người như Con Trời. Nhưng cứ như thế ông đi đến từng giường, từng giường, từng nhà từng nhà. Ai cũng biết ông đã từng khởi thảo cho lãnh tụ cấp trên cao nhất cao nhất ở Bắc Kinh những bài diễn giảng triết học, đã từng phiên dịch và sửa chữa quyển sách quan trọng nhất. Thế là ngoài nghe Con Trời, họ cũng nghe ông.
Mọi người đều nhìn mặt ông, hỏi một cách rất nghi hoặc:
- Liệu cấp trên có quản chúng ta không?
Ông lắc lắc đầu.
- Tuyệt đối không. Không đầy nửa tháng, thế nào cấp trên cũng có người đến thăm chúng ta.
Ông lại đến nhà chị em nữ hỏi một câu.
- Còn sống cả chứ?
Thấy chị em đều trở mình trên giường nhìn mình, ông rút túi lấy mấy gói giấy:
- Hạt cỏ dại đây, trộn với bột nấu mà ăn.
Ông cho mỗi người một gói hạt cỏ dại. Cuối cùng đến trước mặt nữ nghệ sĩ Pi-a-nô để gói giấy lên gối của chị, ông vuốt má nắn tay chị, cúi sát tai giục:
- Dậy ăn đi, anh cho em bột mì và hạt tiểu mạch đấy.
Sau đó ông quay người vịn tường, nói to:
- Đều sống, cấp trên sẽ không bỏ mặc chúng ta đâu. Tuyết tan sẽ có lối, cấp trên nhất định có người chở lương thực đến cho chúng ta -- Suy cho cùng, nhà nước vẫn cần đến trí thức.
Vậy là ai cũng tin lời ông, đem trộn cỏ dại, lá cây, trộn cả một ít bùn đất chua phèn vào hai lạng bột mì đen mỗi người mỗi ngày, hoà thành bột, nướng thành bánh cỏ dại đất bùn, đói bụng ăn mấy miếng, uống nước đun sôi, nước lã cho trôi xuống. Ăn nhiều thứ bánh này bị táo bón, học giả lại tổ chức anh chị em, từng đôi một, chòi phân cho nhau. Người này đi đại tiện, người kia gục lên đít, lấy đũa chọc bới phân. Chị em cũng làm thế. Bên ngoài lạnh, học giả e mọi người vừa lạnh vừa đói khi ra nhà vệ sinh sẽ chết ở sân, hay dọc đường, liền thông báo cho mọi người đại tiện ngay trong nhà, tiểu tiện có thể đứng ở cửa, hoặc đái vào chai thừa, vào bát rồi đem đổ ra ngoài. Ai cũng nghe học giả, đại tiểu tiện trong nhà. Nhà nào cũng sặc sụa mùi khai thối tanh tưởi. Cứ thế sống được hơn mười ngày, tuyết đã tan, con đường cái thông ra bên ngoài đất đã khô, có hình dáng, quả nhiên cấp trên có người đến. Mọi người đều ra cửa sưởi nắng, bắt rận, có chị em vá quần áo cho anh em. Đến trưa, khi mặt trời ấm tới lúc không mặc áo bông cũng không thấy lạnh lắm, có người chỉ ra đường cái yên tĩnh không có bóng người ngoài cổng nói.
- Mau nhìn kìa! Mau nhìn kìa!
Ai cũng trông thấy trong cánh đồng hoang dã trăng trắng xam xám có một chiếc xe com-măng-ca đang lao đến như một chiếc thuyền nhỏ tròng trành trên sóng nước. Khi chiếc xe com-măng-ca đến cổng khu 919, có mấy người xuống xe, người đi đầu mặc đồng phục xám, mái tóc đốm bạc, rủ sang bên, dáng cao, xương xương gầy gầy, mặt lưỡi cày, răng rất trắng, nhưng hơi vổ. Ông đi trước tiên, những người khác xúm quanh ông, đẩy cửa nhà con Trời bước vào.
Đã một tuần mọi người không trông thấy Con Trời, ai cũng tưởng Con Trời lên thị trấn họp ăn uống, không ngờ lúc này Con Trời vẫn ở trong nhà. Sau khi họ ở trong nhà nửa tiếng đồng hồ, lại từ trong nhà đi ra, tốp người từ từ bước đến chỗ mọi người sưởi nắng, Con Trời đi sau rốt, như con cừu non bám theo mấy con tụ tập cùng con đầu đàn, đến chỗ ánh nắng của dẫy nhà đầu tiên. Người xương xương gầy gầy mặc đồng phục là cấp trên cao nhất đến thăm, đầu tiên nét mặt ông có vẻ sáng lên niềm vui, đến khi nhìn thấy anh chị em dưới nắng, mặt ai cũng sưng vù, chân phù thũng bóng loáng, nét mặt ông tối sầm trắng xám, ông không nói gì, chỉ quay sang nhìn người bên cạnh. Người bên cạnh cúi đầu, lẩm bẩm nói mấy câu gì đó. Ông cấp trên xương xương gầy gầy tròng mắt đỏ hoe. Ông bảo Con Trời tập trung tất cả anh chị em xếp hàng dưới nắng. Con Trời liền chạy đi đến các nhà, gọi to:
- Ra tập hợp, cấp trên cử người đến thăm chúng ta.
Gọi đến lúc thở có vẻ hổn hển, mọi người đã ra khỏi nhà, người nào cũng bám tường dò từng bước, hoặc dìu nhau đến bãi trống dẫy nhà đầu tiên. Nắng vàng tươi y như chất lỏng trong suốt láng trên mặt đất. Hàng trăm khuôn mặt đều phù thũng sáng loáng như hàng loạt túi nước treo lơ lửng dưới ánh sáng mặt trời.Trong doanh trại lúc trưa, tuy là mùa đông, vì lặng gió, nên ấm áp đã lan dần trên mặt đất. Tuyết chưa kịp tan trên cánh đồng hoang dã ngoài khu doanh trại, ánh lên loá mắt dưới ánh mặt trời. Ai nấy đều đói hoa cả mắt, không dám nhìn ra xa, họ nhìn cả xuống đất cát xám nửa khô nửa ướt dưới chân.Nhìn thấy vị cấp trên cao nhất cao nhất trong số những người đến thăm, đi giầy vải mũi nhọn, mặt giầy màu đen, đế giầy khâu bằng tay, trắng như tuyết, những hạt cát đỏ bám cạnh đế giầy, như máu con rận bị người ta xiết chết. Ông mặc chiếc quần nỉ xám, ly quần thẳng như thước dựng trên ống quần. Mọi người đứng im lặng trước mặt ông. Ông nhìn anh chị em, anh chị em cũng nhìn ông. Tôi, học giả và nữ nghệ sĩ đứng ở đầu hàng, biết ông là cấp trên của cấp trên, không biết ông ở địa khu hay ở tỉnh, cứ nhìn cứ ngắm nghía. Tĩnh mịch vô cùng, ai cũng có thể nghe tiếng ong ong bên tai hoặc nặng hoặc nhẹ do mình quá đói gây nên. Còn nghe được cả tiếng xào xạo rất khẽ rất êm của ánh nắng chạm cát trên đất, cả tiếng cọ xát của ánh mắt của hai bên khi đám đông và những người của cấp trên nhìn nhau trong yên tĩnh. Trong tiếng động rất khẽ, rất khẽ của sự yên tĩnh lạ lùng này, mọi người chờ cấp trên cất giọng nói chuyện. Nhưng bỗng dưng, mắt cấp trên cao nhất lại rơi lệ, ông quỳ sụp xuống với đám đông, nói một câu y hệt câu nói của học giả:
- Nhà nước cần các anh chị, các anh chị chết đói, nhà nước cũng chết đói, dù thế nào đi chăng nữa các anh chị hãy tìm cách mà sống!
Nói xong, ông quì lạy mọi người, khấu đầu ba cái. Ông lại nói tiếp:
- Nhà nước xin lỗi các anh chị!
Ông đứng dậy lau nước mắt. Cuối cùng nhìn một loạt những khuôn mặt phù nề loang loáng như những túi nước treo lơ lửng dưới ánh nắng, ông lau nước mắt quay người đi ra cổng. Những người cùng đi cũng đi theo.
Tốp người đi theo ông cấp trên cao nhất xương xương gầy gầy ra đến cổng, từ trên xe com-măng-ca, họ chuyển xuống hai bao tải bột mì, ông xương xương gầy gầy vỗ vỗ vai Con Trời, bảo Con Trời chuyển bột mì vào nhà, nói với Con Trời vài câu, rồi tất cả lên xe, nổ máy xình xình đi sang khu dục tân khác.Tuyết vừa tan, xe com-măng-ca đi văng lên nhiều bùn đất. Sau khi họ đi, mặt mọi người đều vui vẻ ửng đỏ, đều trông thấy hai bao bột mì chuyển vào nhà, ai cũng xúm lại, đứng hàng dẫy trước mặt Con Trời. Khi Con Trời chia bột cho mọi người, học giả hình như nghĩ ra điều gì, chen vào giữa đám đông, có vẻ phấn khởi ngạc nhiên nói to:
- Các bạn có biết người vừa đến là ai không? - Tôi nhớ ra là ai rồi, hoá ra ông ấy từ Bắc Kinh đến đây thăm chúng ta.!
Mọi người đều quay nhìn học giả, xúm quanh học giả chờ ông nói tiếp:
- Ông ấy là lãnh đạo nhà nước đấy. Sự vụ của nhà nước đều do ông ấy cai quản!
Tất cả đều ngạc nhiên, bán tín bán nghi. Nhưng những ai từ Kinh thành về đây bỗng chợt hiểu, vị cấp trên xương xương gầy gầy, tóc đốm bạc, mặc đồng phục và đi giầy cỡ vừa phải ấy đúng là người lãnh đạo nhà nước cấp trên của cấp trên từ Kinh Thành đến, là người chấp sự lớn của nhà nước. Nhà nước, ngoài thi thoảng có người lãnh đạo ông, thì ông là cấp trên cao nhất. Vậy là ánh mắt mọi người cũng vội vàng từ cổng đuổi theo đến con đường cái thông ra thế giới bên ngoài. Nhưng trên con đường cái ngoài hai vết bánh xe còn để lại trong bùn tuyết, không có gì khác. Trên mặt người nào cũng để lại niềm hân hoan và nuối tiếc. Họ lại quay về, nhìn thấy Con Trời trong tay cầm cái cốc đánh răng chia bột mì, đang nhìn mặt học giả, vừa trách vừa giận, Ngài phán:
- Ngươi nhận ra ông ấy là cấp trên ở Kinh Thành, tại sao ngươi không bảo ông ấy phát cho ta một bằng khen, cài cho ta một bông hoa hồng? Tại sao không bảo ông ấy cài cho ta một bông hoa hồng.?
Nói rồi, Con Trời đứng ngẩn người tại chỗ như đánh mất cái gì, sắc mặt rầu rầu, nước mắt tràn ra, hối tiếc.
2.LỐI CŨ
Cứ tưởng vị lãnh đạo nhà nước cao nhất cao nhất đến thăm khu dục tân, đầu xuôi đuôi lọt, tất cả mọi việc trên đời đều sẽ được giải quyết, giống như một bó rối bòng bong được lãnh đạo nhà nước gỡ ra đầu mối có thứ tự nhất. Chí ít, nạn đói sẽ chấm dứt từ đây, trở lại mức cũ, tháng nào cũng cung cấp đủ số lương ăn cho mọi người. Nhưng sau khi ông cấp trên cao nhất cao nhất đi khỏi, ngoài hai bao tải bột mì ông để lại, một bao bột tiểu mạch, một bao bột ngô, mỗi bao một trăm cân, các việc khác còn lại đều y như lúc ông chưa đến, đều vẫn mờ mịt bất lực và tuyệt vọng mênh mông.
Tuyết đã tan một phần lớn, chỉ ở trong bóng râm chân đê và đầm ao thấp trũng vẫn còn màu trắng và đất chết đóng băng. Hai trăm cân bột chia cho mỗi người không đến hai lạng và một cốc đánh răng. Mấy ngày sau, hết bột mì, người lại bắt đầu đói. Đáng sợ hơn là chuyện, mỗi người mỗi ngày được cấp hai lạng bột ngô không còn nữa. Cấp trên bảo, nhân dân đều không có ăn, còn quản gì khu dục tân.Vậy là ai cũng bị đói, phải tự tìm kiếm cái ăn cứu mạng trong đồng hoang. Sang tháng chạp, có một phạm nhân chết đói, rành rành tối hôm qua còn có người thấy ông trở mình trên giường, sáng nay ông đã chết trong chăn. Ông là nghiên cứu viên của Viện khoa học nông nghiệp tỉnh. Chuyên môn nghiên cứu lai tạo giống lúa, cũng là ông Thiên dẫn dắt mọi người trồng ruộng thí nghiệm sản lượng mấu vạn cân, nhưng ông lại chết đầu tiên. Học giả dẫn người đem xác ông chôn trên mảnh đất trống đằng sau khu doanh trại. Khi thu thập di vật phát hiện dưới gối ông cất giấu một nắm hoa hồng đỏ mới giành được, tất cả bảy mươi bông, bỏ trong một chiếc phòng bì, nếu đổi sao năm cánh sẽ được ba ngôi sao. Người cùng nhà đã đốt chiếc phong bì trước mộ ông. Có người bảo đốt đi đáng tiếc, học giả trợn mắt nhìn anh ta rồi cho đốt, để hoa hồng nhỏ theo ông Thiên sang thế giới bên kia. Khu 919 cuối cùng đã có người chết đói. Người sống đương nhiên trong lòng càng hốt hoảng. Người cùng nhà với ông Thiên đã chuyển sang ở nhà khác. Học giả lại vịn tường đến từng nhà nói:
- Đừng nằm, không được để người sống chết đói sống, tất cả phải ra ngoài đồng tìm cái ăn!
Vậy là mọi người đều run rẩy rà mò ra cánh đồng chung quanh khu doanh trại nhổ rễ cỏ, tìm thân cây ngô mùa thu còn sót chưa mục, tìm những quả cỏ và hạt cỏ trên cây cỏ như đậu bóc trong bãi cỏ hoang. Buổi sáng mặt trời lên, mặt đất ấm áp, mọi người đều ra đi, có người đi không nổi cứ bò trên đất đi như chó, trên đồng vắng, khi người ta ngồi xổm, lê bò tìm quả cỏ hạt cỏ, giống như đàn dê bầy cừu thả bừa trên cánh đồng hoang. Khi mặt trời lặn người lại đi, lại bò về khu doanh trại, giống như dê cừu về chuồng đúng giờ lúc mặt trời lặn. Nhưng ngay trong buổi hoàng hôn này, khi người ta lê, bò từ đồng hoang về, có người trông thấy mộ của ông Thiên, nghiên cứu viên viện khoa học nông nghiệp chôn ở đằng sau khu doanh trại bị đào bới, xác ông bó chăn chiếu bị người ta moi xẻo từng mảng, từng miếng, để lại những lỗ trên đùi trên bụng như đất bùn đất đen bị xẻng cuốc bới mạnh.
Con người đã bắt đầu ăn vụng thịt người.
Mặt trời lặn mang theo cái lạnh giá của mùa đông hơi hơi hơ ấm lên chốc lát trên cánh đồng hoang vắng, rồi sáng đỏ bị mây đen che lấp. Gió bắc gầm rít, vù vù thổi về. Không biết ai nhìn thấy trước mộ ông Thiên bị đào lên, khi học giả, giáo sư tôn giáo, nữ nghệ sĩ từ đằng sau đi đến, thì mọi người đã xúm đông xúm đỏ xung quanh mộ, như xem một việc lạ lùng kinh khủng, nét mặt ai cũng ngạc nhiẽn xám ngoét, không dám tin trong số họ lại có kẻ ăn thịt người. Nữ nghệ sĩ, nữ bác sĩ và mấy người khác nhìn hố chôn bị đào bới và xác người bị cắt xẻo, ngồi trên đất trũng buồn nôn. Học giả chống gậy từ phía sau đi đến, hố mẳt trũng sâu của ông đen đen, bước đến trước mộ bị đào bới vừa nhìn, ông đã vứt mạnh cây gậy, nét mặt đanh lại và đỏ sẫm như phun máu:
- Mẹ kiếp, dám ăn thịt người, mi còn coi là kẻ sĩ không! Mẹ kiếp!
Ông chửi rồi quay người, liếc nhìn những người đằng sau, như muốn tìm ra kẻ đào thi thể nhà nghiên cứu trong đám người kia. Nhưng sau khi liếc nhìn, trong lúc mọi người đang sợ hãi bởi ánh mắt của ông, ông không nhìn nữa, bắt đầu sải bước đi về khu doanh trại. Gió dưới chân ông phần phật như ông xưa nay chưa bao giờ bị đói. Nhưng chỉ được vài bước,ông lại không thể không vịn tường bao gạch xanh khu nhà ở thở hổn hà hổn hển, không thể không dừng lại, vuốt từng vốc mồ hôi vã ra đầy mặt.
Giáo sư tôn giáo dẫn mọi người cũng lúc nhanh lúc chậm bám theo sau học giả. Những ai vốn bò trên đất nhích từng tý, cũng không bò nữa, hình như đều biết sắp xảy ra chuyện gi.
Sau khi nghỉ lấy sức, học giả bắt đầu trẽ về nam, đi vào cổng khu doanh trại, nghỉ thêm lúc nữa, lại đi thẳng đến dãy nhà sau cùng. Tất cả đều như học giả định liệu, ông đến dẫy cuối cùng đẩy cửa gian chính giữa, bỗng sững lại ở cửa. Trong gian nhà này có hai đồng phạm hôm nay không theo mọi người ra đồng hoang tìm ăn rể cây và hạt cỏ, họ ở lại trong nhà. Một người là trưởng phòng văn hoá tỉnh, một người là phó giám đốc sở ngành giáo dục nhà nước. Lẽ ra họ phải là cấp trên từng cai quản con người, nhưng họ cứ quản, quản mãi, rồi chính họ cũng đến khu dục tân, trở thành kẻ tội phạm. Bởi vì ăn thịt người họ không bị chết đói, đã có sức sánh vai nhau dùng một sợi dây thừng treo cổ mình lên xà nhà. Họ mặc quần áo sạch sẽ chỉnh tề, chải đầu tử tế, treo lên xà nhà, nhìn học giả vào cửa và người theo sau, mà dưới cửa sổ bên thân, họ dùng đá làm đầu rau đặt cái chậu rửa mặt dỉ mẻ, trong chậu vẫn còn một nửa nước thịt luộc. Dưới chậu vẫn còn củi chưa cháy hết. Học giả bước vào, dơ chân đá chậu rửa mặt rỉ luộc thịt, nhìn thấy trên bàn cửa sổ để gói giấy, bước đến dở ra xem có mấy mươi bông hoa hồng nhỏ và hai ngôi sao họ mới tranh được, mà trên tờ giấy trắng gói sao và hoa hồng là bức thư họ viết để lại bằng bút chì:
Xin lỗi, hai chúng tôi đã ăn thịt nhà nghiên cứu. Bụng đã no, chúng tôi có sức lực đã lên đường trước một bước. Người chết như đèn tắt khỏi cần dục tân cải tạo nữa. Anh chị em ai muốn sống thêm mấy ngày hãy ăn chúng tôi đi. Khẩn cầu duy nhất là sau khi các bạn ăn chúng tôi, tùy tiện chôn xương chúng tôi ở đâu đó, sau này báo cho gia đình chúng tôi đem xương chúng tôi về.
Cám ơn anh chị em, những hoa hồng và sao này cho các bạn.
Xem bức thư của cấp trên đã từng cai quản người để lại, nét mặt học giả hết xanh xám. Ông có vẻ bình tĩnh đứng tại chỗ. Giáo sư tôn giáo hỏi ông viết gì, ông đưa bức thư cho giáo sư tôn giáo xem. Xem xong giáo sư tôn giáo lại đưa cho người khác. Bức thư từ trong nhà chuyền ra ngoài nhà. Cuối cùng không biết ai đọc xong giục:
- Tháo họ xuống.
Thế là họ tháo hai đồng phạm ăn no trước khi chết xuống.
- Nên báo cho Con Trời đến xemKhi sắp đem chôn, tôi nhìn học giả nói:
- Không thì Con Trời lại nhận xét họ mất do bỏ trốn.
Do dự một lát, học giả liền đặt hai xác chết lên phản nằm của họ, đến nhà Con Trời thông báo. Mặt trời sắp lặn hẳn, ráng đỏ cuối cùng giống như máu ngấm trên đất. Khi học giả dẫm đi trong sắc máu, giống như con ngài đói chao đảo bay trên máu. Ông nghe thấy tiếng đói kêu ùng ục trong bụng, như có nước chảy trong bụng định cuốn vào dạ dày và ruột ông. Không chỉ đói, bởi vì đói còn đau thắt ruột lại. Tay ông đè bụng ấn mạnh. Nén như thế, sức lực trên thân đều dồn lên chân tay, mới có sức mà đi. Có một con sẻ rừng đậu ở cửa nhà Con Trời kiếm ăn, nhìn con chim học giả rất muốn nuốt chửng nó vào bụng. Sau khi nuốt nước bọt, ông dừng lại nhặt một hòn đá nhằm chim sẻ ném đi, kết quả hòn đá như hạt đào rơi xuống cách rất xa con chim sẻ. Ngay ném một viên đá ông cũng không còn sức. Con chim sẻ nhìn học giả kêu một tiếng vỗ cánh bay lên trời. Học giả từ từ bước, tìm ở chỗ chim sẻ dãi, ông trông thấy trên đất cát có hai hạt phân chim khô. Nhìn phân chim sẻ như hạt gạo, học giả không do dự nhặt lên cho vào mồm. Không biết ông có nhai hạt phân ấy hay không, nét mặt ông có vẻ quái dị, vươn cổ nuốt phân chim sẻ.
- Ăn được không? – Giáo sư tôn giáo, nữ nghệ sĩ, nữ bác sĩ từ đằng sau bước lên hỏi.
- Được - Học giả đáp – Chim sẻ ăn hạt cỏ sống qua đông, hạt cỏ lại không bẩn.
Họ đến trước cửa nhà Con Trời, đầu tiên bò lên cửa sổ nghe ngóng, không thấy động tĩnh, lại đến gõ cửa. Cho đến khi trong nhà có tiếng khe khẽ vọng ra, học giả mới đẩy cửa nhà Con Trời, giống như đẩy cửa nhà hai phạm nhân thắt cổ. Mấy người Học giả, giáo sư tôn giáo, nữ nghệ sĩ đều sững người trước cửa, không phải cái sững sờ run rẩy kinh hãi nhìn thấy trong nhà có người chết, mà là cái sững sờ phát sáng đỏ rực.Con Trời không đói đến nước chỉ còn thoi thóp giống như người ta, hố mắt Ngài trũng hẳn, nhưmg mặt vẫn còn sáng. Đầy nhà toàn ánh sáng, ráng đỏ trước hoàng hôn dọi vào nhà Con Trời. Mọi người nhìn thấy Ngài nằm trên giường. Mà bên gường, trên đầu giường và trên tường trong giường Con Trời cài đầy, treo đầy những bằng khen và hoa hồng của Ngài bị cháy cấp trên đã phát bù cho Ngài đủ số lượng. Bằng khen bốn bên sáng láng xếp thành hàng dán đầy tường trong giường Ngài, còn những hoa hồng to nhỏ bằng lụa, voan, giấy, đỏ tươi, đỏ thẫm, đỏ nhạt, phơn phớt hồng đều buộc lên sợi dây nhỏ. Sợi dây treo bắt đầu từ đầu giường căng một vòng cạnh giường, hoa hồng nở đầy đầu giường, cạnh giường và cuối giường. Cả giường nằm của Con Trời đều bị màu đỏ tươi cuốn níu, cộng thêm ga trải giường nhuộm màu đỏ cùng cái chăn đỏ đen sẫm tím đậm, Con Trời hoàn toàn bị màu đỏ vây kín, khiến giường ngủ giống như một bồn lửa đang cháy, Con Trời giống như một bé Thánh mới sinh trong lửa. Ngài nằm trong ánh sáng đỏ. Cái chăn đắp trên người. Bên đầu giường đặt một cái ghế. Trên ghế để nửa bát đậu tương rang và nửa bát nước sôi. Mùi thơm đậu tương rang, bởi vì đói mà cồn cào ghê gớm, cứ xộc thẳng vào mũi. Con Trời nửa ngồi nửa nằm trên giường đang xem một quyển truyện tranh liên hoàn. Con Trời vừa xem vừa thò tay bốc đậu rang trong bát để trên ghế cho vào mồm. Ăn nhiều đậu, lại nhoài người bưng bát nước uống. Khi Con Trời đang xem truyện, ăn đậu, uống nước thì học giả, giáo sư tôn giáo và mấy người đi vào. Họ ngẩn người nhìn màu đỏ, sau đó nhìn vào bát đậu rang,- Lại có hai người chết đói - Học giả nói - Đều đói đến mức người ăn thịt người.
Gác quyển truyện tranh lên đầu giường, Con Trời ngồi dậy:
- Hôm kia ta lên cấp trên. Cấp trên bảo, khu chín trăm mười chín chúng ta người chết đói ít nhất, thưởng ta mấy cân đậu tương rang, các ngươi cũng ăn đi.
Vừa nói vừa nhìn nửa bát đậu rang.
- Có người ăn vụng thịt người. - Học giả nói tiếp.
- Cấp trên nói – Con Trời nhìn mặt giáo sư tôn giáo - Quan trọng nhất là không để ai đi ra khỏi khu này. - Cứ tiếp tục không cấp lương thực, mọi người sẽ chết hết.
- Ta biết – Đói lắm sẽ có kẻ bỏ đi. Nhưng biết đi đâu? Cấp trên bảo, cả thế giới đều lâm vào nạn đói. Khắp gầm trời, chỗ chúng ta đây đất rộng người thưa, thế nào cũng phải sống qua mùa đông nạn đói này.
Học giả nhìn mặt Con Trời.
- Tóm lại không được để người ăn thịt người phải không nào.
Con Trời lại dở sang trang sau cuốn truyện tranh:
- Trên thế giới ngày xửa ngày xưa đã từng xảy ra nạn đói lớn, người chết khắp gầm trời, có cả nạn lụt lớn, bị chết đuối gần hết, chỉ có mỗi gia đình ông Nô-ê sống sót.
Học giả còn định nói thêm, nhưng ông lại chỉ đứng một lát trong gian nhà màu đỏ, rồi đờ đẫn đi ra. Sau khi ra khỏi cửa quay đầu lại nhìn, ra hiệu cho tôi, giáo sư tôn giáo và nữ nghệ sĩ cũng đi ra khỏi màu đỏ của Con Trời.
Mọi người đã ra theo.
Nhưng mọi người ra đến cửa, giáo sư tôn giáo để nữ nghệ sĩ đi ra ngoài, ông bước chậm và lại quay vào, đứng cạnh chiếc ghế trước giường Con Trời, liếc nhìn nửa bát đậu tương rang, hít một hơi sâu mùi thơm đậu tương, lại nhìn vào quyển tranh truyện liên hoàn trên tay Con Trời, chỉ liếc mắt, ông đã nhìn thấy Con Trời xem vẫn là quyển tranh liên hoàn của “Tập truyện Kinh Thánh”, vậy là ông cười gượng, thò tay vào bụng rà mò lấy ra một phong bì phồng phồng, từ trong phong bì lấy ra một tờ giấy màu gấp hình chữ nhật, giở ra lại là một tờ tranh mầu Thánh Mẫu hiện ra trong sắc đỏ nhà con Trời.
- Đây là tờ cuối cùng. – Giáo sư tôn giáo cười nhạt có vẻ khó khăn - Tờ cuối cùng thật đấy, xin Ngài cho tôi một nắm đậu tương ăn, tôi không những có thể dẫm lên tượng Thánh Mẫu, có thể móc con ngươi mắt Thánh Mẫu, xé nát mũi và mồm Thánh Mẫu nhai nuốt vào bụng, khiến Thánh Mẫu trong bụng tôi biến thành phân, tôi còn có thể nghe Ngài đái lên mặt Thánh Mẫu.
Vừa nói giáo sư tôn giáo vừa liếc nhìn mặt Con Trời, tay phải móc con ngươi mắt Thánh Mẫu và quả nhiên đã cấu mắt Thánh Mẫu thủng một lỗ, làm cho một con ngươi mắt của Thánh Mẫu thành mẩu giấy rơi xuống đất. Nhưng khi giáo sư tôn giáo đã móc một con ngươi mắt Thánh Mẫu, sắp móc con ngươi mắt thứ hai, thì trên mặt Con Trời, màu đỏ vàng biến thành xanh đen. Ngài ngoái người bốc một nắm đậu trong bát ném lên người lên mặt giáo sư tôn giáo. Giáo sư tôn giáo chưa kịp móc con ngươi mắt thứ hai của Thánh Mẫu, thì đậu tương rang đã bay lên mặt lên người ông, rơi toé loe đầy nhà.
Con Trời im lặng, hai mắt cứ chăm chắm nhìn tay giáo sư tôn giáo.
Giáo sư tôn giáo ngẩn người, dừng tay móc con ngươi mắt, lại nhìn mặt Con Trời, sau khi hơi do dự, ông vội vàng ngồi xuống nhặt những hạt đậu rang, vừa nhặt ông vừa nhét vào mồm, tiếng nhai đậu cục cục như tiếng búa gõ lên tấm đá.
3LỐI CŨ
Khu chín mười chín chết đói đến người thứ mười tám, thì chung quanh khu doanh trại, trong vòng hơn ba mươi dặm, trên bãi cỏ đều hết nhẵn gốc cỏ, hạt cỏ và thi thoảng mới có chút vỏ cây còn trơ lại. Có muốn đào rễ cây, bới hạt cỏ phải đi xa ngoài mấy dặm. Có người cầm bát sứ, ca sứ dùng để nấu cơm và con dao đánh lửa ra đi lúc mặt trời mọc, về nhà ngủ trước khi mặt trời lặn. Họ không ai nói với ai, mình đi đâu, dậy khỏi giường là đi luôn. Rải rác đến tận đồng hoang vắng vẻ xa tít, tìm nơi nào có cỏ tranh rừng, hoặc cỏ đuôi chó đào rễ lên nhai. Hạt bông cỏ đuôi chó bỏ vào một tờ giấy, hoặc vạt áo, khi nào đủ một nắm, hoặc nửa nắm, lấy nước về, gõ dao đánh lửa trên hòn đá sáng trắng toé lửa ra bắn vào đầu đen của dây mồi lửa xoắn bằng bông, thổi một cái, lửa bốc lên là nấu được một bát canh hạt cỏ tại chỗ. Canh hạt cỏ sền sệt màu xanh vàng, uống vào có mùi đất dính cỏ hăng hăng. Để át mùi hăng cỏ đậm đặc, có người cho vào trong bát canh vài mẩu vỏ cứng đất chua phèn màu trắng, bát canh ấy sẽ có vị mằn mặn chan chát. Mùi tanh hăng cỏ sẽ nhạt đi có thể chịu được. Nhưng húp nhiều canh xanh vàng này bị đau bụng đi đồng. Khi đã đau bụng đi đồng, người không đi nổi, sẽ chết sống, sẽ chết đói trong mùa đông này. Để không đau bụng đi đồng, phải cho thêm vỏ cứng chua phèn, nhưng ăn nhiều quá nóng ruột như lửa, nóng đến phát sốt, đêm mất ngủ, sáng hôm sau chân nhẹ bẫng, có người bỗng dưng ngã lăn kềnh trên đường hoang đi tìm rễ cây hạt cỏ, không còn bò dậy nữa.
Thế là tuỳ ý chọn hố chôn xác, để đầu mộ một hòn đá, hay cắm một cây que làm kí hiệu ghi nhớ ai đó chết chôn ở đâu, để phòng sau này trao thi thể cho người nhà họ. Nhưng hôm sau, que cắm đã mất tích, hòn đá cũng biệt tăm, chẳng ai nhớ người đó chôn ở đâu.
Đến tháng chạp, khu chín trăm mười chín đã có mười tám người chết đói. Một hôm, trước khi mọi người đi bới hạt cỏ đều bàn nhau trong sân, xét cho cùng nên cho bao nhiêu vỏ đất chua phèn vào canh hạt cỏ, tôi phát hiện sắc mặt nữ nghệ sĩ khác mọi người. Tất cả anh chị em mặt người nào cũng vàng như sáp, hoặc xanh bủng như người sắp chết. Nhưng trên mặt nữ nghệ sĩ vẫn sáng nhẵn phơn phớt hồng. Cái chết như gió đến gió đi, bão thổi đến cũng thổi đến. Đàn ông đàn bà lâu nay không tắm giặt, chải đầu, đánh răng, rửa mặt. Nhưng mái tóc của nữ nghệ sĩ lại chải ngay ngắn, bện thành cái đuôi sam, đuôi tóc còn buộc một sợi chỉ đen tết thành hoa, cái áo của bộ đồng phục kiểu nữ màu hồng nhạt cũng sạch sẽ gọn gàng, nếp áo gấp cũng ngang bằng sổ thẳng ở ngực ở lưng chị.
Tôi bắt đầu thấy nghi nghi. Chị đứng ngoài đám đông. Tôi đứng chính diện với chị ngoài đám đông. Tôi cẩn thận liếc nhìn chị một hồi qua những cái cổ gầy nhoẵng như củi của mỗi người, rồi dịch lại gần chị, đã ngửi thấy mùi thơm kem hoa tuyết thoang thoảng trên người chị. Tôi có vẻ ngạc nhiên đứng đằng sau chị, lòng vui thầm và kinh ngạc. Từ sau khi có nạn đói, mỗi trang tôi ghi chép lời nói và hành động của phạm nhân đều được Con Trời cho một nắm bột. Về sau mọi người đều bị cắt nguồn lương thực, tôi cứ nộp năm tờ, con Trời lại cho một nắm bột. Về sau nữa, Con Trời hết bột, lần nào khi tôi lên nộp bản ghi chép, Con Trời đều cho tôi một vốc, nửa nắm đậu tương rang. Trong khu chín trăm mười chín, người nào cũng phù thũng ẻo lả, chết bất cứ lúc nào, nhưng tôi hoặc nhiều hoặc ít vẫn có lương ăn.
Tôi cũng đói, nhưng tôi không chết. chỉ cần hàng ngày tôi đều ngấm ngầm ghi được lời nói việc làm của một số anh chị em. Nhưng dạo này, bởi mọi người đều phân tán đi rất xa thu lượm hạt cỏ nấu canh, tôi đã rất khó nghe thấy, trông thấy lời nói việc làm của họ. Đã năm ngày nay tôi chưa nộp “Tội nhân lục” cho Con Trời, không được ăn đậu rang của Con Trời. Tôi quyết định bắt đầu từ hôm nay bám theo sau nữ nghệ sĩ, ghi lại mỗi lời nói hành động của chị, làm sáng tỏ chị ăn cái gì mà nét mặt vẫn nhuận hồng, sau đó tôi cũng có cái ăn, biết đâu mặt tôi cũng có khí sắc của người sống như chị. Khu chín trăm mười chín đã chết đói mười tám người., nhưng chị vẫn ăn vận chỉnh tề, rửa mặt đánh răng tử tế, trên người còn thoang thoảng mùi thơm. Bàn xong một bát cháo hạt cỏ nên cho bao nhiêu vỏ cứng đất chua phèn, mọi người đều ra khỏi khu doanh trại. Người chống gậy, kẻ vịn tường, khi ra khỏi sân doanh trại như sau khi trời sáng người chăn dê mở cửa chuồng, đàn dê con nào con nấy tự tản ra cánh đồng bên ngoài, kẻ đông người đoài, tốp năm tốp ba, có người ra khỏi cổng cứ lủi thà lủi thủi đi một mình về hướng nào đó.
Mặt trời đã lên cao gần đỉnh đầu, mạ lên cánh đồng hoang dã trắng phau mênh mông một lớp sáng vàng nhạt. Bóng người đi, ai ai cũng từ to đến nhỏ, cuối cùng đều biến thành một chấm đen mất hút trong hoang mạc. Tôi đứng một bên ngoài cổng khu doanh trại chờ nữ nghệ sĩ đi ra.
Đúng là chị đã quay về nhà ở lấy túi đựng hạt cỏ, cùng đi ra với nữ bác sĩ. Không biết họ nói gì với nhau ở cổng, nữ bác sĩ đi hướng đông, nữ nghệ sĩ đi về hướng đông nam. Chị đi thong thả, như có mục đích đến đó lấy vật gì. Tôi len lén bám theo chị mấy chục mét, cũng cầm trong tay cái túi đựng hạt cỏ đề phòng khi bị chị phát hiện có thể tỏ vẻ mình đi kiếm cái ăn trên bãi cỏ. Cứ thế tôi bám theo sau chị. Mặt trời đã chiếu bóng tôi ngả sang trái như một đoạn cây khô đổ xuống lướt đi. Đi được một chặng, tôi đói quá thở hổn hển như chạy mười mấy dặm, mà nữ nghệ sĩ luôn đi theo đường mòn lên phía trước thì càng đi càng nhanh. Đến một ngã tư tiếp, khi tôi ngồi xuống thở, thì chị vừa vặn quay người ngắm nhìn cái gì đó, thấy đằng sau và bốn bên không có người, chị liền đi chậm lại, rẽ ngoặt, men theo đường đất chính nam đi thẳng đến khu chín mười tám.
Chị đi trên đường đất, tôi bám theo sau đi trên đồng hoang, đến phía nam một dẫy nhà của khu chín mười tám ngoài bảy tám dặm, chị dừng lại, nhặt một cành cây cao ngang đầu người ở cạnh đường cắm bên đường, rồi đi đến một dẫy lò luyện thép ngoài một dặm về phía tây của khu chín mười tám.
Sự việc đã hẹn trước, nữ nghệ sĩ cắm cành cây cạnh đường khu chín mười tám không bao lâu có một người đàn ông đứng tuổi từ trong khu đi ra. Anh ta mặc bộ quân phục cũ nền trắng thấu vàng đến nhổ cành cây bên đường để xuống đầu bờ ruộng, cũng đi đến dẫy lò luyện cũ đó. Một lúc sau, nữ nghệ sĩ từ lò luyện đi ra nhìn, cười hỏi người đàn ông đang đi đến.
- Đem đến không?
Người đàn ông lấy ở thắt lưng ra một gói nhỏ to bằng nắm tay, giơ lên không trung, rồi cả hai chui vào trong lò luyện.
Tôi bò trong một hố đất gần lò luyện. thò đầu trong lùm cỏ dại, lờ mờ nhìn thấy một ít, hiểu ra đôi điều. Mặt trời đã chênh chếch về tây, gió từ lối cũ Hoàng Hà thổi đến, trong ánh nắng chuyển sang ấm, thời tiết trở nên ấm áp như tơ lướt nhẹ trong không trung.
Thì ra cái giá rét mùa đông đã bớt đi vào buổi trưa, phủ một lớp ấm mỏng trong cánh đồng hoang vắng. Bò lên khỏi hố đất còn đông cứng, tôi bắt đầu nhẹ nhàng đi đến bên lò đứng. Lò luyện này mùa đông năm ngoái khu chín mười tám luyện gang thép để lại, bây giờ thành buồng gian dâm của nữ nghệ sĩ với gã mặc bộ quân phục cũ. Dẫy lò luyện này không biết đã luyện ra bao nhiêu xỉ gang, sau một năm đất trát tường lò bên ngoài đều bị gió thổi tróc, chỉ còn trơ lại cái thân màu nâu đen cháy sém phơi loã lồ dưới gầm trời.Một dẫy lò giống như một dẫy đống gang rỉ đỏ lòm khổng lồ xếp tại chỗ. Hai anh chị chui vào lò thứ hai của dẫy lò. Đến cửa trước lò, tôi ngồi xổm một lúc, dỏng tai nghe không thấy động tĩnh gì, tôi lại mò ra sau lò. Từ giữa hai lò tôi leo lên nóc lò. Thì ra, cái lỗ hổng đổ nước trên nóc khi dập tắt lò giống như miệng giếng nhìn lên trời.Tôi bắt đầu trèo lên nóc lò, nín thở bò đến chỗ miệng lỗ hổng, từng bước từng bước đến gần lỗ hổng liếc mắt nhìn xuống lại vội vàng thu ánh mắt, ngồi ngây trên nóc lò. Xa xa có người lượm hạt cỏ trên bãi, có người đã bắt đầu nhóm lửa tại chỗ nấu canh hạt cỏ. Ngồi trên nóc lò nhìn khói bốc lên xa xa. Tôi cứ ngồi thẫn thờ mấy giây để trái tim đập gấp của mình bình tĩnh lại, lại khe khẽ bò đến lỗ hổng nhòm vào trong lò một lần nữa. Trong lò có không gian bằng nửa gian phòng, trên nửa mặt bằng sát phía bắc, trải một lớp cỏ khô rất dầy. Trên cỏ khô có cái chăn vải thô rất bẩn rất cũ. Chăn bị thủng mấy lỗ, lộ ra mền bông cũ như giấy cỏ mục chôn mấy năm dưới đất. Nữ nghệ sĩ và gã đàn ông cởi hết quần áo để bên chăn. Thân hai người chui vào trong chăn, đầu và vai lộ bên ngoài chăn. Gã đàn ông đang cưỡi lên bụng nữ nghệ sĩ làm tình thở hồng hộc như lợn, còn nữ nghệ sĩ đang dẫy đầu ra khỏi dưới thân gã, ngửa nửa đầu nhìn chéo lên trên. Chỗ tường lò chéo đó có một lỗ nhỏ, trong lỗ có chiếc bánh bao bột đen cách mắt chị hai thước, như một ngọn đèn cuốn hút mắt và mặt chị. Gã đàn ông hiện chưa vội cho chị ăn chiếc màn thầu để chị chuyên tâm vào chuyện tình dục. Nhưng nữ nghệ sĩ cứ nhìn chòng chọc vào chiếc bánh bao, con ngươi mắt trợn lên tưởng như sắp nổ. Cứ thế một lúc sau, gã đàn ông thôi nhổm trên người chị. Gã tạm nghỉ, nghiêng người móc túi quần bộ đội móc ra một nửa bánh bao bột trắng. Gã nhích cái bánh bao đen sang một bên, để bánh bao trắng vào lỗ, giống như vặn to ngọn lửa đèn, nói với chị ba chữ “Bột mịn thuần”, sau đó gã lấy tay lật vai chị, chị vội vàng từ trong chăn đứng dậy, bò trên đất như chó, để gã xỏ vào sau mông chị, còn chị lại càng ngẩng đầu, vươn dài cổ vốn thon nhỏ nhìn dán mắt vào nửa chiếc bánh bao bột trắng.
Gã đàn ông càng hăng hái điên cuồng hơn. Từ sau lưng nữ nghệ sĩ gã cứ thọc vào thọc ra tới tấp, kêu rú lên sung sướng, còn nữ nghệ sĩ thì trần truồng bò trên đất, một tay vịn thành lò bị cháy đỏ, ưỡn người lên, còn tay kia thò ra định cầm nửa cái bánh, bị gã quát một tiếng “Hượm đã nào”. Nữ nghệ sĩ vội rụt tay về, lại chăm chăm nhìn vào nửa cái bánh bao trắng trước mặt, giống như trong buồng tối mò mò nhìn ra một đốm sáng. Giữa lúc này, gã đàn ông làm nhanh hơn, mạnh hơn, sướng như lên cơn điên. Tôi bám lên lỗ hổng nóc lò, mắt nhìn chòng chọc, khoé mắt cay cay. Tôi không biết hai người đã chơi nhau vụng trộm trong lò này bao lâu, mãi đến lúc gã kêu rú lên một tiếng cuồng loạn, người chị ngồi bệt rũ rượi trên chăn, gã mới lầm bẩm nói một câu “Sướng đến chết mất thôi, thật sự cảm ơn lớn nạn đói kém”, còn nữ nghệ sĩ thì vội vã giơ hai tay cầm cái bánh bao đen và nửa cái bánh bao trắng trước mặt, cứ thế luân phiên, nhồm nhoàm cắn cái này một nhát, nuốt cái kia một miếng.
Khi nữ nghệ sĩ sắp ăn hết bánh bao, gã đàn ông có vẻ khó khăn nói:
- Chỗ anh cũng chẳng còn mấy lương ăn, chúng mình cứ cách một hôm lại đến đây em nhá!
Nữ nghệ sĩ ngẩn người ra một lát, bỗng bước lên một bước ôm hôn gã đàn ông:
- Anh là người của cấp trên, có thể lên trên xin. Ngày mai anh khỏi phải cho em bánh bao bột trắng, chỉ cần anh cho em một cái bánh bao bột đen là được.
- Trí thức dân thành phố các em chơi thích hơn dân thôn quê.
Cuối cùng gã cười nói một câu, rồi cầm quần áo lên mặc.
Đến đây, tất cả đều yên tĩnh. Tôi từ từ rút đầu khỏi lỗ hổng, ngồi dưới nắng trên nóc lò. Đầu cứ kêu ong ong, luôn luôn nghĩ đến thân thể trắng như tuyết của nữ nghệ sĩ, nghĩ đến những pha chị nằm dưới thân gã đàn ông nhìn thèm thuồng như ngấu nghiến, như nuốt trôi vào cái lỗ để chiếc bánh bao bột đen và nửa chiếc bánh bao bột trắng. Bầu trời trong sáng bao la, mây trôi dưới nắng cao xa, khe khẽ phát ra tiếng lạo xạo như tiếng bước chân di động về phía trước. Đằng trước, phía sau, bên phải, bên trái, lại có thêm nhiều chỗ bốc khói nấu canh hạt cỏ. Khói bện thành dạng dây đay chọc thẳng lên trời, rồi đọng lại, hình như đứng yên, song lại tản dần ra và mất hút trong bầu trời. Nói cho cùng, đang là tháng chạp, trong không khí có hơi lạnh rất dầy đang tản mạn, chỉ kèm một lớp hơi ấm rất mỏng của nắng lúc ban trưa. Đất cát và rễ cỏ trong hơi ấm lạnh này toả sáng vàng xám vò vị cỏ khô và cát khô của mình dưới nắng biến thành vị đồng nội sau khi cỏ nước hong khô dưới nắng, Trong thứ mùi vị tạp nham này tôi đã nhận biết mùi thơm của bánh bao bột mì trắng từ lò luyện bay ra đọng lại dưới bầu trời và mùi thơm khét lẹt của đậu tương rang. Nhìn ngọn khói bốc lên xa xa, tôi vươn cổ hít một hơi mùi thơm bánh bao và mùi đậu, sau đó nghe có tiếng bước chân trong lò luyện sau lưng, tôi rụt người lại giữa lưng lò một cách bản năng, quay người bò xuống, trông thấy nữ nghệ sĩ và gã đàn ông từ lò đi ra, ngó trái ngó phải một lúc, rồi ai đi lối người ấy.
Chờ sau khi họ đi xa, tôi xuống khỏi lò, đi vào bên trong nhìn thấy cái chăn hai người đắp gấp vuông vắn để vào một chỗ trũng tránh được mưa gió trong lò, có mấy mớ cỏ che lên. Tôi gạt bỏ cỏ khô, giở chăn ra, ngửi thấy mùi hôi hôi tanh bẩn, nhưng trong mùi hôi tanh ấy,tôi nhấc chăn giũ giũ, lượm được mấy hạt đậu rang và mẩu bánh rơi trên đất, tôi vội vàng cho vào mồm nuốt trôi. Sau khi gấp chăn lại tử tế như cũ, che lại mớ cỏ khô lên chăn, khi đi ra khỏi lò, tôi nhìn thấy gã đàn ông mặc quân phục đi vào khu chín mười tám, nữ nghệ sĩ đi về hướng khu chín mười chín, chiếc áo của bộ đồng phục cổ nhỏ mầu hồng nhạt của chị đi trên đường như một ngọn lửa cháy mãi không tắt.
Tôi cũng đi về hướng khu chín mười chín.
Về đến khu chín mười chín, anh chị em đi kiếm hạt cỏ nấu canh chưa ai về. Doanh trại yên tĩnh, giống một lăng viên bỏ hoang ở thành phố. Cửa nhà ở của Con Trời vẫn đóng, cửa có khoá, khỏi cần nói, Ngài lại lên tổng bộ trên thị trấn. Tôi nhòm vào rất nóng lòng muốn gặp ngay Con Trời để phản ảnh sự việc đã nhìn thấy hôm nay. Tôi biết nói tin này Ngài sẽ cho tôi nửa nắm đậu tương rang, nhưng viết ra Ngài sẽ cho tôi một nắm đậu rang. Đúng là tôi rất muốn kể với ai đó chuyện mắt thấy hôm nay. Bảo với họ tại sao nữ nghệ sĩ mặt vẫn có sắc khí và đỏ đắn. Nhưng với độ tuổi và kinh nghiệm của mình, tôi hiểu chuyện tình của nữ nghệ sĩ với gã đàn ông kia vẫn chưa hết, hiểu nữ nghệ sĩ và gã đàn ông tôi nhìn thấy chỉ là một lớp đệm của một vở kịch lớn sau khi đã mở màn, là sự mở đầu, màn đầu của câu truyện, tôi phải bám theo đầu mối của câu truyện theo dõi tiếp một cách ma không hay thần không biết. Chỉ cần bám thật sát đầu mối câu truyện, tôi cũng có thể kiếm được bánh bao bột đen, bánh bao bột trắng và đậu rang như nữ nghệ sĩ.
Mặt trời đã ngả về tây, sẽ rất nhanh chóng có người tìm kiếm hạt cỏ từ đồng hoang về. Đứng trong sân doanh trại, để cảnh yên tĩnh chung quanh mình tích nén thêm một lúc, tôi đi đến cửa nhà tập thể nữ một cách bản năng, nhưng khi tôi trẽ qua góc tường, lại trông thấy nữ nghệ sĩ từ phía nhà tập thể của học giả đi về. Tôi nhanh chóng né tránh để chị đi vào nhà, tôi đã đi đến chỗ học giả. Bởi vì hầu như không có người ngoài đi vào sân, bởi vì ai ai cũng đói đến mức phải ăn cỏ, ăn thịt người, không ai đáng để bị người lấy cắp đồ, cho nên ngoài Con Trời, mọi người rangoài đều không đóng cửa. Tôi đi thẳng vào nhà tập thể của học giả, đến thẳng trước giường học giả, nhác nhìn một cái thấy chăn trên giường của mọi người đều không gấp, chỉ có chăn của học giả được gấp vuông vắn để ở đầu giường, mà nom dáng, áng chừng vừa gấp xong, chăn bị giũ phồng vẫn chưa lõm xuống. Tôi đoán có lẽ nữ nghệ sĩ vừa gấp giúp học giả. Tôi nhìn vào chiếc chăn xanh vải ngoại gấp ngay ngắn, thọc tay vào trong chăn, không ra ngoài dự liệu của tôi, từ trong chăn của học giả, tôi moi ra một túi vải thô cánh tay, mở miệng túi thấy có một vốc đậu nành rang, tôi nắm một nắm cho vào mồm, lại vừa bốc nắm nữa bỏ vào túi áo mình, vừa giũ rối chăn của học giả, giống như chăn các giường khác sáng thức dậy không gấp.
Đi ra khỏi nhà học giả, tôi rảo bước về nhà tập thể của mình.
Hôm sau tôi lại bám nữ nghệ sĩ đi đến khu chín mười tám ngoài bảy tám dặm, lại nhìn thấy cành cây cắm ở đầu bờ cạnh đường. Gã đàn ông mặc quân phục lại từ trong khu doanh trại đi ra. Sau khi hú hí nhau trong lò luyện chán chê họ đi ra. Tôi bám theo nữ nghệ sĩ đi về, lại tìm thấy một nửa cái bánh bao bột trắng trong chăn của học giả được nữ nghệ sĩ gấp tử tế.
Đã sáu tháng nay tôi không được ăn loại bột ngon, đã quên mùi vị. Nay vớ được một nửa cái bánh bao bột trắng, tôi chưa kịp nhìn kỹ đã đút luôn vào mồm. Miếng bánh khô cứng nghẹn ứ cổ họng, sau đó nước bọt làm mềm bớt, thì cái thứ trăng trắng xam xám thơm như vừng rang, loang ra khoang miệng, cuốn vào mồm, va vào răng, vào lưỡi, trôi tuột xuống ruột và dạ dầy, khiến khắp người run rẩy. Đúng là tôi chưa kịp thưởng thức kĩ vị thơm ngon của bánh bao bột mịn, đã vội vàng nhếu nháo nuốt luôn. Mãi đến khi ăn xong, mẩu bánh nhét kẽ răng mới khiến tôi cảm thấy vị bánh không phải mùi thơm vừng, mà là mùi vị tươi đỏ trắng tuyết hỗn hợp giữa dầu lạc và bột lắng tiểu mạch. Nhấm nháp mùi vị ấy, ngồi thần một lát trên giường của học giả. Ăn xong bánh bao có cái gì như mất mát vật quí giá khiến tôi thấy tiêng tiếc, lại giũ cái chăn của học giả như chưa gấp lúc sáng dậy, tôi đi khỏi giường ông.
Trong sân doanh trại vắng lặng, nhớ lại mùi vị bánh bao, tôi chợt nghĩ đến mười tám bông lúa mạch tưới máu còn to hơn bông thóc mình trồng. Tôi nghĩ kẻ nào có bông mạch ấy, kẻ ấy có thể ngửi mùi thơm mạch sống qua nạn đói này.
Ngày thứ năm, khi tất cả phạm nhân lại ra đi kiếm hạt cỏ, tôi cùng anh chị em ra khỏi cổng. Mọi người đi về hướng tây bắc, tôi một mình trẽ hướng đông nam, sau khi ngồi xổm trong hố trũng chua phèn, chờ nữ nghệ sĩ từ cổng ra đi đến cắm cành cây ở đầu bờ ruộng cạnh đường cái khu chín trăm mười tám. Nhưng mãi đến khi mặt trời lên cao ngang mặt, cũng không thấy nữ nghệ sĩ từ nhà tập thể nữ đi ra,cứ lo lo hay là mình sơ xuất đã để chị đi qua trước mắt mà không biết. Tôi giả vờ tìm bới hạt cỏ, đi đến dẫy lò luỵên họ làm tình vụng trộm. Trong lò thứ hai, cỏ và chăn bên trong được chuyển sang một phía có ánh sáng. Nhưng cái chăn gấp ngay ngắn trên ổ cỏ, có che phủ một ít cỏ khô và cành cây, hoàn toàn là một đống như không ai động đến.
Hôm nay nữ nghệ sĩ và gã đàn ông đứng tuổi không đến lò luyện.
Sau khi quay về khu doanh trại, tôi đi thẳng đến cửa thứ hai nhà nữ, bước vào nhìn thấy chị đang giặt quần áo, mà là giặt chiếc quần màu phơn phớt hồng dệt máy mà tôi đã đích thân nhìn thấy chị mặc.
- Có kim chỉ không?
Đứng ở cửa tôi hỏi chị. Chị vội vẫy khô nước trên tay, rút ngăn kéo lấy hộp giấy nho nhỏ đựng kim chỉ.
- Cái gì rách, anh đưa em vá cho?
Chị đưa cho tôi cái hộp nhỏ kim chỉ vốn là hộp thuốc, tôi nhìn rõ nét nhẵn hồng trên mặt chị. Tuy không tươi hồng như hoa đào tháng ba, nhưng đúng là thứ sắc nước hồng hồng của đàn bà bình thường.
- Không đi kiếm hạt cỏ ư?
- Hôm nay người em khó chịu.
- Anh đi kiếm cho em một ít về nấu nhé!
Chị lắc đầu với tôi. Rất xúc động chị nói mấy hôm trước chị nhặt được khá nhiều hạt cỏ, còn đủ nấu bữa nữa. Đãi bôi qua quýt cho xong. Chị không hỏi tôi sao hôm nay đi lượm hạt cỏ về sớm thế. Đương nhiên tôi cũng không hỏi chị tại sao hôm nay không hẹn nhau đến lò luyện. Nhưng sang ngày thứ sáu thứ bảy, chị vẫn không đi đến lò luyện hẹn gặp gã đàn ông. Chị lại bắt đầu cùng anh chị em phạm nhân ra đồng hoang nhặt nấu hạt cỏ. Nhưng khi bưng canh hạt cỏ vàng vàng xanh xanh cho lẫn vỏ cây và vỏ cứng đất chua phèn, tôi nhìn thấy sau khi chị húp mấy miếng, bỗng dưng nấp vào khoảnh đất trũng. Nấp chỗ trũng vắng, chị nôn hết canh hạt cỏ đã húp ra, tôi thầm nghĩ nếu chị không chửa, thì là do gã đàn ông ngày nào cũng cấp lương ăn cho chị, chị đã ăn không nổi thứ canh cỏ cứu mạng trong vụ đói kém này. Mấy người khác tránh ra bãi lau sậy này nấu canh, từ xa xa tôi nhìn nữ nghệ sĩ tự buồn nôn, nhìn thấy chị bò trên đất như một con tôm cong, rất muốn đến đấm lưng cho chị. Nhưng rút cuộc tôi không đến chỗ chị.
Sau khi nôn, chị ngồi nghỉ một lát, nhìn về hướng bờ sông Hoàng Hà xa xa đã từng xây lò luyện thép như vô số con rồng lửa. Nhìn một lúc chị đổ hết canh hạt cỏ nấu trong ca uống trà to, đi về phía doanh trại. Mọi người đói đã đến mức đang ngắc ngoải, mình còn sống là phúc tổ mả dầy. Người khác ra sao chẳng ai còn bận tâm. Ai cũng thấy nữ nghệ sĩ hất canh hạt cỏ bỏ về, nhưng không ai quan tâm chị về làm gì. Chỉ có tôi, để làm sáng tỏ tại sao nữ nghệ sĩ đột nhiên không đi hò hẹn với gã đàn ông nhằm ghi lại tung tích và bí mật của chị nộp lên trên, lĩnh một chút lương thực và đồ ăn. Sau khi nữ nghệ sĩ về, tôi hấp ta hấp tấp uống canh hạt cỏ như cưa cổ họng, rồi mượn cớ cũng về theo.
Đến sân khu doanh trại, tôi lại trông thấy một chuyện bất ngờ hơn, giống như nhìn thấy một tình tiết không nên có nhất của một tấn kịch lớn. Nhưng tấn kịch lớn đã mở màn, đã khai diễn. Hôm nay Con Trời từ tổng bộ trên thị trấn về. Cái khoá sắt đóng im ỉm mấy ngày qua trên cửa không còn nữa. Xích treo cửa vẫn rủ trên tấm cửa như trước. Không biết là ngày bao nhiêu cuối tháng chạp, có lẽ là tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch. Nhưng hôm nay đẹp trời hết ý. Đây là mùa đông hạn hán lớn ít tuyết. Ngày nào mặt trời cũng đến đúng hẹn, treo trên không trung. Luyện gang thép khắp gầm trời đã chặt hết cây cối, tìm ăn trong nạn đói cũng đã xài hết rễ cây, đất cát trên mặt đất phơi trần trụi dưới gầm trời. Hơi nổi gió là bụi cát bay đầy trời, che lấp ánh sáng, như một lớp sợi bông cát vàng cực dầy treo lơ lửng giữa trời. Nhưng khi trời đẹp lặng gió, bầu trời trong suốt, bạn có thể trông thấy lá cỏ bay giữa không gian, như lông vũ chăng trên trời. Hôm nay đẹp trời. Ánh sáng từ nóc nhà doanh trại hắt xuống, trong sân như bể nước ấm tinh khiết. Mọi người đều ra đi, chỉ có không khí ấm áp và cảnh tĩnh mịch chất kín khu doanh trại. Khi nhìn thấy cửa nhà Con Trời không khoá, tôi đi chậm lại, định bước vào, báo cáo với Ngài những việc đã xảy ra trong khu 919 mấy ngày qua. Khỏi phải hỏi, Con trời lên cấp trên có đem theo lương thực về, bởi suy cho cùng Con Trời là người của cấp trên. Chỉ cần tôi nói với Con Trời chuyện xảy ra trong khu, chắc chắn Ngài sẽ cho tôi cái ăn, chỉ cần tôi nộp lên Ngài mấy trang viết về việc nữ nghệ sĩ lén lút thông dâm với gã đàn ông của khu chín mười tám, chắc chắn Ngài sẽ cho tôi càng nhiều hơn lương thực hoặc đậu nành rang, đủ để tôi hai ba ngày không uống canh hạt cỏ cũng không chết đói trong khu. Nhưng giữa lúc tôi sắp trẽ vào phòng Con Trời, sự kinh ngạc đã hiện ra trước mặt tôi.
Kẹt một tiếng, cửa nhà Con Trời đã mở, nữ nghệ sĩ từ trong cửa đi ra, giống như một diễn viên từ phía sau vũ hội bước lên sân khấu. Tôi không biết chị về trước tôi một bước trong khu đã xảy ra chuyện gì. Khi vừa từ đồng cỏ hoang trở về, chị còn mặc chiếc áo sơ mi vải cũ xanh sẫm bình thường, miệng ống tay áo bị rách đã vá một mụn xanh, nhưng chỉ trong phút chốc chiếc áo sơ mi cũ xanh sẫm đã biến mất, trên thân chị đã mặc bộ đồng phục nữ sát eo cổ nhỏ màu hồng nhạt, mỗi lần đi hẹn gặp trong lò luyện chị mới mặc. Chị mặc quần vải dệt ngoại vân chéo, đi giầy vải đen miệng vuông viền nhung thường. Chị đi qua để lại mùi kem hoa tuyết, như hoa quế tháng tám nở trước mặt tôi. Không biết trong nhà Con Trời, chị đã nói gì, làm gì, nhưng khi ra cửa, trong tay xách một cái túi gói khăn mùi xoa. Từ túi mùi xoa toả mùi thơm bánh bao, khiến mũi tôi nắm bắt từ rất xa.
Tôi ngạc nhiên đứng ở cổng, nữ nghệ sĩ liếc nhìn tôi, xách túi bánh bao đi thẳng. Khi ngoái đầu khẩn trương nhìn vào trong cửa Con Trời, trong giây lát nữ nghệ sĩ thuận tay đóng cửa, tôi nhìn thấy trên giường Con Trời hoa hồng như lửa lại xếp một đống lớn hoa hồng cắt bằng giấy, còn cái lưng thanh gầy của Con Trời hiện cạnh giường, cửa nhà Con Trời thuận thế khép vào một cách nhanh gọn, tầm mắt của tôi cũng bị chặn ở bên ngoài như dao cắt. Tôi lại nhìn cái bóng thon gầy mảnh dẻ của nữ nghệ sĩ đang đi dưới ánh nắng như một cây liễu nước ửng hồng mặt nước. Tôi không trẽ vào nhà Con Trời. Tôi nghi ngờ Con Trời đã không còn là Con Trời trước kia. Ngài đã lớn, râu trên môi từ lông tơ mượt mà đã có vẻ đen cứng. Có lẽ từ chỗ con yêu ma nghệ sĩ Ngài đã biến thành một đàn ông. Tôi không thể nói ra nỗi hận đối với nữ nghệ sĩ, hay là sự đố kị với con yêu ma trẻ như chị, thường được ăn bánh bao hoặc lương thực. Nhưng nhìn bóng chị mất hút sau góc tường trước mặt, cái vị tạp nham cũ rích trong lòng tôi cứ sực nức chua thối như hố phân sau khi lên men trong mùa hè oi bức.
Bỗng dưng tôi rất muốn bám theo đến nhà tập thể của chị mà bảo, nếu chị không cho tôi ăn một nửa bánh bao chưng Con Trời cho, tôi không những tố giác với con Trời chuyện chị gian díu vụng trộm trong lò luyện với gã đàn ông của khu 918, mà còn nói với mọi anh chị em trong khu 919. Nhưng được cái ý định xấu xa này chỉ thoáng qua trong đầu tôi. Đằng sau tôi lại có tiếng bước chân. Các phạm nhân khác từ đồng hoang trở về. Bước chân của họ đã ngăn tôi bám theo nữ nghệ sĩ, hoặc vào thẳng nhà Con Trời tiết lộ bí mật. Nhưng lại càng khiến tôi hạ quyết tâm bám thật sát nữ nghệ sĩ, Chỉ cần mắt tôi không dời nữ nghệ sĩ, tôi nghĩ chị ta dùng thân thể đổi thức ăn, sớm muộn gì chị cũng phải nôn cho tôi một nửa.
Đêm nay, khi mọi người đều ở nhà nằm ngủ trong chăn, tôi sống ở ngoài trời giá lạnh. Cứ cách một lúc tôi lại đi đến trước cửa nhà Con Trời và nữ nghệ sĩ. Tôi dự tính đêm nay thế nào nữ nghệ sĩ cũng đến tìm Con Trời. Quả nhiên, vào lúc nửa đêm, mảnh trăng thượng tuần treo lơ lửng giữa trời, cái lạnh buốt thấu xương trên lối cũ Hoàng Hà ngấm vào tận da thịt, giữa lúc đó nữ nghệ sĩ đi ra khỏi nhà ở tập thể. Đầu tiên chị giả vờ đến nhà vệ sinh. Đến nhà vệ sinh nữ, chị nhìn trước ngó sau, mọi người đều ngủ say. Doanh trại rất yên tĩnh, như một bể nước tù, Sau đó chị đứng một lát trước nhà vệ sinh, ho một tiếng, rồi quay người đến trước nhà Con Trời.
Tôi lánh ra ngoài cổng khu doanh trại. Có đến chết nữ nghệ sĩ cũng không biết đêm nay một nhà văn thường lén lút viết “ Tội nhân lục” luôn luôn nấp ngoài cửa theo dõi mình. Gió lùa theo tường thổi hai chân tôi tê dại. Rét lạnh tím tái hai tai tôi. Tôi rón rén đi từng bước, xoa hai tay cho ấm, úp lên tai, nhờ đó tôi không bị chết cóng. Giữa lúc sáng trăng lờ mờ biến thành băng lạnh lúc nửa đêm về sáng, tôi nghe thấy tiếng bước chân trong sân. Tôi tóm chặt bóng nữ nghệ sĩ, giả đò đi đông, lại ngoặt sang tây. Đến trước cửa sổ của Con Trời, chị khẽ gõ cửa, không thấy động tĩnh, chị lại gõ to hơn. Không biết chị đã gõ tổng số bao nhiêu, cũng không nghe thấy Con Trời ở trong nhà đáp lời, nhưng tôi nghe rõ từ cửa sổ chị nói vọng vào nhà một câu:
- Ngài mở cửa ra!
Cũng không biết Con Trời có trả lời hay không. Tiếp theo chị rất cố chấp nói liền hai câu:
- Ngài mở cửa, em có việc quan trọng cần nói.
Im lặng chốc lát, trong nhà đèn bật sáng. Rồi Con Trời mở cửa. Chị liền lách qua khe cửa. Từ bên ngoài tường cổng doanh trại, tôi lỉnh thật nhanh đến trước cửa, cứ e trong giây lát không nắm được và nghe thấy chuyện của hai người. Nhưng khi đến trước cửa nhà Con Trời, tôi đâm ra do dự. Tôi lo Con Trời đột nhiên mở cửa phát hiện ra mình. Thế là tôi lui ra, chờ lâu lâu, không thấy Con Trời mở cửa quan sát và nghe ngóng động tĩnh ở bên ngoài, tôi mới lân la đến gần trước nhà Con Trời. Để có thể đột nhiên lánh sang phía sau góc tường nhà Con Trời, tôi đã không đến trước cửa chính nghe động tĩnh, mà bám vào song cửa sổ. Song cửa sổ cách góc tường có thể lánh nấp chỉ độ hai bước chân, lùi được, tiến được khiến tôi thêm mạnh bạo. Tôi tì cằm lên bệ cửa sổ, áp sát tai vào lớp giấy xi măng dán cửa sổ. Bệ cửa sổ xây bằng gạch nung, cằm tựa vào, cát bụi bám đầy da trán tôi. Không biết song cửa sổ bằng gỗ gì, nhưng nhẵn và cứng lạnh vành tai tôi. Cứ thế tôi áp tai nghe trộm. Cuối cùng đã nghe thấy nữ nghệ sĩ nói mấy câu khiến toàn thân tôi rạo rực:
- Ngài chê em lớn tuổi hay không xinh đẹp phải không?
Nữ nghệ sĩ hỏi, dừng một lát, rồi lại nói to hơn:
- Em không thể ăn không đậu nành rang của ngài. Trong khu 919 không có con gái nào xinh trẻ như em, coi như em xin ngài yêu em.
Không biết Con Trời có phản ứng và động tác gì. Không nghe thấy Con Trời nói chi, chỉ nghe thấy trong nhà có tiếng bước chân, sau đó nữ nghệ sĩ lại nói thêm:
- Ngài yêu em, em chỉ xin ngài cho em một ca đánh răng đậu nành rang. Có một ca đậu nành rang, em có thể ăn trong dăm ba hôm. Sống qua được mấy ngày ấy, em sẽ có lương thực khác, không bao giờ còn đến tìm ngài nữa.
Nói xong những lời này, không biết trong nhà rút cục đã xảy ra chuyện gì, nhưng có tiếng động giường vọng ra. Không biết cái giường ấy bằng gỗ liễu hay gỗ du, song tiếng nứt vỡ như tiếng rìu bổ củi. Nhưng sau đó đột nhiên yên ắng, trong nhà ngoài nhà không hề có tiếng động. Trong yên tĩnh lâu dài, đột nhiên không biết có tiếng động gì, từ khe cửa sổ vọng ra giọng van nài khản đặc của Con Trời như tiếng cầu cứu mẹ của một đứa con trai mười mấy tuổi bị oan ức:
- Ta van xin, ta muốn như thế.
- Coi như ta van xin, ta có nằm mê cũng muốn như thế.
Tôi không thể xâu chuỗi lời nói của hai người bằng tưởng tượng, nhưng cái rạo rực thèm muốn cuốn hút trong lời nói đã làm khắp người tôi nóng lên như ngâm trong nước ấm. Tôi không còn cảm thấy lạnh buốt, hình như trên tay còn ra chút mồ hôi dinh dính. Tôi thè lưỡi, tôi giống như kẻ nghe trộm chân tường người khác ở nhà quê, cuối cùng đã liếm thủng tờ giấy dán cửa sổ như liếm một quả táo, nhìn qua lỗ thủng, sự bất ngờ của tình huống trong nhà khiến tôi như gặp phải một con rắn nằm chắn ngang trên đường đi. Cây đèn bão của Con Trời để trên góc bàn, trong ánh sáng vàng, bên chân giường vẫn để một chậu than, trong chậu than có nhiều tàn còn toả sáng. Còn bên giường của Con Trời và trên tường trong giường, những chỗ cài hoa, cắm hoa vốn thưa thớt, bây giờ đều đã được lấp đầy các hoa giấy đỏ tươi ngài đem từ cấp trên về. Hơn nữa trên nóc giường che bằng chiếu cũng treo từng bông từng bông hoa hồng lớn, đỏ cả đất và trên không, giường của Con Trời giống như một chiếc thuyền trôi giữa sóng nước đỏ. Nhưng nằm và ngồi trên giường giống như thuyền buồm đỏ không phải là bản thân Con Trời mà là nữ nghệ sĩ trẻ khoả thân. Khắp người chị loã lồ, đôi vai tròn lẳn và cặp vú đều lơ lửng giữa không gian đỏ, mái tóc đen như nước chảy buông ra sau lưng già một nửa, nửa còn lại chảy qua tai rủ lên vai lên mặt. Bởi vì trong nhà có chậu lửa, bởi sáng đèn và hoa treo đầy nhà, hình như nữ nghệ sĩ không bị lạnh. Chị ngồi giữa giường, đắp chăn của Con Trời, che nửa người phía dưới, chỉ để cặp vú trắng của mình trong không gian ngợp sắc đỏ. Bởi màu đỏ rực rỡ nên thân và mặt chị cũng đỏ giống như được nhuộm trong sắc đỏ. Cả nửa người phía trên đều chìm đắm trong màu hạnh đào, hơn nữa trong màu đỏ ấy, nhìn nét mặt và cử chỉ của Con Trời ở trước mặt cũng khiến chị cảm thấy bất ngờ, nét mặt có vẻ rất ngượng và bất lực. Còn Con Trời lại quỳ dưới giường trước mặt chị, vẫn mặc bộ quần áo ngài thường mặc hàng ngày. Nhìn qua lỗ thủng nhỏ dưới cửa sổ không thấy mặt Con Trời và biểu hiện tình cảm như thế nào, nhưng lại nhìn rõ trên giường trước mặt Con Trời, trên góc chăn giữa mấy hoa hồng đỏ tươi để một khẩu súng pạchoọc năm ngoái Ngài được tỉnh khen thưởng luyện thép thuần ngôi sao mang về. Khẩu súng ngắn vẫn đen bóng, báng súng chĩa về đầu giường, nòng súng chĩa chéo lên ngực Con Trời. Cứ thế Con Trời quỳ trước khẩu súng và trước nữ nghệ sĩ, vừa như van xin, vừa như thanh minh.
- Ta thật tình xin ngươi, ta muốn như thế.
Khi nói như vậy, Con Trời nhìn thẳng vào mặt và ngực nữ nghệ sĩ, nhưng giọng và ngữ điệu của ngài lại như không nhìn thấy gì hết. Trong giọng có chút thô khản của cậu bé mới trưởng thành, lại có phần thương cảm và đau đớn khi van xin người khác.
- Ta đã đi rất nhiều nơi, gặp rất nhiều cấp trên và hiểu đời, bây giờ ta muốn thế. Ngài nói tiếp:
- Ngươi xuống đi, để ta ngồi trong đống hoa hồng đầu giường, ngươi hãy bắn ta một phát vào giữa ngực. Ta muốn như thế, nằm mơ ta cũng muốn ngồi trong một đống hoa có người bắn vào ta để ta gục trong đống hoa.
- Ngươi bắn ta, thì túi bột mỳ, túi đậu nành rang sẽ hoàn toàn thuộc về ngươi.
Con Trời vừa nói vừa liếc nhìn hoa đỏ trời đỏ đất trên đầu và bên cạnh nữ nghệ sĩ.
- Ngoài ra ta còn cho ngươi năm ngôi sao lớn, có sao, có lương ăn, ngươi sẽ không chết đói ở đây, có thể tự do về nhà, có thể muốn lấy người đàn ông nào thì lấy.
Nói xong Con Trời trở lại bình tĩnh như cũ. Ngài nhìn mặt nữ nghệ sĩ, còn đẩy khẩu súng trước mặt về phía chị, chờ chị quyết đoán và lựa chọn. Nhưng giữa lúc đó, trong sự ngượng nghịu vừa rồi, nữ nghệ sĩ đã chợt tỉnh. Chị nhìn Con Trời một lát, cắn vào môi dưới và cuối cùng ánh mắt chị dồn hỏi Con Trời.
- Ngài không cần em thật sao? Ngài không phải một gã đàn ông không bình thường thật chứ?
Vừa hỏi vừa nhìn Con Trời, không biết chị nhìn thấy gì trên mặt Ngài. Lát sau, thấy Con Trời im lặng, bỗng dưng từ một bên chăn, chị kéo quần áo mình mặc lên người, sau đó lại ngồi trên giường xỏ xong giầy rồi đứng lên. Nhoáng một cái chị đã mặc xong quần áo, thắt dải rút và vòng qua hoa hồng đi xuống khỏi giường. Đứng bên cạnh Con Trời, liếc nhìn Ngài bằng nửa con mắt, chị cao ngạo nói:.
- Đứng dậy đi, tôi không ngờ Ngài vốn không phải người bình thường, sau này, dù có chết đói, tôi cũng không bao giờ đến tìm Ngài sè tay ra xin ăn.
Nói xong mấy câu, mặc cho Con Trời đã đứng lên hay chưa, cũng không đỡ Ngài đứng dậy, nữ nghệ sĩ cài cúc cổ rồi bỏ đi. Trong giây lát động cửa, tôi đã kịp chuồn ra đằng sau nhà Con Trời.
4. LỐI CŨ
Lại mấy hôm, có một đợt rét lạnh và gió lớn. Trời lạnh đến ba mươi độ dưới không. Mọi chỗ ẩm ướt trên mặt đất đều đóng băng. Nước múc từ giềng trong doanh trại lên, nếu không đổ ngay vào nồi để lên bếp đun sẽ đóng thành băng trong gầu. Không biết chết đói hay chết rét, con người đã kiệt sức không đi nổi. Người chết cũng không còn ra bãi đất hoang sau doanh trại đào hố chôn. Không người nào còn sức có thể đào trên đất đóng băng một hố chôn. Người sống cũng không còn sợ người chết. Ai chết thì khiêng sang nhà khác để trên giường. Lúc đầu còn một người chết một cái giường, Sau đó hai người chết một cái giường. Về sau nữa, tập trung xác chết vào trong hai gian nhà, xếp hai ba năm xác người lên một giường. Người vừa chết, thi thể đã đông cứng thành khối băng, khiêng lên như khiêng một khúc gỗ, đặt trên giường, đè xuống tấm phản kêu coong coong, sau khi va chạm vào xác chết khác, cũng phát tiếng kêu lục cục như băng va vào nhau.
Bởi vì lạnh, không ai ra đồng hoang kiếm hạt cỏ, sợ đi ra ngoài, gió thổi bay trên đồng hoang không gượng dậy nổi. Gió từ sông Hoàng Hà thổi đến, ban ngày màu trắng xám thổi vù vù, giống như đàn ông đau buồn than khóc. Ban đêm kêu thé lên vun vút, như đàn bà khóc hờ bên mộ. Con Trời cài then cửa nhà ở, đóng đinh sắt chặt cửa sổ. Đã ba ngày ba đêm ngài không lộ diện. Học giả đến tìm tôi bảo- Chúng ta không thể chết đói chết cóng trong nhà thế này.
Tôi nói:
- Đem giường phản thừa đốt sưởi ấm.
Trưa hôm ấy sau khi sưởi ấm, học giả từ trong nhà đi ra, đứng trước mỗi dẫy nhà gọi:
- Buổi tối đi ngủ, đàn ông ôm đàn ông, đàn bà ôm đàn bà. Số giường phản dôi ra đều đốt để sưởi ấm.
Học giả còn bàn với tôi:
- Anh bảo đất cát của các nhà ăn được phải không?
Tôi nhìn học giả với ánh mắt hoài nghi. Ông nhìn tôi gượng cười, lại ra ngoài cửa gọi nhà ở các dẫy:
- Ai có giầy da ăn giầy da, ai có dây da ăn dây da. Nhưng xin anh chị em chớ ăn thịt người.
Gió to đến mức nhổ bật gốc cây, nhưng mặt đất không có cây. Gió có thể thổi bật rễ cây. Nhưng gốc cỏ trong vài dặm vuông trên mặt đất cũng đã bị người ăn sạch. Gió chỉ có thể thổi tung đất cát, giống như cái chăn nệm khổng lồ bay trên không. Mặt trời giấu mặt đi đâu mất, mặt trăng cũng vậy. Mồm người lúc nào cũng có cát, phải uống nước súc miệng, nhổ phù phù. Quay bên này trở bên kia, để đàn ông ôm đàn ông ngủ, hoặc hai người ngủ một giường, ôm nhau ngủ, quặp bốn chân vào nhau cho ấm. Mỗi người quen tiếng nhau kết thành đôi. Tôi, học giả, giáo sư tôn giáo và một chuyên gia pháp học ở một nhà. Ôm chăn nệm của người đã chết trải trên giường mình, chẻ giường phản, chân giường còn thừa để đốt sưởi, cháy suốt đêm. Vị chuyên gia pháp học đã hiến ra hai đôi giầy da lợn của mình. Học giả tháo chiếc thắt lưng da trâu trên người đã từng cắt ăn một đoạn, cùng với đôi giầy da, cắt thành từng sợi nhỏ đem luộc. Ai đói sắp ngất xỉu liền vớt ra một hai sợi cho vào mồm nhai, nghển dài cổ ra nuốt, cho át cơn đói, rồi chui vào chăn không nói chuyện, không cựa quậy, đỡ mất sức lại ấm. Cứ thế mọi người chịu luồng khí lạnh và gió cát. Có đêm ngủ đến khuya, củi trong nhà cháy hết. Không ai muốn dậy tháo giường sưởi ấm, sợ tốn sức, mệt ngã không bò dậy được, cứ đè chặt chăn, nghe gió bắc ngoài cửa sổ gầm rít đập thình thịch vào cánh cửa và kèo mái hiên, còn có cả tiếng cát rào rào hắt lên cửa sổ và tường. Không ngủ được, giáo sư tôn giáo trở mình sang giường đối diện hỏi chúng tôi:
- Này, ngủ rồi hả?
Học giả trả lời:
- Chưa ngủ.
- Tôi cảm thấy Đức Chúa Trời sắp bắt đi – Giáo sư tôn giáo nói - Giống như trận đại hồng thuỷ lần đầu tiên con người có mặt trên vgg t thế gian.
Tiếp theo, giáo sư tôn giáo hình như còn định nói gì để làm chứng cho kết luận và phán đoán của mình: Đức Chúa Trời sắp bắt đi. Nhưng học giả hắng một tiếng, ông im lặng. Trong nhà lập tức yên tĩnh, ngoài tiếng gió cát ầm ì, tất cả chìm trong yên ắng như quan tài trong nghĩa địa.
Tôi biết học giả hắng một tiếng là nhằm vào tôi, không tín nhiệm đối với tôi. Vậy là buông cánh tay đang ôm chân học giả không để cái ấm của ngực mình truyền sang người ông, giả đò như mình đã ngủ từ lâu. Nhưng khi tôi trở mình, tôi cũng quên học giả đang ôm chân tôi ngủ. Nhiệt ở ngực ông cũng truyền sang hai chân tôi. Nhưng đã không vãn hồi được. Tôi đã buông chân học giả, cũng từ ngực ông gỡ chân mình ra. Tôi không thể trở mình trở lại ôm hai chân ông. Như thế chứng tỏ tôi hoàn tòan không ngủ, trở mình vừa giờ là giả đò. Khi hai chân dời khỏi ngực học giả, có một luồng khí lạnh tự khe chăn lùa vào hai chân, giữa lúc tôi do dự có nên lấy hai chân đè chăn dưới chân, học giả đột nhiên dịch thân ông vào hai chân tôi, đè mép chăn lùa gió chân tôi, lại ôm hai chân tôi vào lòng ông.
Có một luồng ấm từ ngực ông truyền sang hai chân tôi. Cứ thế yên tĩnh một lúc, tôi mở hai mắt, nhìn ánh sáng như nước bùn vàng lờ mờ từ cửa sổ lọt vào, khi ánh sáng ửng lên lại mờ đi, tôi bỗng dưng bò dậy, sau khi cuốn đè chăn trên đầu, bò đến chỗ đầu học giả ôm ông chặt rồi thầm thì vào tai:
- Nói với anh một việc.
Đến lúc này tôi mới phát hiện, dáng học giả vốn cao to, gầy chỉ còn da bọc xương, không còn một chút thịt, chỉ cách có một bộ quần áo ngủ mùa thu. Tôi cảm thấy xương ông đụng vào thân tôi, giống như một khúc gỗ tì lên ngực và đùi tôi.
- Có biết tại sao mặt nữ nghệ sĩ vẫn nhuận hồng không? Chị ấy có gã đàn ông bên ngoài. Gã cho chị ấy lương ăn.
Học giả đột nhiên nhồm dậy.
- Anh trông thấy chứ?
- Tôi đã mấy lần bám theo. Họ vào trong lò thứ hai của khu 918. Lần nào vụng trộm, gã cũng cho chị thức ăn và bánh bao.
Học giả nhìn ra cửa sổ im lặng.
- Gã từng là lính, là cấp trên của khu chín mười tám.
Học gỉa vẫn im lặng. Im lặng như một vuông vải đen.
- Mấy lần chị ấy đều gửi cho anh đồ ăn nhét trong chăn, nhưng đều bị tôi ăn vụng mất.
Quay sang nhìn tôi, tôi lờ mờ trông thấy mặt học giả như một tấm gỗ treo lơ lửng.
- Tôi sẽ trả anh – Tôi cũng nhổm dậy, nói một cách rất khẳng định - Mấy hôm nay, ăn nửa cái bánh bao của anh, tôi trả anh một cái bánh bao hoặc nửa cân đậu nành rang. Tôi có cách lấy lương ăn từ tay của gã cấp trên khu 918.
- Khỏi cần.
Học giả từ từ nằm xuống, giọng rất khẽ.
- Tháng năm này chỉ cần không chết đói, ai làm gì đều có thể hiểu được.
Vừa nói học giả vừa kéo áo ngủ đã hai tháng nay chưa giặt chưa thay của tôi, ra hiệu cho tôi nằm xuống:
- Nằm xuống ngủ chung, nằm chung chắc chắn sẽ không bị chết rét.
Tôi lại nằm xuống, hai thằng đàn ông ôm nhau, Tôi hơn học giả một tuổi rưỡi, ôm ông như bế đứa trẻ. Ông cao hơn tôi một cái đầu, ông ôm tôi như ôm thằng em trai. Hai bộ xương gầy như que củi va vào nhau, kề vào nhau, sức nóng của người này lan sang người kia như nước ấm. Giáo sư tôn giáo và chuyên gia pháp học giường đối diện, bởi vì lạnh họ đều trùm kín chăn lên đầu, khiến mũi bí hơi cứ ục ục, như nước vẩn đục từ khe đá chảy ra. Hai vị đã ngủ, tiếng thở có vẻ khó nhọc cũng thôi thúc hai chúng tôi dần thiếp đi.
Đêm nay, tuy lửa tắt, nhưng tôi và học giả ngủ khá ấm, mãi đến sáng hôm sau mặt trời dọi qua cửa sổ lâu lắm mới được chuyên gia pháp học lay đánh thức:
- Còn ngủ à, giáo sư tôn giáo đã đi rồi.
- Hai ông còn ngủ à, giáo sư tôn giáo đã đi rồi.
Chúng tôi ngẩn người, khoác áo, xỏ giầy, bước sang giường đối diện, lay thân giáo sư tôn giáo, như lay một trụ đá. Khi học giả để tay trước mũi ông thử xem, chuyên gia pháp học có vẻ khó chịu.
- Tôi đã thử rồi. Không có chút hơi nào.Ông ấy chết trước lúc trời sáng. Khi trời sáng tôi lấy chân hất chăn mới phát hiện ông ấy trở mình làm rơi chăn xuống đất. Chăn rơi mất ông ấy bị chết đói chết cóng.
Tôi và học giả đứng cạnh giường giáo sư tôn giáo. Mặt ông màu băng xanh, như kem kết ở chỗ đầm nước sâu.
- Làm thế nào đây?
Học giả nhìn tôi. Tôi nhìn giáo sư tôn giáo nói:
- Khiêng sang nhà để xác.
Chúng tôi bắt đầu lấy chăn gói xác ông khiêng sang nhà xác. Mỗi dẫy nhà có một gian tận cùng phía tây, bởi vì không quay hướng mặt trời, gió tây bắc cứ thổi vào tường góc nhà, nên lấy gian nhà đó để xác chết. Tôi và học giả không ngờ, giáo sư tôn giáo dáng người trung bình lúc còn sống gầy như bó rơm, nhưng sau khi chết lại nặng như một tấm bia đá xanh. Tôi khiêng chân, học giả khênh vai, đi có hai mươi mấy bước, mệt đến nỗi hai chúng tôi phải dừng lại nghỉ. Sau khi xếp xác giáo sư tôn giáo vào nhà, có một luồng khí lạnh buốt thấu xương ùa vào hai chúng tôi, như chúng tôi đột nhiên vào kho băng. Trong nhà xác lạnh cóng, xác ông tôn giáo đặt trên tấm phản sát cửa sổ, để ông sánh vai với bảy thi thể khác đắp một cái chăn. Học giả đếm xác từng giường từng người, sau khi đếm đến xác thứ mười ba, ông ngẩng nhin tôi:
- Còn khá, không nhiều như mình tưởng tượng.
Sau đó chuyên gia pháp học cầm chiếc ca đánh răng, một bàn chải đánh răng và hai đôi giầy cũ của ông tôn giáo, còn có một quyển bìa đỏ của lãnh đạo nhà nước cao nhất cao nhất, bước đến bỏ hết vào trong chăn của ông Tôn giáo, đến trước mặt chúng tôi ông cười, sè tay ra để lộ một nắm hai mươi mấy bông hoa hồng nhỏ.
- Tổng cộng hai mươi bảy bông, chia đều cho ba anh em mình.
Chuyên gia pháp học nhìn mặt tôi:
- Giành cho anh tất cả đấy!
Tôi nói một cách rất độ lượng:
- Tôi cảm thấy mình cũng khó tránh khỏi nạn đói này.
Chuyên gia pháp học liền cười nhét cả nắm hoa hồng nhỏ vào túi mình, sau đó khi lấy ra khỏi túi, ông lại móc ra một tờ giấy gấp thành phong bì,- Tìm được ở dưới gối ông tôn giáo.
Vừa nói vừa mở ra, té ra là một bức tranh màu Thánh mẫu Ma-ri-a. Tranh đã cũ và phai mầu, bốn bên hoàn chỉnh, màu sắc đã mờ nhoà, nhưng hai mắt Thánh Mẫu đã bị ông cấu mất, con mắt ấy giống như hai cái hang không đáy, hơn nữa cạnh tranh hai mắt bị cấu, có một câu ông tôn giáo viết bút chì:“ Ta hận ngươi, ngươi đã biến ta thành tội nhân”
Chuyên gia pháp học giơ bức tranh, nhìn tôi và học giả hỏi:
- Cái này vẫn để bên thân ông ấy chứ?
Học giả suy nghĩ, nhận bức tranh vo viên xé nát rồi tiện tay vứt vào đầu giường giáo sư tôn giáo. Ông lại đến chăn giáo sư tôn giáo moi ra quyển sách bìa đỏ, bẻ đầu ngón tay đông cứng của giáo sư tôn giáo để ông cầm quyển sách bìa đỏ nhắm mắt ngàn thu.
Sau đó chúng tôi đi ra khỏi nhà xác, nghe thấy ở góc tường nhà dẫy sau, giọng nữ bác sĩ khản đặc, chị dùng hết sức mà như không há được miệng, gọi to:
- Ớ, các anh ơi, xin các anh đến giúp chúng em khiêng xác chết, chúng em đúng là không khiêng nổi.!
Tôi và học giả nhìn nhau, cùng đến chỗ có tiếng gọi, bước chân hai chúng tôi đều cuống lên như chiếc diều bị kéo dây bay theo gió.
5.“LỐI CŨ”.
Đợt gió mùa đông bắc rét hại kéo dài bảy ngày. Bẩy ngày sau bỗng dưng trời ửng sáng. Mặt trời như một bó lửa xuyên qua lớp nước bùn toả ánh sáng lờ mờ. Nhiệt độ không khí đã tăng. Trong doanh trại lại có tiếng bước chân người. Tôi nghe tiếng bước chân mới bước khỏi nhà. Giầy và thắt lưng da luộc trong nổi đã ăn hết. Ngay đến nước đen đen cũng bị ba chúng tôi húp từng ngụm sạch nhẵn. Được cái giữa lúc này, mặt trời lên, con người có thể ra khỏi nhà tìm kiếm hạt cỏ, đào rễ cây. Khi buổi sáng vừa đến, lúc mặt trời ở ngang mặt, tiếng bước chân lạo xạo từ đằng sau khu doanh trại từ từ vọng đến, tôi uống hai ngụm nước luộc giầy và thắt lưng da trong nồi, đi ra cửa theo tiếng bước chân. Vừa đặt chân cảm thấy đất cát bay rơi trên đất đã dầy đến nửa thước, dẫm lên như dẫm trên chăn bông. Đứng ở cửa, khi đột nhiên nhìn thấy mặt trời, trước mắt tôi là một dải vàng tươi đang bay. Tôi dụi dụi mắt, che tay lên trán, nhìn thấy người đầu tiên từ nhà ra khỏi cổng khu chín trăm chín mươi chín lại là nữ nghệ sĩ. Chị vẫn mặc chiếc áo màu tươi hồng nhạt, đến cổng doanh trại, nhìn chung quanh, nhìn thấy cạnh đường trước cổng có một đoạn tre nhỏ to bằng ngón tay cao nửa người cắm thẳng đứng. Trông thấy đoạn tre nữ nghệ sĩ đi chậm lại, nhìn bốn phía, lại rảo bước đi đến chỗ cọc cắm, sang bên kia đường nhổ lên nhìn vứt ra đất, rồi chị đi về hướng khu chín mơpì tám hẹn gặp trước kia.
Sự việc y như tình tiết kịch trên sân khấu. Cánh đồng hoang dã vắng vẻ bao la sau mấy ngày gió to, không hề có một con chim bay trên trời. Cánh đồng và đường đi đều bị bụi cát mềm phủ kín. Con đường thông đến khu 918, mặt đường bằng phẳng, mềm nhũn bước lên thụt đến hai tấc, dấu chân rõ mồn một như hàng dấu in trên mặt đất. Bỗng dưng tôi cảm thấy dưới chân có sức bật hơn trước. Tôi biết đoạn tre cắm trước cổng là của gã cấp trên khu chín mời tám, là tín hiệu báo cho nữ nghệ sĩ có thể đến nơi hẹn. Từ khu doanh traị đi ra, tôi bám theo chị từ xa xa. Tôi nhìn chị y như một búi lửa đi giữa đồng không mông quạnh không một bóng người. Chị mặc kệ đằng sau có người hay không, cứ đi phăm phăm, không ngoái lại, dù đi đến lúc mệt lử phải dừng lại nghỉ, chị cũng không quay lại nhìn tôi.
Mọi sự diễn ra như tôi dự đoán, nữ nghệ sĩ men theo con đường mòn loáng thoáng mới nhìn rõ lối đi lên phía trước, ba bốn lần nghỉ, đến bờ ruộng chị cắm cây tín hiệu trước kia của khu 918. Bởi không tìm thấy cây cắm không biết chị đã cắm bao nhiêu lần, liền bắt đầu lại tìm cây khác cắm trên đất cát xám. Để có thể nhanh chóng khiến gã đàn ông của khu chín mười tám nhìn thấy cọc cắm đi ra, chị tìm được ba cành cây cao ngang ngực ở bờ ruộng, lấy từ trong túi ra một khăn mùi xoa vuông cắn xé thành dải nối ba cành cây vào nhau, cắm mạnh bên bờ ruộng làm cho cây gậy cao hơn một trượng đứng tại đó như cột cờ. Xong xuôi mọi việc chị rung rung, tin chắc nó không đổ, cuối cùng nhìn chung quanh, chị đi đến chỗ lò luyện.
Khi chị đi, chị vừa lấy tay chải tóc, vừa kéo vạt áo và cổ áo. Lần này chị chỉnh hướng đi về phía lò luyện, chân bước chậm lại, thỉnh thoảng quay lại nhìn cành cây và hướng khu chín mười tám, hình như sợ cành cây đổ, sợ gã đàn ông kia không từ khu đi ra. Nhưng chị đã lo thừa. Vừa chui vào trong lò luyện không lâu, gã đàn ông từ trong khu đi ra, hình như gã nấp đâu đó chờ cành cây cắm ở bờ ruộng. Tôi nấp ở một cái hố cách bờ ruộng không xa, hố đất ấy, vì cơn gió cát sắp lấp đầy. Tôi nhảy xuống hố, tôi không thể không bò trên đất cát hơi nhô đầu lên theo dõi. Tôi nhìn thấy gã đàn ông khi từ khu 918 đi ra, vẫn mặc bộ quân phục cũ, tay xách một túi thức ăn,mùi đậu rang từ túi bốc ra, khiến mũi họng cứ phập phà phập phồng run rẩy. Gã đàn ông đi một bước, nửa túi đậu nành rang cứ va vào đùi gã. Nhưng mặc dù mùi đậu rang bay theo gã, gã vẫn sải bước thoăn thoắt, không hề có một chút giống người trong nạn đói. Đến chỗ cắm cây, gã vội nhổ cành cây, vất ở bờ ruộng, khi quay người định đi đến cạnh lò luyện nữ nghệ sĩ vừa đi qua, tôi bỗng đứng phắt dậy, bước rất nhanh và đột nhiên đứng trước mặt gã. Sự xuất hiện của tôi khiến gã bối rối không kịp trở tay. Gã ngẩn người sững sờ, nét mặt hết sức kinh ngạc. Trong giây lát tôi đứng trước mặt gã hai bước, nhác trông, tối thiểu gã cũng cao hơn tôi nửa cái đầu. Vai gã rộng ngực nở như cánh phản, nhưng trên khuôn mặt sần sùi lỗ chỗ tổ ong, hơn nửa chiếc răng cửa trong cái mồm to rộng đã không còn, được gắn một cái răng to vàng loè phơi dưới nắng. Tôi không ngờ gã xấu trai đến thế. Tôi bỗng dưng hận nữ nghệ sĩ. Chị lại lén lút thông dâm với thằng cha xấu như ma mút này. Tôi chua xót trong lòng đến phát ớn. Bụng tôi chợt lên men nở ra một bầy ruồi bay à à. Nhìn bộ quân phục cũ mặc trên người gã răng vàng, có mấy miếng vá to tổ bố trên đùi gối và khuỷu tay gã, tôi liếc gã có vẻ khinh thường, vừa lạnh lùng vừa nhạo báng nói với gã.
- Tôi đã nhìn thấy chuyện gian dâm của anh trong lò luyện, muốn tôi không tiết lộ với người khác, ít nhất anh cũng phải sẻ cho tôi một nửa lương thực xách trong tay.
Gã răng vàng nheo mắt nhìn tôi:
- Anh là ai?
- Tôi ở khu 919, cùng với nữ nghệ sĩ.
- Đù mẹ, cũng là phạm nhân phải không.
Gã răng vàng bỗng cười với tôi, giơ túi đồ ăn lên lưng chừng. Trên mặt, trên thân gã nhẹ nhõm hẳn đi.
- Muốn ăn hả? Mày lại đây để tao dọi cho mày một phát. Tao dọi một phát mày không chết lăn quay, thì túi đậu nành rang này thuộc về mày. Nếu tao dọi một phát mày chết, cũng coi như trước lúc ngủ với giun mày không bị chết đói.
Vừa nói gã vừa vẫy túi đậu rang lên trước mặt. Mùi đậu nành rang mỡ phả vào mặt tôi.
- Ngửi thấy thơm chưa? Ăn một nắm có thể cứu sống một mạng người. Lại đây tao dọi cho một cái, dọi một cái không chết mày sẽ có nửa túi đậu rang.
Rành rành gã bảo tôi đến để gã đạp. Nhưng gã lại sấn đến, nét mặt đằng sát khí, y như một bức tường đổ sập lên tôi. Tôi không thể không vội vàng lùi lại.
- Tôi cũng chỉ nói thế thôi, chứ đâu có nói chuyện của hai người với ai khác.
Tôi đáp, càng lùi càng nhanh. Khi định quay người chuồn vội, gã liền cười đứng lại.
- Sợ hả?
Tôi im lặng, lại dừng nhìn gã.
- Mày biết tao là ai không?
Gã khinh bỉ nhìn tôi, lại nhìn nhà khu chín trăm mười tám:
- Tao nói thật, tao là cấp trên của khu chín trăm mười tám. Khi làm lính, tao đánh chết một người như dẫm chết một con kiến. Nếu mày còn muốn sống hãy liệu cái thần hồn mau mau cút về khu chín trăm mười chín của chúng mày.
Đến bây giờ giọng gã oang oang ngạo mạn, nhìn ánh mắt tôi như kẻ bề trên phê đấu tội phạm. Nói xong, gã nhếch mép cười, như đùa nghịch, gã nhổ một bãi đờm trước mặt tôi. Trong ánh mắt lạnh lùng ngạo mạn và tiếng cười của gã, trong giây lát đờm trong mồm gã nhổ xuống đất, tôi quay người đi như một kẻ cắm đầu cắm cổ hùng hục đi chợt đụng phải một bức tường, không thể không giật mìmh quay trở lại. Đi được mấy bước, tôi cảm thấy gã cũng quay người đi đến chỗ nữ nghệ sĩ đang chờ gã trong lò luyện. Thế là tôi bước chậm lại, thở một hơi dài.
Nhưng lúc ấy, tiếng gã gọi vọng lại đằng sau tôi.
- Này, chờ một lát.
Một lần nữa tôi sợ hãi đứng lại.
- Mày có muốn cùng tao đi đến lò luyện xem lại tao chơi con bé trí thức thành phố chúng mày như thế nào không?
Gã đứng trong ruộng hoang, ngửng cổ nói to với tôi:
- Dân trí thức thành phố chúng mày – Con bé trẻ đẹp này, nó bảo với tao nó là nhà giáo dạy nhạc, là nghệ sĩ đánh đàn pi-a-nô. Tao chơi nó như chơi đàn, sướng cực kỳ, cứ để cho nước nửa dưới người nó chảy thoải mái từ háng xuống đùi.
Không trả lời, cũng không dám đứng thêm, tôi như con chó bị đòn đau. Trong tiếng cười man dại của gã, tôi chạy sang cạnh đường đi về khu 919.
Về đến sân doanh trại 919, tôi phát hiện cổng lớn không chỉ có dấu chân tôi và dấu chân nghệ sĩ in trên đất cát mềm. Ở đó đã có nhiều dấu chân rời rạc từ doanh trại đi ra, kéo dài sang cánh đồng bên ngoài. Tôi biết đó là những người còn sống đều đã ra đồng hoang kiếm hạt cỏ, cửa nhà ở Con Trời vẫn đóng im ỉm, có hai hàng dấu chân đi qua dưới cửa sổ và cửa chính của Con Trời, không biết họ đến cửa chính và cửa sổ nhà Con Trời thăm dò cái gì hay là trao đổi gì với Ngài. Đã mười mấy ngày nay tôi không nộp những bài viết “Tội nhân lục” cho Con Trời bởi vì mười mấy ngày này, thật tình tôi đói lả, không cầm nổi bút mà Con Trời cũng ngày càng kẹt xỉ đối với tôi. Có lúc tôi nộp cho Ngài mười mấy tờ viết kín đặc mà Ngài chỉ cho tôi một nắm đậu nành rang với hơn chục hạt. Tôi dốc sức viết một tờ mấy trăm chữ mà chỉ được Ngài cho có mấy hạt, tôi đâm chán viết “Tội nhân lục”. Tôi nhìn cửa nhà con Trời hình như đóng tháng tháng năm năm, tôi lặng lẽ đi về nhà mình. Sân doanh trại rất yên ắng giống như những ngôi mộ sau khi bị gió cát vùi lấp. Nỗi tuyệt vọng từ bốn phía ùa đến khiến con người cảm thấy từ trong lòng có thể ép ra nước thối khẳm của xác chết. Tôi đứng ngẩn ngơ ở cửa một lúc, khi bước vào nhà, tôi đột nhiên nhìn thấy học giả không ra đồng hoang bới rễ cây và nhặt hạt cỏ. Ông ngồi tĩnh lặng trên giường, thấy tôi vào liền cúi nửa người nói:
- Về rồi phải không?
Ông hỏi thế hình như biết tôi đi đâu. Tôi không thể không gượng cười nhăn nhó. Xem ra tôi vẫn không trả được đồ ăn trộm của ông.
- Nữ nghệ lại đi lò luyện phải không?
Ông nhìn tôi bằng ánh mắt đen ngòm. Tôi gật đầu với ông sau đó ngồi trên giường của giáo sư tôn giáo đã chết. Ông không hỏi tôi thêm gì nữa, tôi cũng không kể với ông cảnh ngộ của nữ nghệ sĩ về những điều mắt thấy. Khi mặt trời đã lên gần đỉnh đầu, hơi ấm áp bảy ngày nay không có thì hôm nay lại bắt đầu xuất hiện giữa lối cũ Hoàng Hà. Trong nhà có khí lạnh u ám nhưng xét cho cùng bên ngoài có ánh nắng, tuy lạnh nhưng không sưởi lửa không cuốn chăn vẫn ngồi được. Tôi và học giả đều thọc hai tay vào trong ống tay áo, đều luôn luôn giậm hai chân đút vào ủng bông rách. Học giả ngẩng lên nhìn tôi:
- Theo anh, nữ nghệ sĩ về có mang cho chúng ta thức ăn không?
Thấy nét mặt ông đờ đẫn thành thực, không có vẻ châm chọc bôi xấu, tôi liền nói một cách khẳng định:
- Có đấy. Hôm nay gã đàn ông kia đem đến cho nữ nghệ sĩ không chỉ một nắm đậu nành rang mà là một nửa túi.
Mắt học giả chợt sáng lên, lại cúi đầu giữa hai chân, hình như suy nghĩ lâu lắm, cuối cùng ông ngẩng lên nói:
- Chỉ cần cô ấy đem về cho chúng ta một nửa bát đậu nành rang, sau này được tự do về nhà, mình sẽ định cắt đứt vợ lấy cô ấy.
Tôi có vẻ bất ngờ nhìn ông.
- Lẽ nào anh coi nữ nghệ sĩ là một con điếm.
Tôi lắc lắc đầu.
- Đúng thế - học giả nói – năm ngoái khi luyện thép, mình đã tranh cho cô ấy năm ngôi sao, cô ấy bảo muốn lấy mình nhưng lúc ấy minh chưa đồng ý.
Tôi không biết nói tiếp với học giả gì hơn, chỉ giậm chân cho khỏi lạnh. Nghe ông nói như một học sinh, chốc chốc lại nhìn ra ngoài cửa, mong nữ nghệ sĩ sẽ nhanh chóng giẫy ra khỏi dưới thân gã đàn ông trong lò luyện, trở về trong doanh trại, đến thẳng chỗ chúng tôi, cho học giả một hai bát đậu rang. Tuy chị ấy cho học giả đậu rang nhưng học giả không thể không cho tôi một ít. Tôi lại ngửi thấy mùi thơm dầu của đậu nành rang từ ruột và dạ dày bốc lên tận cổ họng. Họng tôi khô rát, nhưng ruột và dạ dầy lại réo ùng ục. Nhìn trong nhà thấy chậu rửa mặt luộc thắt lưng da và giầy da dựa nghiêng vào đầu giường, có một chút nước đen đen ở đáy chậu đã đóng băng, tôi bước đến cầm chiếc chậu gõ xuống đất, miếng băng đen bong ra, tôi nhặt lên đút vào mồm biến thành nước. Học giả lại thư thả hỏi tôi một câu:
- Theo kinh nghiệm của anh, nạn đói này suy cho cùng có tính chất khu vực hay toàn quốc?
Tôi nghĩ một lát rồi đáp:
- Chí ít cũng là một nửa nước, không thì cấp trên không thể không cho chúng ta một hạt gạo.
Học giả lại cúi đầu một lát:
- Có thể chúng ta thật sự không còn tác dụng đối với nhà nước này –Ông vừa nói vừa ngẩng đầu, nghi nghi hoặc hoặc, nói tiếp - Cần có người chết đói, có lẽ cấp trên nghĩ đến chúng ta đầu tiên.
Không ai nói gì nữa. Tôi đứng dậy giậm chân cho ấm, học giả cũng làm theo, giẫm một lúc, học giả cầm chiếc túi vải đựng hạt cỏ ở đầu giường chuẩn bị đi ra ngoài. Tôi hỏi ông:
- Anh không đợi nữ nghệ sĩ à?
Học giả đứng cạnh giường gượng cười bảo tôi:
Nếu cô ấy có thể cho chúng ta một nắm thức ăn thì ít nhiều anh cũng dành phần tôi.
Nói rồi học giả còng lưng ôm bụng ra khỏi cổng. Tôi không biết mình có nên theo học giả đi ra đồng kiếm hạt cỏ ăn hay không, cứ thế tôi do dự ở trong nhà. Hết đứng lên lại ngồi xuống, hình như có một việc không cam chịu đang đợi tôi.
Nhưng đợi như thế một lúc lâu, qua khung cửa tôi nhìn thấy có một người đi ở cổng doanh trại, không phải phạm nhân của khu 919, từ ngoài cổng ông ta đi vào trong sân nhìn bốn phía như tìm ai đó. Tôi vội vã nhảy bật khỏi giường chỉ mấy bước đã ra đến ngoài cửa. Tôi bỗng sững sờ như chết đứng. Con người ấy chính là gã đàn ông đã hẹn gặp thông dâm với nữ nghệ sĩ. Tay hắn xách nửa túi, khoảng mười mấy cân đậu nành rang. Nhìn tôi gã đi thẳng vào cổng, mùi đậu nành chín mỗi lúc một đến gần lan toả trong nắng như mây bay dưới bầu trời. Khi gã xách túi đậu nành đến gần, tôi đã nhìn rõ sắc mặt và bước chân của gã. Tôi cứ nhìn thẳng vào ngực hắn, tuy vẫn là bộ quân phục cũ vá víu, nhưng khi đi gặp nữ nghệ sĩ thì không còn bất cứ vết bẩn nào, nhưng hiện tại trước ngực hắn gài ít nhất cũng phải đến hơn chục huân chương chiến công. Những huân chương óng ánh này đều là hình sao năm cánh, chỉ có điều sao năm cánh ở trong đĩa tròn hình mặt trời, có ngôi sao không có đĩa tròn nhưng bên trong sao vàng óng là màu đỏ chói lọi. Những tấm huân chương chiến công này kêu leng keng trứơc mặt gã như bước chân và nét mặt nữ nghệ sĩ đi theo hắn. Sau khi đến trước mặt tôi, hắn nhìn tôi, đứng lại theo kiểu chào nhà binh, vứt nửa túi đậu rang trong tay xuống trước mặt tôi nhếch mép nói:
- Tao lương thiện quá, lẽ ra không nên cho cô ấy ăn, mi sợ chết đói thì đi đem chôn cô ấy.
Vừa nói, gã vừa vỗ lên huân chương chiến công trước ngực:
- Biết tao là ai rồi chứ? Định đi tố cáo tao, ngày mai tao sẽ cho chúng mày giấy bút để viết đơn kiện.
Không nói gì hơn nữa, gã quay người đi ra ngoài khu doanh trại 919. Khi hắn mất hút phía sau bức tường ngoài cổng, tôi nhặt nửa túi đậu rang lên, đi vào nhà cởi túi, bốc một nắm nhét vào mồm nhai nuốt ngấu nghiến, lại nhét vào túi mình mấy nắm, rảo bước đi đến dẫy lò luyện ở phía nam khu doanh trại mấy dặm. Dọc đường, tôi vừa đi vừa ăn đậu rang. Bởi phải đi đến chỗ lò luyện, bởi cứ thở hổn hển, cứ đi vài bứơc lại phải nghỉ, còn bởi vì đậu rang quá khô, không có nước uống trôi xuống bụng, khi nuốt đậu, tôi cũng phải dừng bước, vươn cổ 45 độ lên trời, nuốt xong mới có thể đi nhanh được mấy bước. Cứ thế khi tôi đến lò số 2 của dãy lò luyện, mặt trời đã ngả về phía tây, chiếu thẳng xuống đỉnh lò. Trong lò sáng sủa không một làn gió nhẹ, ấm như nằm trong ổ. Ngay trong ổ ấm sáng đó, nữ nghệ sĩ ở bên dưới tường lò sát phía đông. Chị chết trong tư thế quì trên chăn lót cỏ, quần tụt đến cổ chân, đít trần truồng chổng lên lưng chừng, máu từ đít chảy ra cứ theo phía trong háng chảy mãi xuống quần và cổ chân, còn đầu chị gục trên mặt đất, mặt hơi ngoẹo ra ngoài, mồm lộ ra khỏi nửa mặt, đến lúc chết vẫn nhai đầy mồm hạt đậu rang đã nhai vụn và còn nguyên hạt, hơn nữa, cùi tay chị vẫn còn chống trên đất mà hai tay vẫn nắm chặt hai nắm đậu nành rang.
Trong kỳ kinh nguyệt, chị đã phải quỳ chổng mông để hầu hạ gã đàn ông mà bị chết vì tắc nghẹn đậu nành trong cổ. Chết trong tư thế khốn khổ như thế, dù thế nào, cũng khiến tôi không chấp nhận nổi với một nữ nghệ sĩ trẻ đẹp chơi đàn pi-a-nô. Đứng dưới ánh sáng lò luyện, như một bản năng, tôi thò tay thử mũi chị, sau đó kéo quần chị lên, đặt chị nằm thẳng trên chăn đầy bụi đất, bắt đầu dùng ngón tay moi từng chút từng chút đậu nành nuốt vào mồm, lâu lắm, đậu nành vụn moi trong mồm chị ra gần bằng một nắm tay, cho đến khi mồm chị ngậm lại được. Đôi mắt trợn trừng do nghẹn khô có thể khép hờ lại, tôi để chị nằm hơi thư giãn dễ chịu.
Ngoài trời lại nổi gió nhẹ, trong lò yên ắng và ấm áp, như cái lồng hơ dưới lửa lom rom. Bên thân nữ nghệ sĩ, tôi nửa ngồi nửa tựa vào tường lò, như con sâu ngủ đông trong đất, gió thổi qua cửa nóc lò, âm thanh để lại quyện trong lò khiến cho sự im lặng càng sâu thăm thẳm. Có hai con chim sẻ rừng bay qua cửa lò. Một lát sau, hình như chim sẻ ngửi thấy mùi đậu rang trong lò luyện, nó lại thử bay vào trong cửa lò, khe khẽ kêu, nhảy đến chỗ đậu nành tôi moi trong mồm nữ nghệ sĩ. Lúc này tôi nhìn thấy những con chim sẻ đói giơ xương tranh ăn như những người trong mùa đông vì thiếu hạt cỏ dại như năm trước, chúng cũng đói lõm diều, hai chân rụng lông, xương gầy guộc. Có lẽ chúng cho rằng, cả tôi và nữ nghệ sĩ đều đã chết mới bay đến trước chỗ đậu nành mổ ăn lia lịa. Để chứng minh tôi còn sống, khi một con chim sẻ nhảy lên chân, tôi động đậy chân, hai chú chim sẻ liền bay lên nóc lò. Nhưng một lúc sau, không biết từ đâu, một đàn chim sẻ bay đến đậụ ở cửa lò và nóc lò, đều thử bay vào trong lò để ăn đậu nành, tiếng kêu lích chích ở ngoài vào như mưa nhỏ giọt. Nhưng nhìn thấy tôi chúng không dám bay vào, đành bay ở bên ngoài kêu lích cha lích chích.
Tôi nhìn trời trên đỉnh lò, nhìn đàn chim sẻ đói ăn cứ bay đi bay lại. Một lúc sau, tôi ngồi bên nữ nghệ sĩ, gối đầu chị lên chân mình, để mái tóc đen nhánh của chị xõa xuống mu bàn tay tôi lạnh buốt như nước, khiến tôi cảm thấy có ấm áp của đàn ông cùng dựa vào đàn bà từ xác nữ nghệ sĩ qua đùi tôi lan ra toàn thân. Lúc này, trời u ám, trong lò tối lờ mờ, chim sẻ lại mạnh bạo bay tới, tôi xua ngón chân đuổi chúng đi, rồi khẽ vuốt mặt nữ nghệ sĩ. Trong ánh sáng lờ mờ, mặt nữ nghệ sĩ màu bùn đọng xanh vàng, vuốt lên như vuốt tấm vải lụa có nước đóng băng. Cứ thế tôi vuốt mặt chị hồi lâu, rồi bế người chị vào lòng, để nửa người trên chị lên hai chân tôi, cứ tĩnh lặng như thế, tôi hưởng thụ tình yêu của một xác đàn bà. Khi mặt trời lặn, tôi cõng nữ nghệ sĩ về doanh trại.
5LỐI CŨ
Mặc dù là vì sau khi nữ nghệ sĩ chết đem đến cho tôi một chút tình yêu của đàn bà, hay là vì chị chết đi để lại cho tôi nửa túi hơn chục cân đậu nành rang, hình như tôi cũng không nên cõng chị đến nhà xác các dẫy trong khu, xếp chị lên như chất gỗ củi. Dù chỉ vì nửa túi đậu nành rang, tôi cũng nên cõng chị về, chôn trên mảnh đất hoang sau doanh trại.
Tôi cõng xác nữ nghệ sĩ đi, dọc đường nghỉ đến tám chín lần. Mãi đến khi mặt trời lặn đằng tây, mới đến bãi hoang sau doanh trại đã từng chôn mấy chục người. Có một cái xẻng và cuốc chim vứt bên mộ một giáo sư. Mấy chục nấm mộ ấy, bởi mấy ngày gió cát vùi lấp, bây giờ tuỳ ý đặt trên mấy chục đống đất ấy. Đặt xác chị xuống, để chị nằm nghiêng sát bên cạnh mộ đồng đội khác, tôi ngồi xuống ăn nắm đậu nành rang cuối cùng trong túi, tôi đến chỗ hố nước đọng gần đấy bới lớp đất phủ gõ vỡ một miếng băng bẩn bỏ vào mồm cho tan ra. Tôi bắt đầu đào hố chôn xác chị. Tôi biết học giả chính là người nên đến đây chôn chị nhất. Chị yêu học giả, không phải yêu nhà văn như tôi. Nhưng để trước mặt học giả, tôi ăn đậu nành rang một cách công khai tự nhiên, tôi đã không lập tức đi tìm ông báo cáo chị đã chết. Tôi hớt một lớp cát chỗ trũng giữa hai mộ, đập lớp băng trên đất cho mềm, sau đó đào từng xẻng đất dưới lớp băng cứng. Khi hố đã sâu độ hai thước, bởi vì trong hố, mỗi lần tôi hất một xẻng đất đều phải xoay người nhìn thấy nữ nghệ sĩ nửa ngồi nửa nằm trước mặt mình, tuy nét mặt chị vẫn là một lớp xanh cứng, song trong mắt lại sáng đục hỗn độn, hơn nữa chị nhìn tôi cứ như muốn nói gì. Vậy là cứ hất một xẻng đất, tôi lại ngoái cổ nói với chị một câu:
- Anh đã xứng đáng với em chưa?
Hỏi chị như thế, tôi lại cúi xuống xúc đất, hất lên, nhìn chị.
- Em đừng sốt ruột, anh sẽ đi tìm học giả cho em.
Xúc một xẻng nữa, tôi lại hỏi chị:
- Em yêu học giả thật không?
Dần dần tôi cứ thế lẩm bẩm nói một mình, xúc hất từng xèng đất, tôi đã nói với chị rất nhiều chuyện không bíết ý tứ gì. Đào đến sâu ba thước, khi tôi mệt kiệt sức, lại nằm lăn trong hố nghỉ một lúc, sau khi thử xem hố dài rộng bằng phẳng chưa, tôi đứng dậy sửa đầu mộ. Tôi rải một lớp đất mềm đệm trong hố. Tôi lên khỏi hố. Mặt trời bắt đầu lặn xuống đường chân trời đằng tây, nhuộm mây màu dày đặc thành vàng tươi. Nửa bầu trời đều bừng lên như đốt lửa đỏ rừng rực. Lại một lần nữa tôi nghĩ đến cảnh tượng lò luyện như những con rồng lửa trên bờ sông Hoàng Hà mùa đông năm ngoái. Tôi nhìn đằng tây một lúc, một luồng gió lạnh thấu xương thổi vào cổ chân tôi, lưng chừng bình nguyên lối cũ còn sót lại một vài tia nắng ấm, nhưng giá lạnh trên mặt đất cùng với mặt trời lặn đã bắt đậu ập xuống. Để nữ nghệ sĩ khỏi bị lạnh, không để thi thể chị bị quá ư đông cứng, tôi muốn chị nằm xuống hố cho ấm. Nhưng khi tôi ôm chị xuống hố, lại thấy chị nặng quá không bế nổi, một tay đỡ vai chị, một tay đỡ eo chị, ba lần cúi xuống tôi đều không nhấc nổi chị khỏi đất. Nghĩ đến việc mình cõng chị ngoài bảy tám dặm về đây, lại bỏ sức ăn một bữa cơm đào chôn, bây giờ khi bế chị xuống mộ, chị lại nặng đến mức tôi hoàn toàn không bế nổi. Tôi đâm hốt hoảng và nghi hoặc trong lòng. Nhìn sắc mặt chị xanh lét, giá lạnh, hai răng nghiến chặt, như chị cắn răng quá mạnh, lại còn phát ra tiếng ken két. Hơn nữa mặt chị vốn trái xoan, bây giờ dài ra như quả dưa, hoàn toàn như một trái dưa đóng băng.Cuối cùng tôi thấy nét mặt chị chứa chất biết bao nhiêu sầu hận, như có biết bao nhiêu chuyện chị không sao hiểu nổi. Lúc còn sống chị im lặng không nói, bây giờ chết, đều viết hết lên mặt chị. Tôi lạnh run bắn, không hiểu sao người co dúm lại, hình như những nghi vấn trên mặt, chị đều hỏi tôi. Nhìn khuôn mặt chị cong vênh biến dạng, nhìn ánh sáng đục ngầu hỗn độn trong cặp mắt chị hé mở, hai chân tôi không hiểu sao cứ run rẩy.
- Không phải anh muốn chôn em – Tôi nói với nữ nghệ sĩ – Anh biết em vẫn chưa gặp học giả, anh muốn em nằm dưới đó một lúc cho ấm đã.
Nói với nữ nghệ sĩ mấy câu ấy tôi có vẻ yên tâm.
Thật tình, nhà văn tôi không sợ chết, cũng không sợ xác chết. Sống ở khu chín mười chín, ngoài sợ đói, không ai sợ chết và xác chết. Nhưng nữ nghệ sĩ chết cứng trên ngôi mộ này, trong giờ phút tôi không bế đi nổi, nhìn trên mặt chị thành quả dưa xanh lét, không biết tại sao trong lòng tôi sợ hãi run cầm cập. Tôi cứ đờ đẫn trước xác chết của chị, một lát sau, tôi nói mấy câu an ủi chị, cảm thấy giá lạnh mùa đông trước lúc hoàng hôn buông xuống khiến tôi lại một lần nữa nghĩ đến những việc tôi hoàn toàn không muốn nghĩ. Tôi lại thò tay vào túi móc đậu nành một cách bản năng, hy vọng lại ăn một nắm đậu nành để có sức bế nữ nghệ sĩ. Nhưng tôi không móc được hạt nào. Tôi đành phải một thân một mình đứng ngây người trong yên tĩnh lúc mặt trời lặn. Nhìn nữ nghệ sĩ, tôi cố liều bước đến vuốt lại mái tóc chị bị gió thổi hất lên, kéo ngay ngắn lại quần áo chị bị gió lật. Nhưng khi tay tôi chạm phải cổ tay, ngón tay chị đông cứng như thỏi đá, tôi lại đứng dậy lùi lại già nửa bước một cách bản năng.
Rành rành tôi biết cổ tay mình động vào móng tay chị, nhưng tôi cảm thấy tay chị đang cử động, hình như chị đưa tay tóm mạnh tôi.
- Anh không còn một chút sức lực – Tôi nói với nữ nghệ sĩ - Anh phải về ăn một nắm đậu nành, thu nhặt những thứ em để lại rồi cùng học giả đến chôn em.
Nói rồi tôi quay người đi về, tự thấy quả tình mình đã kiệt sức. Trên đường định đi về, nhất định phải bám vịn vào tường. Nhưng dọc đường, tôi chỉ thở hổn hà hổn hển, không bám tường vẫn về đến nơi. Nhà Con Trời vẫn khoá im ỉm. Trong sân doanh trại cũng vẫn những dấu chân rời rạc và cát bụi. Băng giá và yên tĩnh như khuôn mặt trơn nhẵn xanh lét của nữ nghệ sĩ. Tôi lại nhìn thấy khuôn mặt của chị. Tôi định vào nhà mình trước, ăn một ít đậu nành, chờ học giả trở về, cùng ông đi thu dọn di vật của chị. Nhưng khi vào sân tôi lại đi thẳng đến nhà tập thể của nữ nghệ sĩ ở trung đội ba.
Mọi việc đều như tôi đã biết trước, đều như thứ gì của chị để ở đâu tôi thuộc như lòng bàn tay. Tôi tìm được mấy bộ quần áo chị thường mặc trong hòm gỗ dưới gầm giường. Trong hộp giấy ngăn kéo chị, tôi tìm được hộp kim chỉ để cùng một lọ kem hoa tuyết chưa dùng hết. Trong áo gối chị có mấy chiếc áo gấp phẳng phiu, tôi tìm được mấy quyển sách truyện ký của nhạc sĩ và quyển “Trà hoa nữ” chị đã đọc nhiều lần. Trong cuốn tiểu thuyết “Trà hoa nữ” hoàn toàn như tôi dự cảm, chợt tìm thấy mấy chục trang “Tội nhân lục” tôi viết. Mấy chục trang “Tội nhân lục” này toàn bộ do tôi viết nộp cho Con Trời: Nữ nghệ sĩ và những người và việc có liên quan với nữ nghệ sĩ, ví dụ thời kỳ mới luyện gang thép tôi phát hiện địa điểm, quy luật và ám hiệu chị và học giả hẹn gặp. Chính là một tờ rưỡi “Tội nhân lục”. Chị và học giả bị cấp trên bắt đưa đi. Lại ví như một hôm khi chị và học giả cùng tranh luận độ tuổi của Con Trời. Chị nói tuổi của Con Trời là trẻ con, tấm lòng là người lớn, sinh lý của Con Trời là người thường, tâm lý khẳng định không bình thường. Lại ví như, sau khi chị và học giả bị dẫn đi trừng phạt, khi trở về bên sông Hồng Hà thu cát luyện gang thép, chị thường len lén cho học giả dưa muối và ớt không biết lấy ở đâu.
Giường của nữ nghệ sĩ, sau khi cho vào cửa, kê sát tường trong, ánh sáng dọi qua cửa sổ, màu vàng bùn nhàn nhạt trải lên đầu giường chị chiếu lên mấy chục tờ “Tội nhân lục”, tôi kinh hoàng dở lung tung. Nhìn “Tội nhân lục” gồm hơn chục tờ, tôi chợt hiểu nữ nghệ sĩ tại sao đột nhiên nặng hẳn lên khiến tôi không bế nổi, tại sao chị cứ trừng trừng nhìn tôi bằng ánh mắt lạnh tanh, lại còn dùng ngón tay chị kéo cổ tay tôi. Tôi nhìn vào giấy nháp hồng nhạt kẻ ô vuông Con Trời phát cho mình, nhìn những nét chữ thể Ngụy xiên tôi viết ngay ngắn không ngoáy Những nét chữ vốn là màu lam sẫm, bây giờ đã đổi sang xanh đen, trên trang giấy mỗi chữ đều như dấu vân tay tôi trên bản cáo trạng. Tôi cứ chăm chắm nhìn, trong đầu kêu ong ong, âm thanh như gió thổi cây đổ lúc to lúc nhỏ. Thì ra nữ nghệ sĩ hoàn toàn biết thằng nhà văn này là kẻ cáo mật của khu chín mười chín. Nữ nghệ sĩ biết, học giả đương nhiên cũng biết. Nghĩ đến nữ nghệ sĩ và học giả cái gì cũng biết đối với tôi, còn tôi ngày nào cũng vẫn len lén viết những lời nói và việc làm của họ, tôi bỗng cảm thấy mình là kẻ bị nữ nghệ sĩ và học giả lột mặt nạ. Nghĩ đến việc tiếp theo, khi tôi phải đối diện với nữ nghệ sĩ và học giả trước hoàng hôn, có một ý nghĩ như cái gai nhọn nổi bật trên bãi cỏ chọc vào não, khiến đầu tôi nhức buốt, toàn thân run bắn. Ngay sau đó hai chân tôi như bị chuột rút, trương lên nứt ra khiến tôi không thể đứng thẳng trước giường nữ nghệ sĩ.Trời ơi! Khi tôi nghĩ đến đã từng cứa mười đầu ngón tay, hai cổ tay, hai cánh tay và động mạch lấy máu tưới cho cây lúa mạch, tôi lại nghĩ đến tôi phải từ thân thể mình - trên hai cẳng chân, xẻo hai miếng thịt, luộc chín, một miếng cúng trước mộ nữ nghệ sĩ, một miếng mời người ăn, để chính mắt tôi nhìn người ấy nhai thịt của mình.
Tôi muốn như thế lắm. Tôi biết làm như thế sẽ đem lại cho tôi cảm giác nhẹ nhõm khoan khoái.
Giờ phút ấy, tôi từng nghĩ tôi có thể quì dưới mười mấy trang bản thảo trước giường nữ nghệ sĩ. Tôi muốn quì xuống làm được việc này sẽ xong mọi việc khác. Nhưng nghĩ đến xẻo hai miếng thịt luộc lên vừa xuất hiện, đã như gai đâm vào đầu, còn ý nghĩ quì xuống không thể thay thế nó, không thể bứt nó ra. Tôi biết tôi phải quì trước giường nữ nghệ sĩ và những di vật để trên bàn nói những lời thoái thác và giải thích. Nhưng tôi không quì cũng không nói. Vậy ý nghĩ xẻo thịt trên người đã lớn dần lên, từ không đến có, từ yếu đến mạnh, đã điều khiển tôi, khiến tôi cứ đứng trơ như phỗng, cảm nhận nỗi đau đớn xẻo thịt trên người và theo sau đó là sự nhẹ nhõm không thể miêu tả nổi nảy sinh từ trong đau đớn sẽ chảy gấp và lan khắp người. Tôi biết tôi không cần phảỉ ra tay theo ý niệm trả nợ máu đột nhiên nẩy sinh trong đầu. Tuy nhiên ý nghĩ xẻo thịt chuộc tội cứ cuốn hút lôi kéo, đến mức hai chân trương nứt và run rẩy. Nhưng khoái cảm và sự nhẹ nhõm sau cơn run rẩy như nắng ấm mùa đông lạnh giá ùa vào trái tim tôi, khiến trong lòng và toàn thân tôi đều có khát vọng và ý niệm không sao miêu tả. Ý niệm xẻo thịt chuộc lỗi dẫn dắt tôi đi theo hướng đau đớn tái tê. Cuối cùng, tôi cầm bản thảo mười mấy tờ “Tội nhân lục,” ra khỏỉ nhà nữ nghệ sĩ. Bởi đầu đau chân run, tôi không thể không vịn khung cửa đi ra khỏi nhà tập thể nữ. Nhưng đi đôi với sự nhẹ nhõm và cảm giác thoải mái lạ lùng sau khi ý niệm xẻo thịt lấy máu chuộc lỗi ập đến, chúng khiến chân tôi thêm sức lực như đã được ăn no bụng và thôi thúc phải làm ngay.
Ánh sáng từ đằng tây khu doanh trại chiếu xiên về phía tây sân hoà với đất cát trên mặt đất, khiến ta không phân biệt rõ đâu là màu đất, đâu là màu sáng ban ngày. Có một người trẻ tuổi – có lẽ là phó giáo sư học viện thể dục thể thao đấm đá tôi thậm tệ trong đêm bên bờ sông Hoàng Hà, sau đó vén quần đái lên tôi đầu tôi trước tiên và cầm dương vật gõ vào đầu tôi. Không biết ông làm gì ở nhà dãy trước, rồi cùng với một giảng sư khác vội vàng đi ra ngoài doanh trại. Chân bước nhanh, giống như họ vừa ăn một bữa cơm no. Sau khi họ đi, khu doanh trại lại vắng vẻ yên tĩnh như ban đầu, có thể nghe được ánh nắng di chuyển giữa cát bụi. Dẫm trong tĩnh mịch, tôi đi vào nhà mình ở dẫy trước. Nghĩ đến trước hoàng hôn, phải đối mặt với ý nghĩ xẻo thịt chuộc lỗi đối với nữ nghệ sĩ và học giả. Một khi nó đã xuất hiện, chắc chắn cũng không buông tha. Như một cái gai, nó đang đâm thẳng vào huyệt đầu tôi. Nó luôn luôn ngoáy đảo, không chỉ khiến óc tôi đau nứt như búa bổ, mà còn lan xuống hai chân, khiến tôi đi như bay lơ lửng. Bụng hai chân run rẩy và cứng đơ khiến tôi không vịn tường không đi nổi. Nhưng ý nghĩ chuộc tội để được giải thoát và nhẹ nhõm tâm linh thúc bách tôi, cũng làm cho hai tay tôi vã mồ hôi. Đi vào nhà mình, tôi ngồi trên giường không của giáo sư tôn giáo để lại. Tôi bỗng ngửi thấy mùi đậu nành giấu ở gầm giường đối diện. Nhưng lúc này tôi không hề muốn ăn một nắm đậu nành rang.Tôi cứ nghĩ đến việc phải làm ngay và thảm cảnh đau đớn xẻo hai miếng thịt trên người. Trong nhà tĩnh mịch và gía lạnh, ngoàì vị đậu nành thơm nhàn nhạt ấm ấm, trong nhà chẳng khác gì các nhà để xác ở tận cùng phiá tây. Trước giường tôi và học giả ngủ chung, nhìn hai chăn bông màu cỏ úa chưa gấp và đôi giầy của học giả dưới gầm giường, nửa cái ghế bị tháo đun vứt trước bàn, cái chậu men đen sì bác trên hòn gạch dưới tường đã từng luộc ăn thắt lưng da và giầy da. Dưới chậu không có tro đen và củi đun chưa cháy hết. Còn có một con dao bài cũ dùng để bổ củi mà chuyên gia pháp luật tìm lấy từ nhà ăn. Bởi vì đứng trước nữ nghệ sĩ và học giả, ý định tôi phải xẻo thịt mình để đền tội đang ngự trị trong đầu, khiến hai chân tôi lại căng thẳng, lại có một luồng hơi ấm nhẹ nhõm loang khắp người.Ngồi yên không cựa quậy, tôi ủ hai tay lên hai chân qua quần bông. Sau khi ủ một lúc, đầu tiên cái lạnh cứng của mùa đông trên chân tôi đã bớt đi, hơi nóng bắt đầu truyền đến hai tay. Trước mặt tôi ánh sáng hồng hồng như bay, khiến tôi lại một lần nữa nhìn thấy, nửa năm trước khi tự trồng tiểu mạch trên doi cát ngoài mười dặm, xa xa có ánh nắng,còn trên doi đất cát của tôi mưa thuận gió hòa, xung quanh chỗ hạn hán trời mưa không ngớt. Dưới nước mưa dịu mềm ấm áp, tôi cứa mười đầu nón tay, rạch hai cổ tay, mượn thế trời mưa vẩy máu xuống ruộng mạch, cứ để vết cứa động mạch và tĩnh mạch của tôi phun xả trong mưa. Lúc bấy giờ, ánh nắng xa xa vàng tươi, còn nước mưa trên đầu tôi có màu xanh và màu trắng như ngọc trai, giống như hàng loạt hạt ngọc mã não từ không trung tới tấp rơi xuống. Mặt trời chiếu vào những hạt đó. Tôi đã nhìn thấy những hạt trong suốt ấy có giọt nước biến dạng chảy thành đường cong và vân sóng. Còn mình, tôi vừa đi trên bờ ruộng vừa vẩy máu. Lúc đầu phun mấy tia, mấy chục tia, như vẩy hai đầu ống phun, xả nước đỏ khi sang trái, lúc sang phải, khi phun lên, khi phun xuống, thành những giọt máu, hạt máu bắn ra tứ phía, hoàn toàn là những hạt mã não đỏ, có hạt va vào giọt mưa hoà làm một, trở thành dải nước đỏ rơi xuống, có hạt chen giữa hạt mưa tung lên lưng chừng, lại tìm khe rơi xuống, tất cả đều là dạng viên mã não và hạt đỏ. Khi tiếp cận ánh nắng, ánh lên sáng đỏ như mặt trời mọc lúc sáng sớm, như hạt lưả từ mặt trời vỡ vụn rơi xuống. giây phút cách xa mặt trời sắp rơi xuống, như viên ngọc màu đỏ giống như thuỷ tinh và trong suốt óng ánh dưới sáng trăng. Trong mưa máu ấy, khi mặt tôi song song với trời, nhìn thấy mưa máu trên trời nhảy múa như nửa bạc nửa hồng, từng trụ nhỏ như tơ trong suốt vặn mình đứng gĩưa ruộng mạch. Khi mặt thẳng đứng với mặt đất, nhìn về phía trước qua rèm mưa màn mưa trắng đỏ, có thể nhìn thấy mặt trời chỗ trời tạnh ngoài mưa chiếu sáng rực rỡ như lửa chaý trên mặt đất lan dần ra xa xa, mà khi tôi cúi đầu thì nhìn thấy giọt mưa và hạt đỏ đọng trên lá mạch hoà quyện với nhau, sự tụ hội giữa nước mưa và nước máu trong ruộng lúa, chỗ đỏ nhạt, chỗ tươi thẫm, như nước canh nhuộm màu sắp sửa loang ra ruộng mạch của tôi. Tôi nhìn thấy hạt mạch trên đầu trong nước máu như tiếng trẻ chụt chụt bú sữa. Trong mưa máu, lá mạch cứ lưa đi lưa lại như gẩy đàn. Vị máu sền sệt sau khi pha loãng trong nước mưa ngọt ngào trộn lẫn với vị mạch buông tơ biến thành mùi thơm tươi mới quấn quýt chung quanh tôi.
Cuối cùng tôi đã nghiến răng ra tay xẻo thịt mình.
Cuối cùng máu cũng chảy hết. Tôi không thể nào đỡ nổi thân, uể oải ngồi ra đất, mắt nhắm nghiền. Khi lại mở mắt, ráng chiều đỏ ối thấu qua dưới cửa sổ, như mưa máu rót đầy nhà. Trong chậu sứ đã từng luộc giầy và thắt lưng da bắc trên mấy hòn gạch dưới bệ cửa sổ, đang sôi ùng ục hầm thịt tôi. Bởi vì muối trong mùa hè tan ra ngấm vào thân vại, trước khi tôi xẻo thịt mình, tôi đến nhà ăn khu doanh trại xách vại muối đã không đựng mấy năm nay, sau khi đập vỡ vại, tôi bỏ toàn bộ đáy vại và phần dưới vào chậu sứ cùng luộc, làm cho hơi nóng đẩy vung kêu xì xì toả mùi thịt thơm có vị mặn. Tôi ngồi bệt bên bếp lửa, liên tục đút củi dưới đáy chậu, cũng để cho mặt mình toá mồ hôi, từ trán chảy xuống mặt xuống cổ. Nhờ ánh sáng và ánh lửa, khi lại nhìn vào nhà, tôi không còn cảm thấy nhà này như ngôi mộ. Tôi đã sắp rút cái gai nhọn xiên trong đầu, giống như bỏ gai có xương có máu vào chậu luộc. Trên người thấy lâng lâng nhẹ nhõm và ấm áp. Trong nhà không còn giá lạnh như ngôi mộ, chỉ có mồ hôi trộm luôn vã ra từ toàn thân. Tất cả đều bởi vì cái gai xiên qua não sắp nhổ ra, khiến toàn thân tôi trở nên thư thái dễ chịu, còn con dao bài mang vết máu dựa cạnh tường, vô cớ, bất lực, im lặng tại chỗ, giống như một ông già sau khi mất tay ngồi dựa góc tường. Nửa túi đậu nành rang được giấu ở gầm giường, bây giờ cũng rộng lượng ngồi trên giường há miệng ra để ai đói đều có thể thò tay nắm một nắm. Tôi lại ăn đậu nành rang, uống nước luộc thịt trong chậu, bụng không còn đói cồn cào. Khi nhìn ráng chiều lọt qua hoà với ánh lửa trong nhà, tôi muốn sự điềm nhiên và ấm áp từ trong lòng dần dần tăng lên loang ra cả ngôi nhà và trong khu doanh trại chín trăm mười chín.Mở vung gỗ đậy trên chậu men sứ ra xem, tôi nhìn thấy hai miếng thịt chân mình đảo lật trong nước, giống như đối thủ tôi phải bóp cổ đang trợn mắt như kêu van tha tội. Sự nhẹ nhõm sau khi xẻo thịt tạ tội và sự kiệt sức, khiến tôi uể oải lại úp vung vào, lau mồ hôi trên mặt, ngồi dựa đầu vào tường. Tôi cảm thấy cuối cùng tôi có thể đối mặt với thế giới này.
Đối với những trang viết “Tội nhân lục”, suy cho cùng tôi đã có lời thú tội xin lỗi.
Tôi thử đứng lên, tôi cảm thấy hai bụng chân dưới đau nhức như dao khoét Cắn răng vịn tường một lúc, cuối cùng tôi rút củi khỏi đáy chậu, từ từ lê đến cạnh giường.
Tôi ngồi trên giường, hít mạnh một hơi, lại thở một hơi rất dài rất chậm. Học giả và người khu chín mươi chín sắp sửa về, bởi vì nắng chiều đến từ cửa sổ đã từ to thành nhỏ lui về chân tường. Tôi chờ học giả về, giống như chờ một người đến phối hợp với tôi trình diễn một vở kịch. Qua cửa sổ, chốc chốc tôi lại nhìn ra sân. Đầu tiên tôi nhìn thấy một người chống gậy đi qua, tiếp theo học giả trở về như tôi hằng momg đợi. Ông vẫn như thường ngày không chống gậy, mà lấy tay ôm bụng ấn mạnh để lấy sức từ từ đi từ cổng vào sân, giống như anh chị em đi qua đó đều ngoái đầu nhìn vào cửa nhà Con Trời, ông cũng ngoái đầu trông vào cửa, tiếp theo ông vừa đi vừa nhìn xuống đất, không biết ông nhặt cái gì trên đất nhét vào mồm, nhấm nhấm thử lại nhổ ra, cái túi vải không đựng hạt cỏ chứa cái bát của ông xách trong tay, cứ va đi va lại vào chân ông.
Khi nhìn thấy học giả, tôi từ từ đứng lên vớt một miếng thịt trong chậu bỏ trong bát, lại múc đầy bát canh luộc thịt bưng đến để góc bàn và đặt đôi đũa của mình lên miệng bát. Đến lúc này tôi mới nhìn rõ miếng thịt tươi, dầy to như bàn tay, sau khi luộc chín đã co thành nửa bàn tay, biến thành mầu hồng đen, giống như một miếng ngói hồng đen chìm trong đáy bát. Trên bát canh thịt nước trong nổi lên những giọt mỡ bóng loáng. Nhìn thịt luộc và những giọt mỡ, tôi cảm thấy sống lưng run run ớn lạnh, giống như vị thơm vị mặn như dao cứa lướt qua vòm họng và dạ dầy như phủ một lớp dầy ớt và muối. Rất may hôm nay chuyên gia pháp luật không về sớm. Tôi đoán học giả lo chuyện gì nên về sớm, giống như tôi lo cái gì, từ bên xác nữ nghệ sĩ về thẳng nhà tập thể của chị. Học giả đã về, khi sắp đến cửa ra vào ông bước nhanh chân. Tất cả như tôi tưởng tượng, khi ông bước vào nhà, lưng đang cúi, bỗng đứng thẳng. Ông đứng tại chỗ hít mạnh mấy cái, rồi sải bước đến chỗ tôi và bát thịt của tôi. Cuối cùng nhìn vào nửa túi đậu nành rang, ông đứng lại, trên mặt thoáng qua nét vui vui khác thường, lại lập tức trở nên bình tĩnh và an tâm.
- Nữ nghệ sĩ đổi phải không? - Giọng ông vừa nhạt vừa lạnh lùng.
Tôi nhìn bát vừa bốc mùi thơm, vừa nóng sốt trên bàn, giục:
- Nhân còn nóng mau ăn đi.
Ông liếc nhìn bát canh thịt, ngồi xuống giường của giáo sư tôn giáo, sau khi mím môi im lặng một lát, ông lại đột nhiên vả mạnh lên má mình một cái, rồi đứng lên nói với tôi rất khẳng định.
- Mình đã từng nói với cô ấy sẽ lấy cô ấy, nhất định sẽ lấy.
Nói xong học giả sải bước đến nắm một nắm đậu nành cho vào mồm nhai. rồi bưng bát trên góc bàn không nhìn kỹ uống một hớp, sau đó đứng ngây ra nhìn tôi, chờ nuốt trôi đậu nành, ông ngạc nhiên nói to.
- Trời, canh thịt có muối!
Tôi đang ngồi, gượng cười với ông, lại một lần nữa tôi cảm thấy ớn lạnh cột sống. Học giả không nói gì với tôi, cũng không nhìn tôi, cứ cầm đũa ngồi cạnh chân giường, giống một phạm nhân từ nhà tù khốn khổ trốn ra. Ông lại bốc một nắm đậu nành rang, lại uống một hớp canh. Nhưng chưa ăn hết nắm đậu rang, ông lại nhét đậu rang vào túi, chuyên tâm ăn miếng thịt đen tơ đo đỏ trong bát. Ông cắn nhai kỹ, đường gân trên hai huyệt thái dương, vì nhai mạnh cứ phồng lên xẹp xuống như hai mạch máu khi căng khi rùi. Hai tay tôi cứ vã mồ hôi, tay nắm chặt. Tiếng học giả nhai thịt uống canh như nước đang sôi rót vào tai tôi, men theo huyết quản, toàn thân tôi vừa nóng vừa chảy, mà khi ông chuyên tâm nhai thịt, tôi cảm thấy cái gai xiên vào não đang được nhổ dần từng tí từng ti, vừa đau đớn vừa dễ chịu. Mỗi đốt xương sống tôi đều như vốn sai trật nay đã được nắn thẳng lại. Tôi xê dịch đến trước mặt học giả nhìn ông, trông thấy tóc ông rối bù, nhưng không có sợi bạc, vẫn đen đủ dầy phủ kín đầu ông. Cái xoáy tóc cũng tươi mới như cái hố từng bị đào gốc trên bãi cỏ. Ông vừa ăn thịt vừa uống canh, lại ngâm vào trong bát một nắm đậu nành rang. Lối ăn phứa bất chấp tất cả, cũng không phải lối ăn của học giả. Tôi nhìn mồm ông thấy ông kéo miếng thịt của tôi khỏi kẽ răng, có một âm thanh đỏ hỏn kêu giữa ông và tôi. Hai môi ông luôn nhai khiến khoé mắt tôi đau nhói. Bắt đầu từ khóe mắt, cái đau nhói vừa bớt đi, lại từ giữa răng ông lan khắp người tôi dồn xuống hai chân, khiến hai chân tôi lạnh buốt. Trên sống lưng tôi lại một lần nữa có cảm giác đau buốt như bị người ta rút gân bẻ xương.
Tôi mong học giả dừng đũa và ngẩng mồm nhìn tôi, nói với tôi một câu, để đường gân trên mặt tôi, dưới tai tôi và gân khắp người trương căng đến muốn đứt được thư giãn chút ít. Nhưng ông cứ ngồi ăn không ngẩng lên, hình như trước mắt ông vốn không có ai.
Cuối cùng không nhịn nổi, tôi hỏi ông một câu. - Ngon không?
Khi há mồm hỏi, tôi mới biết lúc ấy tôi đang cắn môi dưới. Môi miệng đau đớn đã khiến tôi há mồm. Học giả nghe tôi hỏi, hình như tôi nhắc nhở ông điều gì, Ông đột nhiên ngồi thẳng lại, đứng lên ngồi cạnh giường, ngẩng đầu, khiến bản thân cố gắng trở lại vẻ nho nhã trước kia, ông gượng cười với tôi.
- Đã để anh cười tôi,Tôi lại hỏi:
- Có ngon không?
Ông gật gật đầu:
- Thịt gì vậy? Mùi tanh hơi nặng,- Thịt lợn, có lẽ ít muối,Ông lại cười:
- Thời buổi này được ăn thịt còn dám chê ít muối.
Lại bắt đầu ăn, ông nhai kỹ nuốt chậm, tiếng húp canh cũng nhỏ hơn trước. Ánh sáng trong nhà di chuyển và rút đi như có ai lột ga trải giường. Lửa dưới bệ cửa sổ cũng đã tắt, trong lớp tro dầy dầy chỉ còn hơi hồng hồng, Khi học giả sắp ăn xong húp xong, khắp người tôi run rẩy, bớt co dúm, cái lạnh trên sống lưng cũng bớt đi, trên người nhẹ nhõm như được tắm rửa. Đến bây giờ, tôi biết, cái gai đâm trong não đã được nhổ hoàn toàn, biết mình như vậy không phải vì học giả và nữ nghệ sĩ, mà là để nhờ họ nhổ bỏ cái gai xiên trong não. Đối với hai người tôi bắt đầu có sự cảm ơn và cảm giác ấm cúng.Tôi cảm thấy như họ đã cứu tôi. Lại một lần nữa tôi ủ tay lên hai chân cách quần bông, tôi lại nhìn thấy trận mưa máu đỏ màu lốm đốm, nó đẹp đến nỗi khiến người tôi co dúm, run rẩy, muốn ngã lăn ra đất, khiến người không dám mở mắt nhìn.Khi mưa máu xong mở mắt ra, tôi nhìn thấy học giả đã ăn xong. Ông lấy tay chùi mồm.
- Còn ăn không?
Ông lắc lắc đầu – Anh không ăn sao?
- Tôi ăn rồi. Đây là hai miếng thịt lợn,Tôi lại ngẩng nhìn ông:
- Ông có thể lại uống thêm bát canh thịt lợn.
Ông do dự một lát.
- Còn lại để phần chuyên gia pháp luật, suy cho cùng ba đứa ở cùng nhà.
Khi ông đứng dậy để bát lên bàn. Tôi cũng đứng khỏi giường. Cuối cùng tôi khẽ nói một câu:
- Nữ nghệ sĩ không còn nữa.
Ông thẫn thờ, quay lại đứng như trời trồng trước bàn.
- Cô ấy tiếc không ăn gì, bản thân đã chết đói, hiện đang ở bãi hoang sau doanh trại, đã có hố, tôi chưa chôn, tôi muốn anh nên là người cuối cùng ra an táng cô ấy.
Học giả nghe lời tôi. Ông nhìn thẳng vào mặt tôi, như lúc ông ăn thịt vừa rồi Tôi luôn luôn nhìn mặt ông. Nói xong tôi ngắm nhìn ông, nhưng không nhìn ra trên mặt ông có bao nhiêu sự ngạc nhiên và hoài nghi, trái lại từ trên mặt ông, tôi nhìn thấy vẻ thư thái.
- Mình luôn luôn cảm thấy hôm nay có chuyện gì xảy ra.
Ông khẽ nói một câu, giống như sự việc ông luôn luôn dự cảm và chờ đợi cuối cùng đã xảy ra. Trái lại đã bỏ được nỗi lo treo lơ lửng trong lòng. Ông hít một hơi, lại thở thật dài. Ông bắt đầu đi ra ngoài. Bởi vì ăn đậu rang và thịt luộc, uống canh thịt nóng, ông bước khoẻ và nhanh, giống như đi cho kịp chuyến xe buýt.
Tôi đi sau, bưng một miếng thịt luộc khác trong chậu, lại đi thu thập mấy thứ để lại của nữ nghệ sĩ mang theo. Dọc đường đi tôi đều bám vịn tường, lúc đầu còn trông thấy bóng học giả, về sau không nhìn thấy ông nữa. Khi hoàng hôn sắp buông xuống, trên bình nguyên Lối cũ, đâu cũng có mùi bụi cát và vị trầm uất của chiều tà. Trong yên tĩnh bao la không bờ bến, trong hồng hoang xa xa có bóng người đi về khu doanh trại. Lúc đến mộ trên bãi hoang sau doanh trại, chỉ có chim bay qua hố chôn tôi đào. Tôi bước đến, nhìn thấy học giả cầm xẻng chôn nữ nghệ sĩ. Ông ngồi bên cạnh mộ, ôm mặt đông lạnh của chị ủ ấm trong lòng. Khi thấy tôi đến, ông ngước nhìn tôi, nói với tôi một cách rất dứt khoát:
- Không phải cô ấy chết đói.
Tôi kể cho ông nghe những điều tai nghe mắt thấy.
Học giả mím môi, không nhìn tôi, để khuôn mặt đông cứng đã tan của chị ra khỏi lòng, chỉnh ngay ngắn lại khuôn mặt xanh lét biến dạng của chị, ông bắt đầu lấy trong đống di vật tôi ôm ra mấy cái aó mặc cho chị, rồi quay đầu sốt sắng nhìn tôi.
- Coi như mình thay nữ nghệ sĩ cầu xin anh, anh không nên kể chuyện của cô ấy cho bất cứ ai, đặc biệt không nên viết vào “Tội nhân lục”. Chúng mình phải giữ tiếng thơm cho cô ấy.
Tôi không nói gì, cũng không gật đầu lắc đầu, tôi chỉ đưa mắt đã trở nên mạnh mẽ cứng rắn nhìn vào vẻ không tin cậy đối với tôi trong mắt học giả. Điều này trái lại khiến ánh mắt ông có vẻ không nhìn thẳng vào tôi, không thể không nhìn đi chỗ khác. Một lát sau, ông quay lại bắt đầu bế xác chị đặt xuống hố tôi đào, ông đắp lên thân chị cái chăn hoa lụa xanh rách thủng tôi ôm ra. Sau đó ông liếc nhìn tôi, rút túi ra mấy tờ giấy trắng, ngồi xuống gấp đi gấp, lại cuối cùng gấp chéo xé thành ngôi sao năm cánh màu trắng to bằng bàn tay. Cứ thế ông gấp gấp xé xé năm lần thành năm ngôi sao trắng, bỏ các ngôi sao vào hộp trang điểm của nữ nghệ sĩ sửa từ cái hộp giấy. Trong hộp có lược, kem hoa tuyết, cái kéo nhỏ và gói kim chỉ, còn có cả năm ngôi sao trắng. Để hộp giấy vào tay nữ nghệ sĩ trong chăn, học giả bò lên, bắt đầu xúc từng xẻng đất, rất nhẹ nhàng lấp lên chăn trong hố. Số đất tôi đào trong hố lên, học giả đã xúc hết lấp đầy mộ rồi đắp cao lên thành một hình tròn. Khi học giả chôn nữ nghệ sĩ, tôi không đến giúp việc.Tôi luôn ngồi một chỗ gần đó. Ráng chiều sắp tắt, càng thêm giá lạnh. Gió từ bốn phía đồng không vắng vẻ thổi đến, khiến hai chân tôi đau buốt đến nỗi hận chẳng thể tháo khỏi thân. Chôn cất nữ nghệ sĩ xong, học giả phủi bụi trên tay, hình như khi chuẩn bị về, tôi bưng chậu thịt luộc đến, sau khi đứng một lát trước mộ nữ nghệ sĩ, tôi cũng rút túi ra mấy chục tờ giấy“Tội nhân lục”tôi viết về nữ nghệ sĩ tôi lấy từ chỗ chị. Tôi đặt trước mộ chị những tờ giấy kể tội đó, từ trong chậu sứ tôi vớt ra một miếng thịt y hệt miếng thịt học giả đã ăn. Tôi quì xuống, lại từ trong chậu, lấy ra con dao bài cũ, giơ miếng thịt luộc trước mộ nữ nghệ sĩ không nói gì, tôi cầm con dao bài cắt miếng thịt như bàn tay đỏ au thành từng miếng, từng miếng để chúng rơi hết xuống những giấy viết “Tội nhân lục”. Cuối cùng, tôi lảo đảo đứng lên, nói với học giả bên cạnh.
- Chúng ta về đi anh!
Học giả nhìn tôi, nhìn những tờ giấy “Tội nhân lục” trước mộ nữ nghệ sĩ và những miếng thịt trên giấy, ông đột nhiên đi đến, ngồi sụp xuống, vén ống quần bông tôi lên, xem tôi dùng tấm ga trải giường băng bó máu đóng băng ngấm ra trên hai bụng chân.Tôi từ từ kéo ống quần bông của mình xuống. Ông từ từ đứng lên nhìn tôi, sau một lúc lâu im lặng, ông nhìn lên bầu trời và cánh đồng hoang vắng, bỗng oà khóc rõ to:
- Trí thức hỡi … Trí thức…Trên khuôn mặt ông những giọt nước mắt xanh đục cứ thế tuôn trào không sao ngăn nổi như thời gian và nạn đói kéo dài.
6LỐI CŨ
Học giả nói đúng, hôm nay chắc chắn có nhiều chuyện xảy ra như cơn sóng nọ đẩy làn sóng kia.
Trong hoàng hôn, khi hai chúng tôi dời khỏi mộ nữ nghệ sĩ, ông vịn vào tôi đi về.Nhưng vừa đi được một đoạn,vừa đến góc đông bắc của tường bao quanh khu doanh trại, hai chúng tôi phát hiện, dưới chân tường vây đông bắc, tất cả anh chị em phạm nhân đều ở đó đốt lửa luộc thứ gì. Từng cột khói bốc lên bay rời rạc. Một cái bếp dã ngoại khoảng cách rất xa, lại một cái bếp dã ngoại khoảng cách rất xa, hình như không có hai cái bếp nào ở sát nhau, hình như trong bếp ai nấu thứ gì đều không muốn cho người kia biết.
Học giả và tôi đều đứng ngây như phỗng sau tường vây khu doanh trại, nhìn từng người của khu 919 đang ngồi dưới từng cột khói. Đứng yên một lúc, ông bỏ tôi lại nhanh bước đến chỗ cột khói gần nhất. Ở đấy trước một giáo sư hơn năm mươi tuổi đang cúi lưng thổi lửa, ông chưa nói gì, vị giáo sư ngẩng lên liếc nhìn ông, lại nhìn tôi vừa trẽ đến, bỗng dưng ông ấn mạnh tay lên cái vung ca uống trà lớn dùng làm nồi bắc lên mấy hòn đá, hình như sợ chúng tôi đột nhiên cúi xuống mở vung ca của ông.
Lại đi đến chỗ cột khói khác dưới tường vây cách ông ta hơn hai mươi bước. Ở đó chỉ có một thầy giáo trung học hơn hai mươi tuổi, bỗng dưng lấy thân chắn cái chậu rửa mặt bằng sứ của cậu bác trên bếp, lằm bằm nói với chúng tôi:
- Mọi người đều làm thế đâu phải một mình tôi.
Lại vội vàng đi đến hố đất khác, trong hố đất, nữ bác sĩ đang lấy đá đặt bếp dã ngoại. Cái bát sứ chị thường dùng nấu cỏ sắc rễ cây để trên bếp đá. Trên bát sứ đậy tấm cát tông hình tròn làm nắp. Giữa tấm cát tông hình tròn còn có một đoạn giây để nhấc nắp. Khi trông thấy tôi và học giả, nữ bác sĩ thong thả cho vào giữa lòng bếp một nắm rơm vừa đốt cháy, ngồi bệt xuống đất cát, thản nhiên nhìn chúng tôi, không tự ti không cao ngạo hỏi.
- Muốn xem tôi nấu gì phải không?
Không ai nói chuyện, chỉ nhìn vào cái vung giấy đặt trên miệng bát. Chỗ khác cũng có người dập lửa nấu đi, đứng bưng bát sứ hoặc ca uống trà làm nồi ngồi ra đất ăn. Tiếng ăn uống kêu xụt xụt, từ xa xa vọng lại như tiếng nước khi chảy khi dừng. Nữ bác sĩ liếc nhìn chỗ tiếng kêu một cái, rồi nói rất bình tĩnh:
- Ai cũng ăn thịt người. Bảy ngày gió cát đã lấp hết cỏ dại trên bãi sông Hoàng Hà. Hôm nay không ai bới được mấy rễ cỏ.
Khi nữ bác sĩ nói, lại cho một nắm rạ vào bếp, sau khi bát sứ làm nồi để trên lửa, cũng không nhìn hai chúng tôi, chị bò trên đất thổi lửa, làm như hoàn toàn không có hai chúng tôi trước mặt chị. Tia sáng cuối cùng nhuộm bãi sông Hoàng Hà thành màu bùn. Mặt đất từ vàng biến thành nước đỏ. Đứng xa dưới tường vây khu doanh trại 919 bãi sông Hoàng Hà, có thể láng máng nghe thấy hơi thở của mặt trời lặn kêu xèo xèo như đất cát hút nước. Bên tránh gió phía đông bắc của tường vây khu doanh trại, còn có một vạt trũng có thể tránh gió, có từng đống lửa hoang dã đốt lên, trong yên tĩnh lờ mờ có tiếng phần phật như cờ lụa phất bay ở lưng chừng. Trong không khí có màu trắng xám của lửa khói, còn có mùi thịt luộc thơm tanh hồng hồng đo đỏ. Không ai nói chuyện, cũng không ai chung nhau, người nọ tách hẳn người kia như không ai phát hiện ai đang luộc thịt người, không ai ghi tội ác.
Nhìn những cột khói và lửa bếp ngoài trời luộc thịt người, tôi ngoái đầu nhìn mặt học giả. Học giả đứng bên bếp lửa của nữ bác sĩ, nét mặt không tỏ ra ngạc nhiên và bất ngờ. Nét mặt ông đờ đẫn, trắng bệch và xanh nhạt như người chết. Ông ngắm nhìn ánh lửa trên từng bếp dã ngoại trước mặt. Khi tôi đang định nói, thì ông đã nói trước với tôi:
- Ta về đi.
Chúng tôi đi về.
Trong nhà Con Trời đã thắp đèn, ánh vàng nhạt hắt ra từ cửa sổ. Về đến cổng doanh trại, chúng tôi nhìn vào đấy đi chậm lại. Tôi định nói với học giả, nên bảo Con Trời ra ngoài xem bếp lửa và nồi luộc thịt người, nhưng học giả chỉ liếc nhìn vào trong, rồi đi thẳng lên trước. Ông không đi vào nhà ở, mà đi thẳng đến nhà xếp xác chết của dẫy thứ nhất, giống như một người bảo quản kho phát hiện cửa kho mở toang. Ông bước nhanh, thở hổn hà hổn hển. Đến cửa, ông đẩy sầm một tiếng, do dự một lát trước khi đi vào. Vệt sáng cuối cùng của hoàng hôn, trong nhà xếp xác như ánh sáng mặt nước ban đêm. Đứng lặng một lúc trong nhà, dần dần ông có thể nhìn rõ, cảnh tượng và bóng dáng trong nhà. Trong gian nhà này, mấy hôm trước, tôi còn đi vào xếp xác của giáo sư tôn giáo. Thi thể của ông xếp hàng ngang trên một giường song song với ba thi thể khác, giống như một hàng bao tải xếp gọn ghẽ với nhau. Nhưng chỉ sau mấy hôm, trên chiếc giường ấy, lại chất thêm mấy xác khác, giống như một đống thịt đông chồng lên nhau. Hơn nữa hai cái giường vốn xếp không hết, lại xếp tán loạn ra giường khác, như từng bó lúa sau khi gặt vụ thu xếp tuỳ tiện ngổn ngang giữa ruộng, có xác bó chiếu cói, có xác đậy chăn, thậm chí chết thế nào cứ vất nguyên như thế, vẫn mặc quần áo y nguyên như lúc sống. Trong nhà lạnh vô cùng, hơi lạnh thấu xương sinh ra trên xác chết xộc thẳng vào lỗ chân lông và khe xương người sống. Khi tôi theo sau học giả đi vào trong nhà, có mấy tiếng run bần bật từ khớp xương toàn thân vang lên, như vô số tiếng va chạm lục cục bên trong kẽ xương tôi, khiến tôi không thể không một lần nữa đặt chân xuống cho yên và vẩy vẩy chân, mới theo học giả đi đến giường để xác chết.
Thi thể vẫn xếp trên giường như cũ. Bốn cái giường cao thấp, lấy cửa sổ lảm ranh giới, mỗi bên đặt hai giường, giữa hai giường có bàn kê dưới chân tường, những chiếc ghế dưới bàn trước kia đều bị lấy đi đốt sưởi. Có hai cái bàn cũng bị đem đi đốt sưởi, còn một tầng trên của giường trên dưới, cũng có hai giường bị chẻ đốt sưởi, vụn gỗ trăng trắng vẫn còn tại chỗ. Trong nhà có bốn giường dưới và một cái bàn hoàn chỉnh. Trên giường cách cửa ra vào gần nhất, bởi để người vào có thể ít nhất bước mấy bước, trên giường xếp liền sáu thi thể, người thì đầu hướng ra cửa, người thì chân quay ra cửa. Trên giường cách cửa ra vào sát trong nhất, chỉ xếp ngang hai thi thể thưa rộng, hình như sau khi chết, họ vẫn hưởng tôn quý, mới được xếp thưa hai người một giường. Ngay trên bàn dưới cửa sổ cũng xếp ba thi thể mặc quần áo bông. Mặt hai thi thể đang trông ra bên cửa sổ.Trong ánh sáng đỏ sẫm và thanh lạnh mái tóc bơ phờ như tổ quạ giữa đồng hoang. Đứng ở đầu giường sáu xác chết ở cửa ra vào, từ xa tôi nhìn rõ trên bàn có một thi thể là ai. Mấy năm trước có lần đơn vị tổ chức một cuộc hội thảo giáo dục, nhà ngôn ngữ học này đến muộn mấy phút. Cấp trên hỏi ông tại sao đến chậm, nhà ngôn ngữ học đáp đột nhiên hai chân ông tê buốt, đi đường rất chậm. Cấp trên cúi xuống nhìn chân ông, phát hiện ông xỏ giầy trái sang chân phải, giầy phải sang chân trái. Thế là cấp trên cười, bắt ông đến khu dục tân. Đến khu 919, nhà ngôn ngữ học đã sáu mươi tám tuổi. Tự điển và từ điển dân cả nước sử dụng chính là ông bỏ ra mấy năm chủ trì sữa chữa biên soạn. Bây giờ nhà ngôn ngữ học nằm ở đây, không bao giờ nói được nữa. Học giả và ông sống cùng nhà, cho nên khi vào cửa, học giả đã bắt đầu lật mép chăn, quần áo và chiếu cói để nhận biết từng người, xem xác ai bị xẻo chỗ nào đem luộc. Đến trước mặt nhà ngôn ngữ học trước cửa sổ, ông đứng lâu hơn một lúc. Ông đứng lâu thêm và im lặng chính là để tỏ lòng kính viếng. Nhìn thấy trên bàn dưới đầu nhà ngôn ngữ học, mất đi thứ gì đó có hình dáng như một miếng khoai lang phơi khô cong lại, ông lấy tay thử chạm vào miếng khoai lang khô, vội vàng rụt tay lại, sau một lát thẫn thờ, ông lại lật đầu nhà ngôn ngữ học ngoái nhìn một cái. Tôi và học giả đều nhìn thấy dưới đầu ông không còn tai. Vật có hình dáng như miếng khoai lang khô ở góc bàn chính là tai trái của ông. Bởi vì trời quá lạnh, thi thể bị đông thấu, khi thân ông bị người ta cắt xẻo đã sơ xuất chạm vào rơi mất tai.
Từ bên bàn của nhà ngôn ngữ học lùi đến giữa nhà, tôi bảo đừng xem nữa. Học giả ngần ngừ một lát, lại đi đến thi thể để trên giường trong cùng. Vừa đến dưới giừờng, tôi nhận ra xác chết hai người độc chiếm một giường là giáo sư tôn giáo và một phó giáo sư trẻ tuổi. Giáo sư tôn giáo vốn không ở trên giường này, nhưng bây giờ ông lại được xếp ra đây. Tôi hoảng hốt bước đến lật chăn đắp trên người ông, chỉ nhìn thoáng qua đã thấy buồn nôn dồn lên cổ họng. Giáo sư tôn giáo không còn cánh tay và chân, ông đã biến thành một cọc xác nằm trong chăn, giống như một xác thối rữa đào trong mộ sau nhiều năm. Tôi vội vàng đắp chăn lại cho ông. Tôi đau khổ nhanh chân đi ra khỏi nhà xác. Ngồi xổm ở cửa liên tục ợ mửa nôn khan, như có búi cỏ thối nhét trong cổ họng.
- Giáo sư tôn giáo thế nào? - Học giả cũng ra theo hỏi.
Tôi ngoái đầu đáp:
- Chỗ nào ăn được đã mất hết.
Học giả đứng sau tôi. Lại im lặng một lúc. Bỏ tôi lại, ông đi một mình đến mấy gian nhà chứa xác chết ở dẫy sau. Đã có người từ ngoài tường vây xách nồi bát luộc thịt đi về. Ráng chiều đã tàn, tia sáng còn lại sau cùng cũng rút khỏi mặt đất. Trong giây lát tĩnh lặng mơ ảo, hoàng hôn buông xuống sân khu doanh trại, ánh sáng chưa tắt hẳn, đêm đen chưa trùm xuống. Tôi ngồi xổm trên đất có thể nhìn thấy những người từ ngoài đi về. Không ai vì đói mà phải bò lê. Họ đều đứng đi, hơn nữa bước chân hình như có vẻ nhấc cao hơn, bàn chân có thêm sức bật. Trước đây đi bộ, dưới chân mỗi người, đều không phân biệt rõ tiếng kéo lê lệt sệt của bước chân, nhưng bây giờ bước nào ra bước ấy, có tiết tấu có nhanh chậm. Lại có những bước chân tấp nập rậm rịch theo tôi, đều như từ ngoài đồng hoang luộc ăn rau dại trở về. Họ đi vào sân doanh trại. Từ nhà xác phía bên trong, học giả đi ra ngoài, không biết trông thấy nhau, họ có nói gì, có nhìn nhau không. Chỉ thấy học giả từ trong đi ra đến trước mặt tôi, bước chân ông cũng như người đi về sân có sức hơn, đi từng bước. Sau khi đến trước mặt tôi, học giả đứng tại chỗ cúi đầu nhìn tôi, khẽ nói một câu nghe rõ:
- Nửa túi đậu nành nữ nghệ sĩ để lại anh có lấy không?
Tôi từ từ đứng dậy:
- Chị ấy để phần anh đấy!
- Anh đem lại đây chia cho anh chị em mỗi người một ít.
Trong hoàng hôn, khuôn mặt ông lờ mờ nhìn ra cổng, giọng lạnh lùng tẻ nhạt, ông nói:
- Tổng cộng năm mươi hai xác chết, không xác nào còn nguyên vẹn. Anh về nhà trước đi, mình muốn đến khu 918 tìm gặp con người kia. Nhất định hắn biết nhiều hơn Con Trời, nhất định sẽ nói thật phạm vi tai hoạ này xét cho cùng rộng bao nhiêu, còn kéo dài bao lâu nữa.
Nói rồi ông đi đến khu dục tân 918, tìm hỏi thằng cha ngực đeo lủng liểng đầy huân huy chương. Đêm hôm ấy, mãi đến mười hai giờ khuya học giả mới về. Khi về ông không đi vào nhà ngủ, mà đi thẳng đến gõ cửa nhà Con Trời.
Tứ Thư Tứ Thư - Diêm Liên Khoa Tứ Thư